Tra Công Quỳ Xin Quay Lại Nhưng Tôi Chỉ Muốn Phát Tài
Chương 5: 5: Muốn Kiếm Chút Tiền
CHUYỂN NGỮ: TRẦM YÊN
.--.- - -.--..- -..
/.--.-.......- --- -.
--.
-....- --- -.
--....-.- -.
--..---- ----.
---..
Trong thời gian một tháng từ khai giảng tháng 9 đến kỳ nghỉ Quốc Khánh này, cuộc sống của Khương Tiêu rất đặc sắc.
Anh tận dụng bất cứ lúc nào có thể học, bổ sung kiến thức cơ bản của ba môn chính Văn, Toán, Ngoại Ngữ lớp 7 và 8; các môn phụ thì học hơi qua loa chút, song vẫn nắm giữ được phần cốt lõi.
Hiện giờ anh tiếp tục làm đề tổng hợp kiến thức cuối kỳ lớp 8, không gặp vấn đề gì với câu hỏi cơ sở.
Thành quả tháng này cũng đạt tới mục tiêu trong kế hoạch học tập của Khương Tiêu.
Những năm nay trường THCS số 3 Hậu Lâm không cho phép học thêm, nghỉ lễ Quốc Khánh kéo dài đủ bảy ngày.
Trước khi nghỉ một tuần, Khương Tiêu đã lên xong kế hoạch cho kỳ nghỉ của mình.
Anh muốn kiếm chút tiền.
Tối đó, Khương Tiêu đang hầm canh gà trong bếp thì nghe thấy tiếng ho khan đè nén của mẹ ngoài phòng khách.
Từ nhỏ sức khỏe Hạ Uyển Uyển đã kém, Khương Tiêu biết điều này.
Nhà ông ngoại ở một vùng nông thôn tại phố huyện bên cạnh, nhà lại nghèo, có đồ ngon đồ tốt gì đều nhường cho anh em trai.
Về sau bà vào được trường cao đẳng chuyên nghiệp học Kế toán là nhờ nỗ lực vừa học vừa làm.
Đến khi gặp cha Khương Tiêu, vất vả lắm mới được chăm dưỡng tốt hơn chút, giờ lại không quá ổn rồi.
Nhà mẹ đẻ xa cách, còn cảm thấy con gái lấy chồng như bát nước hắt đi, sau này mặc kệ Hạ Uyển Uyển sống thế nào cũng chưa một lần tới thăm nom.
Khương Tiêu cũng không quen thân lắm với bà con bên kia, không thể trợ giúp gì cho bà.
Lúc đó bà mất, một phần nguyên nhân là do vất vả lâu ngày thành tật; một phần là tâm bệnh, bởi vì người mình yêu qua đời, tiếp đó lại thêm Khương Tiêu không nghe lời.
Gần đây Khương Tiêu vừa vâng lời vừa ngoan ngoãn, bà được an ủi hẳn.
Tinh thần tốt lên, tâm bệnh được tháo gỡ hơn nửa, bây giờ dưỡng cũng kịp, hẳn sẽ không kéo thành bệnh nặng như đời trước, có điều gốc rễ bệnh vẫn còn trong người, phải được chăm sóc cẩn thận, đồng thời thường xuyên tới bệnh viện khám.
Sau khi trở về, Khương Tiêu dứt khoát dẫn bà tới bệnh viện khám vài lần, cả Đông y lẫn Tây y, lấy một đống thuốc về.
Nhưng số tiền phải tiêu nhiều lên khiến Hạ Uyển Uyển không muốn đi lắm, liên tục nói mình không sao, bảo anh học hành cẩn thận, đừng lo về những chuyện này.
Tuy gia đình có thu nhập nhưng công việc kế toán của công ty ở phố huyện nhỏ ít bận rộn, thành ra không kiếm được nhiều lắm.
Hồi trước cha kiếm nhiều tiền, nhà họ không tiết kiệm, tiền dành dụm có hạn, tiền trợ cấp tai nạn lại bị họ hàng bên nhà họ Khương lừa mất hơn nửa.
Bây giờ dù trong nhà vẫn còn tiền tích trữ, song cứ để đi khám bệnh thể thì Hạ Uyển Uyển không nỡ.
Tương lai Khương Tiêu còn học Đại học nữa, phải chuẩn bị tiền cho con.
Châm ngôn có câu "Nhóc choai choai ăn hết cả phần bố", con trai tuổi này có quá nhiều chỗ cần tiêu tiền vào.
Không phải bà không muốn khám bệnh, không muốn sức khỏe mình tốt lên, nhưng Khương Tiêu cũng rõ trong lòng.
Tính cách Hạ Uyển Uyển dịu dàng mềm mỏng, vậy mà nhắc đến chuyện này lại cố chấp, nói ngắn lại chính là một câu -- Nhà mình không có tiền.
Khương Tiêu dù gì cũng là một người sống lại, mặc dù trước đó nhà máy đóng cửa, nhưng số tiền tích góp suốt bao nhiêu năm và khoản tiền bán đất đầu tư cũng đủ cho anh sống dư dả đến già, được coi như một quý ông thành công tiêu chuẩn.
Bây giờ tuổi anh còn hơi nhỏ, nguồn tài nguyên có hạn, và mục tiêu chính vẫn là học tập, nhưng nếu có cơ hội thì vẫn có thể kiếm thêm một khoản tiền nhỏ.
Sau khi Diệp Ảnh Ảnh hoàn thành vài cuộc giao dịch với các nữ sinh lớp bên cạnh, Khương Tiêu mới đi tới hỏi chuyện những bạn nữ đó mấy câu.
Những nữ sinh này biết Khương Tiêu.
Xét cho cùng thì anh có vẻ ngoài không tệ, lúc cười lộ ra chiếc răng nanh.
Anh là người mà rất nhiều nữ sinh trong trường lén bàn tán sau lưng, ngay cả chuyện thành tích tuột dốc không phanh cũng khiến một số người cảm thấy rất ngầu.
Ai ngờ cool boy có chiếc răng nanh nổi bật này lại nở nụ cười cực kỳ đặc trưng rồi hỏi về chiếc vòng tay trên đồng phục - một chuyện nhỏ đến bất ngờ.
"Nếu muốn sao không mua đồ thật luôn? Chắc phải có vòng tay mô phỏng kiểu dáng như trên phim chứ nhỉ?"
Các bạn nữ nhìn nhau.
Ở bất kỳ thời đại nào, người đu phim quả thực luôn muốn có những món đồ liên quan đến phim, chẳng qua...
"Nào có bán đâu?" Các cô than phiền: "Bọn mình đi tìm khắp các cửa hàng nhỏ rồi, họ đều nói không có hàng."
"Một người bạn của mình mua được, người thân của bạn ấy mang từ thành phố lớn về, nhưng mà đắt lắm."
Gia cảnh của phần lớn học sinh trong trường chỉ ở tầm trung, tuy có chút tiền tiêu vặt nhưng lại không quá nhiều.
So ra, tìm Diệp Ảnh Ảnh chỉ cần một, hai tệ là giải quyết được cơn nghiện, có thể nói là tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Trước khi hỏi, Khương Tiêu đã tới một số cửa hàng nhỏ và cửa hàng chất lượng cao xem qua.
Thời buổi này chưa có khái niệm mua hàng qua mạng, hiệu suất lưu thông của một số mặt hàng nhỏ quả thực rất thấp.
Toàn bộ sản phẩm lẻ lưu hành tại phố huyện trung tâm đều lỗi thời, không chỉ các món đồ nhỏ chất lượng cao của các cô bé mà cả đồ chơi của các cậu bé, những thứ đã phổ biến ở thành thị phát triển như xe đua, v.v tới huyện Hậu Lâm bên đây phải chờ vài tháng, thậm chí một hai năm cũng không phải chuyện lạ.
Đang đầu năm Thiên Hi, tuy cả quốc gia sẽ phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn nhưng hiện giờ con đường lưu thông hàng hóa và tin tức hãy còn quá hẹp, các thành phố phát triển ở vùng duyên hải khác một trời một vực với phố huyện nhỏ ở vùng trung bộ.
Có một nguyên nhân rất quan trọng khiến các cửa hàng nhỏ ở phố huyện cập nhật hàng hóa chậm là con đường lên đầu nguồn lấy hàng của bọn họ về cơ bản đã cố định.
Cha Khương Tiêu làm tài xế lái xe tải, Khương Tiêu quen mấy chú, đi hỏi chút là biết.
Nhập các sản phẩm nhỏ lẻ sẽ không chạy xe đường dài, vốn dĩ chính là lãi ít tiêu nhiều, không bù lại được phí vận chuyển xa.
Thị trường đầu nguồn của bọn họ về cơ bản đều nằm ở mấy chợ bán sỉ lớn huyện bên, không ra nổi khỏi thành phố này.
Lúc nhập hàng thực chất là lựa chọn từ nguồn hàng hạn chế ở chợ lớn đầu nguồn.
Không phải chủ các cửa hàng nhỏ không biết món hàng nào bán chạy, nhưng mấy món dễ bán đều phải giành giật, tính lỗi thời cũng rất cao, không lấy được ở đầu nguồn thì bọn họ có muốn cũng chẳng mua được.
Sau khi biết những điều này, Khương Tiêu mới đi hỏi các nữ sinh.
Anh hỏi rằng nếu mình có thể mang một ít về, liệu bọn họ có muốn mua không.
"Đừng đắt quá là được." Các bạn nữ lớp bên cạnh ngẫm nghĩ một lát, một người trong đó còn nhỏ giọng nói một câu: "Mình muốn card nhỏ của nam chính, card nhựa ảnh chụp ý."
Câu này của cô bạn như lời nhắc nhở, một bạn nữ khác cũng nói theo, đôi mắt hơi sáng lên: "Mình cũng muốn, mình muốn card của nam phụ.
Nếu bạn mang về được thì sẽ rất nhiều bạn nữ khác muốn mua, thật đó, chị mình cũng cực kỳ muốn mua, nhưng những cái ngoài cổng trường toàn là đồ cũ, chúng mình muốn đồ mới."
Có khách hàng mục tiêu và nhu cầu chưa được đáp ứng rồi, Khương Tiêu lại làm thêm một nghiên cứu thị trường đơn giản, ý tưởng trong lòng cũng trở nên rõ ràng.
Cha Khương Tiêu là một người rất thẳng thắn cởi mở.
Ông có không ít bạn, rất nhiều người là tài xế làm cùng công ty.
Khi cha gặp chuyện, bọn họ đã giúp đỡ khá nhiều.
Có điều tài xế xe tải luôn bận rộn, hơn nữa ai cũng có gia đình, không dễ dàng trông nom, họ sẵn sàng giúp nhà mình lúc khó khăn là Khương Tiêu đã rất cảm kích rồi.
Bây giờ Khương Tiêu mặt dày tới gõ cửa, tuy đối phương kinh ngạc nhưng cũng nghiêm túc nói cho anh hết những gì mình biết.
Đây là một trong số những người bạn thân nhất của cha Khương Tiêu, lúc trước anh hay gọi là chú Diệp.
Chú thường xuyên chạy chuyến xe vận chuyển qua lại ở tỉnh Hoài Nam.
Khương Tiêu từng sống tại thành phố Liễu Giang - một trong những thành phố phát triển nhất của tỉnh Hoài Nam trong thời gian dài.
Hoài Nam là một tỉnh ven biển, một lượng lớn các nhà máy đang cắm rễ tại đó, mãi tới tận trước khi Khương Tiêu nhắm mắt xuôi tay, nó vẫn là tỉnh công nghiệp phát triển số một số hai trong nước.
Nếu phải đặt tên chính xác cho hành vi này của Khương Tiêu thì hẳn chính là kinh doanh hàng xách tay.
Kinh doanh hàng xách tay trong nước dưới trường hợp đặc biệt.
Tuy nhiên Khương Tiêu không có nhiều tiền.
Số tiền mừng tuổi anh nhận được lúc trước không còn thừa bao nhiêu, hơn nữa gần đây tích góp được ít tiền tiêu vặt, lại mượn tiền Diệp Ảnh Ảnh mới tạm được 500 tệ.
Bản thân muốn đi một chuyến thật thì đến tiền đi đường cũng không đủ.
Khách hàng mục tiêu của Khương Tiêu không mua nổi những thứ quá đắt, anh cần phải tìm cách giảm tối đa phí tổn của mình.
Anh biết dịp Quốc Khánh chú Diệp phải chạy hai chuyến tới tỉnh Hoài Nam, vừa hay điểm đến là kho nhận hàng của khu công nghiệp bên kia.
Anh muốn đi nhờ xe.
Ghế phụ xe tải có thêm một hành khách không phải chuyện lớn gì, hỗ trợ vận chuyển một túi hàng cũng là việc nhỏ, mang theo chút vật nhỏ trên một chuyến hàng kiếm chút giá chênh lệch là chuyện bình thường.
Nhà họ Khương chỉ có hai mẹ con nương tựa lẫn nhau, giúp được chừng nào hay chừng nấy.
Chẳng qua...!Khương Tiêu còn quá nhỏ tuổi, đây cũng không phải ra ngoài chơi, tiện đường ngồi một chuyến xe là được.
Tài xế xe vận tải phải bóc dỡ hàng hóa, rất bận, không phải lúc nào cũng rảnh để chăm sóc trẻ nhỏ.
"Cháu không còn nhỏ, chú Diệp, cháu đã mười lăm tuổi." Khương Tiêu nhìn chú: "Cha cháu đi rồi, cháu phải chăm sóc mẹ cháu.
Xin chú hãy tin tưởng cháu, giúp cháu lần này với ạ."
Về nền công nghiệp bên Hoài Nam kia, đặc biệt là ở thành phố công nghiệp Liễu Giang hàng đầu cả nước, nói không chừng anh còn quen thuộc hơn chú Diệp nhiều.
- .-..- -- -.
--...- -.-......!-.....!-.--.
-..-.-.-.-- ---.-.
-...--..-.........-.-.- -.-.
--- --
Tác giả có chuyện nói:
Phần truyện về tra công đời trước sau khi Tiêu Tiêu mất chắc chắn sẽ có nha.
.--.- - -.--..- -..
/.--.-.......- --- -.
--.
-....- --- -.
--....-.- -.
--..---- ----.
---..
Trầm Yên có lời muốn nói:
Có phải tác giả từng học trường kinh tế không vậy?.
Tra Công Quỳ Xin Quay Lại Nhưng Tôi Chỉ Muốn Phát Tài