Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính Ta Nằm Yên Làm Giàu
Chương 216
213@-Ngày dự sinh của Khương Đường là vào tháng bảy năm sau, sinh ở Tây Bắc có lẽ không nóng nực như thế, có điều cũng khá giày vò.
Còn hơn một tháng là giao thừa, đây là lần đầu từ sau khi tới đây nàng đón tết với người nhà.
Có điều cũng không biết Cố Kiến Sơn liệu có thể về hay không.
Dù không quay về thì trong phủ nhiều người như thế, Khương Đường cũng sẽ không cảm thấy quá cô đơn.
Sang tháng Chạp trời càng lạnh hơn.
Ma ma và trù nương đã thích ứng với nơi này rất tốt, điều quan trọng nhất là có giường nên ngủ rất dỗi ấm áp.
Khương Đường cảm thấy nếu có nhiệt kế thì bên ngoài phải âm hai mươi ba mươi độ, bên phía Thịnh Kinh cũng chỉ âm mấy độ mà thôi, cái lạnh khác biệt hoàn toàn.
Mùng bảy tháng Chạp, trước mùng tám tháng Chạp một ngày, mấy người Lưu Dương quay về.
Cuối tháng chín đi, đi mất gần hai tháng.
Cũng vì trên đường tuyết đổ quá nhiều, nên thật sự không tiện đi, thế nên đã trễ nải không ít thì giờ.
Đã đi hai chuyến nên Lưu Dương làm những việc này đã quen, trên đường đưa lót đôi chút nên cũng không đến nỗi có kẻ cướp hàng.
Đồ đạc mang từ Tây Bắc đi đã bán tới các nơi, lại đổi về rất nhiều vật phẩm mới, tới Việt Thành tháo hàng trước rồi sau đó kết toán sổ sách lần trước, lúc này mới tới Liêu Thành.
Cửa hàng không cần giúp đỡ nên cả đoàn người cũng không cần ở lại Việt Thành Lâu.
Việt Thành không tính là nơi tốt mà trái lại càng đi về phía Nam thì càng náo nhiệt hơn, người cũng đông hơn.
Lưu Dương định ở lại Việt Thành mấy ngày, hắn cũng chẳng phải làm bằng sát, đi trong tuyết nhiều ngày như thế đã mệt không thôi từ lâu rồi, phải ngủ hai ngày để dưỡng sức.
Sau đó bàn giao bên này xong xuôi rồi quay về Thịnh Kinh, Lưu Không chẳng rõ liệu quay về kịp trong năm không, hay là hắn muốn về nhà đón năm mới.
Lần trước đi kiếm được không ít tiền, trừ đi tiền thuê nhà và tiền công của chưởng quỹ với mấy người làm thuê, lần này Lưu Dương được chia bảy trăm lượng, cộng thêm những thứ mình mang theo là có hơn một nghìn lượng bạc.
Hoàn toàn đủ để mua một căn nhà lớn ở Thịnh Kinh.
Gánh nặng trong gia đình không hề đè lên người hắn, nhưng Lưu Dương luôn cảm thấy lớn như thế này rồi thì nên gánh vai đôi chút.
Ngày sau đệ đệ phải cưới vợ, hai muội muội phải gả chồng, chuyện còn rất nhiều.
Mà đồ của ba người Tĩnh Mặc, Bội Lan bán đi cũng kha khá tiền.
Vật phẩm ba người mang đi đều là hàng mà nữ tử ưa thích, lần này lại mang sáp ngọc trai tới, bôi lên trên mặt cũng chẳng lo bị gió thổi mất.
Đến Liêu Thành, cả đoàn người ở lại Cố gia.
Ban đầu Lưu Dượng định ở nhà trọ nhưng Khương Đường nghe tin xong thì cho người đón về phủ.
Trong phủ có viện riêng để làm phòng cho khách, ăn cơm cũng có trù nương, Khương Đường cũng có thể cố gắng tận tình cái nghĩa của chủ nhà.
Còn Bội Lan, Tĩnh Mặc cũng biết tin Khương Đường mang thai. Tất nhiên đây là tin tốt.
Bội Lan nói: “Nhanh thật đấy! Sang năm là bé con ra đời rồi, ngươi xinh đẹp như thế này, bé con chắc chắn cũng xinh xắn!”
Bội Lan cảm thấy đứa trẻ này có thể có được mấy phần xinh đẹp của Khương Đường đã là kinh người rồi, chẳng quản là bé nam hay bé nữ, trông xinh xắn thì đều được thích, chứ không sao lại có Thám hoa lang.
Khương Đường hỏi hai người họ có ở lại hay không, hay là ở lại đây đón năm mới.
Bội Lan và Tĩnh Mặc lắc đầu, bọn họ phải đoàn tụ với người nhà, người nhà còn đang ở Thịnh Kinh, có thể chóng về thì nên chóng về mới tốt.
Có điều sau này làm ăn, lui tới thuận tiện thì sẽ thường xuyên tới thăm Khương Đường.
Cả đoàn người tất tả tới rồi lại tất tả đi.
Khương Đường gửi bọn họ ít đặc sản địa phương cho mấy người Lục Cẩm Dao, rồi yên tâm chuẩn bị Tết.
Bắn cung nàng cũng đã học rồi, gà nướng cũng đã ăn, vừa có suy nghĩ gì là Cố Kiến Sơn đều có thể đoán ra được, trong lòng nàng không có gì nhung nhớ nữa, mà lại khá trông ngóng năm mới đến.
Mùng mười Cố Kiến Sơn quay về một chuyến thì trông thấy trong nhà có thay đổi lớn.
Trên cổng dán chữ Phúc, trên cửa còn treo đèn lồng đỏ, đi vào vừa nhìn là thấy trong viện giăng đèn kết hoa, trông cực kỳ náo nhiệt.
Rõ ràng là mùa đông khắc nghiệt nhưng lại hiện ra vài phần ấm áp.
Cố Kiến Sơn không kìm lòng được bật cười, sau đó đi thẳng về phía chính viện,, dọc đường nhìn thì không chỉ có đèn lồng chữ phúc mà còn có đủ kiểu người tuyết, đến cả hành lang uốn khúc cũng dán câu đối và chữ phúc.
Thật sự là rất náo nhiệt.
Khương Đường biết hôm nay Cố Kiến Sơn quay về: “Hôm nay chúng ta ăn lẩu nhé, còn có cả khoai lang nướng và hạt dẻ rang, chàng mau đi vào đi, trong phòng ấm lắm.”
Trong nhà cũng đã thêm không ít thứ, gối dựa mềm mại, trên nền nhà trải thảm lông cừu, Khương Đường đi mỗi giày không có tấm lót, Cố Kiến Sơn cũng thay ra, những ngày tháng hắn không ở nhà, Khương Đường sẽ để để từng tí từng tí đồ dùng vào trong nhà.
Cố Kiến Sơn nói: “Đã đói bụng từ lâu rồi, có điều phải đợi ta chốc nữa, ta đi tắm rửa trước đã.”
Bên ngoài tuyết rất dày, không đợi đến giao thừa, Cố Kiến Sơn đã ngửi thấy mùi hương của năm mới.
Qua mùng mười, ngày tháng hình như càng nhanh hơn, cảm giác như chẳng mấy hôm nữa là đến ba mươi Tết.
Khó khăn lắm có được một năm thái bình, giờ này năm ngoái còn lo sầu vì miếng thịt, năm nay đã có thể yên ổn đón cái Tết rồi.
Thái bình thịnh thế, tuy quân lương không thiếu thốn nhưng cũng không phải muốn ăn là có thể ăn thỏa sức, chuyện chuẩn bị cơm đêm giao thừa là của hỏa đầu quân, giờ đây Cố Kiến Sơn là xương sống của Tây Bắc nên đương nhiên phải vui vầy với tướng sĩ.
Đây cũng là ý của Gia Minh đế, để thể hiện ra vẻ quân thần một nhà.
Cố Kiến Sơn chẳng có cách nào đón giao thừa cùng với Khương Đường, Khương Đường cũng hiểu, thất vọng thì có nhưng vẫn không thể để Cố Kiến Sơn chống lại quân lệnh chống lệnh thánh chỉ.
Nàng với trong phủ nhiều như thế mà, lúc sắp đi Khương Đường còn bảo Cố Kiến Sơn yên lòng.
Cố Kiến Sơn thở dài trong lòng, tập trung ăn tối đêm giao thừa với tướng sĩ.
Cơm tối giao thừa mỗi năm chỉ có một bữa, hỏa đầu quân đã tiêu tốn nhiều, trong đồ ăn có rất nhiều thịt, còn có một món thịt bò hầm, mỗi người còn được chia một vò rượu, là Thiêu Đao Tử.
Ai nấy cũng đều uống nên tất nhiên Cố Kiến Sơn cũng phải uống, bữa cơm này có rượu có thịt, ăn xong hơn một giờ mọi người tỉnh rượu rồi nên làm gì thì đi làm nấy.
Cố Kiến Sơn kiểm tra một vòng rồi lại dặn dò mấy câu với phó tướng, lúc này mới lên ngựa về nhà.
Cố Kiến Sơn không khỏi nhớ tới sinh thần năm ngoái của Khương Đường, cũng như thế này, bỏ lỡ lúc vội lên đường là đã sang ngày hôm sau.
Hôm nay cũng là như vậy.
Quay về đến phủ, đèn của chính viện đã tắt.
Hai nha hoàn gác đêm đi ra hành lễ, Cố Kiến Sơn cho hai người về nhĩ phòng, sau khi hắn tới phòng bên cạnh rửa ráy bớt hơi rượu rồi mới vào phòng,
Khương Đường đã ngủ rồi.
Người có mang nên dễ buồn ngủ, Khương Đường muốn đợi Cố Kiến Sơn nhưng không kìm nén được nên đến cả việc hắn về khi nào cũng chẳng hay.
Sáng sớm hôm sau, Khương Đường bị tiếng pháo nổ bên ngoài đánh thức, Cố Kiến Sơn lấy tay bịt tai Khương Đường lại: “Nàng ngủ thêm lúc nữa đi.”
Khương Đường lại ngủ thiếp đi, lúc tỉnh lại trời đã sáng rồi.
Cố Kiến Sơn đã đi rồi, còn bên dưới cái gối lại lộ ra một góc màu đỏ, nàng thuận theo cái góc ấy lô đồ ra, là một cái hồng bao.
Chắc là tiền mừng tuổi của Cố Kiến Sơn cho.
“Đều là người lớn cả rồi.” Khương Đường khẽ giọng lẩm bẩm một câu, nhưng rồi lại mỉm cười mở hồng bao ra, ngó từ trong kẽ hở trước rồi mới lấy đồ ra.
Bên trong có một tấm ngân phiếu mười lượng, còn có một lá bùa an.
Trên người Cố Kiến Sơn chẳng có bao nhiêu bạc, hơn nữa tiền mừng tuổi có ý là như thế rồi, bất kể bao nhiêu thì cũng đều là tâm ý.
Nhưng bùa bình an là hắn cầu về, Cố Kiến Sơn cảm thấy trên người mình sát nghiệt nặng nề, không muốn liên lụy đến thê tử con cái bèn xin một lá bùa bình an cho Khương Đường.
Hy vọng Khương Đường có thể bình an, sinh nở thuận lợi.
Khương Đường nhìn lá bùa bình an ngẩn ngơ, để tấm ngân phiếu sang một bên rồi nhét lá bùa bình an lại vào trong hồng bao, đ.è xuống dưới gối.
Điều lá bùa này cầu là tâm an, có hữu dụng hay không cũng không biết, Cố Kiến Sơn vẫn luôn ở quân doanh nên hắn khá là lo lắng.
Khương Đường cảm thấy vẫn nên mang theo bên người, nàng không có thói quen đeo phụ kiện như túi thơm, từ sáng tới tối thời gian nàng ở trên giường là lâu nhất nên để dưới gối là được rồi.
Nhanh thật, lại là một năm mới nữa rồi.
Năm nay là năm đầu Gia Minh, tân hoàng vừa mới đăng cơ, dốc lòng vì nước hết sức vì dân, cả ngày toàn ở điện Tân Chính, thi thoảng có tới hậu cung, thời gian còn lại là dạy dỗ hoàng tử.
Triệu Chân từng chịu thiệt thòi nên không muốn con mình cũng như thế, nên đầu năm đã lập đích tử làm Thái tử.
Tiểu Thái tử có thái sư dạy bảo, tất cả mọi người đều biết chuyện cung biến khi ấy cực kỳ sợ hãi, thái sư là người gánh trọng trách lớn lao, dốc lòng chăm lo cây non, để phòng khi lớn cong vẹo.
Năm nay tiểu Thái tử mười tuổi, số làm quan của nhà bên ngoại bình thường, nhưng thằng bé học hành rất giỏi, cực kỳ hiếu kính, cũng rất hiểu lễ phép, chỉ là không biết sau mấy năm phần lòng son dạ sắt này liệu có thay đổi hay không, cũng chẳng biết thảm họa khi ấy liệu có lặp lại hay không.
Triệu Chân hy vọng là không.
Cứ cách nửa tháng là Triệu Chân sẽ nhận được một bức mật hàm từ Tây Bắc, hiện giờ không có chiến sự nhưng Tây Bắc xưa giờ là biên giới của ngự triều, quan trọng hàng đầu ấy là Triệu Chân phải biết chiều thế của Tây Bắc.
Đọc xong mật hàm, hắn hỏi thái giám hầu hạ rằng: “Có phải nương tử của Cố tướng quân có thai rồi không?”
Lời này không hề có ngữ điệu nghi vấn nhưng thái giám vẫn trả lời theo nề nếp: “Bẩm Hoàng thượng, đã hơn ba tháng rồi.”
Triệu Chân sai người giám sát Cố Kiến Sơn và cả Cố phủ, hắn là một thanh đao, đối với vẻ thù thì đánh đâu thắng đó, nhưng ai ai cũng đều sợ thanh đao sẽ hướng về mình.
Luôn có người bám theo Cố Kiến Sơn, chuyện của Cố phủ bất kể lớn hay nhỏ đều sẽ truyền đến tai của Triệu Chân.
Triệu Chân khá quan tâm đứa bé này là nam hay nữ, nếu là bé nam thì hẳn sẽ giống như phụ thân của nó, giữ gìn giang sơn ngự triều.
Triệu Chân nói: “Chọn vài thứ bồi bổ đưa tới, có thể gửi cho nương tử của hắn một bức lệnh phong.”
Chuyện phong hầu vẫn phải đợi, Cố Kiến Sơn hãy còn trẻ, ngự triều chưa có tiền lệ như thế.
Nhưng phong Cáo mệnh Phu nhân thì lại có thể được, dẫu sao phẩm cấp của Cố Kiến Sơn đã bày ra ở đấy rồi.
Đợi đứa bé được sinh ra rồi nói tiếp, con gái cũng tốt, giống như Từ Trinh Nam vậy, bớt lo đi nhiều.
Đầu tháng ba năm Gia Minh, Cố Kiến Sơn phải quay về kinh báo cáo công việc.
Hiện giờ cũng gần như là nửa năm một lần, tháng chín là hai người đến, tính toán thời gian cũng gần gần thế.
Hoàng mệnh không thể trái, Cố Kiến Sơn chắc chắn phải quay về.
Nhưng tháng đẻ của Khương Đường đã nhiều, chắc chắn không thể quay về được, nhiều lắm cũng chỉ giúp Cố Kiến Sơn thu dọn hành lý được thôi.
Cố Kiến Sơn nhanh chóng có thể về, nhưng vẫn không yên tâm, muốn để Khương Đường tự tại thì hắn lại phải phập phồng lo sợ.
Sợ nàng xảy ra chuyện, sợ Xuân Đài bỗng dưng tìm hắn, chỉ cần Xuân Đài tới quân doanh một chuyến là tim Cố Kiến Sơn run bắn lên một hồi.
Cũng sợ nàng có điều khó chịu mà lại tự mình chống đỡ, còn hắn chẳng hay biết gì.
Cố Kiến Sơn muốn dặn dò mấy câu nhưng lời đến bên miệng rồi lại sợ Khương Đường chê hắn phiền phức nên chỉ bảo: “Đợi ta về, mang đồ ăn ngon của Thịnh Kinh cho nàng.”
Khương Đường đâu chỉ biết mỗi ăn: “Được rồi, được rồi, vậy chàng trên đường đi cẩn thận, ta và con ở nhà đợi chàng.”
Lúc rời đi Cố Kiến Sơn vội vã, lúc về cũng vội vàng.
Chuyện đã đồng ý với Khương Đường hắn chưa từng thất hứa bao giờ, mang về rất nhiều đồ ăn vặt.
Có điều xét thấy bây giờ trời nóng, đồ mang về đều không thể để hỏng, mọi nơi đều có cả, còn có bọc đồ của Lục Cẩm Dao gửi tới.
Lục Cẩm Dao rất để tâm, nếu Khương Đường ở Liêu Thành thì ắt hẳn ngày nào cũng đều qua thăm.
Có đánh một cái khóa nhỏ bằng vàng, còn có một miếng ngọc Quan Âm xâu dây đỏ.
Mấy bộ quần áo nhỏ đã giặt qua, chạm vào cực kỳ mềm mại.
Hàn thị từng nói y phục từng mặc rồi thì sẽ thoải mái, nhưng Lục Cẩm Dao nghĩ không biết là nam hay nữ, mặc quần áo cũ vì để thỏai mái vậy thì giặt nhiều thêm mấy lần cũng giống thế thôi, nên không tìm quần áo cũ người khác từng mặc nữa.
Chớ thấy bây giờ cách ngày sinh hẳn mấy tháng chứ Lục Cẩm Dao đã chuẩn bị hết xiêm y cho trẻ con đến khi ba tuổi đâu ra đấy rồi.
Nam nữ đều có cả, dù sao cũng không để tâm tí vải này, hiện giờ không dùng đến thì ngày sau cũng có thể dùng.
Khương Đường nhìn một lượt những thứ hắn mang về: “Đồ Lục tỷ tỷ chuẩn bị cũng đầy đủ quá.”
Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính Ta Nằm Yên Làm Giàu
Còn hơn một tháng là giao thừa, đây là lần đầu từ sau khi tới đây nàng đón tết với người nhà.
Có điều cũng không biết Cố Kiến Sơn liệu có thể về hay không.
Dù không quay về thì trong phủ nhiều người như thế, Khương Đường cũng sẽ không cảm thấy quá cô đơn.
Sang tháng Chạp trời càng lạnh hơn.
Ma ma và trù nương đã thích ứng với nơi này rất tốt, điều quan trọng nhất là có giường nên ngủ rất dỗi ấm áp.
Khương Đường cảm thấy nếu có nhiệt kế thì bên ngoài phải âm hai mươi ba mươi độ, bên phía Thịnh Kinh cũng chỉ âm mấy độ mà thôi, cái lạnh khác biệt hoàn toàn.
Mùng bảy tháng Chạp, trước mùng tám tháng Chạp một ngày, mấy người Lưu Dương quay về.
Cuối tháng chín đi, đi mất gần hai tháng.
Cũng vì trên đường tuyết đổ quá nhiều, nên thật sự không tiện đi, thế nên đã trễ nải không ít thì giờ.
Đã đi hai chuyến nên Lưu Dương làm những việc này đã quen, trên đường đưa lót đôi chút nên cũng không đến nỗi có kẻ cướp hàng.
Đồ đạc mang từ Tây Bắc đi đã bán tới các nơi, lại đổi về rất nhiều vật phẩm mới, tới Việt Thành tháo hàng trước rồi sau đó kết toán sổ sách lần trước, lúc này mới tới Liêu Thành.
Cửa hàng không cần giúp đỡ nên cả đoàn người cũng không cần ở lại Việt Thành Lâu.
Việt Thành không tính là nơi tốt mà trái lại càng đi về phía Nam thì càng náo nhiệt hơn, người cũng đông hơn.
Lưu Dương định ở lại Việt Thành mấy ngày, hắn cũng chẳng phải làm bằng sát, đi trong tuyết nhiều ngày như thế đã mệt không thôi từ lâu rồi, phải ngủ hai ngày để dưỡng sức.
Sau đó bàn giao bên này xong xuôi rồi quay về Thịnh Kinh, Lưu Không chẳng rõ liệu quay về kịp trong năm không, hay là hắn muốn về nhà đón năm mới.
Lần trước đi kiếm được không ít tiền, trừ đi tiền thuê nhà và tiền công của chưởng quỹ với mấy người làm thuê, lần này Lưu Dương được chia bảy trăm lượng, cộng thêm những thứ mình mang theo là có hơn một nghìn lượng bạc.
Hoàn toàn đủ để mua một căn nhà lớn ở Thịnh Kinh.
Gánh nặng trong gia đình không hề đè lên người hắn, nhưng Lưu Dương luôn cảm thấy lớn như thế này rồi thì nên gánh vai đôi chút.
Ngày sau đệ đệ phải cưới vợ, hai muội muội phải gả chồng, chuyện còn rất nhiều.
Mà đồ của ba người Tĩnh Mặc, Bội Lan bán đi cũng kha khá tiền.
Vật phẩm ba người mang đi đều là hàng mà nữ tử ưa thích, lần này lại mang sáp ngọc trai tới, bôi lên trên mặt cũng chẳng lo bị gió thổi mất.
Đến Liêu Thành, cả đoàn người ở lại Cố gia.
Ban đầu Lưu Dượng định ở nhà trọ nhưng Khương Đường nghe tin xong thì cho người đón về phủ.
Trong phủ có viện riêng để làm phòng cho khách, ăn cơm cũng có trù nương, Khương Đường cũng có thể cố gắng tận tình cái nghĩa của chủ nhà.
Còn Bội Lan, Tĩnh Mặc cũng biết tin Khương Đường mang thai. Tất nhiên đây là tin tốt.
Bội Lan nói: “Nhanh thật đấy! Sang năm là bé con ra đời rồi, ngươi xinh đẹp như thế này, bé con chắc chắn cũng xinh xắn!”
Bội Lan cảm thấy đứa trẻ này có thể có được mấy phần xinh đẹp của Khương Đường đã là kinh người rồi, chẳng quản là bé nam hay bé nữ, trông xinh xắn thì đều được thích, chứ không sao lại có Thám hoa lang.
Khương Đường hỏi hai người họ có ở lại hay không, hay là ở lại đây đón năm mới.
Bội Lan và Tĩnh Mặc lắc đầu, bọn họ phải đoàn tụ với người nhà, người nhà còn đang ở Thịnh Kinh, có thể chóng về thì nên chóng về mới tốt.
Có điều sau này làm ăn, lui tới thuận tiện thì sẽ thường xuyên tới thăm Khương Đường.
Cả đoàn người tất tả tới rồi lại tất tả đi.
Khương Đường gửi bọn họ ít đặc sản địa phương cho mấy người Lục Cẩm Dao, rồi yên tâm chuẩn bị Tết.
Bắn cung nàng cũng đã học rồi, gà nướng cũng đã ăn, vừa có suy nghĩ gì là Cố Kiến Sơn đều có thể đoán ra được, trong lòng nàng không có gì nhung nhớ nữa, mà lại khá trông ngóng năm mới đến.
Mùng mười Cố Kiến Sơn quay về một chuyến thì trông thấy trong nhà có thay đổi lớn.
Trên cổng dán chữ Phúc, trên cửa còn treo đèn lồng đỏ, đi vào vừa nhìn là thấy trong viện giăng đèn kết hoa, trông cực kỳ náo nhiệt.
Rõ ràng là mùa đông khắc nghiệt nhưng lại hiện ra vài phần ấm áp.
Cố Kiến Sơn không kìm lòng được bật cười, sau đó đi thẳng về phía chính viện,, dọc đường nhìn thì không chỉ có đèn lồng chữ phúc mà còn có đủ kiểu người tuyết, đến cả hành lang uốn khúc cũng dán câu đối và chữ phúc.
Thật sự là rất náo nhiệt.
Khương Đường biết hôm nay Cố Kiến Sơn quay về: “Hôm nay chúng ta ăn lẩu nhé, còn có cả khoai lang nướng và hạt dẻ rang, chàng mau đi vào đi, trong phòng ấm lắm.”
Trong nhà cũng đã thêm không ít thứ, gối dựa mềm mại, trên nền nhà trải thảm lông cừu, Khương Đường đi mỗi giày không có tấm lót, Cố Kiến Sơn cũng thay ra, những ngày tháng hắn không ở nhà, Khương Đường sẽ để để từng tí từng tí đồ dùng vào trong nhà.
Cố Kiến Sơn nói: “Đã đói bụng từ lâu rồi, có điều phải đợi ta chốc nữa, ta đi tắm rửa trước đã.”
Bên ngoài tuyết rất dày, không đợi đến giao thừa, Cố Kiến Sơn đã ngửi thấy mùi hương của năm mới.
Qua mùng mười, ngày tháng hình như càng nhanh hơn, cảm giác như chẳng mấy hôm nữa là đến ba mươi Tết.
Khó khăn lắm có được một năm thái bình, giờ này năm ngoái còn lo sầu vì miếng thịt, năm nay đã có thể yên ổn đón cái Tết rồi.
Thái bình thịnh thế, tuy quân lương không thiếu thốn nhưng cũng không phải muốn ăn là có thể ăn thỏa sức, chuyện chuẩn bị cơm đêm giao thừa là của hỏa đầu quân, giờ đây Cố Kiến Sơn là xương sống của Tây Bắc nên đương nhiên phải vui vầy với tướng sĩ.
Đây cũng là ý của Gia Minh đế, để thể hiện ra vẻ quân thần một nhà.
Cố Kiến Sơn chẳng có cách nào đón giao thừa cùng với Khương Đường, Khương Đường cũng hiểu, thất vọng thì có nhưng vẫn không thể để Cố Kiến Sơn chống lại quân lệnh chống lệnh thánh chỉ.
Nàng với trong phủ nhiều như thế mà, lúc sắp đi Khương Đường còn bảo Cố Kiến Sơn yên lòng.
Cố Kiến Sơn thở dài trong lòng, tập trung ăn tối đêm giao thừa với tướng sĩ.
Cơm tối giao thừa mỗi năm chỉ có một bữa, hỏa đầu quân đã tiêu tốn nhiều, trong đồ ăn có rất nhiều thịt, còn có một món thịt bò hầm, mỗi người còn được chia một vò rượu, là Thiêu Đao Tử.
Ai nấy cũng đều uống nên tất nhiên Cố Kiến Sơn cũng phải uống, bữa cơm này có rượu có thịt, ăn xong hơn một giờ mọi người tỉnh rượu rồi nên làm gì thì đi làm nấy.
Cố Kiến Sơn kiểm tra một vòng rồi lại dặn dò mấy câu với phó tướng, lúc này mới lên ngựa về nhà.
Cố Kiến Sơn không khỏi nhớ tới sinh thần năm ngoái của Khương Đường, cũng như thế này, bỏ lỡ lúc vội lên đường là đã sang ngày hôm sau.
Hôm nay cũng là như vậy.
Quay về đến phủ, đèn của chính viện đã tắt.
Hai nha hoàn gác đêm đi ra hành lễ, Cố Kiến Sơn cho hai người về nhĩ phòng, sau khi hắn tới phòng bên cạnh rửa ráy bớt hơi rượu rồi mới vào phòng,
Khương Đường đã ngủ rồi.
Người có mang nên dễ buồn ngủ, Khương Đường muốn đợi Cố Kiến Sơn nhưng không kìm nén được nên đến cả việc hắn về khi nào cũng chẳng hay.
Sáng sớm hôm sau, Khương Đường bị tiếng pháo nổ bên ngoài đánh thức, Cố Kiến Sơn lấy tay bịt tai Khương Đường lại: “Nàng ngủ thêm lúc nữa đi.”
Khương Đường lại ngủ thiếp đi, lúc tỉnh lại trời đã sáng rồi.
Cố Kiến Sơn đã đi rồi, còn bên dưới cái gối lại lộ ra một góc màu đỏ, nàng thuận theo cái góc ấy lô đồ ra, là một cái hồng bao.
Chắc là tiền mừng tuổi của Cố Kiến Sơn cho.
“Đều là người lớn cả rồi.” Khương Đường khẽ giọng lẩm bẩm một câu, nhưng rồi lại mỉm cười mở hồng bao ra, ngó từ trong kẽ hở trước rồi mới lấy đồ ra.
Bên trong có một tấm ngân phiếu mười lượng, còn có một lá bùa an.
Trên người Cố Kiến Sơn chẳng có bao nhiêu bạc, hơn nữa tiền mừng tuổi có ý là như thế rồi, bất kể bao nhiêu thì cũng đều là tâm ý.
Nhưng bùa bình an là hắn cầu về, Cố Kiến Sơn cảm thấy trên người mình sát nghiệt nặng nề, không muốn liên lụy đến thê tử con cái bèn xin một lá bùa bình an cho Khương Đường.
Hy vọng Khương Đường có thể bình an, sinh nở thuận lợi.
Khương Đường nhìn lá bùa bình an ngẩn ngơ, để tấm ngân phiếu sang một bên rồi nhét lá bùa bình an lại vào trong hồng bao, đ.è xuống dưới gối.
Điều lá bùa này cầu là tâm an, có hữu dụng hay không cũng không biết, Cố Kiến Sơn vẫn luôn ở quân doanh nên hắn khá là lo lắng.
Khương Đường cảm thấy vẫn nên mang theo bên người, nàng không có thói quen đeo phụ kiện như túi thơm, từ sáng tới tối thời gian nàng ở trên giường là lâu nhất nên để dưới gối là được rồi.
Nhanh thật, lại là một năm mới nữa rồi.
Năm nay là năm đầu Gia Minh, tân hoàng vừa mới đăng cơ, dốc lòng vì nước hết sức vì dân, cả ngày toàn ở điện Tân Chính, thi thoảng có tới hậu cung, thời gian còn lại là dạy dỗ hoàng tử.
Triệu Chân từng chịu thiệt thòi nên không muốn con mình cũng như thế, nên đầu năm đã lập đích tử làm Thái tử.
Tiểu Thái tử có thái sư dạy bảo, tất cả mọi người đều biết chuyện cung biến khi ấy cực kỳ sợ hãi, thái sư là người gánh trọng trách lớn lao, dốc lòng chăm lo cây non, để phòng khi lớn cong vẹo.
Năm nay tiểu Thái tử mười tuổi, số làm quan của nhà bên ngoại bình thường, nhưng thằng bé học hành rất giỏi, cực kỳ hiếu kính, cũng rất hiểu lễ phép, chỉ là không biết sau mấy năm phần lòng son dạ sắt này liệu có thay đổi hay không, cũng chẳng biết thảm họa khi ấy liệu có lặp lại hay không.
Triệu Chân hy vọng là không.
Cứ cách nửa tháng là Triệu Chân sẽ nhận được một bức mật hàm từ Tây Bắc, hiện giờ không có chiến sự nhưng Tây Bắc xưa giờ là biên giới của ngự triều, quan trọng hàng đầu ấy là Triệu Chân phải biết chiều thế của Tây Bắc.
Đọc xong mật hàm, hắn hỏi thái giám hầu hạ rằng: “Có phải nương tử của Cố tướng quân có thai rồi không?”
Lời này không hề có ngữ điệu nghi vấn nhưng thái giám vẫn trả lời theo nề nếp: “Bẩm Hoàng thượng, đã hơn ba tháng rồi.”
Triệu Chân sai người giám sát Cố Kiến Sơn và cả Cố phủ, hắn là một thanh đao, đối với vẻ thù thì đánh đâu thắng đó, nhưng ai ai cũng đều sợ thanh đao sẽ hướng về mình.
Luôn có người bám theo Cố Kiến Sơn, chuyện của Cố phủ bất kể lớn hay nhỏ đều sẽ truyền đến tai của Triệu Chân.
Triệu Chân khá quan tâm đứa bé này là nam hay nữ, nếu là bé nam thì hẳn sẽ giống như phụ thân của nó, giữ gìn giang sơn ngự triều.
Triệu Chân nói: “Chọn vài thứ bồi bổ đưa tới, có thể gửi cho nương tử của hắn một bức lệnh phong.”
Chuyện phong hầu vẫn phải đợi, Cố Kiến Sơn hãy còn trẻ, ngự triều chưa có tiền lệ như thế.
Nhưng phong Cáo mệnh Phu nhân thì lại có thể được, dẫu sao phẩm cấp của Cố Kiến Sơn đã bày ra ở đấy rồi.
Đợi đứa bé được sinh ra rồi nói tiếp, con gái cũng tốt, giống như Từ Trinh Nam vậy, bớt lo đi nhiều.
Đầu tháng ba năm Gia Minh, Cố Kiến Sơn phải quay về kinh báo cáo công việc.
Hiện giờ cũng gần như là nửa năm một lần, tháng chín là hai người đến, tính toán thời gian cũng gần gần thế.
Hoàng mệnh không thể trái, Cố Kiến Sơn chắc chắn phải quay về.
Nhưng tháng đẻ của Khương Đường đã nhiều, chắc chắn không thể quay về được, nhiều lắm cũng chỉ giúp Cố Kiến Sơn thu dọn hành lý được thôi.
Cố Kiến Sơn nhanh chóng có thể về, nhưng vẫn không yên tâm, muốn để Khương Đường tự tại thì hắn lại phải phập phồng lo sợ.
Sợ nàng xảy ra chuyện, sợ Xuân Đài bỗng dưng tìm hắn, chỉ cần Xuân Đài tới quân doanh một chuyến là tim Cố Kiến Sơn run bắn lên một hồi.
Cũng sợ nàng có điều khó chịu mà lại tự mình chống đỡ, còn hắn chẳng hay biết gì.
Cố Kiến Sơn muốn dặn dò mấy câu nhưng lời đến bên miệng rồi lại sợ Khương Đường chê hắn phiền phức nên chỉ bảo: “Đợi ta về, mang đồ ăn ngon của Thịnh Kinh cho nàng.”
Khương Đường đâu chỉ biết mỗi ăn: “Được rồi, được rồi, vậy chàng trên đường đi cẩn thận, ta và con ở nhà đợi chàng.”
Lúc rời đi Cố Kiến Sơn vội vã, lúc về cũng vội vàng.
Chuyện đã đồng ý với Khương Đường hắn chưa từng thất hứa bao giờ, mang về rất nhiều đồ ăn vặt.
Có điều xét thấy bây giờ trời nóng, đồ mang về đều không thể để hỏng, mọi nơi đều có cả, còn có bọc đồ của Lục Cẩm Dao gửi tới.
Lục Cẩm Dao rất để tâm, nếu Khương Đường ở Liêu Thành thì ắt hẳn ngày nào cũng đều qua thăm.
Có đánh một cái khóa nhỏ bằng vàng, còn có một miếng ngọc Quan Âm xâu dây đỏ.
Mấy bộ quần áo nhỏ đã giặt qua, chạm vào cực kỳ mềm mại.
Hàn thị từng nói y phục từng mặc rồi thì sẽ thoải mái, nhưng Lục Cẩm Dao nghĩ không biết là nam hay nữ, mặc quần áo cũ vì để thỏai mái vậy thì giặt nhiều thêm mấy lần cũng giống thế thôi, nên không tìm quần áo cũ người khác từng mặc nữa.
Chớ thấy bây giờ cách ngày sinh hẳn mấy tháng chứ Lục Cẩm Dao đã chuẩn bị hết xiêm y cho trẻ con đến khi ba tuổi đâu ra đấy rồi.
Nam nữ đều có cả, dù sao cũng không để tâm tí vải này, hiện giờ không dùng đến thì ngày sau cũng có thể dùng.
Khương Đường nhìn một lượt những thứ hắn mang về: “Đồ Lục tỷ tỷ chuẩn bị cũng đầy đủ quá.”
Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính Ta Nằm Yên Làm Giàu
Đánh giá:
Truyện Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính Ta Nằm Yên Làm Giàu
Story
Chương 216
10.0/10 từ 21 lượt.