Trác Phác
Chương 1
127@-*Trác Phác (tìm ngọc trong đá, mài dũa đá thành ngọc):
Từ những viên đá thô muốn tạo thành ngọc phải trải qua quá trình mài dũa kỳ công. Câu chuyện này cũng là hành trình của một người thầy, một người “nghệ nhân” đã dạy dỗ học trò của mình thành một văn nhân có khí chất, có học thức, có cốt cách và tấm lòng lương thiện.
“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”
“Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi”
—
Chương sau
—
Năm 2004, mùa xuân dường như tới muộn hơn một chút. Những ngọn cây cao của đại học A chỉ vừa ửng lên màu xanh tươi, những cơn gió buốt giá lại khiến ai nấy lạnh run người.
Cách tiết hai buổi sáng còn khoảng ba phút, Tề Thời Sâm bỏ hai tay vào túi cưỡi xe đạp để tránh đi cái lạnh ngoài trời. Đường tới tòa nhà của Viện Văn Học rộng mở trước mắt, không có lấy một vật cản trở bánh xe của cậu băng băng trên đường. Vì vậy đến chỗ ngoặt cuối cùng dẫn tới nơi, Tề Thời Sâm không ngần ngại khoái chí lắc mình một cái vượt qua.
“Đùng.”
Tề Thời Sâm vừa rồi lúc lách xe đạp qua khúc cua còn đang bận ngáp một cái dài, nay đã hoảng hồn nhảy xuống xe. Miệng cậu chưa kịp kép lại, mắt đã trợn tròn, luống cuống tay chân đỡ người vừa bị mình tông trúng.
“Ngài không sao chứ… thầy Diệp?”
Thấy rõ người trước mắt là ai, Tề Thời Sâm há hốc miệng. Cậu không khỏi cảm thán trong lòng rằng chiều nay phải mua thêm một quyển hoàng lịch đặt trong ký túc xá rồi.
Cái gọi là thời vận không tốt cũng chỉ đến thế là cùng.
Thầy Diệp khó khăn lắm mới đứng vững lại, hai mắt đảo qua trên dưới người như vừa từ trên trời rơi xuống kia, rồi nhíu mi.
“Viện Văn Học?”
“Dạ…” Thật sự là Diệp Hành Duật. Ba chữ này quá mức có trọng lượng, Tề Thời Sâm nháy mắt đã ngoan ngoãn không ít mà cúi người chào, “Em chào thầy Diệp. Thầy hôm nay không còn tiết dạy sao?”
“Năm mấy rồi?” Thầy Diệp được hỏi một đằng lại trả lời một nẻo.
“Em đang học năm ba. Qua kỳ sau sẽ lên năm tư.”
“Chuyên ngành gì?”
“Hán ngữ học…”
Tề Thời Sâm bị hỏi đến độ hai đùi cũng run theo.
Thầy Diệp lại ung dung nhìn cậu thêm hai lượt rồi nói, “Thầy còn tưởng em học kỹ thuật làm phi hành gia.”
Nào có ngành học như vậy đâu chứ.
Tề Thời Sâm theo bản năng mà nói thầm, đến khi lấy lại tinh thần thì thầy Diệp đã đi đâu rồi. Chuông vào lớp liền sau đó reo lên inh ỏi, cậu cũng vì vậy rủa một tiếng trong lòng rồi lao đến lớp.
Môn học này không bắt buộc nhưng giảng viên phụ trách lại là “Cao Quải Quải” trong truyền thuyết, Cao An.
(Chữ “quải” ở đây chỉ việc bị rớt môn. Do Cao An thường rất nghiêm khắc trong chuyện dạy học và hay đánh rớt những sinh viên không học hành nghiêm túc nên mới có biệt danh này)
Cao An và Diệp Hành Luật là đồng môn. Thầy Cao cũng là sư đệ nhỏ tuổi nhất của thầy Diệp. Năm đó tại đại học A, thầy Cao lại trở thành “thiên tài” của trường khi đậu đại học vào lúc mười bốn tuổi. Hiện tại thầy Cao chỉ mới 35, 36 tuổi mà lại mang theo bộ dạng của mấy cụ 70, 80 đi diễn thuyết.
Bộ dạng “già nua” này của Cao An thể hiện qua nhiều góc độ. Ví dụ như khi lên lớp, thầy Cao luôn trong bộ dạng tây trang giày da, tóc mái gọn gàng, quy củ chưa từng khác biệt. Tới cả kính mắt của thầy cũng như dính chặt trên sống mũi bất di bất dịch, cứng rắn không thể lay chuyển. Ngoài ra, Cao An cũng không nề hà “xách gáy” những sinh viên ngủ gà ngủ gật ném sang một bên đứng góc lớp suốt buổi, thậm chí nếu ai nghỉ quá hai buổi trở lên thầy cũng sẵn sàng nghiêm mặt đánh rớt.
Tề Thời Sâm biết mình đến trễ mất vài phút đã định bụng chuồn vào từ cửa sau. Ấy vậy mà cậu vẫn không tránh khỏi đụng trúng thầy Cao như dự kiến.
Cao An liếc mắt đến chỗ Tề Thời Sâm, rồi dùng phấn viết trên tay chỉ đến góc lớp. Cậu sinh viên tới này cứ thế đứng thẳng từ khi vào lớp đến lúc nghỉ giữa giờ.
…
Tề Thời Sâm ôm hai bên đùi ủ rũ ngồi xuống chỗ bạn cùng phòng gần đó, rồi nằm dài trên mặt bàn k.êu rên.
“A!!! Kế hoạch tìm kiếm sư phụ của tui còn chưa bắt đầu đã bị nhúng nước nóng rồi!”
Bạn cùng phòng đang vùi đầu vào sách giáo khoa nghe thế thì nhìn lên, “Vậy là sao? Đến trễ lớp của Quải Quải cũng ảnh hưởng tới hảo cảm của thầy Diệp à?”
Tề Thời Sâm lắc đầu, vẻ mặt không còn luyến tiếc gì cuộc sống, “Tui lỡ tông trúng thầy Diệp…”
“….. Xứng đáng!”
“A… A… A…!!!”
“Yên tâm đi. Thầy Diệp không được thì lại đổi người khác.”
Tề Thời Sâm đang rầu rĩ bên này nghe thế thì ngẩng đầu dậy, “Đổi ai?”
Bạn cùng phòng trộm nhìn lên bục giảng chỉ chỉ, “Sư môn hiển hách, tuổi trẻ đầy triển vọng, giảng viên Quải Quải của chúng ta.”
Tề Thời Sâm giương mắt nhìn về phía kia. Thầy Cao đang đứng song song với mặt bảng, phấn trắng kẹp giữa ngón trỏ và ngón giữa của tay trái chuyển động vừa nhanh lại vừa có quy luật.
Bỗng nhiên một bóng đen tiến gần tới bàn cậu, che khuất hết ánh sáng trước mặt Tề Thời Sâm.
Còn chưa nghĩ đến việc bái sư, trong đầu cậu phút chốc đã lóe lên một suy nghĩ — Không phải Tề Thời Sâm này sẽ vì đến trễ vài phút mà bị đánh rớt đó chớ?!
Nghĩ đến điều này, Thời Sâm lại càng tuyệt vọng kêu lên một tiếng trong lòng rồi đứng dậy. Trông bộ dạng của cậu chẳng khác gì như đang chịu chết vậy.
“Cao, Cao lão sư…”
Giọng của Tề Thời Sâm nhỏ như tiếng muỗi kêu. Cao An nhìn cậu một cái, rồi không lộ ra bất kỳ biểu cảm gì mà nói: “Đến trễ 3 phút, trừ 5 điểm chuyên cần.”
“Thầy, em…”
Cao An vậy mà đánh gãy lời nói của cậu, hờ hững đáp, “Bài làm nộp lần trước. Em viết câu
‘Thanh sơn giai bất lão, vị tuyết bạch đầu’
(Núi xanh kia vốn không già, chỉ vì tuyết phủ trắng đầu)
Viết thành
‘Thanh sơn vị bất lão, vị tuyết bạch đầu’
(Núi xanh kia vốn chưa già, chỉ vì tuyết phủ trắng đầu)
Nguồn tham khảo thơ
(Tề Thời Sâm viết nhầm [Bất lão: không già, không bao giờ già đi] thành [Chưa già: hiện tại còn chưa già, sau này mới già đi]
Khổ ở chỗ, câu này mang nghĩa là bản chất tốt đẹp con người luôn còn đó, những thứ tác động bên ngoài không khiến bản chất thay đổi [tuyết tan rồi, ngọn núi kia sẽ trở lại màu xanh ban đầu].
Nhưng Tề Thời Sâm lại viết “không” thành “chưa”.
Một bước đi vạn dặm đau, từ “bản chất không thay đổi” thành “bản chất (chưa) sẽ thay đổi” trong tương lai. Thảo nào thầy Cao muốn đá bạn ra chuồng gà như vậy)
Thầy không hiểu được, sao em có thể phạm phải sai lầm như vậy. Thầy cũng không biết, bằng cách nào mấy năm chuyên ngành vừa qua em đều đạt điểm cao. Tóm lại, môn học này từ đầu em đã không coi trọng rồi.
Nhưng thầy vẫn khuyên em cần chú tâm hơn. Dù là môn tự chọn hay bắt buộc, mục đích cuối cùng đều là giúp các em nghiên cứu học vấn không phải sao? Đã như thế thì cần gì phải phân biệt cách học.”
“Thầy Cao…” Đôi con ngươi của Tề Thời Sâm hơi ảm đảm, mang theo chút cầu khẩn mà nhìn về phía Cao An.
“Vào học.” Tiếng chuông inh ỏi lại lần nữa vang lên, tay của Cao An cũng chỉ về một góc như cũ, “Đứng.”
Trác Phác
Từ những viên đá thô muốn tạo thành ngọc phải trải qua quá trình mài dũa kỳ công. Câu chuyện này cũng là hành trình của một người thầy, một người “nghệ nhân” đã dạy dỗ học trò của mình thành một văn nhân có khí chất, có học thức, có cốt cách và tấm lòng lương thiện.
“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”
“Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi”
—
Chương sau
—
Năm 2004, mùa xuân dường như tới muộn hơn một chút. Những ngọn cây cao của đại học A chỉ vừa ửng lên màu xanh tươi, những cơn gió buốt giá lại khiến ai nấy lạnh run người.
Cách tiết hai buổi sáng còn khoảng ba phút, Tề Thời Sâm bỏ hai tay vào túi cưỡi xe đạp để tránh đi cái lạnh ngoài trời. Đường tới tòa nhà của Viện Văn Học rộng mở trước mắt, không có lấy một vật cản trở bánh xe của cậu băng băng trên đường. Vì vậy đến chỗ ngoặt cuối cùng dẫn tới nơi, Tề Thời Sâm không ngần ngại khoái chí lắc mình một cái vượt qua.
“Đùng.”
Tề Thời Sâm vừa rồi lúc lách xe đạp qua khúc cua còn đang bận ngáp một cái dài, nay đã hoảng hồn nhảy xuống xe. Miệng cậu chưa kịp kép lại, mắt đã trợn tròn, luống cuống tay chân đỡ người vừa bị mình tông trúng.
“Ngài không sao chứ… thầy Diệp?”
Thấy rõ người trước mắt là ai, Tề Thời Sâm há hốc miệng. Cậu không khỏi cảm thán trong lòng rằng chiều nay phải mua thêm một quyển hoàng lịch đặt trong ký túc xá rồi.
Cái gọi là thời vận không tốt cũng chỉ đến thế là cùng.
Thầy Diệp khó khăn lắm mới đứng vững lại, hai mắt đảo qua trên dưới người như vừa từ trên trời rơi xuống kia, rồi nhíu mi.
“Viện Văn Học?”
“Dạ…” Thật sự là Diệp Hành Duật. Ba chữ này quá mức có trọng lượng, Tề Thời Sâm nháy mắt đã ngoan ngoãn không ít mà cúi người chào, “Em chào thầy Diệp. Thầy hôm nay không còn tiết dạy sao?”
“Năm mấy rồi?” Thầy Diệp được hỏi một đằng lại trả lời một nẻo.
“Em đang học năm ba. Qua kỳ sau sẽ lên năm tư.”
“Chuyên ngành gì?”
“Hán ngữ học…”
Tề Thời Sâm bị hỏi đến độ hai đùi cũng run theo.
Thầy Diệp lại ung dung nhìn cậu thêm hai lượt rồi nói, “Thầy còn tưởng em học kỹ thuật làm phi hành gia.”
Nào có ngành học như vậy đâu chứ.
Tề Thời Sâm theo bản năng mà nói thầm, đến khi lấy lại tinh thần thì thầy Diệp đã đi đâu rồi. Chuông vào lớp liền sau đó reo lên inh ỏi, cậu cũng vì vậy rủa một tiếng trong lòng rồi lao đến lớp.
Môn học này không bắt buộc nhưng giảng viên phụ trách lại là “Cao Quải Quải” trong truyền thuyết, Cao An.
(Chữ “quải” ở đây chỉ việc bị rớt môn. Do Cao An thường rất nghiêm khắc trong chuyện dạy học và hay đánh rớt những sinh viên không học hành nghiêm túc nên mới có biệt danh này)
Cao An và Diệp Hành Luật là đồng môn. Thầy Cao cũng là sư đệ nhỏ tuổi nhất của thầy Diệp. Năm đó tại đại học A, thầy Cao lại trở thành “thiên tài” của trường khi đậu đại học vào lúc mười bốn tuổi. Hiện tại thầy Cao chỉ mới 35, 36 tuổi mà lại mang theo bộ dạng của mấy cụ 70, 80 đi diễn thuyết.
Bộ dạng “già nua” này của Cao An thể hiện qua nhiều góc độ. Ví dụ như khi lên lớp, thầy Cao luôn trong bộ dạng tây trang giày da, tóc mái gọn gàng, quy củ chưa từng khác biệt. Tới cả kính mắt của thầy cũng như dính chặt trên sống mũi bất di bất dịch, cứng rắn không thể lay chuyển. Ngoài ra, Cao An cũng không nề hà “xách gáy” những sinh viên ngủ gà ngủ gật ném sang một bên đứng góc lớp suốt buổi, thậm chí nếu ai nghỉ quá hai buổi trở lên thầy cũng sẵn sàng nghiêm mặt đánh rớt.
Tề Thời Sâm biết mình đến trễ mất vài phút đã định bụng chuồn vào từ cửa sau. Ấy vậy mà cậu vẫn không tránh khỏi đụng trúng thầy Cao như dự kiến.
Cao An liếc mắt đến chỗ Tề Thời Sâm, rồi dùng phấn viết trên tay chỉ đến góc lớp. Cậu sinh viên tới này cứ thế đứng thẳng từ khi vào lớp đến lúc nghỉ giữa giờ.
…
Tề Thời Sâm ôm hai bên đùi ủ rũ ngồi xuống chỗ bạn cùng phòng gần đó, rồi nằm dài trên mặt bàn k.êu rên.
“A!!! Kế hoạch tìm kiếm sư phụ của tui còn chưa bắt đầu đã bị nhúng nước nóng rồi!”
Bạn cùng phòng đang vùi đầu vào sách giáo khoa nghe thế thì nhìn lên, “Vậy là sao? Đến trễ lớp của Quải Quải cũng ảnh hưởng tới hảo cảm của thầy Diệp à?”
Tề Thời Sâm lắc đầu, vẻ mặt không còn luyến tiếc gì cuộc sống, “Tui lỡ tông trúng thầy Diệp…”
“….. Xứng đáng!”
“A… A… A…!!!”
“Yên tâm đi. Thầy Diệp không được thì lại đổi người khác.”
Tề Thời Sâm đang rầu rĩ bên này nghe thế thì ngẩng đầu dậy, “Đổi ai?”
Bạn cùng phòng trộm nhìn lên bục giảng chỉ chỉ, “Sư môn hiển hách, tuổi trẻ đầy triển vọng, giảng viên Quải Quải của chúng ta.”
Tề Thời Sâm giương mắt nhìn về phía kia. Thầy Cao đang đứng song song với mặt bảng, phấn trắng kẹp giữa ngón trỏ và ngón giữa của tay trái chuyển động vừa nhanh lại vừa có quy luật.
Bỗng nhiên một bóng đen tiến gần tới bàn cậu, che khuất hết ánh sáng trước mặt Tề Thời Sâm.
Còn chưa nghĩ đến việc bái sư, trong đầu cậu phút chốc đã lóe lên một suy nghĩ — Không phải Tề Thời Sâm này sẽ vì đến trễ vài phút mà bị đánh rớt đó chớ?!
Nghĩ đến điều này, Thời Sâm lại càng tuyệt vọng kêu lên một tiếng trong lòng rồi đứng dậy. Trông bộ dạng của cậu chẳng khác gì như đang chịu chết vậy.
“Cao, Cao lão sư…”
Giọng của Tề Thời Sâm nhỏ như tiếng muỗi kêu. Cao An nhìn cậu một cái, rồi không lộ ra bất kỳ biểu cảm gì mà nói: “Đến trễ 3 phút, trừ 5 điểm chuyên cần.”
“Thầy, em…”
Cao An vậy mà đánh gãy lời nói của cậu, hờ hững đáp, “Bài làm nộp lần trước. Em viết câu
‘Thanh sơn giai bất lão, vị tuyết bạch đầu’
(Núi xanh kia vốn không già, chỉ vì tuyết phủ trắng đầu)
Viết thành
‘Thanh sơn vị bất lão, vị tuyết bạch đầu’
(Núi xanh kia vốn chưa già, chỉ vì tuyết phủ trắng đầu)
Nguồn tham khảo thơ
(Tề Thời Sâm viết nhầm [Bất lão: không già, không bao giờ già đi] thành [Chưa già: hiện tại còn chưa già, sau này mới già đi]
Khổ ở chỗ, câu này mang nghĩa là bản chất tốt đẹp con người luôn còn đó, những thứ tác động bên ngoài không khiến bản chất thay đổi [tuyết tan rồi, ngọn núi kia sẽ trở lại màu xanh ban đầu].
Nhưng Tề Thời Sâm lại viết “không” thành “chưa”.
Một bước đi vạn dặm đau, từ “bản chất không thay đổi” thành “bản chất (chưa) sẽ thay đổi” trong tương lai. Thảo nào thầy Cao muốn đá bạn ra chuồng gà như vậy)
Thầy không hiểu được, sao em có thể phạm phải sai lầm như vậy. Thầy cũng không biết, bằng cách nào mấy năm chuyên ngành vừa qua em đều đạt điểm cao. Tóm lại, môn học này từ đầu em đã không coi trọng rồi.
Nhưng thầy vẫn khuyên em cần chú tâm hơn. Dù là môn tự chọn hay bắt buộc, mục đích cuối cùng đều là giúp các em nghiên cứu học vấn không phải sao? Đã như thế thì cần gì phải phân biệt cách học.”
“Thầy Cao…” Đôi con ngươi của Tề Thời Sâm hơi ảm đảm, mang theo chút cầu khẩn mà nhìn về phía Cao An.
“Vào học.” Tiếng chuông inh ỏi lại lần nữa vang lên, tay của Cao An cũng chỉ về một góc như cũ, “Đứng.”
Trác Phác
Đánh giá:
Truyện Trác Phác
Story
Chương 1
10.0/10 từ 17 lượt.