Top 8 Loại rau bà bầu không nên ăn nhiều dễ khiến bị sảy thai, sinh non

Sở dĩ bà bầu không nên ăn một số loại rau nhất định là vì hệ miễn dịch của mẹ trong thai kỳ bị suy yếu nhiều hơn so với lúc trước khi mang thai. Do đó, nếu mẹ ... xem thêm...

  1. Đứng đầu danh sách này là chùm ngây. Loại rau này rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại được liệt vào danh sách đen "Những loại rau bà bầu không nên ăn”.


    Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ chùm ngây trong thai kỳ sẽ làm tăng nồng độ khoáng chất sắt trong cơ thể của mẹ, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, tác dụng tuyệt vời này của chùm ngây chỉ đến từ phần lá cây. Ngược lại, phần rễ, vỏ cây hoặc hoa chùm ngây lại chứa hóa chất gây co thắt tử cung, khiến mẹ dễ bị bong nhau thai, dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai.


    Theo báo cáo khoa học, các hóa chất độc hại gây co thắt tử cung ở chùm ngây là hợp chất alkaloid và các độc tố thực vật thuộc nhóm phytochemical, bao gồm moringine, moringinine, estrogene và pectinesterase,… Nguy hiểm hơn, một số nhà khoa học nghi ngờ rằng chiết xuất từ rễ cây chùm ngây thậm chí còn có khả năng gây tê liệt và tử vong cho sản phụ. Do đó, chùm ngây là một loại rau mà bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn tối đa cho thai nhi.

    Chùm ngây
    Chùm ngây
    Chùm ngây
    Chùm ngây

  2. Rau ngót có hương vị ngọt dịu, thanh mát tự nhiên. Việc ăn rau ngót sẽ không đem tới bất kỳ tác hại nào cho thai nhi nếu mẹ ăn rau ngót vừa đủ, không ăn quá nhiều hay ăn thường xuyên. Nguyên nhân là vì trong rau ngót có chứa hợp chất papaverin – một hợp chất chống co thắt, thường được sử dụng để điều trị đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau.


    Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều papaverin từ rau ngót có thể khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp. Không những thế, nghiên cứu cho thấy, phơi nhiễm papaverin liên tục trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân của mẹ. Vì thế, rau ngót là một loại rau bà bầu không nên ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục trong nhiều ngày.

    Rau ngót
    Rau ngót
    Rau ngót
    Rau ngót
  3. Măng tươi chứa cyanide, khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc. Tuy nhiên, hàm lượng cyanide trong măng có thể được loại bỏ tới 97% khi mẹ gọt vỏ, rửa, lên men hoặc xử lý bằng nhiệt độ khi nấu nướng. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn măng sống. Bù lại, mẹ bầu vẫn có thể ăn măng chua, măng xào và măng đóng hộp, miễn là chúng đã được chế biến đúng cách.


    Một lưu ý khác dành cho mẹ bầu ăn măng khi mang thai là nên tránh ăn măng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, vì giai đoạn này mẹ bầu đang thích nghi với những thay đổi bên trong cơ thể, nếu ăn nhiều măng có thể gây đầy hơi, khó tiêu, chất glucozit trong măng còn làm giảm quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể.

    Măng tươi
    Măng tươi
    Măng tươi
    Măng tươi
  4. Rau sam đứng ở vị trí thứ 4, đây là loại rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giàu vitamin A, vitamin C, folate, canxi, magie và axit béo omega-3 . Mặc dù, rau sam thường an toàn khi ăn với số lượng vừa phải, nhưng vẫn có một số lo ngại về việc ăn quá nhiều rau sam trong thời kỳ mang thai.


    Một lý do khiến phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau sam là nó chứa hàm lượng axit oxalic cao. Axit oxalic có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, đây là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Hấp thụ quá nhiều axit oxalic cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, rau sam đã được phát hiện có đặc tính kích thích tử cung, nghĩa là nó có thể kích thích tử cung và có khả năng gây ra các cơn co thắt. Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau sam và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, vì các cơn co thắt sớm có thể dẫn đến sảy thai, chuyển dạ và sinh non.

    Rau sam
    Rau sam
    Rau sam
    Rau sam
  5. Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm, không có độc nên dùng ăn kèm với các món ăn có tính hàn như hến, trai, trứng vịt lộn, thịt gà. Hơn nữa, ngay từ thời xa xưa, rau răm đã được biết đến với công dụng tiêu thực, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, tán hàn, sát trùng, làm mạnh gân cốt, sáng mắt, ích trí…


    Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng rau răm lại không mang đến lợi ích cho bà bầu, thậm chí nó còn có thể gây nguy hiểm. Bà bầu ăn rau răm 2 tháng đầu có thể dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân là do rau răm có chứa thành phần kích thích co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ cơ thể làm sảy thai, thai đẩy ra ngoài. Sau 3 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn rau răm thoải mái hơn. Thực chất, ăn rau răm khi mang thai sẽ không nguy hiểm hoặc không có ảnh hưởng đến thai nhi nếu các mẹ ăn vừa đủ với tần suất ít. Nếu như thích ăn rau răm, mỗi tuần mẹ có thể ăn 1-2 lần, mỗi lần chỉ khoảng vài lá (tối đa 5-7 lá) và ăn với các món chính khác.


    Ngoài ra, trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai, dọa sảy…thì nên hạn chế, tốt nhất không ăn rau răm cũng như một số loại thực phẩm có khả năng gây co bóp tử cung.

    Rau răm
    Rau răm
    Rau răm
    Rau răm
  6. Ngải cứu giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là folate - chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phát triển dây thần kinh não, tránh dị tật bẩm sinh của thai nhi. Tuy nhiên, hợp chất Thujone trong ngải cứu có thể gây kích thích co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non và có thể là nguyên nhân gây nên suy thận hoặc làm nặng nề tình trạng suy thận ở bà bầu. Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu thời điểm này ăn ngải cứu có thể khiến tình trạng tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai.


    Một nghiên cứu được tiến hành năm 2020 đã cho thấy, thujone có thể gây nhiễm độc và làm gián đoạn sự truyền tải tín hiệu của thần kinh. Do đó, để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, không gặp các biến chứng nguy hiểm ở hệ thần kinh, mẹ nên chú ý chỉ ăn ngải cứu với liều lượng vừa phải.

    Ngải cứu
    Ngải cứu
    Ngải cứu
    Ngải cứu
  7. Như các bạn đã biết khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố kèm với tốc độ trao đổi chất trong cơ thể tăng lên sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng trong người. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu nên bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ dinh dưỡng của mình, tất nhiên là không thể thiếu loại rau thanh nhiệt, giải độc tốt như rau má. Tuy nhiên, trang sức khỏe Herbal Safety đã cảnh báo việc mẹ bầu ăn nhiều rau này nhẹ thì bị đầy hơi, chướng bụng nặng hơn nữa là dễ gặp phải những cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.


    Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ rau má trong môt thời gian dài có thể gây sảy thai tự nhiên ở phụ nữ mang thai. Không những thế, việc ăn quá nhiều rau má còn có thể làm tăng lượng đường và lipid trong máu. Vì thế, với mẹ bầu dễ bị tăng cân, đang có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì hoặc đang bị tiểu đường, mẹ cần hạn chế không tiêu thụ các món ăn có chứa thành phần chính là rau má.

    Rau má
    Rau má
    Rau má
    Rau má
  8. Xếp thứ 8 trong danh sách là Cải xoăn. Cải xoăn hoặc borecole là một loại rau với lá xanh hoặc tím, trong đó lá ở giữa không tạo thành đầu. Nó được xem như có họ gần với bắp cải hơn hầu hết các loại rau trồng khác. Đây là loại rau tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho phụ nữ mang thai.


    Trong cải xoăn có hàm lượng vitamin C rất cao, thậm chí nhiều hơn lượng vitamin C trong cam. Nếu dùng quá nhiều cải xoăn có thể bị thừa vitamin C, gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi ở phụ nữ mang thai. Do đó, muốn sử dụng cải xoăn khi mang thai, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.

    Cải xoăn
    Cải xoăn
    Cải xoăn
    Cải xoăn


loading...