Trước Lúc Chiều Tà
Chương 10: Four Days: Kí ức
183@-Mùa này, các cửa hàng nhỏ của Đàm Hoa Lâm được bao quanh bởi những cụm dây leo, bóng cây xanh râm mát và những bụi họa. Đặc biệt có một loại hoa nhìn giống như rau muống nhưng hình dáng cánh hoa không giống nhau, có màu vàng cam, rất giống màu của chiều tà. Những bông hoa như vậy có thể thấy ở khắp mọi nơi trong thành thị Trần Huyền sống đã lâu.
Mới đầu Trần Huyền cũng không biết tên của nó, mãi cho đến một năm nào đó, một bộ phim truyền hình Hàn Quốc với chủ đề đặc biệt đã lồng ghép nó xuyên suốt bộ phim nên sau đó Trần Huyền mới đi tìm hiểu tên của nó.
Những cánh cửa của những tòa nhà dân cư ven đường gần như được bao phủ bởi thảm thực vật như vậy. Cánh cổng sắt loang lổ, hoa lá um tùm tạo nên cảm giác hoang vu cho thành thị, có một ông già mặc vest trắng ngồi trước cổng, cúi đầu hút điếu thuốc, yên lặng cùng khói thuốc. Trần Huyền chụp ảnh từ xa.
Mạnh Địch dừng lại ở đó và đợi cô. Dạo này anh ít lấy điện thoại ra ghi lại phong cảnh hay hình ảnh, có lẽ như anh nói – “đôi mắt”, đồng tử và não bộ của anh là ống kính tốt nhất.
Trần Huyền tiếp tục đi về phía trước, cúi đầu nhìn tấm ảnh và đột nhiên nói: “Nếu như em yêu anh…”
Mạnh Địch đứng yên tại chỗ, ánh mắt khẽ dao động.
Cô tiếp tục nói: “—Nếu như em yêu anh
Sẽ không giống như hoa lăng tiêu leo bám
Mượn những cành cao của anh để thể hiện bản thân.”
Mạnh Địch sực tỉnh, mỉm cười ngại ngùng.
” Nếu như em yêu anh
Sẽ không noi theo con chim si tình kia
Vì một bóng cây xanh mà hót mãi bài hát đơn điệu;…”
*Bên trên là bài thơ “Gửi cây sồi” (致橡树) của tác giả Thư Đình.
Trong lòng anh thầm nhẩm đoạn tiếp theo.
Trần Huyền chỉ vào màn hình điện thoại và hỏi anh: “Anh đã bao giờ vẽ loại hoa này chưa?”
Mạnh Địch nói: “Hoa lăng tiêu à?”
Trần Huyền nói, “Vâng.”
Mạnh Địch nói: “Đã từng vẽ hồi cấp hai rồi.”
Trần Huyền nói: “Hồi cấp hai anh đã rất thích vẽ rồi hả?”
Mạnh Địch nói: “Có lẽ từ khi sinh ra đã thích vẽ.”
“Cái gì,” Trần Huyền nói một cách không thể tin nổi, “Anh còn nhớ rõ chuyện lúc anh chào đời không? Con người căn bản không có ký ức trước ba tuổi.”
Mạnh Địch khẳng định: “Nhớ.”
Trần Huyền hỏi: “Anh nhớ kỹ chuyện gì?”
Mạnh Địch kể: “Trước khi biết đi mẹ đã mua một con cá vàng màu đỏ và nuôi nó trong một chiếc bát sứ trắng ở nhà, nó thường lượn quanh thành bát. Khi anh học tiểu học, bố rất thích chơi bể sinh thái, trong nhà có nhiều cá hơn, khi anh kể chuyện này mẹ cũng rất ngạc nhiên bởi mẹ hầu như cũng không nhớ rõ.”
“Nhớ rõ ràng như vậy sao?” Điều này nằm ngoài nhận thức của Trần Huyền.
Cô hầu như không có bất kỳ ký ức nào trước khi lên ba, dù có thì đó cũng chỉ là một “đoạn phim rời rạc” được dựng lên từ những bức ảnh cũ và những câu chuyện cười của người lớn chứ không phải ký ức thực sự.
“À,” Mạnh Địch nói, “Anh đoán đó là một loại tài năng, anh có thói quen sử dụng màu sắc để ghi nhớ mọi thứ. Lúc còn nhỏ, từ khi bắt đầu nhận biết màu sắc thì màu sắc tạo thành toàn bộ thế giới xung quanh anh. Sau này, màu sắc thực tế có thể không còn thỏa mãn nhận thức của anh về màu sắc nữa nên anh bắt đầu vẽ tranh.”
Trần Huyền nổi cả da gà: “Nghe như có siêu năng lực.”
Mạnh Địch phủ nhận: “Không phải, rất nhiều người đều biết nhớ màu sắc.” Anh quay mặt đi, nghiêm túc so sánh: “Em còn nhớ ngày đầu tiên nhìn thấy anh, anh mặc quần áo màu gì không?”
Trắng.
Trần Huyền nhanh chóng trả lời trong lòng, ngoài miệng thì nói: “Em không nhớ.”
Chàng trai chớp mắt như thể hơi ngạc nhiên.
Trần Huyền cười: “Thế nào hả. Sao em phải nhớ anh đang mặc gì chứ? Anh tự tin quá rồi đấy.”
Cô nghịch ngợm đổi chủ đề: “Được rồi, anh chàng đẹp trai mặc đồ trắng ở phòng bên cạnh, tôi có ấn tượng sâu sắc với anh.”
Trong suốt quá trình này, Mạnh Địch vẫn nhìn cô không rời mắt, trong đôi mắt sáng ngời dần hiện lên nụ cười.
“Này,” Trần Huyền gọi anh: “Nếu…Ý em là nếu, nếu anh muốn nhớ đến em thì anh sẽ dùng màu gì?”
Cô loại trừ tất cả những thứ bên ngoài: “Không thể nói về màu sắc quần áo, kính áp tròng, tóc và màu son cũng không được.”
Mạnh Địch lại nhìn cô: “Em đang làm khó người khác đấy.”
Trần Huyền lộ ra vẻ mặt vô tội: “Xin nhờ, đối với người có siêu năng lực thì đây không phải là vấn đề khó.”
“Chiều tà,” anh nói, “Sau này anh sẽ nghĩ về em mỗi lúc chiều tà.”
—
Khi trời tối hẳn, họ rẽ từ những con hẻm trong làng nghệ thuật sang con phố ẩm thực ồn ào, Vạn Tùng Viên về đêm tấp nập người qua lại, hương thơm ngào ngạt, đèn neon từ bảng hiệu của các cửa hàng hai bên đường trải dài thành một mảng như thắt lưng ngọc vàng.
Dẫu không phải nước tới chân mới nhảy nhưng Trần Huyền vẫn rơi vào tình thế khó lựa chọn.
Đặc biệt là cửa hàng nào cũng rất tấp nập… cửa hàng nào cũng rất thơm…
“Chúng ta nên ăn cái nào?” Cô nhảy qua nhảy lại giữa Tiểu Hồng Thư và Dianping, “Mì càng cua hay Tôm hấp Tịnh Tịnh.”
* Tiểu Hồng Thư (小红书 và Dianping (大众点评) là những trang thương mại điện tử nổi tiếng ở Trung Quốc.
** Tôm hấp Tịnh Tịnh là một quán ăn nằm trên đường Tuyết Tùng, phố Vạn Tùng. Mức độ nổi tiếng của quán tăng vọt sau khi xuất hiện trên chương trình “Ngày ngày tiến lên” (thường gọi là Thiên Thiên Hướng Thượng). Đặc sắc nhất ở đây là món tôm hấp, con nào con nấy to ơi là to, vị ngọt ngọt hay cay cay khiến người ta chảy nước miếng, tôm kho tộ cũng rất ngon. Trang trí bên trong tương đối đơn giản nhưng chắc chắn đáng để ghé thăm vì sự ngon miệng.
Mạnh Địch nói: “Oẳn tù tì đi, ai thắng thì theo người đó.”
“Ai là mì càng cua, ai là tôm hấp?” Trần Huyền nhanh chóng nhập vai.
Mạnh Địch nói: “Em chọn trước đi.”
Trần Huyền nói: “Em chọn mì càng cua.”
Mạnh Địch nói: “Có kết quả rồi, chúng ta đi ăn mì càng cua đi.”
Trần Huyền bàng hoàng, không theo kịp suy nghĩ của anh: “Vì sao chứ, chúng ta còn chưa bắt đầu mà.”
Mạnh Địch nói: “Bởi vì em muốn càng cua thắng.”
Trần Huyền khẽ nhíu mày: “Sao anh biết em không muốn tôm hấp thắng?”
Mạnh Địch nói: “Em đưa ra lựa chọn, anh theo em. Nếu giờ em đổi ý muốn ăn tôm hấp thì chúng ta ăn tôm hấp.”
Trần Huyền không thay đổi: “Em vẫn chọn mì càng cua.”
Mạnh Địch mỉm cười.
Họ ngồi xuống lầu 2 của mì càng cua, phục vụ nhanh chóng dọn chiếc bàn nhỏ và bảo họ quét mã QR để gọi món.
Cả hai bật điện thoại di động để quét mã QR cùng một lúc.
“Hừm…” Trần Huyền suy nghĩ một chút: “Anh gọi món của anh, em gọi món của em.”
Kết quả là tất cả các món ăn được chọn trên giao diện vô tình trở thành hai phần rồi cũng đồng thời biến mất khỏi menu.
Trần Huyền bất đắc dĩ hít vào một hơi: “Để em đi.”
Mạnh Địch ngoan ngoãn đặt điện thoại xuống.
Thức ăn trong cửa hàng được phục vụ nhanh chóng.
Mấy món đặc trưng lập tức lấp đầy bàn. Một nồi càng cua lớn ở giữa, Trần Huyền gắp vài cái vào trong bát rồi ăn vào miệng, nó không ngon như mong đợi.
Nhưng cô cũng không thất vọng, bởi vì món salad đậu nành non không bắt mắt ở bên cạnh cũng đủ khiến người ta mê mẩn.
Đây là lần đầu tiên cô nếm thử món salad đậu nành non như vậy, rất khác với món đậu nành muối ở quê cô, rất sảng khoái, chua chua dịu, ớt cựa gà trong nước xốt vừa phải. Mọi thứ đều vừa phải.
*Đậu nành muối là một món ăn nhẹ truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu ở Thượng Hải.
“Ngon quá!” Cô kêu lên đầy ngạc nhiên, “Anh thử đi.”
Mạnh Địch gắp một miếng: “Cường điệu đến vậy?”
“Cường điệu thế đấy.”
Trần Huyền đã vô tình bóc cả đĩa, một núi vỏ đậu chất đống trước mặt anh.
Cô gọi thêm một phần nữa.
Khi kết thúc phần thứ hai, cô uống một ngụm bia lạnh và nói một cách xúc động: “Nước sốt này làm thế nào vậy, nếu sau khi về không được ăn nữa thì phải làm sao?”
Rượu vào gan to ra, cô lẩm bẩm một mình trong men say: “Mạnh Địch giống như món salad đậu nành non này, anh không giống ai cả, anh là hương vị em chưa từng nếm thử. Chờ em về lại ăn đậu nành muối hay ăn trước kia em sẽ nhớ tới món mình đã ăn ở Giang Thành, một món hoàn toàn khác biệt.”
Có thể gặp nhưng không thể cưỡng cầu.
Một tay cô chống cằm, sương dầu cùng ánh đèn lờ mờ trong phòng tựa như đã đắp lên trên mặt cô một lớp trang điểm hấp dẫn. Đột nhiên cô tự cười nhạo chính mình: “Tiêu rồi…Em không lãng mạn gì cả, anh nói sẽ nhớ đến em lúc chiều tà, thế mà em lại hình dung anh là đậu tương.”
Người với người chênh lệch thật lớn.
Trần Huyền càng đỏ mặt hơn.
Mạnh Địch nhún vai: “Bị hình dung là đậu tương có gì không ổn sao?”
Trần Huyền nói: “Khá dung tục, đặc biệt là đối với một người như anh.”
Mạnh Địch nói: “Ít nhất anh có thể được em thích, sau này có lẽ sẽ được nhớ nhung.”
Nước mắt đã bị kìm nén lúc hoàng hôn trào ra ngay lúc này, Trần Huyền sụt sịt: “Đúng vậy, em thích anh.”
Cô dụi dụi khóe mắt, “Anh thích em không?”
“Thích.” Mạnh Địch lặp lại một lần nữa: “Thích.”
Anh không biết tại sao mình phải lặp lại lần thứ hai, dường như nếu không làm thế anh sẽ không đủ chắc chắn, không đủ chân thành, không đủ can đảm.
Bọn họ đã hoàn thành màn tỏ tình với nhau vào ngày thứ tư quen nhau tại nơi khói lửa lượn lờ, tiếng người đông đúc, ngập tràn vị cay và dầu mỡ.
Trên đường về không bắt được taxi nên họ trực tiếp đi bộ về.
Mất năm mươi phút, nắm tay nhau suốt dọc đường không buông ra.
Trước Lúc Chiều Tà
Mới đầu Trần Huyền cũng không biết tên của nó, mãi cho đến một năm nào đó, một bộ phim truyền hình Hàn Quốc với chủ đề đặc biệt đã lồng ghép nó xuyên suốt bộ phim nên sau đó Trần Huyền mới đi tìm hiểu tên của nó.
Những cánh cửa của những tòa nhà dân cư ven đường gần như được bao phủ bởi thảm thực vật như vậy. Cánh cổng sắt loang lổ, hoa lá um tùm tạo nên cảm giác hoang vu cho thành thị, có một ông già mặc vest trắng ngồi trước cổng, cúi đầu hút điếu thuốc, yên lặng cùng khói thuốc. Trần Huyền chụp ảnh từ xa.
Mạnh Địch dừng lại ở đó và đợi cô. Dạo này anh ít lấy điện thoại ra ghi lại phong cảnh hay hình ảnh, có lẽ như anh nói – “đôi mắt”, đồng tử và não bộ của anh là ống kính tốt nhất.
Trần Huyền tiếp tục đi về phía trước, cúi đầu nhìn tấm ảnh và đột nhiên nói: “Nếu như em yêu anh…”
Mạnh Địch đứng yên tại chỗ, ánh mắt khẽ dao động.
Cô tiếp tục nói: “—Nếu như em yêu anh
Sẽ không giống như hoa lăng tiêu leo bám
Mượn những cành cao của anh để thể hiện bản thân.”
Mạnh Địch sực tỉnh, mỉm cười ngại ngùng.
” Nếu như em yêu anh
Sẽ không noi theo con chim si tình kia
Vì một bóng cây xanh mà hót mãi bài hát đơn điệu;…”
*Bên trên là bài thơ “Gửi cây sồi” (致橡树) của tác giả Thư Đình.
Trong lòng anh thầm nhẩm đoạn tiếp theo.
Trần Huyền chỉ vào màn hình điện thoại và hỏi anh: “Anh đã bao giờ vẽ loại hoa này chưa?”
Mạnh Địch nói: “Hoa lăng tiêu à?”
Trần Huyền nói, “Vâng.”
Mạnh Địch nói: “Đã từng vẽ hồi cấp hai rồi.”
Trần Huyền nói: “Hồi cấp hai anh đã rất thích vẽ rồi hả?”
Mạnh Địch nói: “Có lẽ từ khi sinh ra đã thích vẽ.”
“Cái gì,” Trần Huyền nói một cách không thể tin nổi, “Anh còn nhớ rõ chuyện lúc anh chào đời không? Con người căn bản không có ký ức trước ba tuổi.”
Mạnh Địch khẳng định: “Nhớ.”
Trần Huyền hỏi: “Anh nhớ kỹ chuyện gì?”
Mạnh Địch kể: “Trước khi biết đi mẹ đã mua một con cá vàng màu đỏ và nuôi nó trong một chiếc bát sứ trắng ở nhà, nó thường lượn quanh thành bát. Khi anh học tiểu học, bố rất thích chơi bể sinh thái, trong nhà có nhiều cá hơn, khi anh kể chuyện này mẹ cũng rất ngạc nhiên bởi mẹ hầu như cũng không nhớ rõ.”
“Nhớ rõ ràng như vậy sao?” Điều này nằm ngoài nhận thức của Trần Huyền.
Cô hầu như không có bất kỳ ký ức nào trước khi lên ba, dù có thì đó cũng chỉ là một “đoạn phim rời rạc” được dựng lên từ những bức ảnh cũ và những câu chuyện cười của người lớn chứ không phải ký ức thực sự.
“À,” Mạnh Địch nói, “Anh đoán đó là một loại tài năng, anh có thói quen sử dụng màu sắc để ghi nhớ mọi thứ. Lúc còn nhỏ, từ khi bắt đầu nhận biết màu sắc thì màu sắc tạo thành toàn bộ thế giới xung quanh anh. Sau này, màu sắc thực tế có thể không còn thỏa mãn nhận thức của anh về màu sắc nữa nên anh bắt đầu vẽ tranh.”
Trần Huyền nổi cả da gà: “Nghe như có siêu năng lực.”
Mạnh Địch phủ nhận: “Không phải, rất nhiều người đều biết nhớ màu sắc.” Anh quay mặt đi, nghiêm túc so sánh: “Em còn nhớ ngày đầu tiên nhìn thấy anh, anh mặc quần áo màu gì không?”
Trắng.
Trần Huyền nhanh chóng trả lời trong lòng, ngoài miệng thì nói: “Em không nhớ.”
Chàng trai chớp mắt như thể hơi ngạc nhiên.
Trần Huyền cười: “Thế nào hả. Sao em phải nhớ anh đang mặc gì chứ? Anh tự tin quá rồi đấy.”
Cô nghịch ngợm đổi chủ đề: “Được rồi, anh chàng đẹp trai mặc đồ trắng ở phòng bên cạnh, tôi có ấn tượng sâu sắc với anh.”
Trong suốt quá trình này, Mạnh Địch vẫn nhìn cô không rời mắt, trong đôi mắt sáng ngời dần hiện lên nụ cười.
“Này,” Trần Huyền gọi anh: “Nếu…Ý em là nếu, nếu anh muốn nhớ đến em thì anh sẽ dùng màu gì?”
Cô loại trừ tất cả những thứ bên ngoài: “Không thể nói về màu sắc quần áo, kính áp tròng, tóc và màu son cũng không được.”
Mạnh Địch lại nhìn cô: “Em đang làm khó người khác đấy.”
Trần Huyền lộ ra vẻ mặt vô tội: “Xin nhờ, đối với người có siêu năng lực thì đây không phải là vấn đề khó.”
“Chiều tà,” anh nói, “Sau này anh sẽ nghĩ về em mỗi lúc chiều tà.”
—
Khi trời tối hẳn, họ rẽ từ những con hẻm trong làng nghệ thuật sang con phố ẩm thực ồn ào, Vạn Tùng Viên về đêm tấp nập người qua lại, hương thơm ngào ngạt, đèn neon từ bảng hiệu của các cửa hàng hai bên đường trải dài thành một mảng như thắt lưng ngọc vàng.
Dẫu không phải nước tới chân mới nhảy nhưng Trần Huyền vẫn rơi vào tình thế khó lựa chọn.
Đặc biệt là cửa hàng nào cũng rất tấp nập… cửa hàng nào cũng rất thơm…
“Chúng ta nên ăn cái nào?” Cô nhảy qua nhảy lại giữa Tiểu Hồng Thư và Dianping, “Mì càng cua hay Tôm hấp Tịnh Tịnh.”
* Tiểu Hồng Thư (小红书 và Dianping (大众点评) là những trang thương mại điện tử nổi tiếng ở Trung Quốc.
** Tôm hấp Tịnh Tịnh là một quán ăn nằm trên đường Tuyết Tùng, phố Vạn Tùng. Mức độ nổi tiếng của quán tăng vọt sau khi xuất hiện trên chương trình “Ngày ngày tiến lên” (thường gọi là Thiên Thiên Hướng Thượng). Đặc sắc nhất ở đây là món tôm hấp, con nào con nấy to ơi là to, vị ngọt ngọt hay cay cay khiến người ta chảy nước miếng, tôm kho tộ cũng rất ngon. Trang trí bên trong tương đối đơn giản nhưng chắc chắn đáng để ghé thăm vì sự ngon miệng.
Mạnh Địch nói: “Oẳn tù tì đi, ai thắng thì theo người đó.”
“Ai là mì càng cua, ai là tôm hấp?” Trần Huyền nhanh chóng nhập vai.
Mạnh Địch nói: “Em chọn trước đi.”
Trần Huyền nói: “Em chọn mì càng cua.”
Mạnh Địch nói: “Có kết quả rồi, chúng ta đi ăn mì càng cua đi.”
Trần Huyền bàng hoàng, không theo kịp suy nghĩ của anh: “Vì sao chứ, chúng ta còn chưa bắt đầu mà.”
Mạnh Địch nói: “Bởi vì em muốn càng cua thắng.”
Trần Huyền khẽ nhíu mày: “Sao anh biết em không muốn tôm hấp thắng?”
Mạnh Địch nói: “Em đưa ra lựa chọn, anh theo em. Nếu giờ em đổi ý muốn ăn tôm hấp thì chúng ta ăn tôm hấp.”
Trần Huyền không thay đổi: “Em vẫn chọn mì càng cua.”
Mạnh Địch mỉm cười.
Họ ngồi xuống lầu 2 của mì càng cua, phục vụ nhanh chóng dọn chiếc bàn nhỏ và bảo họ quét mã QR để gọi món.
Cả hai bật điện thoại di động để quét mã QR cùng một lúc.
“Hừm…” Trần Huyền suy nghĩ một chút: “Anh gọi món của anh, em gọi món của em.”
Kết quả là tất cả các món ăn được chọn trên giao diện vô tình trở thành hai phần rồi cũng đồng thời biến mất khỏi menu.
Trần Huyền bất đắc dĩ hít vào một hơi: “Để em đi.”
Mạnh Địch ngoan ngoãn đặt điện thoại xuống.
Thức ăn trong cửa hàng được phục vụ nhanh chóng.
Mấy món đặc trưng lập tức lấp đầy bàn. Một nồi càng cua lớn ở giữa, Trần Huyền gắp vài cái vào trong bát rồi ăn vào miệng, nó không ngon như mong đợi.
Nhưng cô cũng không thất vọng, bởi vì món salad đậu nành non không bắt mắt ở bên cạnh cũng đủ khiến người ta mê mẩn.
Đây là lần đầu tiên cô nếm thử món salad đậu nành non như vậy, rất khác với món đậu nành muối ở quê cô, rất sảng khoái, chua chua dịu, ớt cựa gà trong nước xốt vừa phải. Mọi thứ đều vừa phải.
*Đậu nành muối là một món ăn nhẹ truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu ở Thượng Hải.
“Ngon quá!” Cô kêu lên đầy ngạc nhiên, “Anh thử đi.”
Mạnh Địch gắp một miếng: “Cường điệu đến vậy?”
“Cường điệu thế đấy.”
Trần Huyền đã vô tình bóc cả đĩa, một núi vỏ đậu chất đống trước mặt anh.
Cô gọi thêm một phần nữa.
Khi kết thúc phần thứ hai, cô uống một ngụm bia lạnh và nói một cách xúc động: “Nước sốt này làm thế nào vậy, nếu sau khi về không được ăn nữa thì phải làm sao?”
Rượu vào gan to ra, cô lẩm bẩm một mình trong men say: “Mạnh Địch giống như món salad đậu nành non này, anh không giống ai cả, anh là hương vị em chưa từng nếm thử. Chờ em về lại ăn đậu nành muối hay ăn trước kia em sẽ nhớ tới món mình đã ăn ở Giang Thành, một món hoàn toàn khác biệt.”
Có thể gặp nhưng không thể cưỡng cầu.
Một tay cô chống cằm, sương dầu cùng ánh đèn lờ mờ trong phòng tựa như đã đắp lên trên mặt cô một lớp trang điểm hấp dẫn. Đột nhiên cô tự cười nhạo chính mình: “Tiêu rồi…Em không lãng mạn gì cả, anh nói sẽ nhớ đến em lúc chiều tà, thế mà em lại hình dung anh là đậu tương.”
Người với người chênh lệch thật lớn.
Trần Huyền càng đỏ mặt hơn.
Mạnh Địch nhún vai: “Bị hình dung là đậu tương có gì không ổn sao?”
Trần Huyền nói: “Khá dung tục, đặc biệt là đối với một người như anh.”
Mạnh Địch nói: “Ít nhất anh có thể được em thích, sau này có lẽ sẽ được nhớ nhung.”
Nước mắt đã bị kìm nén lúc hoàng hôn trào ra ngay lúc này, Trần Huyền sụt sịt: “Đúng vậy, em thích anh.”
Cô dụi dụi khóe mắt, “Anh thích em không?”
“Thích.” Mạnh Địch lặp lại một lần nữa: “Thích.”
Anh không biết tại sao mình phải lặp lại lần thứ hai, dường như nếu không làm thế anh sẽ không đủ chắc chắn, không đủ chân thành, không đủ can đảm.
Bọn họ đã hoàn thành màn tỏ tình với nhau vào ngày thứ tư quen nhau tại nơi khói lửa lượn lờ, tiếng người đông đúc, ngập tràn vị cay và dầu mỡ.
Trên đường về không bắt được taxi nên họ trực tiếp đi bộ về.
Mất năm mươi phút, nắm tay nhau suốt dọc đường không buông ra.
Trước Lúc Chiều Tà
Đánh giá:
Truyện Trước Lúc Chiều Tà
Story
Chương 10: Four Days: Kí ức
10.0/10 từ 34 lượt.