Top 8 Bộ phim kinh điển về chiến tranh đáng xem vào ngày Giải phóng miền Nam 30/4

Những bộ phim về ngày Giải phóng miền Nam 30/4 là những thước phim quý giá mà bất cứ ai là người Việt Nam cũng nên xem một lần trong đời để hồi tưởng lại hay ... xem thêm...

  1. Bộ phim Nổi gió của đạo diễn Huy Thành được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Đây là phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam nói về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam. Trong thời gian Mỹ xâm lược Việt Nam, gia đình Phương có chị là Vân theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn Phương là trung úy quân đội Ngụy quyền Sài Gòn. Sau nhiều năm xa cách, hai chị em gặp lại nhau. Niềm vui chưa kịp qua thì mâu thuẫn nảy sinh giữa hai chị em. Khi biết Phương là trung úy Ngụy quyền Sài Gòn, Vân đã đuổi Phương đi. Từ đây bắt đầu chuỗi bi kịch.

    Vân và con trai bị bắt vào trại tập trung. Trong trại Vân tham gia đấu tranh, bị bắt vào tù. Con trai bị địch giết nên Vân như điên dại. Vì bị tưởng là điên nên Vân càng dễ dàng hoạt động trong tù. Sau khi ra tù, bằng lý lẽ, hành động và tình cảm, Vân đã thuyết phục được em trai và nhiều lính trong quân đội Việt Nam Cộng hòa về với Mặt trận (về với chính nghĩa), với nhân dân bằng việc phá ấp chiến lược, giết cố vấn Mỹ. Kết thúc phim là trung úy Phương cúi xuống vốc nước lên rửa mặt trên dòng sông chan hòa ánh nắng trong tiếng cổ vũ của nhân dân và nụ cười trìu mến của người chị.


    Khiến nhiều khán giả nhiều thế hệ xúc động và ám ảnh, Nổi gió đồng thời được đánh giá là bộ phim truyền cảm hứng và tinh thần cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam năm 1975. Phim đã giành được Bông sen vàng cho hạng mục Phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần đầu tiên.

    Một phân đoạn trong phim Nổi Gió
    Một phân đoạn trong phim Nổi Gió
    Bộ phim Nổi Gió

  2. Cánh đồng hoang là một bộ phim điện ảnh Việt Nam nói về đề tài Chiến tranh Việt Nam, đạo diễn bởi Nguyễn Hồng Sến. Lấy bối cảnh vùng Đồng Tháp Mười trong thời kỳ chiến tranh, bộ phim xoay quanh vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ được phía Cách mạng Việt Nam giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Tác giả tập trung khai thác nhiều vào cuộc sống thường ngày của đôi vợ chồng như việc trồng lúa, nuôi con, bắt trăn, bắt cá nhưng xen kẽ vào đó còn có những cảnh trực thăng Huey của quân đội Mỹ quần thảo khu vực đồng nước này nhằm phát hiện đội du kích hoạt động. Khi Ba Đô bị trực thăng Mỹ bắn trúng, để trả thù cho chồng, vợ Ba Đô đã đuổi theo bắn cháy chiếc trực thăng.

    Kết thúc của Cánh đồng hoang có cảnh tấm ảnh chụp vợ con của phi công Mỹ bị bắn, rơi ra từ ngực anh ta, đã có nhiều ý kiến cắt bỏ cảnh này. Tuy nhiên, nó vẫn được giữ lại để cho người xem hiểu rõ hơn về lính Mỹ, họ cũng là người bình thường, có vợ và con như Ba Đô, nhưng do chiến tranh mà họ phải dứt bỏ gia đình để sang Việt Nam tham chiến. Đạo diễn Hồng Sến đã dùng thủ pháp đối lập trong ngôn ngữ điện ảnh để từ đó truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc.


    Bên cạnh sự dẫn dắt tài tình của đạo diễn Hồng Sến và kịch bản tuyệt vời của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, diễn xuất nhập tâm của dàn diễn viên đặc biệt là nữ diễn viên Thúy An đã cùng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.

    Cánh đồng hoang
    Cánh đồng hoang
    Cánh đồng hoang được đánh gia là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ
  3. Ván bài lật ngửa là bộ phim nhựa đen trắng 8 tập về đề tài tình báo do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải Phóng) sản xuất trong những năm 1982–1987. Bộ phim mô phỏng quãng đời hoạt động của các nhân vật gián điệp có thật ngoài đời của Đảng Lao động Việt Nam hoạt động trong lòng địch trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là tình báo viên Phạm Ngọc Thảo. Bộ phim do Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) viết kịch bản, do Khôi Nguyên (Lê Hoàng Hoa) làm đạo diễn, có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân), ca sĩ Thanh Lan và Thúy An (vai nữ điệp viên tình báo Thùy Dung – vợ của Nguyễn Thành Luân).


    Tái hiện một xã hội đầy biến động của Sài Gòn lúc bấy giờ, nội dung mạch lạc, diễn xuất ăn nhập, Ván bài lật ngửa được khen ngợi là một đỉnh cao của nền điện ảnh Việt. Phim giành về giải đặc biệt Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 năm 1983, giải Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985, và giải nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 năm 1985, nhờ vào sự thể hiện ấn tượng vai diễn đại tá Nguyễn Thành Luân của tài tử Nguyễn Chánh Tín, vai diễn ghi dấu ấn lớn nhất trong sự nghiệp đóng phim của ông.

    Ván bài lật ngửa
    Ván bài lật ngửa
    Ván bài lật ngửa một đỉnh cao của nền điện ảnh Việt
  4. Biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân, gồm 4 tập. Phim tái hiện chiến công “đưa chiến tranh vào thành phố” của lực lượng biệt động thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đan xen trong bối cảnh đạn bom, khói lửa là những câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc và giàu ý nghĩa góp phần giúp bộ phim đi sâu vào lòng người. Bộ phim của đạo diễn Long Vân phát hành vào năm 1986 là một điểm sáng cho điện ảnh Việt Nam lúc bấy giờ. Không chỉ lập kỷ lục phòng vé, bộ phim còn đưa tên tuổi của hàng loạt nghệ sĩ như Quang Thái, Thúy An, Thương Tín, Hà Xuyên, Hai Nhất, Thanh Loan… đến gần hơn với công chúng. Sau hơn 3 thập niên trôi qua, tác phẩm vẫn luôn là bộ phim được yêu thích cho đến hiện tại.


    Bộ phim đã đưa dàn diễn viên: Thanh Loan (vai Ni cô Huyền Trang), Thương Tin (vai Sáu Tâm), Quang Thái (vai Tư Chung),...bước lên đỉnh vinh quang. Sau 30 năm công chiếu màn ảnh rộng, nhiều lần phát lại trên truyền hình, xuất bản DVD và online, Biệt động Sài Gòn vẫn thu hút lượng người xem đông đảo, trở thành bộ phim kinh điển về ngày 30/4 của điện ảnh Việt Nam.

    Áp phích của phim Biệt động Sài Gòn
    Áp phích của phim Biệt động Sài Gòn
    Bộ phim kinh điển Biệt động Sài Gòn
  5. Giải phóng Sài Gòn là bộ phim điện ảnh được sản xuất nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những nhân vật trong phim đều là những nhân vật có thật trong lịch sử như Tổng bí thư Lê Duẩn ( NSƯT Hà Văn Trọng thủ vai), Đại tướng Võ Nguyên Giáp ( Khương Đức Thuận thủ vai), Bí thư Trung ương Cục Miền Nam Phạm Hùng ( NSƯT Hoàng Quân Tạo thủ vai), Đặc phái viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ ( Dương Trọng Hiếu thủ vai ),...


    Phim Giải phóng Sài Gòn là 1 bộ phim điện ảnh Việt Nam dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Long Vân. Phim được hãng Sài Gòn Giải Phóng sản xuất nhằm kỷ niệm sự kiện 30/4/1975. Phim sản xuất dựa trên tác phẩm Sài Gòn - Bản hùng ca của nhà văn Hoàng Hà nhưng có lược bớt một số đoạn. Phim được đầu tư 12,5 tỷ VND và sản xuất trong thời gian dài kỷ lục là 13 năm. Phim tập trung ghi lại những sự kiện chính trong tiến trình Quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn, tái hiện những cảnh bom rơi đạn nổ chân thực, không kỹ xảo. Đạo diễn Long Vân đã mất 13 năm để hoàn thiện bộ phim này. Giải phóng Sài Gòn là những thước phim bi tráng và hào hùng về chiến thắng lớn của dân tộc Việt Nam.

    Áp phích phim Giải phóng Sài Gòn
    Áp phích phim Giải phóng Sài Gòn
    Giải phóng Sài Gòn
  6. Đừng đốt (tựa Anh: Don't Burn) là một bộ phim theo dòng chính kịch lịch sử được sản xuất vào năm 2009 do Đặng Nhật Minh đạo diễn và viết kịch bản. Dựa trên cuốn nhật ký nổi tiếng của nữ bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, bộ phim đã tạo tiếng vang lớn khi công chiếu. Bộ phim đi sâu khai thác đời sống nội tâm sâu sắc, khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn, lòng trắc ẩn của nữ bác sĩ quân y Đặng Thùy Trâm ( do diễn viên Minh Hương đảm nhiệm) đồng thời cũng chính là vẻ đẹp tinh thần và bản lĩnh chiến đấu của lớp thanh niên Việt Nam. Ngoài ra bộ phim còn thể hiện lòng bao dung của con người Việt Nam, chứng minh tình yêu thương xóa nhòa vết thương lịch sử. Đừng đốt, trong đó đã có lửa là một bộ phim chân thực, dung dị nhưng chứa đựng tính dân tộc lớn lao và mạnh mẽ.


    Phim ra mắt tại Liên hoan Phim Fukuoka lần thứ 19 tại Nhật Bản và giành giải khán giả bình chọn. Bộ phim được phát hành cuối tháng 4 năm 2009 tại Việt Nam và được chiếu ở Liên hoan Phim Quốc tế ASEM tại Hà Nội giữa tháng 5 năm 2009. Đừng đốt đã giành được giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 năm 2009 và chiến thắng 6 hạng mục của giải Cánh Diều Vàng năm 2010 bao gồm Phim nhựa xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc (Minh Hương), Đạo diễn xuất sắc (Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh), Họa sĩ xuất sắc (Nghệ sĩ ưu tú Phạm Quốc Trung), Âm thanh xuất sắc (Nghệ sĩ ưu tú Bành Bắc Hải) và Giải phim khán giả bình chọn. Đây cũng là bộ phim được chọn để tham dự giải Oscar.

    Áp phích phim Đừng đốt
    Áp phích phim Đừng đốt
    Bộ phim Đừng đốt
  7. Mùi cỏ cháy là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội, chiến tranh. Bối cảnh chính của phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Nhân vật chính trong phim là bốn sinh viên trường đại học Tổng hợp Hà Nội là: Hoàng, Thành, Thăng, Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971, được huấn luyện tốc hành và sau cùng đã tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Tại đây, Thành, Thăng, Long đã hy sinh còn Hoàng thì may mắn sống sót trở về. Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng, khi ông thăm lại chiến trường xưa.


    Mùi cỏ cháy do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kịch bản của phim do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đảm nhiệm, đặc biệt dựa trên quyển nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Khởi quay từ tháng 12/2010, bộ phim được đặc cách tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, được công chiếu giới thiệu tại Lễ Khai mạc tuần phim và đoạt giải Bông Sen Bạc. Ngày 17/3/2012, phim đã được trao 4 giải Cánh diều vàng cho phim điện ảnh xuất sắc, âm nhạc xuất sắc (nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân), biên kịch xuất sắc (Hoàng Nhuận Cầm) và quay phim xuất sắc nhất (Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thanh Hà) tại Lễ trao giải Cánh diều Vàng năm 2011. Bộ phim được Cục Điện ảnh chọn chiếu khai mạc đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn tháng 4-5/2012 và tiếp tục công chiếu trong tuần phim kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2012.


    Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc tạo dựng bối cảnh, bộ phim vẫn được đánh giá cao về tính nhân văn sâu sắc khi truyền tải những khát vọng, tình cảm cũng như tôn vinh sự hy sinh cao cả của lớp thanh niên trẻ trong thời kỳ kháng chiến.

    Mùi cỏ cháy
    Đoàn làm phim Mùi cỏ cháy
    Đoàn làm phim Mùi cỏ cháy
  8. Những người viết huyền thoại (tiếng Anh: The Legend Makers) là 1 bộ phim hành động - chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, công chiếu vào năm 2013. Những người viết huyền thoại lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thời kỳ những năm 1960. Cốt truyện của bộ phim là công cuộc xây dựng đường ống xăng dầu chạy từ biên giới phía Bắc đến miền Đông Nam Bộ của đoàn 556 dưới sự chỉ huy của nhân vật tướng Dinh (NSƯT Hoàng Hải thủ vai) dựa trên nguyên mẫu là Thượng tướng Đinh Đức Thiện.


    Phim Những người viết huyền thoại với nội dung xoay quanh những người lính cần mẫn gùi xăng xuyên qua cánh rừng nhiệt đới phủ đầy mìn lá, những chiếc xe vận tải chở xăng nổ tung dưới hỏa lực oanh tạc cơ, những cái chết bất ngờ, những tổn thất triền miên hết mùa khô tới mùa mưa dai dẳng. Mỗi thùng phuy xăng vào được chiến trường phải trả bằng máu xương hàng trăm ngàn chiến sĩ…Đối lập với cảnh rừng núi gian nguy, hiểm trở là tinh thần quả cảm, chiến đấu không ngừng nghỉ của những người lính. Bộ phim gây ấn tượng bằng những cảnh quay thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Những cảnh quay lãng mạn về tình yêu của người lính cũng giúp cảm xúc của người xem trọn vẹn hơn.

    Những người viết huyền thoại
    Những người viết huyền thoại
    Bộ phim chân thực về những người lính


loading...