Xuyên Tới Nữ Tôn Nuôi Bốn Chồng
Chương 26: Nguy cơ huyện Dĩ Chuyển
Đã vào xuân nhưng thời tiết không ấm áp hơn, ngược lại còn có bão tuyết.
Năm nay thời tiết khắc nghiệt, một số nơi vì tuyết rơi dày, trời quá lạnh mà sinh ra nạn đói rét.
Huyện Dĩ Chuyển xuất hiện nhiều nạn dân, trấn Bách Hoà tương đối ổn định, tuyết không quá nhiêu, nên người ta bắt đầu đổ xô tới, ngồi la liệt tại cổng thành, miếu hoang xin ăn, xin việc.
Họ phải sống qua thời gian này, chờ tuyết tan mới có thể về nhà tiếp tục làm ruộng.
Kinh tế trong trấn có xu hướng đi xuống, một số tuyến đường bị tuyết chôn vùi khiến hàng hoá lưu thông kém, sức khoẻ người dân cũng vì thời tiết mà giảm sút.
Bán thuốc trông vậy cũng bị trói buộc đạo đức rất nhiều.
Mỗi ngày đều có người đến Bán Chi Liên xin thuốc.
Tình hình các tiệm khác còn tệ hơn, tỉ như Bách Thiện đường, vô số người quỳ gối cầu xin Bách đại phu mở lòng từ bi khám chữa miễn phí, nếu không họ sẽ mắng chửi bà ăn tiền xương máu người nghèo, họ đã khó khăn bệnh tật, lương y như từ mẫu, bà nỡ lòng nào thấy bệnh bỏ mặc?
Chẳng phải tự nhiên khi mở tiệm người ta chúc nàng tích nhiều phúc. Không phải buôn may bắn đắt, trở nên giàu có, mà là tích nhiều phúc lộc.
Thời buổi nào thì đại phu bác sĩ luôn bị gắn liền với đạo đức.
May mắn Bán Chi Liên chỉ là cửa hàng nhỏ, danh tiếng tương đối, người tới cầu xin không nhiều. Tống Kiều Thư chống đỡ mấy hôm đầu, sau đó viện lí do đường xá bị tuyết chặn, thuốc thang khan hiếm đóng cửa hàng.
Dù thương cảm với nạn dân số khổ, nhưng nàng chỉ làm ăn nhỏ, không thể phát thuốc hành thiện số lượng lớn, mà tiếp tục bán thì chỉ tổn hại danh tiếng.
Cách tốt nhất là đóng cửa tiệm, bảo toàn danh tiếng lẫn tiền bạc.
Thanh Nhạn đi chợ bị choáng váng, giá cả leo thang, người ăn xin ngồi góc chợ đông gấp đôi ngày thường. Hắn mua lượng lớn đồ ăn để tích trữ, sau đó cách ngày ra ngoài xem xét tình hình.
Bây giờ bọn họ chỉ có thể chờ động thái của quan phủ.
Chờ mãi Tri huyện mới hạ lệnh mở kho lương, nấu cháo cho dân chúng, dựng lều phát vải để họ trú ngụ. Nhờ quan phủ dẫn trước, các tiệm thuốc, cửa hàng lương thực mới dám hành động, góp sức cùng quan phủ vượt qua kiếp nạn này.
Đây là một trò đấu trí nho nhỏ giữa dân và quan.
Nếu ngươi dám hành thiện trước, quan phủ chậm chạp không hành động, ngươi sẽ bị nạn dân vắt kiệt, sau đó quan phủ mở kho, nhẹ thì mọi người tung hô quan phủ mà quên đi công sức của ngươi, nặng thì mọi người sẽ oán trách ngươi phát cho họ không đủ tới lúc quan phủ làm việc.
Nên bọn họ phải chờ quan phủ rồi nương theo, vừa giữ tài sản vừa giữ danh tiếng.
Những chuyện này Tống Kiều Thư nghe được khi lăn lộn xã giao với những chủ tiệm có tuổi, họ đã trải qua nhiều thăng trầm, có rất nhiều thứ đáng học hỏi.
Một ngày nọ, Quan Tự Phong ngồi trực ở quầy thuốc thì có một đôi vợ chồng tới. Bọn họ sắc mặt mệt mỏi kham khổ, mặc quần áo nhàu cũ có vết vá.
Vừa nhìn đã biết họ là người nơi khác.
Với sự giáo dưỡng 20 năm ngấm trong máu, Quan Tự Phong nở nụ cười lễ phép: "Khách quan muốn mua gì ạ?"
Người vợ rụt rè mở một túi vải chứa vài đồng tiền ra, lắp bắp nói: "Nghe nói tiệm này bán thuốc rẻ, cho ta chút thuốc phong hàn cảm sốt, lấy loại rẻ tiền nhất."
Hắn hơi ngạc nhiên, tuy tình hình hiện tại tương đối ổn định, nhưng số người mua thuốc không nhiều, mỗi ngày vẫn có người tới xin thuốc, hắn nghĩ đôi vợ chồng này cũng vậy.
Nghiêm túc quan sát hai người, hắn càng ngạc nhiên hơn.
Hai người này tuy gầy nhưng không yếu, trông khá khoẻ mạnh, sắc mặt không giống đang bị cảm sốt.
"Ngài mua cho người nhà ạ?"
"Đúng vậy." Nữ nhân thở dài. "Đứa nhỏ sốt cao mãi không hạ, ta nhờ người quen trông nom hộ để vào đây mua thuốc."
Nghe thấy bệnh nhân là một đứa trẻ, còn sốt cao không hạ, hắn nhíu mày khó xử.
"Để ta vào báo cho thê chủ, hai người chờ một chút."
Đôi vợ chồng gật đầu, họ đương nhiên hiểu một nam nhân hiển nhiên chỉ có thể đứng trông cửa hàng, không biết bốc thuốc là chuyện bình thường.
Quan Tự Phong mà biết họ đang nghĩ gì chắc hẳn sẽ tức hộc máu.
Dính vào nạn dân rất nhức đầu.
"Ta tên Tống Kiều Thư, chủ tiệm, hai người gọi Tống nương tử là được. Nghe kể đứa trẻ bị ốm nhiều ngày?"
"Đúng vậy." Người chồng luôn im lặng từ khi bước vào bỗng vội vàng cất tiếng trình bày. "Ban đầu chỉ đau họng khó ăn, sốt nhẹ dai dẳng, đêm qua bắt đầu sốt cao mãi không hạ."
Bản thân chỉ đọc chút sách thảo dược, Tống Kiều Thư không dám bán thuốc linh tinh, nàng đề nghị họ đưa con tới Bách Thiện đường khám chữa.
Hai người kia khó xử, nếu có tiền họ đã tới lâu rồi.
"Thôi thế này, ta biết các ngươi khó khăn, ta sẽ cho các ngươi ít tiền, cầm lấy đưa đứa bé tìm đại phu đi." Nàng vẫy tay ra hiệu, Quan Tự Phong lập tức mở ngăn kéo lấy bạc vụn.
"Sao có thể thế được."
"Nhà ta không thể nhận."
"Tính mạng đứa nhỏ quan trọng nhất." Tống Kiều Thư nghiêm mặt. "Ta thấy hai người thật thà, cứ cầm lấy đi."
Đưa đẩy một hồi người vợ mới nhận, hai người rối rít cảm ơn.
Nàng đã trông thấy đôi vợ chồng này vài lần, bọn họ không giống những người khác ngồi chợ xin ăn, mà họ đi khắp trấn xin việc.
Khi đó tình hình còn tốt, nay nàng thấy họ bốc vác tiệm này, mai thấy lau dọn tiệm khác.
Nhưng rồi nạn dân nhiều hơn, kinh tế khó khăn, không ai thuê họ làm việc nữa.
Người ta cũng chẳng dễ dàng gì, nếu đã tới đây nàng sẽ giúp chút sức.
"Hôm nay đóng tiệm sớm nhé."
"Vâng."
Cũng vì tuyết rơi quá nhiều, mỗi lần về thôn tốn không ít thời gian công sức. Mùa đông nàng có dựng lều che chắn cho cây khỏi chết rét, nào ngờ một trận tuyết đổ xuống suýt chôn vùi cả vườn.
Vừa điều hành cửa hàng vừa làm vườn thật khó khắn, kể mà có ai đó giúp nàng trông nom thì tốt biết mấy.
Ai đó à...
Ra chợ thuê lấy một người là xong.
Nghĩ vậy nàng dắt Thanh Nhạn theo, để Quan Tự Phong dẩu môi ở lại trực quầy.
Ngoài chợ hơi đìu hiu, người mua bán không tấp nập như trước, thay vào đó người ăn xin, người bán thân tăng đáng kể.
Mới hôm trước Thanh Nhạn đã tuyên bố tiết kiệm, hắn mua một lượng lương thực thịt khô tích trữ ăn dần, cách vài hôm mới ra ngoài mua rau cá tươi mới đổi bữa.
Theo số lượng nạn dân thì giá lương thực cũng tăng lên. Trong nhà chỉ nấu đủ ăn, không dám lãng phí.
Chờ tiểu phu nhà mình mua đậu hũ, Tống Kiều Thư lặng lẽ quan sát những người bán thân.
Một người đàn ông quen mắt thu hút sự chú ý của nàng.
Đó chẳng phải người chồng hôm nọ sao?
Dường như cảm nhận được ánh mắt nàng, ngẩng đầu nhìn quanh, đụng phải ánh mắt nàng thì xấu hổ cúi gằm mặt xuống đất.
Trước mặt ông ta là một mảnh gỗ khắc hai chữ "bán thân" xiêu vẹo.
Nàng khó chịu bước tới, kéo ông ta dậy: "Sao thê chủ lại bán ngươi?" Lúc ấy trông cảm tình hai người không tồi cơ mà.
Gã nam nhân gần 40 tuổi, vì thiếu ăn mà sắc mặt yếu ớt, bị nàng kéo không chống cự nổi, thuận theo lực nàng đứng dậy.
"Không phải, nàng ấy không bán ta." Nhớ tới vợ con, ông nghẹn ngào. "Bọn ta hết sạch tiền rồi, ta chỉ đành bán mình thôi."
"Thê chủ ngươi có biết ngươi làm vậy không?"
Nam nhân lắc đầu, hắn lén lút qua đây bán mình, nếu được tiền sẽ cầm về đưa cho nàng ta rồi ra đi.
"Hồ đồ!" Một tiếng hét của nữ nhân vang sau lưng bọn họ.
Người vợ kia đứng đó từ khi nào, mắt bà đầy nước khi lao tới, nắm đấm nện lên bả vai ông.
"Đồ ngu ngốc này, ngươi định bỏ mặc Miêu nhi và ta sao."
"Ta không có." Ông nào muốn để lại vợ con chứ. Nhưng tiền trong người đã hết, khó khăn lắm mới chữa được bệnh cho con gái, ông đâu đành lòng để vợ con chịu khổ thêm nữa.
Nghe đồn người môi giới ở chợ có cách đi biên giới, chỉ cần lao động khổ sai vài năm là giúp vợ con vượt qua giai đoạn này.
Nếu không thể trở về...
Ông già rồi, vợ mình nên kiếm một tiểu phu trẻ trung hơn hầu hạ.
Cảnh tượng khiến người xung quanh đau lòng, vài người không nhịn được lấy tay áo lau mắt.
Tống Kiều Thư bình tĩnh cất lời: "Không có sự đồng ý của thê chủ ngươi có thể bán đi đâu?"
Nam nhân đã cưới hỏi sẽ thuộc về thê chủ, nàng ta muốn ngươi cút ngươi phải cút, ngược lại, nàng ta không cho phép, ngươi chỉ đành chôn chân nơi hậu viện.
Nên bán đi một cách bất minh như này, chỉ có bán mạng mà thôi.
Nữ nhân kia nghe vậy càng đấm thùm thụp, gào khóc: "Cái đồ nhẫn tâm nhà ngươi."
***
Tác giả có lời muốn nói: sửa lại một chút. Ngô Bình Tú là em gái Ngô Kiêu nhé, không hiểu sao lúc viết chương 23 lại lag lag kêu nó là tỷ tỷ.
Tui vừa phát hiện truyện bị bế đi, cái đáng nói là người ta viết cho tui quả giới thiệu mới sai bét nhè. Gì vậy má ơi, đã bế thì bế trọn bộ chứ bày đặt viết giới thiệu mới, đã thế còn sai với nội dung, như thế kì quặc lắm.
Xuyên Tới Nữ Tôn Nuôi Bốn Chồng
Năm nay thời tiết khắc nghiệt, một số nơi vì tuyết rơi dày, trời quá lạnh mà sinh ra nạn đói rét.
Huyện Dĩ Chuyển xuất hiện nhiều nạn dân, trấn Bách Hoà tương đối ổn định, tuyết không quá nhiêu, nên người ta bắt đầu đổ xô tới, ngồi la liệt tại cổng thành, miếu hoang xin ăn, xin việc.
Họ phải sống qua thời gian này, chờ tuyết tan mới có thể về nhà tiếp tục làm ruộng.
Kinh tế trong trấn có xu hướng đi xuống, một số tuyến đường bị tuyết chôn vùi khiến hàng hoá lưu thông kém, sức khoẻ người dân cũng vì thời tiết mà giảm sút.
Bán thuốc trông vậy cũng bị trói buộc đạo đức rất nhiều.
Mỗi ngày đều có người đến Bán Chi Liên xin thuốc.
Tình hình các tiệm khác còn tệ hơn, tỉ như Bách Thiện đường, vô số người quỳ gối cầu xin Bách đại phu mở lòng từ bi khám chữa miễn phí, nếu không họ sẽ mắng chửi bà ăn tiền xương máu người nghèo, họ đã khó khăn bệnh tật, lương y như từ mẫu, bà nỡ lòng nào thấy bệnh bỏ mặc?
Chẳng phải tự nhiên khi mở tiệm người ta chúc nàng tích nhiều phúc. Không phải buôn may bắn đắt, trở nên giàu có, mà là tích nhiều phúc lộc.
Thời buổi nào thì đại phu bác sĩ luôn bị gắn liền với đạo đức.
May mắn Bán Chi Liên chỉ là cửa hàng nhỏ, danh tiếng tương đối, người tới cầu xin không nhiều. Tống Kiều Thư chống đỡ mấy hôm đầu, sau đó viện lí do đường xá bị tuyết chặn, thuốc thang khan hiếm đóng cửa hàng.
Dù thương cảm với nạn dân số khổ, nhưng nàng chỉ làm ăn nhỏ, không thể phát thuốc hành thiện số lượng lớn, mà tiếp tục bán thì chỉ tổn hại danh tiếng.
Cách tốt nhất là đóng cửa tiệm, bảo toàn danh tiếng lẫn tiền bạc.
Thanh Nhạn đi chợ bị choáng váng, giá cả leo thang, người ăn xin ngồi góc chợ đông gấp đôi ngày thường. Hắn mua lượng lớn đồ ăn để tích trữ, sau đó cách ngày ra ngoài xem xét tình hình.
Bây giờ bọn họ chỉ có thể chờ động thái của quan phủ.
Chờ mãi Tri huyện mới hạ lệnh mở kho lương, nấu cháo cho dân chúng, dựng lều phát vải để họ trú ngụ. Nhờ quan phủ dẫn trước, các tiệm thuốc, cửa hàng lương thực mới dám hành động, góp sức cùng quan phủ vượt qua kiếp nạn này.
Đây là một trò đấu trí nho nhỏ giữa dân và quan.
Nếu ngươi dám hành thiện trước, quan phủ chậm chạp không hành động, ngươi sẽ bị nạn dân vắt kiệt, sau đó quan phủ mở kho, nhẹ thì mọi người tung hô quan phủ mà quên đi công sức của ngươi, nặng thì mọi người sẽ oán trách ngươi phát cho họ không đủ tới lúc quan phủ làm việc.
Nên bọn họ phải chờ quan phủ rồi nương theo, vừa giữ tài sản vừa giữ danh tiếng.
Những chuyện này Tống Kiều Thư nghe được khi lăn lộn xã giao với những chủ tiệm có tuổi, họ đã trải qua nhiều thăng trầm, có rất nhiều thứ đáng học hỏi.
Một ngày nọ, Quan Tự Phong ngồi trực ở quầy thuốc thì có một đôi vợ chồng tới. Bọn họ sắc mặt mệt mỏi kham khổ, mặc quần áo nhàu cũ có vết vá.
Vừa nhìn đã biết họ là người nơi khác.
Với sự giáo dưỡng 20 năm ngấm trong máu, Quan Tự Phong nở nụ cười lễ phép: "Khách quan muốn mua gì ạ?"
Người vợ rụt rè mở một túi vải chứa vài đồng tiền ra, lắp bắp nói: "Nghe nói tiệm này bán thuốc rẻ, cho ta chút thuốc phong hàn cảm sốt, lấy loại rẻ tiền nhất."
Hắn hơi ngạc nhiên, tuy tình hình hiện tại tương đối ổn định, nhưng số người mua thuốc không nhiều, mỗi ngày vẫn có người tới xin thuốc, hắn nghĩ đôi vợ chồng này cũng vậy.
Nghiêm túc quan sát hai người, hắn càng ngạc nhiên hơn.
Hai người này tuy gầy nhưng không yếu, trông khá khoẻ mạnh, sắc mặt không giống đang bị cảm sốt.
"Ngài mua cho người nhà ạ?"
"Đúng vậy." Nữ nhân thở dài. "Đứa nhỏ sốt cao mãi không hạ, ta nhờ người quen trông nom hộ để vào đây mua thuốc."
Nghe thấy bệnh nhân là một đứa trẻ, còn sốt cao không hạ, hắn nhíu mày khó xử.
"Để ta vào báo cho thê chủ, hai người chờ một chút."
Đôi vợ chồng gật đầu, họ đương nhiên hiểu một nam nhân hiển nhiên chỉ có thể đứng trông cửa hàng, không biết bốc thuốc là chuyện bình thường.
Quan Tự Phong mà biết họ đang nghĩ gì chắc hẳn sẽ tức hộc máu.
Dính vào nạn dân rất nhức đầu.
"Ta tên Tống Kiều Thư, chủ tiệm, hai người gọi Tống nương tử là được. Nghe kể đứa trẻ bị ốm nhiều ngày?"
"Đúng vậy." Người chồng luôn im lặng từ khi bước vào bỗng vội vàng cất tiếng trình bày. "Ban đầu chỉ đau họng khó ăn, sốt nhẹ dai dẳng, đêm qua bắt đầu sốt cao mãi không hạ."
Bản thân chỉ đọc chút sách thảo dược, Tống Kiều Thư không dám bán thuốc linh tinh, nàng đề nghị họ đưa con tới Bách Thiện đường khám chữa.
Hai người kia khó xử, nếu có tiền họ đã tới lâu rồi.
"Thôi thế này, ta biết các ngươi khó khăn, ta sẽ cho các ngươi ít tiền, cầm lấy đưa đứa bé tìm đại phu đi." Nàng vẫy tay ra hiệu, Quan Tự Phong lập tức mở ngăn kéo lấy bạc vụn.
"Sao có thể thế được."
"Nhà ta không thể nhận."
"Tính mạng đứa nhỏ quan trọng nhất." Tống Kiều Thư nghiêm mặt. "Ta thấy hai người thật thà, cứ cầm lấy đi."
Đưa đẩy một hồi người vợ mới nhận, hai người rối rít cảm ơn.
Nàng đã trông thấy đôi vợ chồng này vài lần, bọn họ không giống những người khác ngồi chợ xin ăn, mà họ đi khắp trấn xin việc.
Khi đó tình hình còn tốt, nay nàng thấy họ bốc vác tiệm này, mai thấy lau dọn tiệm khác.
Nhưng rồi nạn dân nhiều hơn, kinh tế khó khăn, không ai thuê họ làm việc nữa.
Người ta cũng chẳng dễ dàng gì, nếu đã tới đây nàng sẽ giúp chút sức.
"Hôm nay đóng tiệm sớm nhé."
"Vâng."
Cũng vì tuyết rơi quá nhiều, mỗi lần về thôn tốn không ít thời gian công sức. Mùa đông nàng có dựng lều che chắn cho cây khỏi chết rét, nào ngờ một trận tuyết đổ xuống suýt chôn vùi cả vườn.
Vừa điều hành cửa hàng vừa làm vườn thật khó khắn, kể mà có ai đó giúp nàng trông nom thì tốt biết mấy.
Ai đó à...
Ra chợ thuê lấy một người là xong.
Nghĩ vậy nàng dắt Thanh Nhạn theo, để Quan Tự Phong dẩu môi ở lại trực quầy.
Ngoài chợ hơi đìu hiu, người mua bán không tấp nập như trước, thay vào đó người ăn xin, người bán thân tăng đáng kể.
Mới hôm trước Thanh Nhạn đã tuyên bố tiết kiệm, hắn mua một lượng lương thực thịt khô tích trữ ăn dần, cách vài hôm mới ra ngoài mua rau cá tươi mới đổi bữa.
Theo số lượng nạn dân thì giá lương thực cũng tăng lên. Trong nhà chỉ nấu đủ ăn, không dám lãng phí.
Chờ tiểu phu nhà mình mua đậu hũ, Tống Kiều Thư lặng lẽ quan sát những người bán thân.
Một người đàn ông quen mắt thu hút sự chú ý của nàng.
Đó chẳng phải người chồng hôm nọ sao?
Dường như cảm nhận được ánh mắt nàng, ngẩng đầu nhìn quanh, đụng phải ánh mắt nàng thì xấu hổ cúi gằm mặt xuống đất.
Trước mặt ông ta là một mảnh gỗ khắc hai chữ "bán thân" xiêu vẹo.
Nàng khó chịu bước tới, kéo ông ta dậy: "Sao thê chủ lại bán ngươi?" Lúc ấy trông cảm tình hai người không tồi cơ mà.
Gã nam nhân gần 40 tuổi, vì thiếu ăn mà sắc mặt yếu ớt, bị nàng kéo không chống cự nổi, thuận theo lực nàng đứng dậy.
"Không phải, nàng ấy không bán ta." Nhớ tới vợ con, ông nghẹn ngào. "Bọn ta hết sạch tiền rồi, ta chỉ đành bán mình thôi."
"Thê chủ ngươi có biết ngươi làm vậy không?"
Nam nhân lắc đầu, hắn lén lút qua đây bán mình, nếu được tiền sẽ cầm về đưa cho nàng ta rồi ra đi.
"Hồ đồ!" Một tiếng hét của nữ nhân vang sau lưng bọn họ.
Người vợ kia đứng đó từ khi nào, mắt bà đầy nước khi lao tới, nắm đấm nện lên bả vai ông.
"Đồ ngu ngốc này, ngươi định bỏ mặc Miêu nhi và ta sao."
"Ta không có." Ông nào muốn để lại vợ con chứ. Nhưng tiền trong người đã hết, khó khăn lắm mới chữa được bệnh cho con gái, ông đâu đành lòng để vợ con chịu khổ thêm nữa.
Nghe đồn người môi giới ở chợ có cách đi biên giới, chỉ cần lao động khổ sai vài năm là giúp vợ con vượt qua giai đoạn này.
Nếu không thể trở về...
Ông già rồi, vợ mình nên kiếm một tiểu phu trẻ trung hơn hầu hạ.
Cảnh tượng khiến người xung quanh đau lòng, vài người không nhịn được lấy tay áo lau mắt.
Tống Kiều Thư bình tĩnh cất lời: "Không có sự đồng ý của thê chủ ngươi có thể bán đi đâu?"
Nam nhân đã cưới hỏi sẽ thuộc về thê chủ, nàng ta muốn ngươi cút ngươi phải cút, ngược lại, nàng ta không cho phép, ngươi chỉ đành chôn chân nơi hậu viện.
Nên bán đi một cách bất minh như này, chỉ có bán mạng mà thôi.
Nữ nhân kia nghe vậy càng đấm thùm thụp, gào khóc: "Cái đồ nhẫn tâm nhà ngươi."
***
Tác giả có lời muốn nói: sửa lại một chút. Ngô Bình Tú là em gái Ngô Kiêu nhé, không hiểu sao lúc viết chương 23 lại lag lag kêu nó là tỷ tỷ.
Tui vừa phát hiện truyện bị bế đi, cái đáng nói là người ta viết cho tui quả giới thiệu mới sai bét nhè. Gì vậy má ơi, đã bế thì bế trọn bộ chứ bày đặt viết giới thiệu mới, đã thế còn sai với nội dung, như thế kì quặc lắm.
Xuyên Tới Nữ Tôn Nuôi Bốn Chồng
Đánh giá:
Truyện Xuyên Tới Nữ Tôn Nuôi Bốn Chồng
Story
Chương 26: Nguy cơ huyện Dĩ Chuyển
9.6/10 từ 16 lượt.