Trường An Thái Bình
Chương 121: Phật pháp
119@-Tháng Ba xuân, Tô Sầm chọn một ngày rảnh rỗi rủ cả nhà cùng ra ngoài du xuân.
Ban đầu cậu chỉ định dẫn theo Khúc Linh Nhi thôi, nào ngờ tên Khúc Linh Nhi này nhiều chuyện, có gì cũng phải khoe khoang với Kỳ ca ca nhà mình cho được. Kỳ Lâm lại nhắc đến chuyện này trước mặt Lý Thích, thế là khi họ xách hành lý ra ngoài thì đã thấy Lý Thích và Kỳ Lâm mặc thường phục đứng ngoài cửa.
Tô Sầm sửng sốt: “Hôm nay ngài không cần phê tấu chương ạ?”
Lý Thích chắp tay sau lưng: “Thỉnh thoảng cũng muốn ‘từ ấy quân vương nhãng buổi chầu’ một lần.”
Mặt Tô Sầm ửng lên, thế ai là kẻ khiến ngài ‘đêm xuân ngắn ngủi, trời lên sớm’ thế? Nghĩ vậy nhưng trong lòng vẫn vui lắm, cậu cũng không mong ngày nào Lý Thích cũng phí hết tâm huyết vào việc triều chính, suốt một năm chuyện nhỏ chuyện to gì cũng đưa đến cung Hưng Khánh, cậu nhìn còn thấy mệt, thỉnh thoảng nghỉ một buổi cũng không có gì để trách.
Đích đến của chuyến này là chùa Thảo Đường. Đương lúc cỏ mọc oanh bay, dọc đường cây cối xanh tươi um tùm, cảnh sắc tuyệt đẹp. Lần đầu tới đây còn là lúc hàn đông tịch nguyệt[1], trên núi trơ trụi chẳng có thứ gì, nay băng tan tuyết chảy, vạn vật sinh sôi, dọc đường cũng nhiều cái thú hơn hẳn. Khúc Linh Nhi nhảy lên nhảy xuống không chịu yên, lúc thì đòi hái hoa cũng thì đòi bắt cá, có Lý Thích ở đây Tô Sầm không nổi cáu được, bèn đưa mắt ra hiệu cho Kỳ Lâm: Người của huynh, huynh trông cho kĩ được không?
Kỳ Lâm chỉ nghĩ Tô đại nhân chê hắn cản trở, bèn đi bắt cá với Khúc Linh Nhi.
Tô Sầm: “…”
Trời mênh mông đất bao la, nhật nguyệt làm chứng, trời xanh chứng giám, trước đó Tô Sầm hoàn toàn không có ý nghĩ gì không nên có. Nhưng non xanh nước biếc, bốn bề vắng vẻ, không làm chút gì chẳng phải uổng phí sắc xuân tươi đẹp hay sao?
Đang nghĩ xem nên ra tay thế nào, Lý Thích đột nhiên dừng bước, quay lại nhìn cậu.
Tô Sầm chột dạ xoa mặt: “…Sao thế ạ?”
Hàng lông mày tuấn tú của Lý Thích nhướng lên: “Không phải em muốn nói gì với ta sao?”
Tô Sầm: “Hả?”
“Thế em đuổi Kỳ Lâm đi làm gì?”
“…” Tô đại nhân khóc không ra nước mắt, cậu còn oan hơn cả nàng Đậu Nga nữa, nhưng nghĩ lại đã tới nước này rồi, đâm lao thì theo lao, cậu cắn răng nói: “Em muốn nói chuyện này với ngài.”
Sau đó Tô Sầm bước đến trước mặt hắn, vừa mở miệng thì bỗng nhón chân, đặt một nụ hôn thơm ngát mùi cây cỏ lên khóe miệng hơi nhếch lên của Lý Thích.
Không đợi hắn kịp làm gì cậu đã cuống cuồng lùi về, sải chân bước về phía trước, mắt nhìn thẳng, không thể nghiêm chỉnh hơn được nữa.
Lý Thích khẽ cười nhìn vành tai dần đỏ lên kia, sau đó li3m khóe môi, cứ thấy chưa đã thèm.
…
Khi lên đến chùa đã quá giờ ăn trưa. Khúc Linh Nhi xách mấy con cá to Kỳ ca ca bắt cho y, đứng trước cửa chùa hỏi một hòa thượng trẻ: “Chỗ các thầy có nấu canh cá được không?”
Đây là miếu hòa thượng, không phải quán ăn! Mấy vạch đen thui xuất hiện trên cái đầu bóng loáng của hòa thượng trẻ tuổi: “Người xuất gia không sát sinh.”
Khúc Linh Nhi xua tay: “Không nhờ thầy giết, tôi tự giết mà.”
Hòa thượng: “…Vạn vật có linh tính, nếu tùy tiện giết hại, đoạt mất sinh mạng, sau khi chết sẽ rơi xuống ác đạo. Phía sau chùa có một hồ phóng sinh, mong thí chủ rủ lòng từ bi để kết thiện duyên.”
Khúc Linh Nhi nhìn Kỳ Lâm rồi lại nhìn mấy con cá, con nào con nấy béo mập tươi ngon, còn bật tanh tách, bảo y thả thì y tiếc, mà xách vào chùa thì không được, cực kỳ khó xử.
Cuối cùng Kỳ Lâm đành kéo y ra ngồi trước cửa chùa, vứt cá lên thềm đá chuẩn bị làm ăn. Sắc xuân đương đẹp, người lên chùa dâng hương đông đúc, vừa dâng hương cúng Phật xong mua con cá tươi về hầm canh lại chẳng hay sao? Người qua lại hỏi giá liên tục, buôn bán rất đắt.
Hòa thượng không nhìn nổi nữa, thầm nhẩm “A di đà Phật, A di đà Phật…”, sau đó đi vào trong chùa, nhắm mắt làm ngơ.
Tô Sầm nhìn Lý Thích lắc đầu cười, không đợi họ và vào chùa trước.
Tô Sầm nói với Lý Thích ý đồ của cậu, chuyến này đi du xuân chỉ là một lý do, mà mục đích còn lại là cậu nghi ngờ Hoàng Uyển Nhi bị nhốt trong một ngôi chùa nào đó.
Cậu đoán vậy cũng không phải vô căn cứ, lúc trước cậu biết được người bán đôi hoa tai ngọc lục bảo có chai trên đốt thứ hai ngón trỏ tay phải từ chủ tiệm cầm đồ. Sau đó cậu đã nghiêm túc quan sát người làm đủ mọi nghề, từ dùng dao dùng kiếm, thợ đá, thợ rèn, thợ gạch, thậm chí cả đồ tể đều không ai có vết chai như vậy. Đốt thứ hai ngón trỏ ít khi dùng đến, Tô Sầm nghĩ mãi không ra tại sao lại có chai ở chỗ đó. Mãi cho đến một ngày, có một hòa thượng từ trên núi xuống hóa duyên.
Nhìn tay của hòa thượng kia Tô Sầm mới bừng tỉnh, chuỗi tràng hạt ma sát vào ngón tay, lâu dài sẽ thành chai. Chủ tiệm cầm đồ nói người nọ che rất kín, có lẽ là để che đi cái đầu trọc không giống người của họ.
Nếu đã bắt tay từ chùa miếu thì Tô Sầm chọn bắt đầu từ chùa Thảo Đường gần đình Vãn Tình nhất, mang tiếng là du xuân tiện đường thăm dò thực hư trong chùa luôn.
Tuy chùa Thảo Đường nổi tiếng về cầu duyên, nhưng đây cũng là nơi chùa chiền thực thụ. Đi vào cổng chùa sẽ bắt gặp điện Hộ Pháp trước tiên, hai bên trái phải là lầu chuông gác trống, đi ra sau nữa thì là Đại Hùng Bảo Điện, thờ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hương hỏa dồi dào, người qua lại không ngớt.
Tô Sầm không đến chỉ để bái Phật, cậu vào chính điện dâng hương xong thì ra ngoài, đi loanh quanh cùng Lý Thích. Đi ra phía sau lần lượt có các điện Đại Bi, điện Địa Tạng, điện Tam Thánh, sau chùa thì có ngọn tháp Phật thờ cúng Phật cốt, xá lợi, sau tháp Phật là một rừng trúc.
Tô Sầm nhớ lúc trước Phong Nhất Minh dẫn họ tới đây, có nói trong rừng trúc này có một cái giếng, giếng gặp người có duyên sẽ bốc khói, được coi là một thắng cảnh trong Trường An, hẳn là có mánh khóe gì đó. Nếu đã tới rồi thì cậu cũng muốn xem lần này mình có duyên hay không. Không ngờ sa di lần trước lại cản trước lối vào: “Giếng cổ đang sửa nên tạm không đón khách, mời thí chủ về cho.”
Sa di chắp tay: “Quanh giếng ẩm ướt nguy hiểm, làm việc cũng vì an toàn của các thí chủ, mong thí chủ thông cảm.”
Tô Sầm và Lý Thích nhìn nhau, Tô Sầm không gượng ép nữa mà chắp tay đáp lễ với sa di rồi rời đi cùng Lý Thích.
Đi đến nơi vắng người, Tô Sầm mới nói: “Cái giếng kia có vấn đề, em phải tìm cơ hội vào xem thử.”
Lý Thích gật đầu: “Đợi đến đêm rồi đi.”
“Đến đêm?” Tô Sầm sửng sốt: “Chúng ta qua đêm ở chùa sao?”
Lý Thích nói: “Người vừa rồi hẳn là võ tăng, ban ngày canh chừng nghiêm ngặt như vậy em vào bằng cách nào?”
“Thế ngài thì sao?” Tô Sầm nhíu mày hỏi. Cậu ở lại thì không sao, nhưng thân phận Ninh Vương cao quý, việc nước bận rộn, sao ở lại chùa với cậu được?
Lý Thích nhìn Tô Sầm, cười hỏi: “Em nghĩ sao?”
…
Hai người lại ra tiền điện bố thí một khoản hương hỏa kếch xù, cả trụ trì cũng phải tự ra đón tiếp. Tô Sầm bèn chộp thời cơ, nói: “Ông nhà con thành tâm lễ Phật, đi tới đâu cũng phải bố thí ra trò. Chuyến này đến thăm chùa ta rất thích vẻ yên tĩnh trong chùa, nên muốn tá túc một đêm.”
Trụ trì trong chùa có pháp danh Tuệ Không, bộ râu bạc phơ, khuôn mặt hiền từ, lão không nghi ngờ lời Tô Sầm nói mà lập tức sai hòa thượng trẻ bên cạnh đi dọn sương phòng cho đám Tô Sầm.
Tô Sầm chưa từng nghĩ một người xử sự quyết đoán không tin quỷ thần cho Lý Thích lại có trình độ trong Phật pháp như vậy, ban đầu cậu chỉ tò mò đi theo nghe thử, không ngờ lại nghe đến say sưa.
Nhắc đến “Kinh Địa Tạng”, Lý Thích nói: “Địa Tạng Bồ tát lấy thân hóa độ chúng sinh, dạy chúng sinh rời xa ba đường ác đạo, ‘khỏi vòng sanh tử hưởng vui niết bàn’. Từng phát nguyện rằng ‘địa ngục vị không, thệ bất thành Phật’[2]. Với Phật lực ngang Thích Ca Mâu Ni, sớm đã chứng Phật quả trước kiếp vô lượng song lại lui về làm Bồ tát, là giáo chủ cõi U Minh. Địa ngục chưa trống hết, chúng sinh chưa độ tận, thề chẳng chứng đạo màu.”
[2] Trích bài kệ khai kinh trong Kinh Địa Tạng, ý là giúp chúng sinh giải thoát hết, địa ngục không còn ai mới chịu thành Phật.
Trụ trì Tuệ Không xoay vòng phật châu, gật đầu nói: “Đại Bồ tát có lòng từ bi quảng đại, có thể cứu độ hằng hà sa số kẻ ngu dốt đần độn hướng thiện. Thí chủ có căn Phật thâm sâu, chỉ có điều chấp duyên quá nặng, nếu có ngày tỉnh ngộ hoàn toàn ắt có thể tu được cảnh giới đại thừa vô thượng. A di đà phật.”
Lý Thích chỉ uống trà, cười nhạt.
Kỳ Lâm và Khúc Linh Nhi bán cá xong đã về, khắp người nồng nặc mùi cá mùi tiền, vừa bước vào đã hủy sạch bầu không khí thoát tục vừa rồi.
Tô Sầm không dám để Khúc Linh Nhi ở đây phá hoại cửa Phật thanh tịnh nữa, thấy hòa thượng đã thu dọn xong sương phòng thì mấy người vái chào trụ trì, sang sương phòng sắp xếp trước.
Vừa đi, Tô Sầm vừa hỏi nhỏ: “Mới nãy trụ trì nói vậy là có ý gì?”
Lý Thích chắp tay sau lưng, lắc đầu: “Nghe không hiểu.”
Tô Sầm: “…Thế sao hai người nói chuyện vui vẻ vậy?”
Lý Thích cười sâu xa: “Bên cạnh có bài tập mấy hòa thượng viết, ta đọc theo thôi.”
Tô Sầm: “…”
Trường An Thái Bình
Ban đầu cậu chỉ định dẫn theo Khúc Linh Nhi thôi, nào ngờ tên Khúc Linh Nhi này nhiều chuyện, có gì cũng phải khoe khoang với Kỳ ca ca nhà mình cho được. Kỳ Lâm lại nhắc đến chuyện này trước mặt Lý Thích, thế là khi họ xách hành lý ra ngoài thì đã thấy Lý Thích và Kỳ Lâm mặc thường phục đứng ngoài cửa.
Tô Sầm sửng sốt: “Hôm nay ngài không cần phê tấu chương ạ?”
Lý Thích chắp tay sau lưng: “Thỉnh thoảng cũng muốn ‘từ ấy quân vương nhãng buổi chầu’ một lần.”
Mặt Tô Sầm ửng lên, thế ai là kẻ khiến ngài ‘đêm xuân ngắn ngủi, trời lên sớm’ thế? Nghĩ vậy nhưng trong lòng vẫn vui lắm, cậu cũng không mong ngày nào Lý Thích cũng phí hết tâm huyết vào việc triều chính, suốt một năm chuyện nhỏ chuyện to gì cũng đưa đến cung Hưng Khánh, cậu nhìn còn thấy mệt, thỉnh thoảng nghỉ một buổi cũng không có gì để trách.
Đích đến của chuyến này là chùa Thảo Đường. Đương lúc cỏ mọc oanh bay, dọc đường cây cối xanh tươi um tùm, cảnh sắc tuyệt đẹp. Lần đầu tới đây còn là lúc hàn đông tịch nguyệt[1], trên núi trơ trụi chẳng có thứ gì, nay băng tan tuyết chảy, vạn vật sinh sôi, dọc đường cũng nhiều cái thú hơn hẳn. Khúc Linh Nhi nhảy lên nhảy xuống không chịu yên, lúc thì đòi hái hoa cũng thì đòi bắt cá, có Lý Thích ở đây Tô Sầm không nổi cáu được, bèn đưa mắt ra hiệu cho Kỳ Lâm: Người của huynh, huynh trông cho kĩ được không?
Kỳ Lâm chỉ nghĩ Tô đại nhân chê hắn cản trở, bèn đi bắt cá với Khúc Linh Nhi.
Tô Sầm: “…”
Trời mênh mông đất bao la, nhật nguyệt làm chứng, trời xanh chứng giám, trước đó Tô Sầm hoàn toàn không có ý nghĩ gì không nên có. Nhưng non xanh nước biếc, bốn bề vắng vẻ, không làm chút gì chẳng phải uổng phí sắc xuân tươi đẹp hay sao?
Đang nghĩ xem nên ra tay thế nào, Lý Thích đột nhiên dừng bước, quay lại nhìn cậu.
Tô Sầm chột dạ xoa mặt: “…Sao thế ạ?”
Hàng lông mày tuấn tú của Lý Thích nhướng lên: “Không phải em muốn nói gì với ta sao?”
Tô Sầm: “Hả?”
“Thế em đuổi Kỳ Lâm đi làm gì?”
“…” Tô đại nhân khóc không ra nước mắt, cậu còn oan hơn cả nàng Đậu Nga nữa, nhưng nghĩ lại đã tới nước này rồi, đâm lao thì theo lao, cậu cắn răng nói: “Em muốn nói chuyện này với ngài.”
Sau đó Tô Sầm bước đến trước mặt hắn, vừa mở miệng thì bỗng nhón chân, đặt một nụ hôn thơm ngát mùi cây cỏ lên khóe miệng hơi nhếch lên của Lý Thích.
Không đợi hắn kịp làm gì cậu đã cuống cuồng lùi về, sải chân bước về phía trước, mắt nhìn thẳng, không thể nghiêm chỉnh hơn được nữa.
Lý Thích khẽ cười nhìn vành tai dần đỏ lên kia, sau đó li3m khóe môi, cứ thấy chưa đã thèm.
…
Khi lên đến chùa đã quá giờ ăn trưa. Khúc Linh Nhi xách mấy con cá to Kỳ ca ca bắt cho y, đứng trước cửa chùa hỏi một hòa thượng trẻ: “Chỗ các thầy có nấu canh cá được không?”
Đây là miếu hòa thượng, không phải quán ăn! Mấy vạch đen thui xuất hiện trên cái đầu bóng loáng của hòa thượng trẻ tuổi: “Người xuất gia không sát sinh.”
Khúc Linh Nhi xua tay: “Không nhờ thầy giết, tôi tự giết mà.”
Hòa thượng: “…Vạn vật có linh tính, nếu tùy tiện giết hại, đoạt mất sinh mạng, sau khi chết sẽ rơi xuống ác đạo. Phía sau chùa có một hồ phóng sinh, mong thí chủ rủ lòng từ bi để kết thiện duyên.”
Khúc Linh Nhi nhìn Kỳ Lâm rồi lại nhìn mấy con cá, con nào con nấy béo mập tươi ngon, còn bật tanh tách, bảo y thả thì y tiếc, mà xách vào chùa thì không được, cực kỳ khó xử.
Cuối cùng Kỳ Lâm đành kéo y ra ngồi trước cửa chùa, vứt cá lên thềm đá chuẩn bị làm ăn. Sắc xuân đương đẹp, người lên chùa dâng hương đông đúc, vừa dâng hương cúng Phật xong mua con cá tươi về hầm canh lại chẳng hay sao? Người qua lại hỏi giá liên tục, buôn bán rất đắt.
Hòa thượng không nhìn nổi nữa, thầm nhẩm “A di đà Phật, A di đà Phật…”, sau đó đi vào trong chùa, nhắm mắt làm ngơ.
Tô Sầm nhìn Lý Thích lắc đầu cười, không đợi họ và vào chùa trước.
Tô Sầm nói với Lý Thích ý đồ của cậu, chuyến này đi du xuân chỉ là một lý do, mà mục đích còn lại là cậu nghi ngờ Hoàng Uyển Nhi bị nhốt trong một ngôi chùa nào đó.
Cậu đoán vậy cũng không phải vô căn cứ, lúc trước cậu biết được người bán đôi hoa tai ngọc lục bảo có chai trên đốt thứ hai ngón trỏ tay phải từ chủ tiệm cầm đồ. Sau đó cậu đã nghiêm túc quan sát người làm đủ mọi nghề, từ dùng dao dùng kiếm, thợ đá, thợ rèn, thợ gạch, thậm chí cả đồ tể đều không ai có vết chai như vậy. Đốt thứ hai ngón trỏ ít khi dùng đến, Tô Sầm nghĩ mãi không ra tại sao lại có chai ở chỗ đó. Mãi cho đến một ngày, có một hòa thượng từ trên núi xuống hóa duyên.
Nhìn tay của hòa thượng kia Tô Sầm mới bừng tỉnh, chuỗi tràng hạt ma sát vào ngón tay, lâu dài sẽ thành chai. Chủ tiệm cầm đồ nói người nọ che rất kín, có lẽ là để che đi cái đầu trọc không giống người của họ.
Nếu đã bắt tay từ chùa miếu thì Tô Sầm chọn bắt đầu từ chùa Thảo Đường gần đình Vãn Tình nhất, mang tiếng là du xuân tiện đường thăm dò thực hư trong chùa luôn.
Tuy chùa Thảo Đường nổi tiếng về cầu duyên, nhưng đây cũng là nơi chùa chiền thực thụ. Đi vào cổng chùa sẽ bắt gặp điện Hộ Pháp trước tiên, hai bên trái phải là lầu chuông gác trống, đi ra sau nữa thì là Đại Hùng Bảo Điện, thờ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hương hỏa dồi dào, người qua lại không ngớt.
Tô Sầm không đến chỉ để bái Phật, cậu vào chính điện dâng hương xong thì ra ngoài, đi loanh quanh cùng Lý Thích. Đi ra phía sau lần lượt có các điện Đại Bi, điện Địa Tạng, điện Tam Thánh, sau chùa thì có ngọn tháp Phật thờ cúng Phật cốt, xá lợi, sau tháp Phật là một rừng trúc.
Tô Sầm nhớ lúc trước Phong Nhất Minh dẫn họ tới đây, có nói trong rừng trúc này có một cái giếng, giếng gặp người có duyên sẽ bốc khói, được coi là một thắng cảnh trong Trường An, hẳn là có mánh khóe gì đó. Nếu đã tới rồi thì cậu cũng muốn xem lần này mình có duyên hay không. Không ngờ sa di lần trước lại cản trước lối vào: “Giếng cổ đang sửa nên tạm không đón khách, mời thí chủ về cho.”
Sa di chắp tay: “Quanh giếng ẩm ướt nguy hiểm, làm việc cũng vì an toàn của các thí chủ, mong thí chủ thông cảm.”
Tô Sầm và Lý Thích nhìn nhau, Tô Sầm không gượng ép nữa mà chắp tay đáp lễ với sa di rồi rời đi cùng Lý Thích.
Đi đến nơi vắng người, Tô Sầm mới nói: “Cái giếng kia có vấn đề, em phải tìm cơ hội vào xem thử.”
Lý Thích gật đầu: “Đợi đến đêm rồi đi.”
“Đến đêm?” Tô Sầm sửng sốt: “Chúng ta qua đêm ở chùa sao?”
Lý Thích nói: “Người vừa rồi hẳn là võ tăng, ban ngày canh chừng nghiêm ngặt như vậy em vào bằng cách nào?”
“Thế ngài thì sao?” Tô Sầm nhíu mày hỏi. Cậu ở lại thì không sao, nhưng thân phận Ninh Vương cao quý, việc nước bận rộn, sao ở lại chùa với cậu được?
Lý Thích nhìn Tô Sầm, cười hỏi: “Em nghĩ sao?”
…
Hai người lại ra tiền điện bố thí một khoản hương hỏa kếch xù, cả trụ trì cũng phải tự ra đón tiếp. Tô Sầm bèn chộp thời cơ, nói: “Ông nhà con thành tâm lễ Phật, đi tới đâu cũng phải bố thí ra trò. Chuyến này đến thăm chùa ta rất thích vẻ yên tĩnh trong chùa, nên muốn tá túc một đêm.”
Trụ trì trong chùa có pháp danh Tuệ Không, bộ râu bạc phơ, khuôn mặt hiền từ, lão không nghi ngờ lời Tô Sầm nói mà lập tức sai hòa thượng trẻ bên cạnh đi dọn sương phòng cho đám Tô Sầm.
Tô Sầm chưa từng nghĩ một người xử sự quyết đoán không tin quỷ thần cho Lý Thích lại có trình độ trong Phật pháp như vậy, ban đầu cậu chỉ tò mò đi theo nghe thử, không ngờ lại nghe đến say sưa.
Nhắc đến “Kinh Địa Tạng”, Lý Thích nói: “Địa Tạng Bồ tát lấy thân hóa độ chúng sinh, dạy chúng sinh rời xa ba đường ác đạo, ‘khỏi vòng sanh tử hưởng vui niết bàn’. Từng phát nguyện rằng ‘địa ngục vị không, thệ bất thành Phật’[2]. Với Phật lực ngang Thích Ca Mâu Ni, sớm đã chứng Phật quả trước kiếp vô lượng song lại lui về làm Bồ tát, là giáo chủ cõi U Minh. Địa ngục chưa trống hết, chúng sinh chưa độ tận, thề chẳng chứng đạo màu.”
[2] Trích bài kệ khai kinh trong Kinh Địa Tạng, ý là giúp chúng sinh giải thoát hết, địa ngục không còn ai mới chịu thành Phật.
Trụ trì Tuệ Không xoay vòng phật châu, gật đầu nói: “Đại Bồ tát có lòng từ bi quảng đại, có thể cứu độ hằng hà sa số kẻ ngu dốt đần độn hướng thiện. Thí chủ có căn Phật thâm sâu, chỉ có điều chấp duyên quá nặng, nếu có ngày tỉnh ngộ hoàn toàn ắt có thể tu được cảnh giới đại thừa vô thượng. A di đà phật.”
Lý Thích chỉ uống trà, cười nhạt.
Kỳ Lâm và Khúc Linh Nhi bán cá xong đã về, khắp người nồng nặc mùi cá mùi tiền, vừa bước vào đã hủy sạch bầu không khí thoát tục vừa rồi.
Tô Sầm không dám để Khúc Linh Nhi ở đây phá hoại cửa Phật thanh tịnh nữa, thấy hòa thượng đã thu dọn xong sương phòng thì mấy người vái chào trụ trì, sang sương phòng sắp xếp trước.
Vừa đi, Tô Sầm vừa hỏi nhỏ: “Mới nãy trụ trì nói vậy là có ý gì?”
Lý Thích chắp tay sau lưng, lắc đầu: “Nghe không hiểu.”
Tô Sầm: “…Thế sao hai người nói chuyện vui vẻ vậy?”
Lý Thích cười sâu xa: “Bên cạnh có bài tập mấy hòa thượng viết, ta đọc theo thôi.”
Tô Sầm: “…”
Trường An Thái Bình
Đánh giá:
Truyện Trường An Thái Bình
Story
Chương 121: Phật pháp
10.0/10 từ 23 lượt.