Trường An Thái Bình

Chương 112: Cáo

165@-
Trăng ló núi Đông, đèn hoa rạng rỡ, đường phố dần trở nên náo nhiệt. Tơ lụa rực rỡ giăng đầy trời, đèn lồng rỡ ràng xem không ngớt, tiếng pháo hoa vút lên không nổ vang từng tiếng, đèn hoa muôn màu chói lòa lóa mắt.

Thiên tử nhỏ chưa xuất cung bao giờ, nhìn đâu cũng thấy lạ lẫm, tay trái cầm kẹo đường, tay phải cầm mặt nạ, được Trịnh Dương ôm mà muốn cho y cây cà kheo mới đi được hết những chỗ chơi mới mẻ.

Thấy một sạp hàng đông người tụ tập, cậu vội hỏi đang làm gì.

Trịnh Dương thò đầu sang nhìn: “Hình như là đoán câu đố chữ.”

Thiên tử nhỏ hào hứng, chỉ sang: “Các khanh đều là nhân tài rường cột của triều đình, là người đầy bụng chữ nghĩa, đi đoán đi, đoán đúng trẫm sẽ thưởng lớn!”

Mọi người đều nghĩ “nhân tài rường cột” không phải dùng như thế, song chỉ có thể nghe theo ý vua, cắn răng đi lên.

Ninh Tam Thông bất đắc dĩ nói: “Mấy người các huynh đều có công danh cả, phải nhường tôi, cho tôi chọn trước.”

Tô Sầm không có ý kiến, Phong Nhất Minh khẽ cười, Trịnh Dương thì ra dấu “mời”, Ninh Tam Thông chọn một câu dễ – Bên tai đèn khuyết là thanh ba, “đèn” () khuyết nên bỏ “hỏa” (), đặt bên cạnh “tai” () ấy một chữ “cảnh” ().

(*Chữ “cảnh” này là thanh ba – gěng.)

Chủ sạp công bố đáp án, không có gì bất ngờ, Ninh Tam Thông thở phào.

“Thế tôi đoán câu ‘Vừa vào Giang Đông khắp chốn xuân’.” Phong Nhất Minh nói tiếp: “Giang Đông là ‘công’,  thêm ‘nhất’ là ‘vương’, ‘khắp chốn xuân’ là chữ ‘rừng’, kết hợp lại là một chữ ‘lâm’.”

(*Phía đông của “giang ”-sông là chữ , cho thêm một vào là thành vương , xuân trong ngũ hành là mộc, xuân ở khắp nơi là , + = lâm, có nghĩa là ngọc đẹp.)

Mọi người hiểu ra, câu này rõ là khó hơn câu trước.

Trịnh Dương đang định chọn thì Thiên tử nhỏ lại đổi ý: “Còn lại hai người một là Trạng nguyên, một là Bảng nhãn, mấy câu này thì đơn giản quá. Thế này đi, trẫm chọn các khanh đáp.”

Thiên tử nhỏ chỉ một câu: “Dương ca ca đoán cái này.”

“Gió thổi rừng phong vang từng tiếng.” Trịnh Dương mỉm cười: “Gió thổi vào rừng là có ‘rừng phong’, ‘vang từng tiếng’ ám chỉ đáp án có cách đọc gần giống ‘thanh’, thế nên là chữ ‘rừng’.”

(*Gió vào giữa được rừng phong , vang từng tiếng, chữ shēng  đọc gần giống chữ rừng sēn.)


Thiên tử nhỏ thấy không làm khó được họ, cuối cùng chọn câu dài nhất cho Tô Sầm.

Trước hoa lòng chẳng quên, mong mỏi tìm mai thoảng.

Tô Sầm nhìn xong, cười bảo: “Đây không phải một chữ đúng không?”

“Đây là trò đố chữ, sao lại không phải chữ được?” Thiên tử nhỏ cười trộm: “Tô Trạng nguyên, có phải khanh không đoán được không?”

Tô Sầm khẽ cười: “Trước hoa là ‘thảo’, ‘lòng quên’ là ‘vong’, đây là chữ ‘mang’. Lòng chân thành là ‘trung’, hương mai là ‘hòa’, đây là chữ ‘chủng’. Vậy nên tôi mới nói đây không phải một chữ, mà là một tiếng, tiết Mang Chủng.”

(*Trước hoa là thảo , quên tâm là vong , + = Mang. Giữa là trung , hương mai – ám hương là hòa , + = Chủng.)

“Công tử tài hoa.” Chủ sạp cười, bảo: “Đây là một huyền cơ mà ta đã giấu, bị công tử phát hiện mất rồi. Các công tử đều là hạc giữa bầy gà, nhưng sạp nhà ta nhỏ, chỉ nghĩ ra vài câu đố mọi người chơi cho vui, nếu các công tử đã đoán được hết thì không còn thú gì nữa rồi.”

Hiển nhiên là có ý đuổi khách, cũng may Thiên tử nhỏ cũng đã nghiền rồi, không định làm khó thêm nữa, cậu bé vui vẻ chạy lên sạp chọn quà.

Đoán đúng một câu tặng một chiếc đèn, Thiên tử nhỏ chọn xong ba chiếc, đến chiếc cuối cùng lại phân vân.

“Chọn cái này đi.”

Tô Sầm và Phong Nhất Minh đồng thanh, chỉ cùng một chiếc đèn lồng. Chỉ thấy trên đèn lồng vẽ một con cáo híp mắt, ranh ma vô cùng.

“Cái này đẹp à?” Thiên tử nhỏ nhíu mày, cuối cùng vẫn chọn. Hai tay cậu bé không xách hết bèn chia cho Phong Nhất Minh chiếc đèn con mèo, cho Ninh Tam Thông hình em bé bụ bẫm, mình giữ lại hình con thỏ còn con cáo kia thì cho Tô Sầm.

Sau đó cậu bé vung bàn tay nhỏ: “Luận công khen thưởng.”

Trịnh Dương bế Thiên tử nhỏ cả buổi lại chẳng được chia gì, y giả vờ tủi thân nhìn Thiên tử nhỏ: “Thế còn thần?”

“Khanh bế trẫm mà, tay đâu cầm đèn nữa?” Thiên tử nhỏ nhét cây kẹo đường đã li3m cả tối vào miệng Trịnh Dương: “Cho khanh cái này.”

Trịnh Dương: “…” Ta không đòi nữa được chưa?




Đi hơn nửa con phố, xem biểu diễn tạp kỹ, ăn cháo đậu đặc, Thiên tử nhỏ vẫn có vẻ chưa đã. Diên Phúc theo sau bước lên nhắc Thiên tử nhỏ đến giờ về cung rồi.

Mọi người không dám lỡ giờ giấc, đang chuẩn bị về thì bắt gặp Kỳ Lâm giữa đường.

Mà hiển nhiên Kỳ Lâm đợi họ đã lâu.

Đoàn người khựng lại, Kỳ Lâm ôm kiếm hành lễ: “Vương gia bảo ta ở đây đón bệ hạ về cung Hưng Khánh.”

Nụ cười trên mặt Thiên tử nhỏ đơ lại.

Nghĩ cũng phải, tai mắt của Ninh Vương trải khắp thành Trường An, e là Thiên tử nhỏ vừa ra khỏi cung đã bị người theo dõi. Nhưng nếu hắn đã bảo Kỳ Lâm đợi ở đây mà không đưa Thiên tử nhỏ về cung ngay lúc đó, vậy chẳng phải tức là… Vương gia không giận lắm sao?

Trịnh Dương vừa nghe đến cung Hưng Khánh đã run chân, ngày mai Phong Nhất Minh về Dương Châu, cũng không tiện nán lại bên ngoài, nên họ chia tay ở đó. Nhà Tô Sầm gần cung Hưng Khánh nên cậu nhận việc đưa Thiên tử nhỏ về.

Sau khi tách ra, Kỳ Lâm đi trước dẫn đường, Tô Sầm bế Thiên tử nhỏ theo sau.

Thiên tử nhỏ yên tĩnh hơn lúc ở trên phố nhiều, cậu vùi đầu vào vai Tô Sầm, do dự mãi mới dè dặt hỏi: “Khanh nói xem có phải Hoàng thúc tức giận rồi không?”

Tô Sầm hỏi: “Bệ hạ sợ Vương gia à?”

Thiên tử nhỏ vẫn còn nghĩ đến uy phong hoàng đế của mình, không chịu thừa nhận là sợ chết khiếp, bèn chụm ngón trỏ và ngón cái lại ra dấu nhỏ xíu: “Có sợ một chút xíu thế này.”

Tô Sầm khẽ cười, bỗng nảy ra một suy nghĩ cực sai trái, cậu nhìn trước ngó sau, hỏi nhỏ: “Thế bệ hạ có thích làm hoàng đế không?”

Thiên tử nhỏ cũng sửng sốt, cậu sinh ra là con trưởng của vua, từ khi có trí nhớ đã được bảo sau này cậu sẽ làm hoàng đế, sáu tuổi lên ngôi, chưa từng ai hỏi cậu có thích làm hoàng đế hay không?

Thiên tử nhỏ nhíu mày nghiêm túc suy nghĩ, cuối cùng nghiêng đầu nói với Tô Sầm: “Chắc là trẫm có thích đấy.”

Tô Sầm hỏi: “Tại sao lại thích?”

“Bởi vì sau này trẫm muốn giống như hoàng thúc.” Thiên tử nhỏ nói không hề nghĩ ngợi gì: “Tuy trẫm hơi sợ hoàng thúc, nhưng cũng thấy hoàng thúc rất giỏi. Trẫm ra ngoài một chuyến, thấy cảnh ca múa thái bình, trăm họ an cư lạc nghiệp, thế chẳng phải thấy được trẫm và hoàng thúc đang trị vị rất tốt sao?”


“Phải.” Tô Sầm chân thành gật đầu.

Quả thật không gì đáng tin phục hơn thành quả.

“Trẫm muốn sau này tự chấp chính cũng sẽ được như hoàng thúc, thi hành nhân hậu, làm việc tốt cho dân, quốc thái dân an, làm một hoàng đế tốt.”

“Thế bệ hạ có từng nghĩ…” Tô Sầm căng thẳng hỏi: “Sau khi bệ hạ chấp chính Vương gia sẽ ra sao chưa?”

Thiên tử nhỏ ôm cổ Tô Sầm, đôi mắt sáng trong: “Hoàng thúc mãi mãi là hoàng thúc của trẫm.”

“Nhỡ có người nói xấu Vương gia với bệ hạ thì sao?”

“Trẫm biết khanh đang nghĩ gì.” Thiên tử nhỏ híp mắt cười: “Hoàng thúc từng dạy trẫm phải phân biệt rõ đúng sai, giữ gìn phải trái, không thể chỉ nghe từ một phía.”

Tô Sầm gật đầu, chẳng trách Lý Thích chịu bỏ công dạy dỗ Thiên tử nhỏ như vậy, đứa trẻ được mài giũa từ băng ngọc thông minh hơn người, đúng là nhân tài để bồi dưỡng.

“Khanh yên tâm, trẫm sẽ không nói với ai chuyện chúng ta nói hôm nay đâu.” Thiên tử nhỏ nói khẽ vào tai Tô Sầm: “Không kể cho mẫu hậu luôn.”

Tô Sầm cười, bảo: “Tạ ơn bệ hạ.”

“Trẫm cũng cho khanh biết một bí mật khỏ, trẫm thích Tô đại nhân.” Thiên tử nhỏ nằm nhoài trên vai Tô Sầm, nói thầm vào tai cậu: “Bởi vì hoàng thúc thích Tô đại nhân.”



Đến gần cung Hưng Khánh, Lý Thích đã đợi sẵn ở cửa.

Thấy hoàng thúc, Thiên tử nhỏ ngoan ngoãn xuống khỏi người Tô Sầm, dè dặt gọi Lý Thích: “Hoàng thúc.”

Lý Thích gật đầu, không tỏ ra vui buồn giận dữ gì. Hắn gọi Thiên tử nhỏ qua rồi dắt tay cậu, im lặng nhìn Tô Sầm.

Trước mặt nhiều người thế này, Tô Sầm cũng không tiện tỏ vẻ gì, cũng không thể tự ý đi trước. Cậu chào xong thì cúi đầu đứng đó, hứng chịu ánh mắt đăm đăm của Lý Thích, không biết người này có ý gì.


Cuối cùng Lý Thích chỉ cười, bảo: “Về đi, để Kỳ Lâm đưa em về.”

Tô Sầm thở phào: “Thần xin lui.”

Vừa quay đi, cậu lại ngoảnh đầu lại: “Ấy, đèn của ta.”

Lúc trước bế Thiên tử nhỏ nên cậu đưa cả hai chiếc đèn cho Diên Phúc, giờ nhìn thấy màn đêm đen kịt mới nhớ ra.

Diên Phúc toan bước lên đưa cậu, Lý Thích lại híp mắt nhìn hai chiếc đèn: “Chiếc nào là của em?”

Tô Sầm lập tức ngậm miệng, bảo cậu thừa nhận mình chọn con cáo này thế nào đây? Đã vậy con cáo híp mắt trên đèn lồng còn giống người đang híp mắt nhìn cậu đến thế nữa.

Tô Sầm chỉ dịch sang: “Con thỏ kia là của em.”

Thiên tử nhỏ ngước đôi mắt sóng ánh nước, vô tình vạch trần cậu: “Không phải khanh thích cáo sao?”

Tô Sầm: “…” Mới bảo cùng một phe cơ mà?

Lý Thích nhận chiếc đèn lồng giấy vẽ hình cáo trong tay Diên Phúc, gió thổi qua làm ngọn đèn bên trong chớp tắt, soi lên hình vẽ khiến con cáo híp mắt kia trông càng ranh mãnh hơn.

“Ta cũng thích cáo.” Lý Thích lấy một chiếc đèn lưu ly bát bảo từ tay người hầu, đưa cho Tô Sầm: “Thế này vậy, ta đổi với Tô đại nhân.”

Rõ là có ý trêu chọc cậu, Tô Sầm không nhận đèn, chắp tay bảo: “Thần không dám, nếu Vương gia thấy thích thì xin tặng Vương gia vậy.”

Lý Thích vẫn cứ giơ đèn: “Trời tối đường xa, vẫn phải cầm đèn theo mới được.”

Tô Sầm hiểu ý, hôm nay cậu không nhận chiếc đèn này thì đừng hòng rời khỏi đây. Cậu cười xòa, đành nhận chiếc đèn lồng từ bàn tay đeo nhẫn ban chỉ kia.

Lý Thích nhếch mép, vừa dắt Thiên tử nhỏ đi vào vừa hỏi: “Lấy đâu ra mấy chiếc đèn này thế?”

Thiên tử nhỏ thấy hoàng thúc không tức giận, lại còn có hứng hỏi chuyện tối nay, cậu bé hớn hở đáp: “Bọn con đi chơi đoán chữ, Tô Sầm giỏi lắm, câu đố khó ơi là khó cũng đoán được ngay…”

Tô Sầm cười khổ nhìn chiếc đèn trong tay, sao cuối cùng lại thành cậu là cáo rồi?
Trường An Thái Bình
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá:
Truyện Trường An Thái Bình Truyện Trường An Thái Bình Story Chương 112: Cáo
10.0/10 từ 23 lượt.
loading...