Top 7 Đặc sản làm quà ý nghĩa cho người thân khi đi du lịch Lý Sơn

Mỗi vùng miền trên dải đất chữ S thân thương đều được thiên nhiên ưu đãi cho những thắng cảnh, đặc sản khác nhau. Ở miền bắc nổi tiếng với sấu, ô mai, nếp cẩm. ... xem thêm...

  1. Tỏi Lý Sơn là nhãn hiệu địa lý của loại tỏi được trồng ở huyện đảo Lý Sơn. Do sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác truyền thống (sỏi núi Thới Lới và cát biển được phủ lên mặt ruộng mỗi mùa canh tác mới) của người dân địa phương nên tỏi Lý Sơn có hương vị đặc biệt. Đặc trưng nhất là chúng có vị cay dịu chứ không cay nồng như tỏi khác.


    Ngoài công dụng làm gia vị trong chế biến các món ăn hằng ngày, giúp cho các món ăn có hương vị thơm ngon và đậm đà hơn, người ta còn phát hiện ra những tác dụng kỳ diệu của Tỏi Lý Sơn . Tinh dầu và các hoạt chất có trong tỏi giúp có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch , phòng chống ung thư, nâng cao sức khỏe.


    Tỏi Lý Sơn có đặc điểm là củ nhỏ, săn chắc, có vị thơm, còn có thể chữa nhiều bệnh như mồ hôi tay, trị cảm cúm, đau nhức mỏi, tiêu hóa kém, đau dạ dày, cao huyết áp, giảm mỡ máu…Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua tỏi đen- Món quà vàng cho sức khỏe để tặng cho những người thân yêu của mình. Để đảm bảo, bạn hãy mua tỏi và hành trực tiếp từ nhà dân nhé.

    Tỏi Lý Sơn
    Tỏi Lý Sơn
    Tỏi Lý Sơn
    Tỏi Lý Sơn

  2. Top 2

    Nhum

    Nhum là loài nhuyễn thể với hình dáng xù xì, nhiều gai nhọn, thường sống ở các vùng biển đầy rong rêu hay san hô. Bắt được nhum biển rất kỳ công, ngư dân phải chọn những gành đá, dùng móc sắt cời ra nếu không sẽ bị gai đâm, gây nhức buốt.


    Nhờ vị thơm ngon và khác lạ sau khi chế biến thành nhiều món, nhum trở thành đặc sản của biển Lý Sơn, thường dùng để đãi khách. Một số món đặc trưng từ loài sinh vật biển này là nhum ăn sống với mù tạt, nhum nướng mỡ hành, trộn trứng hấp cách thủy, kho ăn với cơm nóng, cháo nhum, pate nhum, mắm nhum. Loại đơn giản nhưng vẫn ngon phải kể đến cháo nhum. Bạn có thể mua đặc sản này ở chợ hải sản, hay từ người dân địa phương sau những chuyến đi biển.


    Hương vị của Nhum không thể lẫn với bất cứ món hải sản nào, nó có vị ngọt thanh của nhân sò điệp, vị ngọt dịu như thịt tôm. Những người đi biển tin rằng ăn cháo nhum rất nhanh hồi phục sức khỏe và giúp tiêu hóa tốt hơn. Riêng đối với phái nam, món nhum có tác dụng bổ dương và tăng cường sinh lực.

    Nhum
    Nhum
    Nhum
    Nhum
  3. Rong sụn là một loại rong biển giàu chất dinh dưỡng tập trung ở khu vực biển miền Trung và miền Nam Việt Nam, một năm có 2 mùa phát triển nhanh là các tháng mác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, và mùa từ tháng 4 đến tháng 9.


    Rong sụn không chỉ là loại rong biển xuất khẩu quý và có giá thành cao, mà nó còn được chế biến rất nhiều món ăn giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất vitamin như A, B1, B2, B6, C, D...Đặc biệt là hàm lượng Vitamin A cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, và gấp 10 lần trong bơ, VitaminC,E cao gấp nhiều lần so với các loại rau xanh, Vitamin B2 trong rong sụn tươi cao gấp 7 lần trong trứng.


    Về Nguyên tô vi lương trong rong sụn cũng như trong rau câu chân vịt chứa đến 20 loại hữu ích như Niken, coban, kẽm, đồng, Sắt... ngoài ra Chất khoáng đa lượng như Natri , canxi có hàm lượng cao gấp 3 lần so với sữa bò. Rong sụn có các công dụng đối với sức khỏe con người như giải khát, thanh lọc cơ thể, nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa bệnh bướu cổ, giúp điều chỉnh huyết áp ổn định, trị các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, rong sụn còn có tác dụng tuyệt vời đối với làn da như điều trị mụn và giảm nếp nhăn.

    Rong sụn
    Rong sụn
    Rong sụn
    Rong sụn
  4. Bánh ít lá gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. Đây cũng là một trong những đặc sản gây thương nhớ cho du khách khi đến thăm Lý Sơn.


    Bánh được gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn.Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy.


    Bánh ít lá gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng. Trước kia, người Lý Sơn thường chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng bảy để cúng tổ tiên, ông bà. Bây giờ bánh trở thành một món quà dân dã, thường có bán trong những ngày chợ phiên, những quán nước.

    Bánh ít lá gai Lý Sơn
    Bánh ít lá gai Lý Sơn
    Bánh ít lá gai Lý Sơn
    Bánh ít lá gai Lý Sơn
  5. Một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Lý Sơn chính là Chả cá. Chả cá Lý Sơn được làm từ thịt cá đỏ củ. Khi cá vừa đưa vào bờ đã được cơ sở mua về để chế biến chả. Quy trình chế biến hoàn toàn bằng thủ công: Cá được rửa sạch, dùng muỗng nạo tách thịt cá ra khỏi xương. Sau đó, bỏ thịt cá vào thau, nêm nếm gia vị tỏi tiêu, muối, bột ngọt rồi dùng tay nhào bóp cho đến khi chúng quyện chặt săn lại là được.


    Điều cốt yếu tạo nên miếng chả cá "rất Lý Sơn" này là cá tươi rói chưa qua ướp đá. Cá tươi nên chả cá làm ra màu trắng hồng đẹp mắt, thơm, dai.Điểm thứ hai quyết định đặc trưng của chả cá Lý Sơn là có sự "tham gia" của tỏi Lý Sơn! Người làm chả cá ở Lý Sơn có một nguyên tắc: Chỉ dùng tỏi Lý Sơn làm gia vị để ướp chả. Được biết, cá tươi mà trộn với tỏi Lý Sơn mới chỉ vừa trộn xong chưa cần chiên, hấp đã dậy mùi thơm nức. Nếu dùng tỏi khác hương vị sẽ kém hẳn.

    Chả cá Lý Sơn
    Chả cá Lý Sơn
    Chả cá Lý Sơn
    Chả cá Lý Sơn
  6. Loài rau câu này có hình thù như những ngón chân vịt nên được đặt tên giống như vậy. Rau câu chân vịt hay còn gọi là rong chân vịt thường bám sát bề mặt của các hòn đá hay rạn san hô. Rau câu xuất hiện rộ nhất vào các thời điểm tháng 3 đến tháng 9. Người dân thường khai thác loài rau này bằng một cái liền, một cái gùi là có thể hái được.


    Sau khi người dân hái rau câu về sẽ nhặt hết tảo và sạn ra. Sau đó đem đi ngâm nước nhiều lần rồi phơi khô. Cuối cùng sau nhiều công đoạn chúng ta mới có rau câu chân vịt mà bạn thấy bán khắp nơi ở Lý Sơn. Để có được nguồn nguyên liệu là cả một kỳ công thì việc nấu thành món chè rau câu chân vịt cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên rau câu chân vịt với tính hiền, mùi thơm và nhiều dưỡng chất. Có thể dùng để thanh nhiệt cơ thể, giải độc, nhuận tràng, trẻ em suy dinh dưỡng hay người đau bệnh có thể ăn để bổ dưỡng.


    Rau câu chân vịt Lý Sơn cung cấp vitamin C, A, K, D, E thiếu hụt trong cơ thể. Giàu canxi nên giúp chắc xương, chống xưng, viêm, tốt cho người mắc bệnh như viêm khớp, còi xương hay loãng xương. Ngoài ra rau câu chân vịt còn giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá và tốt cho mắt, đặc biệt có thể chữa các bệnh lý về mắt.

    Rau chân vịt Lý Sơn
    Rau chân vịt Lý Sơn
    Rau chân vịt Lý Sơn
    Rau chân vịt Lý Sơn
  7. Cá bò khô là loại cá khô mà người dân Lý Sơn có thể ăn quanh năm suốt tháng. Khi trời đang nắng chang chang, cá bò vẫn là món khoái khẩu, huống gì trời mưa tầm tã. Đây cũng là đặc sản nổi tiếng của hòn đảo xinh đẹp này.


    Cá sau khi được đánh bắt về sẽ lựa ra những con to và đẹp. Cá tươi lột da rồi lấy phần thịt trắng trong, tẩm gia vị phơi khô, đem ép cán ra thành từng bánh có hình tròn rồi cho vào bao bì. Đây là món khoái khẩu của nhiều gia đình, hay dùng cho bữa tiệc liên hoan, sử dụng kèm với cốc bia mát lạnh thì còn gì bằng.


    Cá Bò khô chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng gồm các loại vitamin khoáng chất, protein và chất béo cùng nhiều loại hợp chất khác. Cá Bò chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng gồm các loại vitamin khoáng chất, protein và chất béo cùng nhiều loại hợp chất khác. Cá bò khô còn chứa Vitamin D, E, B12, canxi, Omega-3 phốt pho đây là các chất rất tốt cho xương khớp, giúp chúng ta bổ sung thêm nhiều canxi giúp chắc khỏe xương và tăng cường hệ miễn dịch đẩy lùi nhiều loại bệnh.

    Cá bò khô Lý Sơn
    Cá bò khô Lý Sơn
    Cá bò khô Lý Sơn
    Cá bò khô Lý Sơn


loading...