Vấn Quan
Chương 67
147@-Lý Thập Nhất ngủ nướng một giấc hiếm thấy, khi tỉnh dậy Tống Thập Cửu đã vắt khăn đắp mặt. Lý Thập Nhất mở đôi mắt mơ màng nghiêng đầu nhìn Tống Thập Cửu, Tống Thập Cửu khẽ dịch chuyển vị trí chiếc khăn đắp trên trán, ánh mắt chạm vào ánh mắt của Lý Thập Nhất qua hơi nóng lượn quanh.
Lý Thập Nhất thu lại ánh mắt, quay đầu về, cơ ức đòn chũm bị kéo giãn ra.
Tống Thập Cửu chớp mắt, thường ngày khi cô và Lý Thập Nhất nhìn nhau, cô là người không chống đỡ nổi ba bốn giây, nhưng lần này Lý Thập Nhất lại lui binh, cho dù bản thân đã làm động tác rút lui vô cùng thành thạo.
Tống Thập Cửu nghiêng mặt, cho khăn mặt vào trong nước, nhúng đôi ba cái rồi vắt sạch nước, đi tới bên giường đưa cho Lý Thập Nhất.
Lý Thập Nhất nhận lấy bằng một tay, nhắm mắt xoa huyệt thái dương, sau đó đặt lên mắt ấn đôi cái. Lý Thập Nhất động đậy khóe môi, dường như không biết nói gì, chỉ hắng giọng, sau đó nói: "Cảm ơn."
Cảm ơn? Tống Thập Cửu sửng sốt nhíu mày, nghiêm túc nhìn Lý Thập Nhất.
Không khí lúc này có sự xa lạ trước giờ chưa từng xuất hiện, còn có sự mập mờ trước giờ chưa từng xuất hiện, đầu óc Tống Thập Cửu quánh lại, đau như mợ Đồ sinh Đồ Tứ Thuận, sống lưng như bị người ta dùng búa tạ đập khẽ, cú đập vừa lỏng lẻo vừa xót xa, ngay cả động tác giơ tay cũng có chút khó khăn.
Tống Thập Cửu cắn răng giơ tay lên, đặt trên vai còn lại xoa bóp, tuy không nhớ đã phát điên thế nào, nhưng suy đi nghĩ lại vẫn nhỏ tiếng nhận sai: "Chị đừng giận, sau này em sẽ không uống rượu nữa."
Nhưng Lý Thập Nhất lại đờ ra, lấy chiếc khăn lạnh trên mặt xuống, ánh mắt phức tạp nhìn Tống Thập Cửu.
Lần đầu tiên Tống Thập Cửu nhìn thấy sắc thái gần như tủi thân trong mắt Lý Thập Nhất.
Cô cảm nhận được sự ngập ngừng của Lý Thập Nhất, nghiêng tai chờ đợi một lúc, nhưng không nghe thấy Lý Thập Nhất nói gì, chỉ nhỏ tiếng thở dài một hơi, đưa khăn tay cho cô, lật tay chống người ngồi dậy, mái tóc ngắn mềm mại xõa trên cổ.
Lý Thập Nhất đứng dậy xuống giường, động tác chậm hơn thường ngày đôi chút, hỏi Tống Thập Cửu: "Còn đau đầu không?"
"Đau." Tống Thập Cửu thật thà nói.
Lý Thập Nhất vén tóc sang một bên, vừa mặc áo khoác vừa cúi đầu "ờ" một tiếng, sau đó nói: "Xuống dưới đi, tôi nấu canh giải rượu cho em."
Tống Thập Cửu gật đầu, cũng đưa tay vén tóc, không biết có phải ảo giác hay không, cô cảm thấy ánh mắt của Lý Thập Nhất thoáng khựng lại trong động tác của ngón tay mình, sau đó quay đầu đi, sắc mặt như thường xuống dưới nhà.
Khi xuống dưới nhà, gặp A La dậy sớm đọc sách, nhưng không thấy A Âm, hỏi Ngũ Tiền đang quét dọn ở một bên, Ngũ Tiền lấy ra một tờ giấy nhắn, nói là dậy sớm, ra ngoài ăn mì Trùng Khánh, thuận tiện mua mấy món, trưa nay sẽ ăn tá biên lô.
"Tá biên lô, là gì thế?" Tống Thập Cửu hỏi.
"Tiếng Quảng Đông, là lẩu." Lý Thập Nhất dựa bên cầu thang, đưa giấy lại cho Ngũ Tiền.
Tống Thập Cửu gật đầu, đi vào trong bếp: "A Âm là người Quảng Đông à? Rất hay nghe chị ấy nói tiếng Quảng Đông."
Lý Thập Nhất khựng lại, chỉ nói: "Không phải."
Ánh mắt không rõ ràng nhìn về phía A La, động tác lật trang sách của A La dừng lại, tay trái nắm lấy giấy, tay phải gõ nhẹ lên trang bìa.
Ánh sáng mặt trời tô điểm khiến phố núi lộn xộn nhưng thú vị này trở nên mâu thuẫn, tia sáng bị kiến trúc cao cao thấp thấp cản lại, quanh co vòng vèo mang theo vài phần hàm súc, nhưng những nơi không có trở ngại, ánh mặt trời chiếu rọi một cách thẳng thắn lại thản nhiên, hiện lên mấy phần hào sảng cùng nhiệt tình.
Mới ở đây một ngày, đã có hàng xóm chạm mặt tối qua chào hỏi A Âm đang cầm túi tiền, biết rõ cô là người từ phương bắc tới, lại dùng tiếng tiếng Quan thoại* không ra đâu vào đâu hỏi: "Em gái, dậy sớm thế?"
A Âm không biết tại sao vừa tới tây nam, bà cô đã biến thành em gái, cũng không biết có liên quan tới Đồ Lão Yêu hay không, nhưng cô cũng không muốn tính toán, lên tiếng hàn huyên đôi câu, vẫn lắc lư túi tiền, đung đưa vòng eo như con rắn nước đi về phía trước.
Vốn dĩ cô chẳng phải cô gái siêng năng cần cù, nhưng hôm qua nhìn thấy con đường lát đá xanh này, bỗng có chút hồi ức kì lạ, còn có linh cảm vẫn chưa giải quyết.
Cuối cùng dự cảm ấy thành hình khi nghe thấy hai chữ "A Âm" chần chừ của người sau lưng.
A Âm quay đầu, nhìn thấy một người đàn ông không quá cao, tóc ngắn rất có tinh thần, đồ tây màu nhạt với chất liệu thượng hạng, vạt áo cùng ống tay có chút nhăn nhúm, nhưng không trở ngại hình tượng bên ngoài, ngũ quan bình thường không có gì đặc sắc, nhưng đôi mặt lại rất đẹp, lông mi cực dài, hiện lên một vẻ xinh đẹp không nên xuất hiện trên mặt đàn ông.
Trái tim A Âm thắt lại, ấn đường nhíu chặt, hỏi người đàn ông: "Anh là..."
Nếu là trước kia, nhất định A Âm sẽ lập tức tươi cười, mặc kệ có nhận ra hay không, sẽ tiến lên phía trước gọi một tiếng "anh", nhưng cô nhìn ngón tay kích động tới nỗi run run của người này, cùng yết hầu trượt xuống, và cả ánh sáng thấp thoáng trong mắt, cứ cảm thấy người này không phải.
Không nên là khách làng chơi.
Người kia nghe thấy lời A Âm, ánh mắt hụt hẫng tối lại, giống như đèn dầu bị thổi tắt. A Âm nhìn vào mắt người đàn ông đột nhiên một câu nói nghẹn trong lồng ngực.
Cô đưa tay ra, nắm lấy khăn lụa chạm vào trong không khí, lại thu về đè lên môi dưới, nghi hoặc nói: "Là anh? Anh là..."
Đèn dầu trong đồng tử lại sáng lên, người kia tiến lên phía trước đôi ba bước, nói: "Đúng, đúng. Là tôi đây, A Bình đây!"
A Âm ngẫm nghĩ một lúc lâu, mới đáp: "A Bình?"
Cô đánh giá người đàn ông từ trên xuống dưới. Đúng là có người tên A Bình, trước kia khi ở phương nam cùng thầy, A Bình sống cách vách, người Quảng Đông, vì nói tiếng Quảng nên bị đám trẻ bắt nạt, A Âm không vừa mắt, liền lấy đá ném đám trẻ kia giúp A Bình mấy bận.
Tính cách A Âm chua ngoa, lại có bản lĩnh, đám trẻ không dám lớn tiếng, liền tản đi như ong vỡ tổ.
Từ đó A Bình này liền đi theo cô.
Mặt mày A Âm vui vẻ: "Bao nhiêu năm rồi đúng không? Anh thế nào, có ổn không?"
"Ổn, ổn." A Bình cúi đầu, nhìn mũi chân dính bụi của bản thân, nhiều năm qua A Bình nhanh nhẹn hoạt bát hơn nhiều, nói chuyện cũng không còn khẩu âm Quảng Đông, nhưng nhìn thấy A Âm, vẫn chỉ cất lên được một đôi chữ lộn xộn.
"Cô thì sao, có ổn không?" A Bình phủi vạt áo tây, cố gắng giấu đi chút chật vật. Vốn dĩ tưởng rằng bản thân sống rất tốt, nhưng khi nhìn thấy bộ xường xám tinh xảo, mái tóc không chút hỗn loạn, môi đỏ như quyến rũ cùng gò má trắng trẻo trên người A Âm, đột nhiên cảm thấy thời gian mười năm qua dường như chẳng có gì thay đổi, có những người phải ngửa mắt ngắm nhìn, sẽ phải ngửa mắt ngắm nhìn suốt một đời.
"Tôi ấy à..." A Âm mỉm cười, hai bên khóe môi cong lên một độ cong nhỏ, "Ổn, cũng không ổn."
Một trong những chuyện vui của đời người là gặp được người quen ở nơi đất khách quê người, mà nhiều khi, bốn chữ cửu biệt trùng phùng, phùng không phải là cuộc gặp gỡ trước mặt, mà là bản thân bị ném vào trong sâu thẳm kí ức. Nó dẫn người ấy tới trước mặt bạn một cách không kịp trở tay, khiến bạn nhìn lại thật kĩ thời gian rất nhiều năm qua, mượn câu hỏi của người bên cạnh hỏi bạn một câu – Bạn thế nào, sống có tốt không?
Thông thường đáp án vừa buồn bã vừa mơ hồ. Nói là không tốt, thì có lỗi với khuôn mặt dạt dào sắc xuân, nói là tốt, thì có lỗi với trái tim trải qua phong ba bão táp.
Thế là A Âm chỉ vén tóc ra sau tai, giấu đi câu chuyện trong khoảng dừng giữa "ổn" và "không ổn".
May mà A Bình không hỏi cặn kẽ, hoàn toàn chìm trong vui vẻ trùng phùng, nhét bánh ngọt mới mua ban nãy vào tay A Âm, lại cẩn thận hỏi cô đang ở chỗ nào, đưa cô về đó.
A Âm không từ chối, chỉ dừng bước ở đầu ngõ, khách sáo nói tạm biệt A Bình, rồi lại vung vẩy túi tiền đi về nhà.
Mở cánh cổng gỗ ra, chào đón A Âm là ánh mắt của A La. A La chuyển ghế đẩu thấp, ngồi nhặt rau trong sân, thấy A Âm quay về, cũng không nói gì, chỉ tiếp tục cúi đầu thong thả thực hiện động tác trong tay.
A Âm dựa lên khung cửa nhìn A La, đập túi tiền trong tay lên đùi, đột nhiên cảm thấy cảnh tượng này có chút hoang đường.
Diêm La đại nhân oai vũ sáng suốt trong thoại bản, ngồi trên chiếc ghế gỗ bốn chân không bằng nhau, trước mặt là chiếc chậu sắt to bằng chậu rửa mặt, gia công không quá tốt, viền chậu xiêu xiêu vẹo vẹo, nhưng đôi tay nắm rau lại như một tác phẩm nghệ thuật, bất kì ai nhìn thấy cũng không nỡ để nó phải dính nước.
A Âm vừa tạm biệt A Bình, nhìn thấy A La, đột nhiên có cảm giác không thích ứng giống như xuyên không, cô nên cảm thấy, thanh mai trúc mã người trần A Bình mới chắc chắn mới chân thực, còn bèo nước gặp nhau quỷ sai A La là ngựa thần lướt gió tung mây.
Nhưng cô lại cảm thấy, tương phản vừa vặn.
A Âm đi tới, cũng tùy tiện ngoắc lấy một chiếc ghế đẩu, ngồi xuống cạnh A La, đặt tay lên bụng làm ấm, hỏi A La: "Sao lại làm cái này?"
A La nói: "Không phải em nói, trưa nay muốn ăn lẩu sao?"
A Âm vỗ lên đầu, cười: "Thế mà lại quên mất, còn chưa mua rau."
A La nhìn bánh ngọt đặt bên tay A Âm, không lên tiếng.
A Âm mím môi, quan sát động tác nhặt rau của A La một lúc, sau đó hỏi: "Bình thường chị có nấu cơm không?"
"Không nấu." A La lắc đầu.
A Âm cúi đầu, co cổ tay giấu trong bụng thêm chút nữa, nhất thời cảm thấy không có gì để nói với A La, nhưng khác với bình thường là, bản thân vẫn chưa muốn kết thúc cuộc đối thoại với A La. Cô nhìn bóng dáng được phác họa dưới ánh mặt trời, yếu ớt, giống như cô gái nhỏ, như thể bạn lớn hơn một chút, là có thể chọc cô ấy khó lòng chống đỡ nhíu mày lại.
Cô nghĩ, nếu A La thực sự chỉ là một cô gái nhỏ, cô muốn nói chuyện với A La, sợ là sẽ nhiều hơn một đôi câu.
A Âm thả lỏng cánh môi, đột nhiên hỏi A La: "Phủ Thái Sơn mấy người, không già không chết, đúng không?"
"Đúng." A La nói.
"Giống như cương thi..." A Âm cười cười, cúi đầu nhìn gót giày của bản thân, rất lâu sau mới khẽ nói một câu, "Thì có nghĩa lý gì chứ?"
A La dừng động tác, ngẩng đầu nhìn A Âm.
A Âm giải thích: "Chúng ta sống một đời, là vì những thứ vui vật lạ. Cộng lại mới sống được mấy chục năm, đương nhiên sẽ sống vội sống vàng, có thế nào cũng phải sống cho ra sống. Nếu không có kết thúc, không có sinh tử, không có sợ hãi, lại chẳng có gì hi vọng, vậy thì có gì đáng trân trọng chứ?"
A La ngẩng đầu, chăm chú nhìn A Âm một lúc, sau đó cầm khăn ở một bên, cẩn thận lau tay, lắc đầu: "Sợ hãi, vốn dĩ chẳng phải cái chết."
A Âm nhíu mày, nghe A La chậm rãi nói: "Mà là mất đi, là lãng quên."
"Sợ mất đi bạn bè người thân, sợ mất đi yêu hận tình thù, sợ lãng quên những điều đáng ra nên nhớ, sợ lãng quên những kỷ niệm nhớ nhung." Cái chết chẳng qua là tượng trưng hóa của mất đi và lãng quên mà thôi, nếu cái chết không đại diện cho kết cục, thì không có bất kì điều gì đáng để sợ hãi.
A Âm sững sờ, thấy A La nhìn bản thân, khẽ nói: "Tôi đang mất đi, cũng đang bị lãng quên, vì thế cũng sẽ sợ hãi."
Sợ hãi không được lựa chọn, sợ hãi không được trân trọng, sợ hãi làm chuyện công cốc.
A La có rất nhiều thời gian, cũng vì thế mà nuôi dưỡng được rất nhiều rất nhiều sự nhẫn nại, nhưng điều này không đại diện cho việc vô hạn. Cũng có lúc cô mệt mỏi, cũng có lúc cô muộn phiền, cũng có lúc cô mệt mỏi với việc kiên trì và cũng có lúc cô khó lòng gồng gánh.
A La dùng ánh mắt vu.ốt ve đôi má người trước mặt, tất cả cố gắng bản thân đã làm, lần đầu tiên sốt ruột hi vọng người ấy có thể hiểu được.
...
Chú thích:
1. Quan thoại: là một nhóm các ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Hán được sử dụng khắp miền bắc và tây nam Trung Quốc. Vì phần lớn các dạng tiếng Quan thoại phân bố ở miền bắc Trung Quốc, nhóm này có khi được gọi là Bắc Phương thoại.
Vấn Quan
Lý Thập Nhất thu lại ánh mắt, quay đầu về, cơ ức đòn chũm bị kéo giãn ra.
Tống Thập Cửu chớp mắt, thường ngày khi cô và Lý Thập Nhất nhìn nhau, cô là người không chống đỡ nổi ba bốn giây, nhưng lần này Lý Thập Nhất lại lui binh, cho dù bản thân đã làm động tác rút lui vô cùng thành thạo.
Tống Thập Cửu nghiêng mặt, cho khăn mặt vào trong nước, nhúng đôi ba cái rồi vắt sạch nước, đi tới bên giường đưa cho Lý Thập Nhất.
Lý Thập Nhất nhận lấy bằng một tay, nhắm mắt xoa huyệt thái dương, sau đó đặt lên mắt ấn đôi cái. Lý Thập Nhất động đậy khóe môi, dường như không biết nói gì, chỉ hắng giọng, sau đó nói: "Cảm ơn."
Cảm ơn? Tống Thập Cửu sửng sốt nhíu mày, nghiêm túc nhìn Lý Thập Nhất.
Không khí lúc này có sự xa lạ trước giờ chưa từng xuất hiện, còn có sự mập mờ trước giờ chưa từng xuất hiện, đầu óc Tống Thập Cửu quánh lại, đau như mợ Đồ sinh Đồ Tứ Thuận, sống lưng như bị người ta dùng búa tạ đập khẽ, cú đập vừa lỏng lẻo vừa xót xa, ngay cả động tác giơ tay cũng có chút khó khăn.
Tống Thập Cửu cắn răng giơ tay lên, đặt trên vai còn lại xoa bóp, tuy không nhớ đã phát điên thế nào, nhưng suy đi nghĩ lại vẫn nhỏ tiếng nhận sai: "Chị đừng giận, sau này em sẽ không uống rượu nữa."
Nhưng Lý Thập Nhất lại đờ ra, lấy chiếc khăn lạnh trên mặt xuống, ánh mắt phức tạp nhìn Tống Thập Cửu.
Lần đầu tiên Tống Thập Cửu nhìn thấy sắc thái gần như tủi thân trong mắt Lý Thập Nhất.
Cô cảm nhận được sự ngập ngừng của Lý Thập Nhất, nghiêng tai chờ đợi một lúc, nhưng không nghe thấy Lý Thập Nhất nói gì, chỉ nhỏ tiếng thở dài một hơi, đưa khăn tay cho cô, lật tay chống người ngồi dậy, mái tóc ngắn mềm mại xõa trên cổ.
Lý Thập Nhất đứng dậy xuống giường, động tác chậm hơn thường ngày đôi chút, hỏi Tống Thập Cửu: "Còn đau đầu không?"
"Đau." Tống Thập Cửu thật thà nói.
Lý Thập Nhất vén tóc sang một bên, vừa mặc áo khoác vừa cúi đầu "ờ" một tiếng, sau đó nói: "Xuống dưới đi, tôi nấu canh giải rượu cho em."
Tống Thập Cửu gật đầu, cũng đưa tay vén tóc, không biết có phải ảo giác hay không, cô cảm thấy ánh mắt của Lý Thập Nhất thoáng khựng lại trong động tác của ngón tay mình, sau đó quay đầu đi, sắc mặt như thường xuống dưới nhà.
Khi xuống dưới nhà, gặp A La dậy sớm đọc sách, nhưng không thấy A Âm, hỏi Ngũ Tiền đang quét dọn ở một bên, Ngũ Tiền lấy ra một tờ giấy nhắn, nói là dậy sớm, ra ngoài ăn mì Trùng Khánh, thuận tiện mua mấy món, trưa nay sẽ ăn tá biên lô.
"Tá biên lô, là gì thế?" Tống Thập Cửu hỏi.
"Tiếng Quảng Đông, là lẩu." Lý Thập Nhất dựa bên cầu thang, đưa giấy lại cho Ngũ Tiền.
Tống Thập Cửu gật đầu, đi vào trong bếp: "A Âm là người Quảng Đông à? Rất hay nghe chị ấy nói tiếng Quảng Đông."
Lý Thập Nhất khựng lại, chỉ nói: "Không phải."
Ánh mắt không rõ ràng nhìn về phía A La, động tác lật trang sách của A La dừng lại, tay trái nắm lấy giấy, tay phải gõ nhẹ lên trang bìa.
Ánh sáng mặt trời tô điểm khiến phố núi lộn xộn nhưng thú vị này trở nên mâu thuẫn, tia sáng bị kiến trúc cao cao thấp thấp cản lại, quanh co vòng vèo mang theo vài phần hàm súc, nhưng những nơi không có trở ngại, ánh mặt trời chiếu rọi một cách thẳng thắn lại thản nhiên, hiện lên mấy phần hào sảng cùng nhiệt tình.
Mới ở đây một ngày, đã có hàng xóm chạm mặt tối qua chào hỏi A Âm đang cầm túi tiền, biết rõ cô là người từ phương bắc tới, lại dùng tiếng tiếng Quan thoại* không ra đâu vào đâu hỏi: "Em gái, dậy sớm thế?"
A Âm không biết tại sao vừa tới tây nam, bà cô đã biến thành em gái, cũng không biết có liên quan tới Đồ Lão Yêu hay không, nhưng cô cũng không muốn tính toán, lên tiếng hàn huyên đôi câu, vẫn lắc lư túi tiền, đung đưa vòng eo như con rắn nước đi về phía trước.
Vốn dĩ cô chẳng phải cô gái siêng năng cần cù, nhưng hôm qua nhìn thấy con đường lát đá xanh này, bỗng có chút hồi ức kì lạ, còn có linh cảm vẫn chưa giải quyết.
Cuối cùng dự cảm ấy thành hình khi nghe thấy hai chữ "A Âm" chần chừ của người sau lưng.
A Âm quay đầu, nhìn thấy một người đàn ông không quá cao, tóc ngắn rất có tinh thần, đồ tây màu nhạt với chất liệu thượng hạng, vạt áo cùng ống tay có chút nhăn nhúm, nhưng không trở ngại hình tượng bên ngoài, ngũ quan bình thường không có gì đặc sắc, nhưng đôi mặt lại rất đẹp, lông mi cực dài, hiện lên một vẻ xinh đẹp không nên xuất hiện trên mặt đàn ông.
Trái tim A Âm thắt lại, ấn đường nhíu chặt, hỏi người đàn ông: "Anh là..."
Nếu là trước kia, nhất định A Âm sẽ lập tức tươi cười, mặc kệ có nhận ra hay không, sẽ tiến lên phía trước gọi một tiếng "anh", nhưng cô nhìn ngón tay kích động tới nỗi run run của người này, cùng yết hầu trượt xuống, và cả ánh sáng thấp thoáng trong mắt, cứ cảm thấy người này không phải.
Không nên là khách làng chơi.
Người kia nghe thấy lời A Âm, ánh mắt hụt hẫng tối lại, giống như đèn dầu bị thổi tắt. A Âm nhìn vào mắt người đàn ông đột nhiên một câu nói nghẹn trong lồng ngực.
Cô đưa tay ra, nắm lấy khăn lụa chạm vào trong không khí, lại thu về đè lên môi dưới, nghi hoặc nói: "Là anh? Anh là..."
Đèn dầu trong đồng tử lại sáng lên, người kia tiến lên phía trước đôi ba bước, nói: "Đúng, đúng. Là tôi đây, A Bình đây!"
A Âm ngẫm nghĩ một lúc lâu, mới đáp: "A Bình?"
Cô đánh giá người đàn ông từ trên xuống dưới. Đúng là có người tên A Bình, trước kia khi ở phương nam cùng thầy, A Bình sống cách vách, người Quảng Đông, vì nói tiếng Quảng nên bị đám trẻ bắt nạt, A Âm không vừa mắt, liền lấy đá ném đám trẻ kia giúp A Bình mấy bận.
Tính cách A Âm chua ngoa, lại có bản lĩnh, đám trẻ không dám lớn tiếng, liền tản đi như ong vỡ tổ.
Từ đó A Bình này liền đi theo cô.
Mặt mày A Âm vui vẻ: "Bao nhiêu năm rồi đúng không? Anh thế nào, có ổn không?"
"Ổn, ổn." A Bình cúi đầu, nhìn mũi chân dính bụi của bản thân, nhiều năm qua A Bình nhanh nhẹn hoạt bát hơn nhiều, nói chuyện cũng không còn khẩu âm Quảng Đông, nhưng nhìn thấy A Âm, vẫn chỉ cất lên được một đôi chữ lộn xộn.
"Cô thì sao, có ổn không?" A Bình phủi vạt áo tây, cố gắng giấu đi chút chật vật. Vốn dĩ tưởng rằng bản thân sống rất tốt, nhưng khi nhìn thấy bộ xường xám tinh xảo, mái tóc không chút hỗn loạn, môi đỏ như quyến rũ cùng gò má trắng trẻo trên người A Âm, đột nhiên cảm thấy thời gian mười năm qua dường như chẳng có gì thay đổi, có những người phải ngửa mắt ngắm nhìn, sẽ phải ngửa mắt ngắm nhìn suốt một đời.
"Tôi ấy à..." A Âm mỉm cười, hai bên khóe môi cong lên một độ cong nhỏ, "Ổn, cũng không ổn."
Một trong những chuyện vui của đời người là gặp được người quen ở nơi đất khách quê người, mà nhiều khi, bốn chữ cửu biệt trùng phùng, phùng không phải là cuộc gặp gỡ trước mặt, mà là bản thân bị ném vào trong sâu thẳm kí ức. Nó dẫn người ấy tới trước mặt bạn một cách không kịp trở tay, khiến bạn nhìn lại thật kĩ thời gian rất nhiều năm qua, mượn câu hỏi của người bên cạnh hỏi bạn một câu – Bạn thế nào, sống có tốt không?
Thông thường đáp án vừa buồn bã vừa mơ hồ. Nói là không tốt, thì có lỗi với khuôn mặt dạt dào sắc xuân, nói là tốt, thì có lỗi với trái tim trải qua phong ba bão táp.
Thế là A Âm chỉ vén tóc ra sau tai, giấu đi câu chuyện trong khoảng dừng giữa "ổn" và "không ổn".
May mà A Bình không hỏi cặn kẽ, hoàn toàn chìm trong vui vẻ trùng phùng, nhét bánh ngọt mới mua ban nãy vào tay A Âm, lại cẩn thận hỏi cô đang ở chỗ nào, đưa cô về đó.
A Âm không từ chối, chỉ dừng bước ở đầu ngõ, khách sáo nói tạm biệt A Bình, rồi lại vung vẩy túi tiền đi về nhà.
Mở cánh cổng gỗ ra, chào đón A Âm là ánh mắt của A La. A La chuyển ghế đẩu thấp, ngồi nhặt rau trong sân, thấy A Âm quay về, cũng không nói gì, chỉ tiếp tục cúi đầu thong thả thực hiện động tác trong tay.
A Âm dựa lên khung cửa nhìn A La, đập túi tiền trong tay lên đùi, đột nhiên cảm thấy cảnh tượng này có chút hoang đường.
Diêm La đại nhân oai vũ sáng suốt trong thoại bản, ngồi trên chiếc ghế gỗ bốn chân không bằng nhau, trước mặt là chiếc chậu sắt to bằng chậu rửa mặt, gia công không quá tốt, viền chậu xiêu xiêu vẹo vẹo, nhưng đôi tay nắm rau lại như một tác phẩm nghệ thuật, bất kì ai nhìn thấy cũng không nỡ để nó phải dính nước.
A Âm vừa tạm biệt A Bình, nhìn thấy A La, đột nhiên có cảm giác không thích ứng giống như xuyên không, cô nên cảm thấy, thanh mai trúc mã người trần A Bình mới chắc chắn mới chân thực, còn bèo nước gặp nhau quỷ sai A La là ngựa thần lướt gió tung mây.
Nhưng cô lại cảm thấy, tương phản vừa vặn.
A Âm đi tới, cũng tùy tiện ngoắc lấy một chiếc ghế đẩu, ngồi xuống cạnh A La, đặt tay lên bụng làm ấm, hỏi A La: "Sao lại làm cái này?"
A La nói: "Không phải em nói, trưa nay muốn ăn lẩu sao?"
A Âm vỗ lên đầu, cười: "Thế mà lại quên mất, còn chưa mua rau."
A La nhìn bánh ngọt đặt bên tay A Âm, không lên tiếng.
A Âm mím môi, quan sát động tác nhặt rau của A La một lúc, sau đó hỏi: "Bình thường chị có nấu cơm không?"
"Không nấu." A La lắc đầu.
A Âm cúi đầu, co cổ tay giấu trong bụng thêm chút nữa, nhất thời cảm thấy không có gì để nói với A La, nhưng khác với bình thường là, bản thân vẫn chưa muốn kết thúc cuộc đối thoại với A La. Cô nhìn bóng dáng được phác họa dưới ánh mặt trời, yếu ớt, giống như cô gái nhỏ, như thể bạn lớn hơn một chút, là có thể chọc cô ấy khó lòng chống đỡ nhíu mày lại.
Cô nghĩ, nếu A La thực sự chỉ là một cô gái nhỏ, cô muốn nói chuyện với A La, sợ là sẽ nhiều hơn một đôi câu.
A Âm thả lỏng cánh môi, đột nhiên hỏi A La: "Phủ Thái Sơn mấy người, không già không chết, đúng không?"
"Đúng." A La nói.
"Giống như cương thi..." A Âm cười cười, cúi đầu nhìn gót giày của bản thân, rất lâu sau mới khẽ nói một câu, "Thì có nghĩa lý gì chứ?"
A La dừng động tác, ngẩng đầu nhìn A Âm.
A Âm giải thích: "Chúng ta sống một đời, là vì những thứ vui vật lạ. Cộng lại mới sống được mấy chục năm, đương nhiên sẽ sống vội sống vàng, có thế nào cũng phải sống cho ra sống. Nếu không có kết thúc, không có sinh tử, không có sợ hãi, lại chẳng có gì hi vọng, vậy thì có gì đáng trân trọng chứ?"
A La ngẩng đầu, chăm chú nhìn A Âm một lúc, sau đó cầm khăn ở một bên, cẩn thận lau tay, lắc đầu: "Sợ hãi, vốn dĩ chẳng phải cái chết."
A Âm nhíu mày, nghe A La chậm rãi nói: "Mà là mất đi, là lãng quên."
"Sợ mất đi bạn bè người thân, sợ mất đi yêu hận tình thù, sợ lãng quên những điều đáng ra nên nhớ, sợ lãng quên những kỷ niệm nhớ nhung." Cái chết chẳng qua là tượng trưng hóa của mất đi và lãng quên mà thôi, nếu cái chết không đại diện cho kết cục, thì không có bất kì điều gì đáng để sợ hãi.
A Âm sững sờ, thấy A La nhìn bản thân, khẽ nói: "Tôi đang mất đi, cũng đang bị lãng quên, vì thế cũng sẽ sợ hãi."
Sợ hãi không được lựa chọn, sợ hãi không được trân trọng, sợ hãi làm chuyện công cốc.
A La có rất nhiều thời gian, cũng vì thế mà nuôi dưỡng được rất nhiều rất nhiều sự nhẫn nại, nhưng điều này không đại diện cho việc vô hạn. Cũng có lúc cô mệt mỏi, cũng có lúc cô muộn phiền, cũng có lúc cô mệt mỏi với việc kiên trì và cũng có lúc cô khó lòng gồng gánh.
A La dùng ánh mắt vu.ốt ve đôi má người trước mặt, tất cả cố gắng bản thân đã làm, lần đầu tiên sốt ruột hi vọng người ấy có thể hiểu được.
...
Chú thích:
1. Quan thoại: là một nhóm các ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Hán được sử dụng khắp miền bắc và tây nam Trung Quốc. Vì phần lớn các dạng tiếng Quan thoại phân bố ở miền bắc Trung Quốc, nhóm này có khi được gọi là Bắc Phương thoại.
Vấn Quan
Đánh giá:
Truyện Vấn Quan
Story
Chương 67
10.0/10 từ 39 lượt.