Vấn Quan
Chương 110
149@-Ngoại truyện 1: A Thanh
Nghe nói phía nam thành Tứ Cửu có một hộ gia đình, trước kia người đàn ông làm nghề châm thuốc tẩu cho quan, sau này quan búi tóc, không còn tâm trạng hút thuốc nữa, người đàn ông liền mở một sạp hàng bán thuốc, ở con ngõ chếch ba mươi độ về phía nam, mọi người gọi anh ta là Ngô sạp thuốc.
Vợ Ngô sạp thuốc là một người phụ nữ ngốc, có một lần trông sạp thay chồng, ngồi bên sạp hàng của Quý thịt lợn, có người hỏi thịt lợn bao nhiêu tiền một cân, vợ Ngô sạp thuốc lại nói anh hút thuốc gì.
Chuyện cười này lan truyền khắp đầu đường cuối phố, nửa là vì ngày tháng không thấy chút triển vọng, nửa là vì vợ ngốc của Ngô sạp thuốc rất đẹp.
Đẹp nhường nào? Dân thành thị không có văn hóa không hình dung được, nhưng khi người phụ nữ này trên đường sẽ có mấy tiếng huýt sáo vang lên.
Khi tôi thấy cô ấy, cô ấy đã không còn xinh đẹp nữa, đã ba mươi mấy tuổi, tóc cũng bạc mất nửa, tóc mai được dùng kẹp tóc đen kẹp lại, sau gáy luôn bù xù, so le rũ trên cổ, nghe nói là lúc nấu ăn không cẩn thận bị cháy tóc, dứt khoát cắt phăng đi.
Cô ấy thích mặc áo khoác bông màu xanh nhạt, lộ ra áo lót trong màu vàng đất, có lúc ngay tới chiếc khăn mùi xoa màu đỏ tươi cũng lộ ra ngoài quá nửa, nói chuyện với cô ấy, nước mũi cứ chực chờ chảy xuống, cô ấy dựng lòng bàn tay lên, chà đôi cái lên nhân trung, rồi lại chùi lên vạt áo đôi cái.
Không biết có phải vì nguyên nhân này không, màu sắc trên quần áo của cô ấy cứ chỗ đậm chỗ nhạt, còn lếch thếch hơn cả đứa trẻ mà cô ấy đang dắt tay.
Đứa trẻ mà vợ Ngô sạp thuốc đang nắm tay mới ba bốn tuổi, không ngốc như mẹ nó, mà trông lanh lợi lại hoạt bát, đôi mắt nhìn qua nhìn lại, lúc cười lên còn giống như chiếc bánh ngào đường tròn xoe.
Hàng xóm láng giềng ai cũng thích.
Tôi nghĩ, thầy tôi cũng thích đứa trẻ này, nên mới hay tới thăm A Thanh.
A Thanh chính là cô vợ ngốc của Ngô sạp thuốc, tên đầy đủ là Dị.ch Thủy Thanh. Dị.ch Thủy Thanh, thanh th.ủy dịch, tôi ngẫm đi ngẫm lại, cảm thấy cái tên này rất êm tai.
Thầy rất hay tới thăm A Thanh, có lúc híp mắt dưới ánh mặt trời, có lúc che ô trong ngày mưa ướt át, nhưng luôn ở dưới chân tường ấy.
Sau đó đưa miếng thịt lợn xách trong tay cho tôi, sai tôi tặng cho A Thanh.
Có lúc là nửa con gà nướng.
Duy chỉ có một vò rượu, lắc qua lắc lại trong tay, làm rất nhiều động tác thò ra rồi lại thụt vào, nhưng cuối cùng không đưa cho tôi.
Tôi nghĩ cũng đúng, người ngốc không uống được rượu, sợ là uống vào sẽ nổi cơn điên.
Có một lần đứa con của nhà Ngô sạp thuốc bị mấy đứa nhóc ném bùn, nói nó có một bà mẹ ngốc, A Thanh liền ôm lấy nó khóc lóc, lúc này thầy tôi tiến lên phía trước, nhưng khi tới gần lại chần chừ dừng chân, một lúc lâu sau mới tiến nốt hai ba bước còn lại, bà ấy ngồi xuống, vạt áo rơi vào vũng bùn, gọi A Thanh: "A Thanh."
Lần đầu tiên tôi biết, giọng nói của thầy tôi có thể dịu dàng như thế, giống như thứ rượu khiến người ta say đắm nhất trong quán Tây Sơn.
A Thanh thút tha thút thít ngẩng đầu lên nhìn thầy tôi, nước mũi lại chảy xuống.
Chúng tôi làm nghề trộm mộ, điều không sợ nhất là bẩn thỉu, nhưng tôi không nghĩ, thầy tôi sẽ đưa tay cản động tác lau nước mũi của A Thanh, sau đó dùng ngón tay cẩn thận lau sạch sẽ nước mắt nước mũi trên mặt cho A Thanh.
Lúc vừa bái sư, thầy tôi bảo tôi trèo lên ghế đẩu nấu nướng, tôi bị sặc khói tới nỗi nước mắt không ngừng chảy, thầy tôi chỉ ném cho tôi một chiếc khăn bẩn, nói: "Cẩn thận vào, đừng để rơi vào trong đồ ăn."
Tôi tưởng rằng, bà ấy rất ghét người khóc.
Tôi chưa từng thấy thầy tôi khóc, lúc A Thanh chết cũng không.
Lúc con gái được năm tuổi, A Thanh bị viên tướng mới nhậm chức bắt đi, bắt cùng với Ngô sạp thuốc, nghe nói là có dây dưa tới ông quan lúc trước. Quý thịt lợn chém thớt, nói là có dây dưa gì, Ngô sạp thuốc không biết chữ, bình thường cũng chỉ châm tẩu. Chuyện này gọi là gì nhỉ, quan mới nhậm chức muốn đốt lửa, tia lửa bén tới nhà Ngô sạp thuốc.
Tia lửa của quyền quý, bén lên nhà người nghèo, rất dễ thiêu rụi một mảng.
A Thanh chết thế nào, tôi không biết, tôi và thầy đi mò vàng ở Hà Bắc quay về, liền biết được tin tức này, thầy tôi tới trước nhà A Thanh đứng suốt ba ngày, tới ngày thứ ba nôn ra một ngụm máu, nhưng làm như không có chuyện gì, cười nói: "Chết rồi cũng tốt."
Tôi sợ thầy phát điên, thầm quan sát bà ấy nửa ngày, nhưng bà ấy vẫn rất bình thản, chỉ là cuối cùng cũng mở vò rượu chưa tặng đi.
Lại thêm nửa tháng nữa, không biết thầy tôi tìm được tin tức ở đâu, nói là đứa con của A Thanh không bị dẫn tới quân phủ, hình như là gửi ở nhà cậu ba thân thích, nghe nói đã về Quảng Đông.
Thầy tôi liền dẫn tôi rời khỏi thành Tứ Cửu, đi dọc về phía nam, tìm kiếm không có kết quả, đợi tôi tưởng rằng đứa bé kia không còn đường sống, nhưng rồi lại gặp nó trong ngôi mộ cổ ở Tể Nam.
Nó vẫn trắng trẻo đáng yêu, hiểu biết bức người, đôi mắt long lanh, thắt nơ bướm trên dây buộc tóc.
Thầy tôi chăm chú nhìn nó, một lúc lâu sau mới hỏi tôi: "Thập Nhất, là A Âm đúng không?"
Đây không phải lần đầu tôi gặp A Âm, nhưng A Âm tưởng rằng đây là lần đầu gặp tôi, sau này mới biết suýt chút nữa nó bị bán vào kỹ viện, từ nhỏ đã khốn khó, chịu nhiều khổ cực, đương nhiên không nhớ tới người đã tặng thịt lợn mấy bận ở thành Tứ Cửu là tôi.
A Âm và tôi, là hai cô gái khác nhau, nhưng lại ăn ngủ cùng một chỗ. A Âm dạy tôi trộm hoa bóng nước, sơn móng tay đỏ rực cho tôi, xúi tôi nuôi tóc dài để tết tóc, năn nỉ tôi chẻ củi gánh nước cho cô ấy, còn lừa mấy đồng tiền lẻ tôi tích góp cho cô ấy, nói là sẽ thay tôi lên phố mua mấy bộ quần áo đẹp.
Bộ quần áo đó có vạt áo ngắn tới bắp chân, ống tay áo không che được cổ tay, vai thít chặt, còn là màu hồng đào mà A Âm thích nhất.
Thầy luôn ngẩn người khi nhìn tôi và A Âm, uống một ngụm rượu rồi nhìn A Âm, uống thêm một ngụm rượu rồi nhìn tôi.
Cũng có lúc A Âm có lương tâm phát hiện ra, có một lần sinh thần tôi, A Âm tặng tôi một mảnh ngọc bội trắng, tôi đặt lên tay ngắm nghía, rồi lại ngẩng mắt nhìn A Âm.
A Âm phì cười một tiếng, nói là yên tâm đi, không phải moi dưới đất, mua ở Hồ Ngọc Các, hàng chợ.
Tôi nói cảm ơn rồi đeo nó lên người, nhưng cũng vì nó mà bị thầy hung dữ trách phạt một phen.
Ngày đó xuống mộ, thầy nhìn thấy miếng ngọc bội trên eo tôi liền nổi trận lôi đình, lệnh cho tôi lập tức tháo xuống, sau đó cũng không mở quan tài, đi thẳng về thành, phạt tôi quỳ trong sân.
Tôi quỳ trong sân suốt cả tối, A Âm ở bên tôi, run run rẩy rẩy nhét cho tôi mấy chiếc bánh bao.
Sáng ngày hôm sau, thầy mới tới nhìn tôi, thấy tôi và A Âm vô cùng đáng thương, thở dài một tiếng, nói: "Sau này xuống mộ, người ngợm phải sạch sẽ."
Tôi "vâng" một tiếng đáp lại, trong mắt là sợi dây buộc tóc đỏ phô trương của A Âm.
Bà ấy hỏi tôi, con còn nhớ A Thanh ở thành Tứ Cửu không? Chính là mẹ của A Âm.
Nhớ, vợ ngốc của Ngô sạp thuốc.
Ngốc? Thầy cười lên, con ngươi khô khốc đục ngầu, nói, không có cô gái nào thông minh bằng A Thanh.
Thầy kể cho tôi một câu chuyện.
Bà ấy nói, A Thanh là sư tỷ của bà ấy, cũng là môn đệ đắc ý nhất của sư công, phân kim định huyệt, niết quyết niệm chú, tất cả đều tinh thông, lại có thân hình bất phàm, mặt mày như họa, là người tài sắc số một.
Nghề trộm mộ lục lọi quan tài, rất ít khi nhận con gái, vì âm khí nặng, sợ ma quỷ dính lên người, vì thế trong sư môn chỉ hai người họ. Bà ấy và A Thanh giống như tôi và A Âm, cùng ăn cùng ở, tình như chị em. A Thanh người như tên, lạnh như ngọc, không thích nói chuyện cũng không thích cười đùa, làm việc thỏa đáng, mọi chuyện chu toàn. Sau mỗi lần xuống mộ trở về, luôn đi vòng tới quán Tây Sơn gọi một vò rượu, lén lút cho A Ẩn uống.
A Ẩn chính là thầy tôi, Chung Ẩn.
Sư công tôi là đàn ông, suy cho cùng cũng không tiện quản giáo hai người, chỉ thỉnh thoảng ngửi thấy mùi rượu trong chăn có xua cũng không tan, sau đó bắt A Ẩn đi gánh ba mươi gánh nước.
Trong ba mươi gánh nước ấy, có mười gánh nước không đều, nước giếng vơi mất nửa non, hai mươi gánh còn lại đều tăm tắp, vừa nhìn là biết công phu của người gánh nước rất vững vàng, tư thế ngay ngắn như trúc xanh.
Đương nhiên sư công nhìn ra, toàn bộ người trong sư môn đều nhìn ra, nhưng không ai nói gì.
Biến cố ập tới quá nhỏ bé, còn khó nắm bắt hơn cả biểu cảm khi thầy tôi kể chuyện. Ban đầu chỉ là cách hai ba bữa A Ẩn bị sốt, sau đó dần dần nói sảng, rồi qua hai ba ngày nữa lại ngồi trước gương trong đêm tối, choàng khăn đỏ rực lên đầu, ê a cất giọng.
A Thanh hoảng hốt, đi mời sư công, sư công quan sát rất lâu, lại bắt mạch cho A Ẩn, nói không có tác dụng nữa rồi.
Tôi hỏi thầy, có ý gì.
Thầy cười khan một tiếng, nói, quỷ bám người đòi kết hôn.
Minh hôn? Tôi nhìn thầy một cái.
Thầy tôi im lặng một lúc mới nói, đương nhiên là chưa thành.
Sư tỷ của bà ấy, sư tỷ A Thanh tài sắc vẹn toàn của bà ấy rút một hồn ba phách của bản thân, dùng tất cả những kiến thức học được đời này bện một con bù nhìn ma, đưa vào trong mộ, đổi lại ấn sinh tử của A Ẩn.
A Thanh có phong thái người trời, dùng A Thanh đổi A Ẩn, đương nhiên người ta vui còn gì bằng.
Chỉ là thuật bù nhìn, có thể che mắt được nhất thời, không bao lâu sau liền lộ ra sơ hở, hai vợ chồng kia nổi trận lôi đình, đánh tan một hồn ba phách của A Thanh, ba phách thuộc ái, ố, dục.
Mà một hồn kia, gọi là sảng linh, nắm giữ sự thông minh nhanh nhẹn của con người.
Câu chuyện còn lại, thầy không kể, nhưng tôi hiểu.
Mất đi sự thông minh, A Thanh trở thành người vợ ngốc. Không có ái dục, A Thanh không nhớ thầy tôi.
Từ ngày A Thanh cầm bù nhìn rời khỏi sư môn, người khác chỉ nói A Thanh chọc giận ông trời, bị dọa tới mất mật, ngay cả sư tôn cũng thở dài không ngớt. Tới nhiều năm sau thầy tôi mò mẫm lại ngôi mộ ấy, mới biết nguyên nhân bên trong.
Cuối cùng trong mắt thầy tôi có thứ lấp lánh, ánh sáng nhỏ bé xa xôi, vắng vẻ trống trải.
Tôi nghĩ, có lẽ A Thanh vẫn còn một vài kí ức vụn vặt, nếu không tại sao con gái A Thanh lại là A Âm.
A Âm, A Ẩn. Chung tìmnh dịch, ẩn tình nan, thanh th.ủy dịch, thanh tâm nan (Chung tình dễ, yêu thầm khó, nước trong dễ, tâm trong khó).
Tôi và A Âm mở một sạp thuốc ở thành Tứ Cửu, A Âm châm thuốc rất nhanh nhẹn, thường xuyên nói cười, đây có lẽ là kỹ năng tổ truyền.
Sạp thuốc mở ở con ngõ ba mươi độ về phía nam, Quý thịt lợn bên cạnh băm chặt, người khác hỏi tôi bao nhiêu tiền một bi thuốc, tôi hỏi anh ta...
Anh hút thuốc gì?
Vấn Quan
Nghe nói phía nam thành Tứ Cửu có một hộ gia đình, trước kia người đàn ông làm nghề châm thuốc tẩu cho quan, sau này quan búi tóc, không còn tâm trạng hút thuốc nữa, người đàn ông liền mở một sạp hàng bán thuốc, ở con ngõ chếch ba mươi độ về phía nam, mọi người gọi anh ta là Ngô sạp thuốc.
Vợ Ngô sạp thuốc là một người phụ nữ ngốc, có một lần trông sạp thay chồng, ngồi bên sạp hàng của Quý thịt lợn, có người hỏi thịt lợn bao nhiêu tiền một cân, vợ Ngô sạp thuốc lại nói anh hút thuốc gì.
Chuyện cười này lan truyền khắp đầu đường cuối phố, nửa là vì ngày tháng không thấy chút triển vọng, nửa là vì vợ ngốc của Ngô sạp thuốc rất đẹp.
Đẹp nhường nào? Dân thành thị không có văn hóa không hình dung được, nhưng khi người phụ nữ này trên đường sẽ có mấy tiếng huýt sáo vang lên.
Khi tôi thấy cô ấy, cô ấy đã không còn xinh đẹp nữa, đã ba mươi mấy tuổi, tóc cũng bạc mất nửa, tóc mai được dùng kẹp tóc đen kẹp lại, sau gáy luôn bù xù, so le rũ trên cổ, nghe nói là lúc nấu ăn không cẩn thận bị cháy tóc, dứt khoát cắt phăng đi.
Cô ấy thích mặc áo khoác bông màu xanh nhạt, lộ ra áo lót trong màu vàng đất, có lúc ngay tới chiếc khăn mùi xoa màu đỏ tươi cũng lộ ra ngoài quá nửa, nói chuyện với cô ấy, nước mũi cứ chực chờ chảy xuống, cô ấy dựng lòng bàn tay lên, chà đôi cái lên nhân trung, rồi lại chùi lên vạt áo đôi cái.
Không biết có phải vì nguyên nhân này không, màu sắc trên quần áo của cô ấy cứ chỗ đậm chỗ nhạt, còn lếch thếch hơn cả đứa trẻ mà cô ấy đang dắt tay.
Đứa trẻ mà vợ Ngô sạp thuốc đang nắm tay mới ba bốn tuổi, không ngốc như mẹ nó, mà trông lanh lợi lại hoạt bát, đôi mắt nhìn qua nhìn lại, lúc cười lên còn giống như chiếc bánh ngào đường tròn xoe.
Hàng xóm láng giềng ai cũng thích.
Tôi nghĩ, thầy tôi cũng thích đứa trẻ này, nên mới hay tới thăm A Thanh.
A Thanh chính là cô vợ ngốc của Ngô sạp thuốc, tên đầy đủ là Dị.ch Thủy Thanh. Dị.ch Thủy Thanh, thanh th.ủy dịch, tôi ngẫm đi ngẫm lại, cảm thấy cái tên này rất êm tai.
Thầy rất hay tới thăm A Thanh, có lúc híp mắt dưới ánh mặt trời, có lúc che ô trong ngày mưa ướt át, nhưng luôn ở dưới chân tường ấy.
Sau đó đưa miếng thịt lợn xách trong tay cho tôi, sai tôi tặng cho A Thanh.
Có lúc là nửa con gà nướng.
Duy chỉ có một vò rượu, lắc qua lắc lại trong tay, làm rất nhiều động tác thò ra rồi lại thụt vào, nhưng cuối cùng không đưa cho tôi.
Tôi nghĩ cũng đúng, người ngốc không uống được rượu, sợ là uống vào sẽ nổi cơn điên.
Có một lần đứa con của nhà Ngô sạp thuốc bị mấy đứa nhóc ném bùn, nói nó có một bà mẹ ngốc, A Thanh liền ôm lấy nó khóc lóc, lúc này thầy tôi tiến lên phía trước, nhưng khi tới gần lại chần chừ dừng chân, một lúc lâu sau mới tiến nốt hai ba bước còn lại, bà ấy ngồi xuống, vạt áo rơi vào vũng bùn, gọi A Thanh: "A Thanh."
Lần đầu tiên tôi biết, giọng nói của thầy tôi có thể dịu dàng như thế, giống như thứ rượu khiến người ta say đắm nhất trong quán Tây Sơn.
A Thanh thút tha thút thít ngẩng đầu lên nhìn thầy tôi, nước mũi lại chảy xuống.
Chúng tôi làm nghề trộm mộ, điều không sợ nhất là bẩn thỉu, nhưng tôi không nghĩ, thầy tôi sẽ đưa tay cản động tác lau nước mũi của A Thanh, sau đó dùng ngón tay cẩn thận lau sạch sẽ nước mắt nước mũi trên mặt cho A Thanh.
Lúc vừa bái sư, thầy tôi bảo tôi trèo lên ghế đẩu nấu nướng, tôi bị sặc khói tới nỗi nước mắt không ngừng chảy, thầy tôi chỉ ném cho tôi một chiếc khăn bẩn, nói: "Cẩn thận vào, đừng để rơi vào trong đồ ăn."
Tôi tưởng rằng, bà ấy rất ghét người khóc.
Tôi chưa từng thấy thầy tôi khóc, lúc A Thanh chết cũng không.
Lúc con gái được năm tuổi, A Thanh bị viên tướng mới nhậm chức bắt đi, bắt cùng với Ngô sạp thuốc, nghe nói là có dây dưa tới ông quan lúc trước. Quý thịt lợn chém thớt, nói là có dây dưa gì, Ngô sạp thuốc không biết chữ, bình thường cũng chỉ châm tẩu. Chuyện này gọi là gì nhỉ, quan mới nhậm chức muốn đốt lửa, tia lửa bén tới nhà Ngô sạp thuốc.
Tia lửa của quyền quý, bén lên nhà người nghèo, rất dễ thiêu rụi một mảng.
A Thanh chết thế nào, tôi không biết, tôi và thầy đi mò vàng ở Hà Bắc quay về, liền biết được tin tức này, thầy tôi tới trước nhà A Thanh đứng suốt ba ngày, tới ngày thứ ba nôn ra một ngụm máu, nhưng làm như không có chuyện gì, cười nói: "Chết rồi cũng tốt."
Tôi sợ thầy phát điên, thầm quan sát bà ấy nửa ngày, nhưng bà ấy vẫn rất bình thản, chỉ là cuối cùng cũng mở vò rượu chưa tặng đi.
Lại thêm nửa tháng nữa, không biết thầy tôi tìm được tin tức ở đâu, nói là đứa con của A Thanh không bị dẫn tới quân phủ, hình như là gửi ở nhà cậu ba thân thích, nghe nói đã về Quảng Đông.
Thầy tôi liền dẫn tôi rời khỏi thành Tứ Cửu, đi dọc về phía nam, tìm kiếm không có kết quả, đợi tôi tưởng rằng đứa bé kia không còn đường sống, nhưng rồi lại gặp nó trong ngôi mộ cổ ở Tể Nam.
Nó vẫn trắng trẻo đáng yêu, hiểu biết bức người, đôi mắt long lanh, thắt nơ bướm trên dây buộc tóc.
Thầy tôi chăm chú nhìn nó, một lúc lâu sau mới hỏi tôi: "Thập Nhất, là A Âm đúng không?"
Đây không phải lần đầu tôi gặp A Âm, nhưng A Âm tưởng rằng đây là lần đầu gặp tôi, sau này mới biết suýt chút nữa nó bị bán vào kỹ viện, từ nhỏ đã khốn khó, chịu nhiều khổ cực, đương nhiên không nhớ tới người đã tặng thịt lợn mấy bận ở thành Tứ Cửu là tôi.
A Âm và tôi, là hai cô gái khác nhau, nhưng lại ăn ngủ cùng một chỗ. A Âm dạy tôi trộm hoa bóng nước, sơn móng tay đỏ rực cho tôi, xúi tôi nuôi tóc dài để tết tóc, năn nỉ tôi chẻ củi gánh nước cho cô ấy, còn lừa mấy đồng tiền lẻ tôi tích góp cho cô ấy, nói là sẽ thay tôi lên phố mua mấy bộ quần áo đẹp.
Bộ quần áo đó có vạt áo ngắn tới bắp chân, ống tay áo không che được cổ tay, vai thít chặt, còn là màu hồng đào mà A Âm thích nhất.
Thầy luôn ngẩn người khi nhìn tôi và A Âm, uống một ngụm rượu rồi nhìn A Âm, uống thêm một ngụm rượu rồi nhìn tôi.
Cũng có lúc A Âm có lương tâm phát hiện ra, có một lần sinh thần tôi, A Âm tặng tôi một mảnh ngọc bội trắng, tôi đặt lên tay ngắm nghía, rồi lại ngẩng mắt nhìn A Âm.
A Âm phì cười một tiếng, nói là yên tâm đi, không phải moi dưới đất, mua ở Hồ Ngọc Các, hàng chợ.
Tôi nói cảm ơn rồi đeo nó lên người, nhưng cũng vì nó mà bị thầy hung dữ trách phạt một phen.
Ngày đó xuống mộ, thầy nhìn thấy miếng ngọc bội trên eo tôi liền nổi trận lôi đình, lệnh cho tôi lập tức tháo xuống, sau đó cũng không mở quan tài, đi thẳng về thành, phạt tôi quỳ trong sân.
Tôi quỳ trong sân suốt cả tối, A Âm ở bên tôi, run run rẩy rẩy nhét cho tôi mấy chiếc bánh bao.
Sáng ngày hôm sau, thầy mới tới nhìn tôi, thấy tôi và A Âm vô cùng đáng thương, thở dài một tiếng, nói: "Sau này xuống mộ, người ngợm phải sạch sẽ."
Tôi "vâng" một tiếng đáp lại, trong mắt là sợi dây buộc tóc đỏ phô trương của A Âm.
Bà ấy hỏi tôi, con còn nhớ A Thanh ở thành Tứ Cửu không? Chính là mẹ của A Âm.
Nhớ, vợ ngốc của Ngô sạp thuốc.
Ngốc? Thầy cười lên, con ngươi khô khốc đục ngầu, nói, không có cô gái nào thông minh bằng A Thanh.
Thầy kể cho tôi một câu chuyện.
Bà ấy nói, A Thanh là sư tỷ của bà ấy, cũng là môn đệ đắc ý nhất của sư công, phân kim định huyệt, niết quyết niệm chú, tất cả đều tinh thông, lại có thân hình bất phàm, mặt mày như họa, là người tài sắc số một.
Nghề trộm mộ lục lọi quan tài, rất ít khi nhận con gái, vì âm khí nặng, sợ ma quỷ dính lên người, vì thế trong sư môn chỉ hai người họ. Bà ấy và A Thanh giống như tôi và A Âm, cùng ăn cùng ở, tình như chị em. A Thanh người như tên, lạnh như ngọc, không thích nói chuyện cũng không thích cười đùa, làm việc thỏa đáng, mọi chuyện chu toàn. Sau mỗi lần xuống mộ trở về, luôn đi vòng tới quán Tây Sơn gọi một vò rượu, lén lút cho A Ẩn uống.
A Ẩn chính là thầy tôi, Chung Ẩn.
Sư công tôi là đàn ông, suy cho cùng cũng không tiện quản giáo hai người, chỉ thỉnh thoảng ngửi thấy mùi rượu trong chăn có xua cũng không tan, sau đó bắt A Ẩn đi gánh ba mươi gánh nước.
Trong ba mươi gánh nước ấy, có mười gánh nước không đều, nước giếng vơi mất nửa non, hai mươi gánh còn lại đều tăm tắp, vừa nhìn là biết công phu của người gánh nước rất vững vàng, tư thế ngay ngắn như trúc xanh.
Đương nhiên sư công nhìn ra, toàn bộ người trong sư môn đều nhìn ra, nhưng không ai nói gì.
Biến cố ập tới quá nhỏ bé, còn khó nắm bắt hơn cả biểu cảm khi thầy tôi kể chuyện. Ban đầu chỉ là cách hai ba bữa A Ẩn bị sốt, sau đó dần dần nói sảng, rồi qua hai ba ngày nữa lại ngồi trước gương trong đêm tối, choàng khăn đỏ rực lên đầu, ê a cất giọng.
A Thanh hoảng hốt, đi mời sư công, sư công quan sát rất lâu, lại bắt mạch cho A Ẩn, nói không có tác dụng nữa rồi.
Tôi hỏi thầy, có ý gì.
Thầy cười khan một tiếng, nói, quỷ bám người đòi kết hôn.
Minh hôn? Tôi nhìn thầy một cái.
Thầy tôi im lặng một lúc mới nói, đương nhiên là chưa thành.
Sư tỷ của bà ấy, sư tỷ A Thanh tài sắc vẹn toàn của bà ấy rút một hồn ba phách của bản thân, dùng tất cả những kiến thức học được đời này bện một con bù nhìn ma, đưa vào trong mộ, đổi lại ấn sinh tử của A Ẩn.
A Thanh có phong thái người trời, dùng A Thanh đổi A Ẩn, đương nhiên người ta vui còn gì bằng.
Chỉ là thuật bù nhìn, có thể che mắt được nhất thời, không bao lâu sau liền lộ ra sơ hở, hai vợ chồng kia nổi trận lôi đình, đánh tan một hồn ba phách của A Thanh, ba phách thuộc ái, ố, dục.
Mà một hồn kia, gọi là sảng linh, nắm giữ sự thông minh nhanh nhẹn của con người.
Câu chuyện còn lại, thầy không kể, nhưng tôi hiểu.
Mất đi sự thông minh, A Thanh trở thành người vợ ngốc. Không có ái dục, A Thanh không nhớ thầy tôi.
Từ ngày A Thanh cầm bù nhìn rời khỏi sư môn, người khác chỉ nói A Thanh chọc giận ông trời, bị dọa tới mất mật, ngay cả sư tôn cũng thở dài không ngớt. Tới nhiều năm sau thầy tôi mò mẫm lại ngôi mộ ấy, mới biết nguyên nhân bên trong.
Cuối cùng trong mắt thầy tôi có thứ lấp lánh, ánh sáng nhỏ bé xa xôi, vắng vẻ trống trải.
Tôi nghĩ, có lẽ A Thanh vẫn còn một vài kí ức vụn vặt, nếu không tại sao con gái A Thanh lại là A Âm.
A Âm, A Ẩn. Chung tìmnh dịch, ẩn tình nan, thanh th.ủy dịch, thanh tâm nan (Chung tình dễ, yêu thầm khó, nước trong dễ, tâm trong khó).
Tôi và A Âm mở một sạp thuốc ở thành Tứ Cửu, A Âm châm thuốc rất nhanh nhẹn, thường xuyên nói cười, đây có lẽ là kỹ năng tổ truyền.
Sạp thuốc mở ở con ngõ ba mươi độ về phía nam, Quý thịt lợn bên cạnh băm chặt, người khác hỏi tôi bao nhiêu tiền một bi thuốc, tôi hỏi anh ta...
Anh hút thuốc gì?
Vấn Quan
Đánh giá:
Truyện Vấn Quan
Story
Chương 110
10.0/10 từ 39 lượt.