Top 8 Điều thú vị về tỉnh Tuyên Quang

Ai đã từng một lần đến với Tuyên Quang sẽ khó có thể quên được thị xã Tuyên Quang thơ mộng, soi bóng xuống dòng sông Lô. Nơi đây còn lưu dấu ấn bàn tay tài hoa ... xem thêm...

  1. Top 1

    Động Tiên

    Cái tên Động Tiên khiến du khách liên tưởng đến sự huyền ảo, kỳ bí, vẻ đẹp của cõi tiên. Quả vậy, đến với lễ hội, du khách không thể bỏ lỡ dịp khám phá vẻ đẹp của quần thể hang động bao gồm các động: Tiên đình, Đàn đá, Thiên cung, Tam cung, động Thạch Sanh, Âm phủ, thần Kim quy… Nằm trên thôn Thống Nhất xã Yên Phú cách trục đường quốc lộ số 2 về phía bên phải chừng 200m. Đi tiếp một đoạn, du khách sẽ bắt gặp cổng đá với những khối đá đủ hình dạng được kết tinh từ ngàn năm nay. Phía trong động là một thế giới lung linh huyền ảo với những khối nhũ đá, trụ đá muôn hình vạn trạng. Đến thăm Động Tiên, du khách không khỏi ngạc nhiên trước những cảnh đẹp hoang sơ của thiên nhiên.


    Theo từng bậc đá lên cao, cạnh một ngã ba, rẽ phải, bước tiếp mấy chục bậc nữa khách sẽ gặp ngay giữa cổng đá với những khối đá đủ hình dạng được kết tinh từ ngàn năm tuổi , nơi đây chính lại là hiện sắc của thiên nhiên tạo nên. Vào mùa lễ hội, hàng ngàn du khách tới đây, ai cũng phải trầm trồ thán phục trước kiệt tác của tạo hoá. Một chút dừng chân bên vòm đá chiêm ngưỡng vẻ đẹp cả một vùng rộng lớn của xã Yên Phú trải dài tít tắp và tận hưởng làn gió mát trong lành từ mênh mông của khoảng không bao la thổi vào, mệt nhọc tan biến, thay vào đó là một cảm giác thật thư thái dễ chịu, trong không gian lồng lộng cảm giác ta như đang bay lên ngang tầm với những đám mây trắng bồng bềnh bay và du khách sẽ tiếp tục khám phá thế giới huyền bí của thiên nhiên ban tặng.


    Địa chỉ: Yên Phú, Hàm Yên, Tuyên Quang

    Động Tiên
    Động Tiên
    Động Tiên
    Động Tiên

  2. Top 2

    Thác Mơ

    Thác Mơ thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 100km. Đặc điểm: Thác nước hùng vĩ phối hợp với khung cảnh núi rừng trùng điệp đang chờ đón những du khách ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Đường vào thác Mơ tương đối thuận tiện. Từ xa đã nghe thấy tiếng nước đổ ào ào. Càng đến gần thác, khí hậu càng lạnh. Tới thác, du khách dường như đang bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Thác ẩn dưới chân ngọn núi mà dưới đó là một hồ nước trong veo. Du khách sẽ lên một con xuồng nhỏ để tới thác. Ngồi trên xuồng, du khách được dịp thư giãn, thỏasức ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên "núi ôm mây, mây ấp núi".


    Một khối nước bạc khổng lồ sẽ hiện ra trước mắt du khách. Thác gồm có 3 tầng, muốn lên tầng thác thứ 2, du khách phải leo khoảng hơn 10m thang dây. Tại chân tầng thác thứ 2 có một hồ nước nhỏ, trong vắt. Lên tầng này, du khách được đắm mình trong khung cảnh kỳ vĩ với những hang động nhũ đá lung linh huyền ảo. Tại tầng thác này nước chảy êm ả hơn, luồn qua những kẽ đá, trên những khối đá to rêu phủ xanh rì trông như những tấm thảm nhung. Bám tiếp thang dây, du khách sẽ tới đỉnh tầng thứ 3 của thác.


    Nước từ trên cao đổ xuống ào ào như một màng nước khổng lồ. Hơi nước toát ra lành lạnh đã xua tan mệt mỏi, tạo cho du khách niềm cảm hứng mới khi đứng trên đỉnh ngọn thác hùng vĩ này để chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Nà Hang với 99 ngọn núi trùng điệp bao quanh. Nếu thích, xin mời du khách tiếp tục tản bộ vào khu rừng nguyên sinh để khám phá những điều kỳ diệu ở nơi đây. Tiếng thác nước ào ào, tiếng chim kêu vượn hú, ánh nắng bàng bạc xụyên qua tán lá rừng rậm rạp khiến cho du khách như được sống lại thời tiền sử.Thác Mơ, một điểm du lịch sinh thái lý tưởng của Tuyên Quang đang chờ đón du khách phiêu lưu, mạo hiểm.


    Địa chỉ: Na Hang, Na Hang, Tuyên Quang

    Thác Mơ huyện Na Hang - Tuyên Quang
    Thác Mơ huyện Na Hang - Tuyên Quang
    Thác Mơ huyện Na Hang - Tuyên Quang
    Thác Mơ huyện Na Hang - Tuyên Quang
  3. Dưới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội, Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây mọc cách nhau khoảng 10m, người dân trong vùng quen gọi là "cây đa ông" và "cây đa bà". Theo thời gian và do ảnh hưởng của thời tiết, cây đa Tân Trào dần già cỗi, đến năm 2008 chỉ còn lại một nhánh nhỏ của "cây đa ông" và một cành duy nhất ở hướng đông bắc của "cây đa bà".


    Sau nhiều năm chăm sóc và phục hồi, cây đa Tân Trào lịch sử đã dần sinh trưởng trở lại. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của “cây đa bà” đến nay đã phát triển thành hai cụm rễ, đường kính mỗi cụm rễ 80-90cm, diện tích tán lá rộng khoảng 30-40m2. Còn một nhánh nhỏ của "cây đa ông" đến nay cũng đã hồi sinh và phát triển thành cụm cây mới gồm 4 gốc xanh tốt.Việc cây đa Tân Trào lịch sử hồi sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó không chỉ là biểu tượng cách mạng của Thủ đô khu giải phóng mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.


    Địa chỉ: Tân Lập, Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang

    Di tích lịch sử cây đa Tân Trào
    Di tích lịch sử cây đa Tân Trào
    Di tích lịch sử cây đa Tân Trào
    Di tích lịch sử cây đa Tân Trào
  4. Nằm trên vòng cung sông Gâm, cách trung tâm thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) 110km về hướng Bắc, thị trấn Na Hang đã và đang trở thành địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, Khi ngồi du thuyền tham quan lòng hồ thủy điện Na Hang, du khách sẽ được đưa đến các địa danh nổi tiếng trên hồ. Địa điểm đầu tiên là núi Pác Tạ, ngọn núi cao nhất trong 99 ngọn núi quanh hồ. Ngự trên đỉnh núi là hai ngôi đền Pác Tạ, Pác Vãng linh thiêng, được người dân nơi đây thờ kính. Thuyền xuôi dòng đi tiếp, du khách sẽ được ngắm nhìn thác Mơ với 5 tầng cao đổ xuống.


    Theo người dân bản địa kể lại, ban đầu thác Mơ có tới 11 tầng, đổ từ tận trên đỉnh núi cao xuống, nhưng theo thời gian, dòng chảy của thác ngày càng bị thu hẹp. Trông từ xa, thác Mơ như một suối tóc mây màu trắng mềm mại của người con gái, buông hờ xuống mặt hồ phẳng lặng. Du khách có thể dừng chân nô đùa và tắm suối thác mát lạnh. Nằm trong khuân viên hồ là hai khu nuôi cá tầm quy mô lớn. Cá tầm được nuôi trong môi trường thích hợp, cho năng suất cao. Du khách có thể thưởng thức món cá tầm ngon nổi tiếng khi dùng bữa ở các nhà hàng ăn uống tại Na Hang. Khi du thuyền lướt chầm chậm men theo chiều dài đập thủy điện, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của cả công trình thủy điện Na Hang.


    Địa chỉ: Vĩnh Yên, Na Hang, Tuyên Quang

    Hồ thủy đện Na Hang - Tuyên Quang
    Hồ thủy đện Na Hang - Tuyên Quang
    Hồ thủy đện Na Hang - Tuyên Quang
    Hồ thủy đện Na Hang - Tuyên Quang
  5. Phiên chợ tình ở Thường Họp, Tuyên Quang, một sự kiện duy nhất diễn ra một lần trong năm, là nơi kết nối và tái hiện những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của các dân tộc địa phương. Vào ngày 2 tháng 2 âm lịch, cảnh đẹp của nền văn hóa truyền thống rực rỡ được thể hiện qua những hoạt động độc đáo sau: Phiên chợ tình là dịp quan trọng để cư dân địa phương và du khách có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhau. Bầu không khí tràn ngập sự ấm áp và niềm vui.


    Những nét đẹp văn hóa dân gian như trang phục truyền thống, đồ điệu, và các trò chơi dân gian truyền thống được tái hiện tại phiên chợ, giữ cho bản sắc văn hóa của địa phương được bảo tồn và phát triển. Những bước chân trai gái bản tại Thường Họp không chỉ là biểu tượng của sự tươi trẻ và năng động mà còn là cách thức trình diễn tình cảm và giao tiếp trong cộng đồng. Việc cả cộng đồng, từ người già đến người trẻ, đều hướng về Thụt trong dịp này làm cho không khí trở nên hồi hộp và hấp dẫn.


    Với tên gọi "chợ tình," sự kiện này là nơi mọi người có cơ hội tìm kiếm và tìm thấy mối quan hệ, tình cảm, và sự kết nối với nhau.Trong phiên chợ ngoài việc trổ tài của các chàng trai để thu hút cô gái, các bạn còn được tham gia các trò chơi dân gian như: ném còn, đẩy gậy.


    Địa chỉ: Hàm Yên, Tuyên Quang

    Lễ hội chợ tình Hàm Yên
    Lễ hội chợ tình Hàm Yên
    Lễ hội chợ tình Hàm Yên
    Lễ hội chợ tình Hàm Yên
  6. Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.


    Lễ hội Lồng Tông Thượng Lâm diễn ra vào ngày hôm nay 22/2(15 tháng Giêng hàng năm). Nhưng từ đêm hôm trước ( tức ngày 14 âm lịch) đã diễn ra các hoạt động giao lưu văn nghệ, ca hát mừng Đảng, mừng xuân với các làn điệu dân tộc truyền thống như: hát then, hát cọi, hát páo dung... Đêm văn nghệ còn tổ chức phần thi trang phục để góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của những người con gái miền sơn cước.


    Nét đặc sắc trong lễ hội Lồng Tông Thượng Lâm khác với các lễ hội Lồng Tông của đồng bào ở các vùng miền khác ở chỗ, các mâm cỗ sau khi được thầy mo làm lễ và phát lộc xong, sẽ được bà con phá cỗ tại chỗ và mời du khách gần xa đến tham dự lễ hội cùng thưởng thức các món ăn truyền thống được chế biến bởi những đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Tày. Du khách và dân làng cùng trao nhau chén rượu nồng, chúc nhau những lời tốt đẹp mừng mùa xuân mới về trên bản làng.


    Địa chỉ: Nà Tông, Thương Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang

    Đặc sắc lễ hội Lồng Tông ở Thượng Lâm
    Đặc sắc lễ hội Lồng Tông ở Thượng Lâm
    Đặc sắc lễ hội Lồng Tông ở Thượng Lâm
    Đặc sắc lễ hội Lồng Tông ở Thượng Lâm
  7. Lễ hội chọi trâu được tổ chức vào các ngày 10 và 11 tháng Giêng âm lịch, tại huyện Hàm Yên. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc dịp đầu xuân luôn thu hút hàng vạn người về tham dự. Tương truyền lễ hội chọi trâu Hàm Yên đã có từ rất lâu đời song trải qua những biến cố, thăng trầm nên đã có một thời gian dài gián đoạn, vài năm trở lại đây mới được khôi phục lại. Mặc dù trong quá trình tổ chức vẫn còn những bỡ ngỡ song bước đầu hội chọi trâu Hàm Yên đã tạo được ấn tượng với người dân địa phương và du khách xa gần. Chính vì vậy, vào những ngày diễn ra lễ hội, hàng vạn người đã đổ về sân vận động trung tâm của huyện để được tận mắt chứng kiến những trận đấu hấp dẫn và quyết liệt,


    Hàng năm, lễ hội chọi trâu Hàm Yên luôn thu hút được sự tham dự của các chủ trâu đến từ các huyện trong tỉnh và từ các tỉnh bạn như: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Nội. Các trâu chọi khỏe mạnh, được chăm sóc và huấn luyện bài bản và được chia cặp đấu loại để tìm ta những đại diện xuất sắc đi vào vòng trong và tìm ra cặp trâu tốt nhất thi đấu chung kết.Theo đúng phong tục của người dân bản địa, sau giải đấu, con trâu chiến thắng đã được hóa kiếp và mang về tế lễ tại Đền Bắc Mục.


    Với mỗi người dân địa phương, hội chọi trâu Hàm Yên là dịp để tạ ơn trời đất, cầu mong cuộc sống hạnh phúc bình yên, làm ăn thịnh vượng và may mắn. Còn với huyện Hàm Yên, việc tổ chức lễ hội chọi trâu hàng năm gắn liền với mục tiêu phát triển và nhân rộng đàn trâu của huyện, từng bước xây dựng thương hiệu Trâu Hàm Yên, góp phần thúc đẩy kinh tế trên của huyện phát triển và xây dựng thương hiệu trâu Hàm Yên.


    Địa chỉ: Hàm Yên; Tuyên Quang

    Lễ hội trọi trâu Hàm Yên
    Lễ hội trọi trâu Hàm Yên
    Lễ hội trọi trâu Hàm Yên
    Lễ hội trọi trâu Hàm Yên
  8. Cây cam sành đã được trồng từ lâu trên vùng đất Hàm Yên, trong đó sớm nhất là trên đất Phù Lưu. Người dân ở đây thường quen gọi là cam làng Mường. Theo các cụ già trong làng kể lại, giống cam sành này được trồng từ rất lâu đời. Vào khoảng năm 1890, hai người dân tộc trong lúc đi bẫy thú ở núi Quan Tiên, bản Mường đã nhìn thấy một loại cây có gai nhọn, lá thơm, có một số quả đã chín vàng. Hái ăn thử thấy có mùi vị ngon và thơm mát họ bèn mang hạt về trồng ở vườn nhà.


    Từ đó, mọi người truyền nhau xin giống mang về nhà trồng, phát triển thành những trang trại cam rộng lớn như ngày nay. Tiếng thơm lan xa, rất nhiều người dân nơi khác đã đến lấy giống về trồng nhưng chỉ cam trồng ở Hàm Yên mới cho chất lượng ngon hơn cả. Có lẽ khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng ở đây hợp cho cam sành phát triển. Ngày nay, những vườn cam đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Hàm Yên, nhiều vườn cam có doanh thu từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Vì thế cam sành Hàm Yên được xem là “cây đũa vàng” cho bà con nông dân nơi đây.


    Hấp thụ những tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước mát, trong lành từ ngọn núi Phá Phúng, cam Hàm Yên mang hương vị đặc trưng riêng, vị ngọt cũng khác hẳn cam sành vùng khác. Những tép cam vàng mọng nước, thơm ngon, thanh mát nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà cả nước đều biết đến. Theo nghiên cứu, cam sành Hàm Yên là loại cam có giá trị dinh dưỡng cao, chứa trên 10% hàm lượng đường, hàm lượng vitamin C từ 40 - 90 mg/100 g cam tươi. Ngoài ra, cam sành Hàm Yên còn có các chất axit hữu cơ, trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng các chất khoáng và dầu thơm.


    Đặc sản cam sành Hàm Yên
    Đặc sản cam sành Hàm Yên
    Đặc sản cam sành Hàm Yên
    Đặc sản cam sành Hàm Yên


loading...