Top 7 Bài văn phân tích cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng hay nhất

Yêu nước là cảm hứng không bao giờ ngưng trong dòng chảy của văn chương dân tộc suốt bao thế kỉ qua. Trong đó, tác phẩm Bạch Đằng giang phú của Trương Hán ... xem thêm...

  1. Yêu nước là cảm hứng không bao giờ ngưng trong dòng chảy của văn chương dân tộc suốt bao thế kỉ qua. Có cái âm vang từ thuở Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) cất lên bên bến sông Như Nguyệt. Có cái khí thế của đội quân Sát Thát nhà Trần trong khúc hùng ca Tụng giá hoàn kinh sư(Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão). Có cái ngút ngàn của binh tướng Lam Sơn trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). Có cái rung chuyển của trận đánh thần tốc gắn với người anh hùng áo vải Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)… Dẫu dừng ở điểm nào cũng vẫn thấy nguồn cảm hứng ấy cuồn cuộn dâng trào. Và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, một điểm dừng góp vào cho dòng chảy của văn chương yêu nước một khúc hùng ca bất diệt. Bài phú càng khẳng định vị trí đỉnh cao nghệ thuật của mình hơn khi âm hưởng yêu nước hào hùng trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo.


    Cảm hứng yêu nước là một biểu hiện đa dạng, phong phú trong văn học. Đó là tình yêu thiên nhiên, phong cảnh quê hương, yêu những nét đẹp văn hóa, phong tục của dân tộc. Hay cảm hứng này thể hiện rõ nhất khi đất nước có giặc ngoại xâm. Chính là lòng căm thù giặc, tinh thần xả thân, hi sinh bảo vệ tổ quốc, âm hưởng hào hùng trong những ngày tháng chiến đấu và cả sự ngợi ca, trân trọng, biết ơn đến những bậc anh hùng. Phú sông Bạch Đằng cũng có những biểu hiện không ngoại lệ. Gọi bài phú là khúc trữ tình ca và anh hùng ca về đất nước rất phù hợp. Bởi qua đó, tác giả Trương Hán Siêu đã thổi nguồn cảm hứng yêu nước qua những cảm xúc với thiên nhiên, lịch sử, những giá trị nhân văn trên sông Bạch Đằng – con sông được coi là người chép sử vô ngôn cho hậu thế.


    Đến với bài phú, ai cũng thích thú bởi khám phá được vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt sắc trên sông Bạch Đằng. Dưới lăng kính tâm hồn của nhân vật “khách”, Trương Hán Siêu đã mang tới một khung cảnh đẹp mê hồn ít ai nghĩ sẽ thấy ở Bạch Đằng giang. Sau giây phút trải cái tráng trí bốn phương theo gió trăng, trời bể, lướt con thuyền tâm hồn qua các địa danh ở xứ Bắc phương, “khách” như thể bị một lực hút từ trường của sông Bạch Đằng mà rảo bơi chèo thật nhanh đến đó để chiêm ngưỡng cảnh sắc thu toàn bích trên sông:


    Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều

    Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

    Bát ngát sóng kình muôn dặm

    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.


    Tuy chỉ gói ghém trong vài ba câu thơ tả cảnh nhưng cái thần trong ngòi bút của Trương Hán Siêu lại vẽ nên một khung cảnh thực sự hút hồn. Mấy nét chấm phá đầy lãng mạn, tinh tế đã làm nên vẻ đẹp của cảnh mùa thu trên dòng sông lịch sử. Có đường nét dữ dội, cuộn trào, bát ngát trong sóng kình muôn dặm. Có đường nét mềm mại, hiền hòa, thướt tha, nên thơ trong những con thuyền bơi một chiều như đuôi trĩ một màu. Có phông nền hòa hợp, nhất thể giữa sóng nước với mây trời. Phải có một lòng say mê với thiên nhiên lắm mới có một bức họa đỉnh cao trong văn chương như thế này. Cảm hứng yêu nước vì thế mà bộc bạch trong tâm hồn của một thi nhân khoáng đạt, lãng mạn không cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên.


    Thế nhưng vị khách hải hồ lại không chỉ tới sông Bạch Đằng để ngắm cảnh đẹp, mà còn tìm kiếm những dấu vết lịch sử lưu lại của những chiến công lẫy lừng, vang dội khi xưa. Mang trong mình những cảm khái, ưu tư, mặc khách ấy không sao tránh được nỗi niềm hoài cổ trước một cảnh trí đầy tiêu sơ. Cảnh đẹp nhưng nó lại khoác lên mình vẻ đượm buồn, sức mạnh ăn mòn vạn vật của thời gian đã làm phai mờ dấu tích oai hùng một thuở. Những bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/ sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô đã chạm đến cảm thức thi nhân khiến mọi thứ trở nên u buồn, thương tiếc, xót xa, ngậm ngùi. Điều ấy đã gợi lên một thái độ mong mỏi, cần phải tiếp tục giữ gìn, trân trọng những gì đã qua, nhất là những giá trị lịch sử linh thiêng của dân tộc. Tinh thần yêu nước vì thế có phần ngời sáng.


    Có lẽ bởi vậy mà cả phần còn lại của bài phú, danh sĩ đời Trần đã làm sống dậy những kí ức hào hùng, vẻ vang ấy. Trong cuộc đối thoại với nhân vật các vị bô lão, những chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng đã một lần nữa được tái hiện. Không khí chiến trận, những khoảnh khắc cam go, quyết liệt dưới màu sắc cường điệu, ước lệ vốn có của văn chương trung đại đã làm sống dậy cả một truyền thống oai hùng, bất khuất của dân tộc:


    Đương khi ấy:…

    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi


    Chỉ cần thấy sự thất bại thảm hại của kẻ thù tan tác tro bay/ hoàn toàn chết trụi qua cách dùng điển tích Trung Quốc để so sánh là đủ thấy khí thế hào hùng một thuở ngất trời như thế nào. Trận đánh trên sông Bạch Đằng được ví như những trận đánh huyền thoại của Trung Quốc: Xích Bích, Hợp Phì còn ẩn chứa cả một niềm tự hào dân tộc quá đỗi lớn lao. Bởi trong cái nhìn của nước lớn Trung Hoa, nước Nam Việt luôn nhỏ bé, chỉ được coi là phên giậu, chư hầu. Ấy vậy mà những Tất Liệt, Lưu Cung chỉ còn nước ôm theo giấc mộng quét sạch Nam bang bốn cõi chỉ trong một lần gieo roi theo nỗi nhục ngàn năm không rửa sạch như nước sông cứ chảy hoài không ngơi nghỉ.


    Tái hiện lịch sử để làm gì khi không phải là mang ý nghĩa để tự hào, để ngợi ca những chiến công oanh liệt và những con người làm nên điều ấy. Trương Hán Siêu tự hào lắm khi gọi tên các bậc anh hùng đầy trang trọng như Trùng Hưng nhị thánh, Ngô chúa, khác hẳn với cách gọi coi thường bằng tên trực tiếp bọn tướng giặc. Ông cũng đầy kiêu hãnh khi nhìn ra thắng lợi vẻ vang của dân tộc là nhờ trời cho nơi đất hiểm, đất nước có những nhân tài đã quy tụ được lòng dân. Trong cảm hứng của khúc tráng ca ngút ngàn ấy, con người – những bậc minh quân, khai tướng đã trở thành những biểu tượng cho lòng yêu nước cháy bỏng bằng tài năng, đức độ. Để ngàn năm tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn/ nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Trong Tỏ lòng, nhà thơ Phạm Ngũ Lão cũng đã thể hiện sắc thái tự hào, ngợi ca con người và thời đại hào khí Đông A như thế, nhưng là ngay thời điểm hiện tại trong khí thế cả vua quân, tướng sĩ nhà Trần đang đánh giặc. Còn ở đây, Trương Hán Siêu chỉ nhìn lại thôi, mà vẫn đong đầy, chan chứa sự mến trọng, nâng niu.


    Bởi vậy mà ông mới tiếc, mới thương, mới buồn vì thời gian sao khắc nghiệt, phũ phàng quá. Bao dấu ấn chỉ còn lại những chứng tích bi thương. Nhưng đó không phải là cái bi mang ý nghĩa đau khổ, mà là cái bi của sự trân trọng ngợi ca. Nhân vật các vị bô lão cũng vậy:


    Đứng bên sông chừ hổ mặt

    Nhớ người xưa chừ lệ chan


    Có nỗi bẽ bàng, có giọt nước mắt nhưng không hẳn là những dấu vết đã luống còn lưu. Bởi ở đó có cảm quan trong cái nhìn hai chiều của lịch sử. Nhìn về xưa thì dù nay có lệ chan vẫn thấy sung sướng, tự hào. Nhưng tiếc là nay lại không bằng xưa, vì thời hậu Trần đang có những điềm báo chẳng lành, nên ưu tư trong cảm xúc của tác giả lại chính là nỗi sầu nhân thế chẳng muốn nói ra. Vì thế mà chỉ còn thấy nặng một nỗi lòng với đất nước, non sông. Điều đó lại càng được thể hiện qua niềm khao khát mãnh liệt, mong mỏi sẽ có một đấng anh minh nào đó, giữ lấy chữ đức để đất nước có xuất hiện kẻ thù nào cũng đánh tan, nhân dân bốn cõi được sống trong muôn thuở thăng bình như xưa.Tinh thần ái quốc bỗng vút cao trở thành tư tưởng nhân văn sâu sắc và ý nghĩa.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông).


    Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí - Trần.


    Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.


    Mở đầu bài phú, tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.


    “Khách có kẻ

    Giương buồm giong gió chơi vơi,

    Lướt bể chơi trăng mải miết.”


    Tác giả đã liệt kê một loạt những địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt… Đây là cách nói ước lệ tượng trưng nhằm bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước của Trương Hán Siêu.


    Ở phần sau, qua lời nhân vật khách, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh sinh động, giản dị:


    “Bát ngát sóng kình muôn dặm,

    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Nước trời một sắc

    Phong cảnh ba thu.”


    Thông qua những từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tác giả đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tác giả cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước một nhân chứng lịch sử khi hoài niệm về quá khứ oanh liệt.

    “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”


    Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:


    “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới,

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.”

    “Khác nào như khi xưa:Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,

    Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”


    Những chiến công vĩ đại của quân ta được kể bằng giọng văn gấp gáp, khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng, mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.


    Tác giả còn đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:

    “Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,

    Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”


    Các bô lão đánh giá chiến thắng này có được không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn do có nhiều người tài. Một trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.


    Cuối cùng, tác giả kết thúc bài phú bằng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão. Đầu tiên là lời của các bô lão:


    “Sông Đằng một dải dài ghê,

    Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.

    Những người bất nghĩa tiêu vong,

    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”


    Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được một triết lý vững chắc: người bất nghĩa sẽ bị diệt vong, còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở.


    Nhân vật khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:

    “Anh minh hai vị thánh quân,

    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

    Giặc tan muôn thuở thăng bình.

    Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”


    Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần – là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân, cho nước.


    Với cảm hứng và hoài niệm về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.


    Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi, những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, lòng yêu nước của ông trong từng câu thơ.


    Mở đầu bài phú, tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.


    “Khách có kẻ

    Giương buồm giong gió chơi vơi,

    Lướt bể chơi trăng mải miết.”


    Tác giả đã liệt kê 1 loạt những địa danh nổi tiếng, những nơi có vẻ đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt... Đây là cách nói ước lệ tượng trưng tác giả bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước ta. Ở phần tiếp theo, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng qua lời miêu tả của nhân vật khách một bức tranh sinh động, giản dị:


    “Bát ngát sóng kình muôn dặm,

    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Nước trời một sắc

    Phong cảnh ba thu.”


    Thông qua 1 loạt những từ láy gợi hình, kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tác giả đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tác giả cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước 1 nhân chứng lịch sử khi nhớ về quá khứ oanh liệt.


    “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”


    Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:


    “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới,

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.”


    …“Khác nào như khi xưa:

    Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,

    Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”


    Qua đó, ta thấy được những chiến công vĩ đại ấy được kể bằng giọng văn gấp gáp, khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng, mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù. Từ đó, tác giả còn bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:


    “Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,

    Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”


    Theo các bô lão, thì nhân dân ta chiến thắng không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn có nhiều người tài.1 trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cuối cùng, tác giả kết thúc bài phú bằng 2 lời ca. Đầu tiên là lời của các bô lão:


    “Sông Đằng 1 dải dài ghê,

    Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.

    Những người bất nghĩa tiêu vong,

    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”


    Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được 1 triết lý vững chắc: người bất nghĩa sẽ bị diệt vong, còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở. Không những thế, đến đây, khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:


    “Anh minh hai vị thánh quân,

    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

    Giặc tan muôn thuở thăng bình.

    Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”


    Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần - là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân, cho nước…


    Qua những hoài niệm về quá khứ, “Bạch Đằng giang phú” đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử. Nhìn trở lại toàn bộ bài phú, ta thấy “Bạch Đằng giang phú” là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả đã kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng, thiên nhiên 1 cách sinh động, chân thật, có tính trữ tình cao, xen lẫn với lời kể là những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi, những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm. Với nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu... mấy trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc.


    Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là 1 trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại. Bài phú chứa chan lòng tự hào dân tộc, vừa đọng 1 nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Sau khi đọc xong tác phẩm, ta có thể khẳng định rằng “Phú sông Bạch Đằng” là đình cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Trong thời kì văn học trung đại, cảm hứng yêu nước và nỗi trăn trở chuyện nước nhà luôn là đề tài được khai thác phổ biến và sâu sắc. Xét trong hoàn cảnh thực tế, khi chỉ có nam nhân được đến trường học hành bài bản, cùng với nỗi âu sầu, khát khao cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân, cái "chí làm trai" luôn đặt nặng lên vai, lòng yêu nước luôn được các tác giả gửi gắm vào từng lời thơ, câu chữ. Đối với Trương Hán Siêu, một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam, nỗi niềm yêu nước được phơi trải với dòng sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu biết bao huyền thoại cha ông dựng nước, giữ nước. "Bạch Đằng giang phú" hay còn gọi là "Phú sông Bạch Đằng" đã khẳng định một cách đanh thép và rõ ràng tình yêu nước hào hùng chảy tròn dòng máu Lạc Hồng, đồng thời bộc lộ sự hổ thẹn, tủi nhục khi cảm thấy bản thân chưa làm được gì cho đất nước.


    Phú là một thể loại văn học cổ của Việt Nam, chủ yếu là văn tả cảnh, từ ngoại cảnh liên kết với nội tâm để tả tình. Sử dụng lối viết này, tác giả thể hiện tình cảm qua cách miêu tả thiên nhiên, vẻ đẹp của quê hương được tạo hóa ban tặng, lồng ghép sự tự hào, kính trọng tinh thần của bậc cha ông đã vì nước quên thân, hi sinh biết bao xương máu cho độc lập dân tộc, cuối cùng là kết thúc bản anh hùng ca với nỗi day dứt khôn nguôi khi bản thân chưa cống hiến cho đất nước. Qua tác phẩm, nhà thơ cũng khéo léo tái hiện lại những thước phim lịch sử oai hùng của dân tộc, những trận chiến mang tầm vóc lịch sử trên con sông Bạch Đằng huyền thoại, thể hiện sự tự hào, lòng tự tôn dân tộc, yêu mến nước nhà.


    Lòng yêu nước của Trương Hán Siêu thể hiện ở cách miêu tả không gian, cảnh vật xung quanh người khách xuôi theo sông Bạch Đằng:


    Qua cửa Đại Thanh, ngược bến Đông Triều

    Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

    Bát ngát sóng kình muôn dặm

    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.


    Vẻ đẹp thiên nhiên mở ra trước mắt với những vẻ đẹp tráng lệ trên dòng Bạch Đằng giang, một khung cảnh rung động lòng người với song, với cờ, với nước, với trời,... Đọc hai câu thơ đầu, độc giả có thể cảm nhận được lực hấp dẫn vô định của dòng sông đối với con thuyền. "Qua cửa Đại Thanh, ngược bến Đông Triều", qua những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, qua những vùng đất mênh mông bể sở, đến với sông Bạch Đằng, con thuyền như bị cuốn, bị hút mà "bơi một chiều". Dường như không chỉ người, mà cả vật cũng bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp nơi đây. Phong cảnh mùa thu trên dòng sông lững lờ, dòng sông lịch sử vừa có nét oai hùng, dữ dội, vừa là cô thiếu nữ thiết tha, dịu dàng trong sắc trời ảm đạm. Nước và trời hòa thành một sắc, cái sắc u buồn của mùa thu, cái sắc đìu hiu nhuộm cả vào lòng người. Trên khung cảnh của nước trời vô tận ấy là nét chấm phá của "đuôi trĩ" với vẻ đẹp "thướt tha", dịu dàng. Trong vài câu thơ ngắn ngủi mà cảm tưởng như chứa đựng được mọi khía cạnh của dòng sông, có tinh tế, lả lướt của nước, của đuôi cờ, có sự dứt khoát, mãnh liệt của "sóng kình muôn dặm", của chiến công lịch sự vang dội một thời. Tình cảm yêu nước ở đây được thể hiện ở sự đồng cảm với thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở, thấu cảm và đồng điệu với những cảnh đẹp của quê hương mình.


    Tình yêu quê hương, cảm hứng yêu nước trong tác phẩm thể hiện rõ nét nhất ở sự tự hào với những chiến công hiển hách của ông cha trên dòng sông lịch sử. Những kí ức hào hùng như được tái hiện lại theo từng nhịp thơ, từng câu chữ, trải suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Người đọc tưởng như đang được tham gia vào chính những cuộc chiến đầy anh dũng, máu lửa


    Đương khi ấy:

    Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới.
    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

    Trận đánh được thua chửa phân,

    Chiến lũy bắc nam chống đối.

    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

    Bầu trời đất chừ sắp đổi.

    Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,

    Những tưởng gieo roi một lần,

    Quét sạch Nam bang bốn cõi!


    Thế nhưng: Trời cũng chiều người,

    Hung đồ hết lối!Khác nào như khi xưa:Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,

    Trận Hợp Phì Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

    Đến nay nước sông tuy chảy hoài,

    Mà nhục quân thù không rửa nổi!

    Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi.


    Có lẽ, trong tư tưởng và quan niệm của nhà thơ, những trang sử vàng chói lọi khi một nước Nam nhỏ bé lúc bây giờ lại có thể một tay dẹp loạn quân Bắc xâm lược, đó là niềm hãnh diện truyền đời. Sự thất bại thảm hại của quân thù mạnh hơn ta cả chục, cả trăm lần dường như đã trở thành chất xúc tác để câu thơ trở thành một bản anh hùng ca vang dội, khiến cho không khí, những chi tiết của cuộc chiến chân thực như đang xảy ra trước mắt. Năm 938 Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 981 Lê Đại Hành đánh tan quân Tống, và đến năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, sự thất bại của kẻ thù được khắc họa qua những câu thơ "tan tác tro bay", "hoàn toàn chết trụi", "nhục quân thù khôn rửa nổi",... Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn vì những trận thắng của quân ta như trận Xích Bích, Hợp Phì, những trận đánh để đời của Trung Hoa. Tác giả khẳng định tầm vóc của nước Đại Việt không kém cạnh so với cường quốc láng giềng. Tất Liệt, Lưu Cung, những danh tướng của Trung Quốc cũng bị đánh bại chỉ trong một lần "gieo roi". Trên cơ sở những chiến công hiển hách, đánh tan quân xâm lược ấy, Trương Hán Siêu bày tỏ sự kính nể, ngợi ca đến những vị tướng vĩ đại của Việt Nam:


    Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,

    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.


    "Trùng Hưng Nhị Thánh", "Ngô chúa" là những vị tướng nổi danh của đất Đại Việt, có công tống cổ Ô Mã Nhi, một tên tướng được Trung Quốc vô cùng trọng dụng và Hoàng Thao, thái tử Nam Hán thất bại thảm hại dưới tay Ngô Quyền. Sự tự hào của tác giả khi nhắc lại một thời quá khứ oanh liệt, hào hùng, một dân tộc tuy bé nhỏ về mặt đại lý, nhưng tầm vóc có thể sánh ngang với cường quốc láng giềng. Những chiến công vang dội, hiển hách đó là nỗi nhục của bè lũ xâm lược, là "tiếng thơm còn mãi" của dân tộc Việt Nam để lại cho con cháu mai sau. Những vị anh hùng vì nước, vì dân, lãnh đạo quân nhân chiến thắng kẻ thù nham hiểm, đó không chỉ là sự tự hào mà còn là lời khẳng định sức vóc và mưu trí con người Đại Việt không thua kém một quốc gia nào. Tinh thần yêu nước được thể hiện một cách bi tráng, nhắc lại những trận đánh trên Bạch Đằng Giang đã một lần nữa khẳng định tình yêu với quê hương xứ sở và sự tôn trọng, kính yêu những vị danh tướng dân tộc.


    Tinh thần yêu nước của tác giả còn thể hiện qua sự tiếc thương cho sự mai một, bào mòn của thời gian, đồng thời là nỗi hổ thẹn vì hậu thế chưa thể làm gì rạng danh tổ quốc. Những dòng thơ mang đậm cảm giác tang tóc, cô quạnh


    Bờ lau san sát

    Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy

    Gò đầy xương khô

    Buồn vì cảnh thảm

    Đứng lặng giờ lâu

    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu


    Thời gian khiến cảnh vật trở nên "đìu hiu", "sông chìm giáo gãy", "gò đầy xương khô", những vết tích của chiến tranh vẫn in hằn ven bờ sông thanh tĩnh. Chiến công oai hùng nào cũng phải đánh đổi bởi máu và nước mắt, chính vì thế, hậu thế có trách nhiệm phải biết ơn và giữ gìn công lao trời bể của cha ông. Có lẽ vì vậy, nhìn thấy cảnh bến bờ tang thương này, trong lòng tác giả không tránh khỏi đau đớn, xót xa, xót cho những đồng bào đã nằm xuống vì độc lập dân tộc, xót cho thời thế nước nhà đang loạn lạc, đảo điên, xót cho bao công dựng nước, giữ nước của các bậc đế vương đi trước lại đang bị chính con cháu hậu thế không coi trọng, giữ gìn. Dường như trong cái ai hoài của tác giả còn ẩn chứa một khát khao, mong muốn có người hiền tài đủ sức trị vì đất nước, kế nghiệp cha ông gìn giữ và phát triển nước nhà.


    Tinh thần yêu nước của Trương Hán Siêu đã được bộc lộ rõ qua các khía cạnh nhân văn sâu sắc. Ở đó, chúng ta thấy được sự rung cảm trước cái đẹp tuyệt sắc của quê hương, thấy được sự tự hào và lòng biết ơn đối với những bậc danh tiếng đã đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn độc lập dân tộc, ghi những dấu mốc vàng son vào lịch sử nước nhà, và cuối cùng là nỗi tiếc nuối, buồn thương cho thế thời, cho hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ. Có thể nói, cái trăn trở của Trương Hán Siêu không chỉ là trăn trở của một mình ông, đó là nỗi canh cánh trong lòng hầu hết các vị nam nhi đương thời, phải làm gì cho tổ quốc, cho đất nước, cho dân tộc.


    Lời thơ gãy gọn, đanh thép, mang đậm khí khái hào hùng nhưng cũng không kém phần thanh cao, tác giả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, cháy bỏng cùng khát vọng được cải tổ đất nước, mong mỏi có một bậc đế vương anh minh xây dựng nước Đại Việt vững mạnh, trường tồn. Qua bài thơ, tác giả thể hiện lòng biết ơn vô hạn đến những anh hùng có công dựng nước, giữ nước, đồng thời đặt ra bài học về trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đời sau đối với giang sơn.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Trương Hán Siêu (?-1354), quê gốc ở Ninh Bình, từng có thời gian làm môn khách trong phủ Trần Hưng Đạo, sau ở thời vua Trần Anh Tông thì làm đến chức Tham tri chính sự, khi mất được phong Thái Bảo, Thái Phó và cho thờ trong Văn Miếu. Đương thời Trương Hán Siêu là người có tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, rất được các vua Trần tin dùng và nhân dân yêu mến kính trọng. Tuy nhiên đáng tiếc rằng hầu hết các tác phẩm văn chương của ông đều bị thất lạc, nay chỉ còn lại một ít trong đó có Phú sông Bạch Đằng là một trong những tác phẩm hay và nổi tiếng nhất. Nổi bật trong chủ đề của tác phẩm đó chính là cảm hứng yêu nước nồng nàn, tha thiết của tác giả thể hiện một cách xuyên suốt trong toàn bộ bài phú, với nhiều khía cạnh khác nhau.


    Đầu tiên, với vai trò là nhân vật “khách” cảm hứng của tác giả được bộc lộ thông qua cuộc du ngoạn thực tế của tác giả qua các địa danh nổi tiếng của Việt Nam từ cửa Đại Thanh, đến bến Đông Triều, rồi cuối cùng là dừng lại trước con sông Bạch Đằng thơ mộng, trữ tình, hùng vĩ gắn liền với biết bao chiến công lịch sử của dân tộc.


    “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

    Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

    Bát ngát sóng kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu.

    Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu.”


    Chỉ thông qua vài câu thơ tả cảnh ngắn gọn, thế nhưng độc giả cũng đã có thể hình dung ra cảnh tượng hùng vĩ, rộng lớn, vẻ đẹp bao la khoáng đạt của một con sông qua câu “bát ngát sóng kình muôn dặm”, rồi người ta lại dễ dàng liên tưởng đến cái vẻ thơ mộng, dịu dàng của dòng sông trải dài với những con thuyền nối tiếp nhau thật duyên dáng và yểu điệu, đó là cảnh thanh bình, thuyền bè ngược xuôi buôn bán, nhân dân được an cư lạc nghiệp mà có được cảnh ấy. Thêm câu “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”, lại cắt nghĩa ra được một vẻ đẹp rất yên ả, màu trời màu nước cùng hòa với nhau tạo thành một bức phông nền tuyệt đẹp cho bức tranh phong cảnh đã trải qua ba mùa thu tươi đẹp của đất nước. Như vậy ở đây ta có thể tiểu kết lại rằng, trước hết cảm hứng yêu nước của tác giả nằm ở cái nhìn, cách cảm nhận về vẻ đẹp của sông Bạch Đằng, tác giả tự hào vì Đại Việt ta có một dòng sông, thơ mộng và hùng vĩ đến thế, từ đó lại càng yêu thêm mảnh đất nghìn năm văn hiến không đổi dời này.


    Thế nhưng bên cạnh những vẻ đẹp trữ tình thơ mộng, nhân vật khách còn cảm nhận được ở con sông này vẻ lạnh lẽo, đìu hiu bởi trải qua bao nhiêu năm tháng, sông Bạch Đằng đã trở thành chứng nhân cho những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Nơi đây xương máu của ta và địch đã mãi chìm xuống lòng sâu, chỉ để lại trong sử sách và trong ký ức của con sông sự oanh liệt và khí thế hào hùng của thời khắc năm xưa.


    “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

    Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâu

    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”


    Những hoài niệm về một thời quá vãng, cùng với cảnh vật tiêu điều hiu hắt, đã gợi lên trong lòng nhân vật “khách” những xúc cảm ưu tư, buồn bã vì dấu vết của thời gian dường như đã làm phai mờ đi những chiến công vang dội năm xưa, cho đến hôm nay khi đứng tại nơi này cũng chỉ là cảnh còn người mất, chỉ còn một vẻ hoang vắng, lạnh lẽo, nghĩ mà không khỏi xót xa, ngậm ngùi và thương tiếc không thôi. Như vậy, thông qua cách mà tác giả nhìn nhận về con sông không chỉ mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, mà còn nằm ở cả dáng vẻ buồn bã, hiu quạnh, đã phần nào gợi nhắc độc giả về những chiến công lừng lẫy của ông cha ta ngày xưa ngay trên chính con sông Bạch Đằng. Đó là trận chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, trận chiến chống quân Tống trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Đại Hành chỉ huy, và trận chiến trên sông năm 1288 chống quân Mông Nguyên do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy. Từ đó khơi gợi niềm tự hào dân tộc vì những chiến công lừng lẫy của cha ông, tấm lòng yêu nước sâu sắc, cùng với tinh thần chống giặc ngoại xâm bất khuất trong trái tim của mỗi người dân Đại Việt.


    Chung mạch cảm xúc ấy, Trương Hán Siêu đã thoát khỏi nhân vật “khách” và chuyển qua hình tượng nhân vật “các bô lão” để tái hiện lại một cách sinh động cái không khí hào hùng vẻ vang của dân tộc trong những trận chiến lịch sử. Bằng giọng văn cường điệu, chất văn trung đại đậm tính ước lệ, tác giả đã khắc họa rõ những khoảnh khắc oai hùng, cùng truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường thông qua lời thuật lại của các bô lão.


    “Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.”


    Đương khi ấy:

    Thuyền tàu muôn đội, tinh kì phấp phới.

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

    Trận đánh được thua chửa phân,

    Chiến luỹ bắc nam chống đối.

    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

    Bầu trời đất chừ sắp đổi.

    Kìa:

    Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối.

    Những tưởng gieo roi một lần,

    Quét sạch Nam bang bốn cõi.

    Thế nhưng:Trời cũng chiều người,

    Hung đồ hết lối

    Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,

    Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

    Đến nay sông nước tuy chảy hoài,

    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.”


    Lũ giặc ngang tàn “Thuyền tàu muôn đội, tinh kỳ phấp phới”, nào “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”, đem so sánh với quân ta thế đơn lực bạc, “Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi”. Thế nhưng “Trời cũng chiều lòng người”, những kẻ gieo tai vạ, hung hăng bạo ngược thì ắt phải chịu kết cục tiêu vong, dù có là “Tất Liệt thế cường” hay “Lưu Cung chước đối” thì cái mối nhục tựa như trận Xích Bích hay trận Hợp Phì này cũng sẵn ngàn năm chẳng rửa nổi, có chăng nước sông chảy hoài và còn ghi mãi sự oanh liệt, hùng dũng của quân dân Đại Việt ta mà thôi.


    Cái cách là Trương Hán Siêu lấy những trận đánh chấn động lịch sử của Trung Quốc cổ đại đem ví như trận đánh của Đạị Việt ta trên sông Bạch Đằng, lại là một dụng ý rất khéo léo của tác giả để thể hiện lòng tự hào và tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc. Chẳng phải cường quốc phương Bắc vẫn tự xưng là bậc đế vương, đời đời khinh nhờn coi Đại Việt nhỏ bé là phường chư hầu, bắt tiến cống sản vật, rồi lại tùy thời xâm chiếm hay sao. Thế nhưng lịch sử đã chứng minh rằng cả ngàn năm nay đã có lúc nào dân tộc Đại Việt chịu nhục nhã, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, đến thời Ngô Quyền, thời Đinh, thời Lý, có biết bao lần quân giặc cũng mang hàng vạn đại quân sang ý định giày xéo nước ta, rồi cũng lại phải bỏ chạy về nước trong nhục nhã, đến mảnh giáp cũng không còn? Nhắc lại lịch sử hào hùng một thời của dân tộc, nhắc đến những “trùng hưng nhị thánh”, nhắc đến “Ngô chúa” chính là để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ngợi ca các bậc anh hùng kỳ tài, những bậc đế vương với biệt tài quy tụ lòng dân, tập hợp tinh thần yêu nước của cả một dân tộc làm thành sức mạnh vĩ đại sẵn sàng đương đầu với mọi sự tiến công mạnh mẽ của giặc ngoại xâm. Bộc lộ niềm tự hào, ngưỡng mộ, ngợi ca tráng chí ngút ngàn, sự dũng mãnh của quân dân Đại Việt ta xứng danh với cái tên gọi hào khí Đông A mà Phạm Ngũ Lão trong Thuật hoài đã từng nhắc đến. Từ đó thể hiện sự trân trọng, mến yêu và biết ơn sâu sắc đến những vị anh hùng đi trước, đến những con người đã ra đi đổ máu xương vì một đất nước hòa bình yên ấm như ngày hôm nay.


    Có lẽ rằng lịch sử của dân tộc đã từng oanh liệt, ngút ngàn tựa như một bài trường ca dựng nước và giữ nước dài lâu mà đến ngày hôm nay, khi đứng trước sông Bạch Đằng cả “khách” và bô lão chỉ thấy những dấu tích bi thương của lịch sử, lạnh lẽo, đìu hiu, thì không khỏi thương tiếc và xúc động. Nỗi xúc động ấy không phải là nỗi đau bi lụy, mà nó lại là cái buồn thương, tiếc nuối của tấm lòng trân trọng, ngợi ca mà người đời sau dành cho người đời trước, thế mới có câu “Đứng bên sông chừ hổ mặt/Nhớ người xưa chừ lệ chan”.


    Sở dĩ cả “khách” và “các bô lão” có tâm trạng ấy, cũng bởi trong lòng đã có những dự báo không tốt về vận khí của nhà Trần, khi sau 50 năm chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 thì nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, các vị tướng kiệt xuất cũng đã mất, đất nước không người chống đỡ. Mà như Nguyễn Trãi đã viết rằng “Càn khôn bĩ rồi lại thái/Nhật nguyệt hối rồi lại minh”, nếu ngày đó đến thật thì cũng coi như khí số nhà Trần đã đến hồi tận. Những nỗi ưu tư, phiền muộn vì vận nước nay đã không bằng được như xưa, đã đem đến cho tác giả một niềm mong ước mãnh liệt, thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc, một lòng vì mong cho nhân dân được ấm no, đất nước được vững bền ấy rằng mai đây sẽ có “vị thánh nhân ” nào đó nối bước người xưa, lần nữa vực dậy non sông Đại Việt, đưa nước ta trở về những ngày huy hàng rạng rỡ, chứ chẳng phải cảnh đìu hiu, lạnh lẽo bên bến sông, khiến người đời nhìn mà cảm khái không thôi.


    Phú sông Bạch Đằng không hổ danh là tác phẩm được đánh giá là đỉnh cao của thể loại phú trung cũng như là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học dân tộc. Một phần vừa ca ngợi cảnh sắc non sông, nhưng phần lớn chính là gợi nhắc lại lịch sử vẻ vang của dân tộc thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc và lòng ngợi ca, tự hào trước những chiến công oanh liệt của dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm ngàn năm nay. Đồng thời thức tỉnh người đọc về những giá trị quý báu trong dòng chảy lịch sử dân tộc, và vai trò quan trọng, thiết yếu của con người góp phần viết nên những trang sử hào hùng, dựng xây nên một non sông Đại Việt tươi đẹp như ngày hôm nay.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. “Trăm năm bia đá cũng mòn

    Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!”


    Trong những áng văn viết về trận thủy chiến Bạch Đằng, bài phú của Trương Hán Siêu ra đời sớm hơn tất cả và cũng là áng văn “không tiền khoáng hậu”. Bạch Đằng giang phú là tác phẩm mà tính chất trữ tình và màu sắc anh hùng ca được hòa quyện nhuần nhuyễn và tinh tế.


    Từ những câu chữ đầu tiên nhân vật khách xuất hiện đầy phóng khoáng, hào mại. Khách rất “ham du ngoạn”, “giương buồm giong gió”, “lướt bể chơi trăng”. Gót giang hồ đi đã khắp:


    Cửu giang, Ngũ hồ

    Tam ngô, Bách Việt.

    Nơi có người đi,

    Đâu mà chẳng biết


    Ở đây, bằng hình ảnh những không gian to rộng, những vùng đất nổi tiếng và các động từ thể hiện động tác mạnh, số từ sổ sách, số nhiều, đi liền với cách diễn tả thời gian chuyển tiếp nhanh:sớm, chiều và cả cách nói khẳng định, tác giả đã khắc họa rõ nét tính cách của một người năng nổ, nhạy bén, xông pha, ham hiểu biết và hoạt bát của khách. Nó cũng là dấu ấn làm nên tên tuổi của khách khác xa với cách “chơi” của bậc ẩn sĩ. Bởi lẽ những phiêu du của khách không chỉ là thú chơi vô bổ mà vì mục đích củng cố, trau dồi tri thức về lịch sử nước nhà mong sánh ngang với Tư Mã Thiên.


    Tiếp theo, tác giả đưa đến người đọc một cuộc ngao du vừa mạo hiểm vừa độc đáo: cuộc chơi sông Bạch Đằng. Nếu như mở đầu khi thời gian đã tượng trưng hóa thì đến đây, tác giả đi vào cảnh thực với không gian cụ thể (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng) với một thời gian được chỉ định rõ (tháng chín) và một phong cách cụ thể (nước trời một sắc, bờ lau san sát) cũng những dấu vết của chiến trường được diễn tả một cách hình tượng. Phong cảnh Bạch Đằng cũng phơi phới, tràn đầy hào khí dường như cũng trầm lắng, cũng lặng mình theo thời gian với tất cả trầm tư và nhạy cảm đang đứng sững, buồn tiếc, ngậm ngùi:


    Buồn vì cảnh thảm,

    Đứng lặng giờ lâu.

    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.


    Như vậy, nhân vật khách bước vào tác phẩm bằng tất cả trân trọng, trang nghiêm, là nhân vật được khẳng định. Dường như đây cũng chính là lời khẳng định đến từ tác giả - kẻ sĩ mang trong mình dòng máu thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc.


    Sự xuất hiện của nhân vật khách với trạng thái trầm tư có ý nghĩa như một cách gợi mở, dẫn dắt cho sự xuất hiện của nhân vật tập thể các bô lão. Đó là số đông đa dạng về tuổi tác: người rất già phải chống gậy, người trẻ còn khỏe bơi được thuyền nhỏ nhưng tất cả đều nhiệt tình, nhạy cảm và hiếu khách. Họ hết lời thăm hỏi:


    Bên sông bô lão,

    Hỏi ta sở cầu.


    Tác giả không nhắc lại câu hỏi của khách, nhưng qua sự sốt sắng của các bô lão, qua phương thức nói chuyện của khách và các bô lão ta có thể hiểu chủ đề câu chuyện: các bô lão mang tư cách là người địa phương và có thể nhiều người đã là nhân chứng của trận chiến oanh liệt đã dẫn khách tham quan chiến địa cũ và thuyết minh cho ông về trận chiến lịch sử với những chiến tích:


    Có kẻ gậy lê chống trước

    Có người thuyền nhẹ bơi sau

    Vái ta mà thưa rằng - Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

    Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá phách Hoàng Thao.


    Những bô lão đã hào hứng, sôi nổi kể lại trận đánh “đương khi ấy” bằng tất cả hồ hởi, niềm tin, lòng tự hào vào truyền thống yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc:


    Thuyền bè muôn đội

    Tinh kỳ phấp phới

    Tì hổ ba quân

    Giáo gươm sáng chói.

    Trận đánh thư hùng chửa phân,

    Chiến lũy Bắc Nam chống đối.


    Đó cũng là trận đánh ác liệt “kinh thiên động địa”:

    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

    Bầu trời đất chừ sắp đổ


    Tính chất ác liệt của trận chiến đến từ quy mô, lực lượng so sánh và cũng đến sự đối đầu về ý chí của hai bên đối phương. Và chính ở trận Bạch Đằng quân nhà Trần cũng như quân Ngô Quyền trước đó phải đối đầu với đội quân mưu sâu, chước quỷ hung đồ:

    Kìa:

    Tất Liệt thế cường,

    Lưu Cung chước đối.

    Những tưởng tung roi một lần,

    Quét sạch Nam bang bốn cõi.


    Trận chiến quyết liệt, khó khăn, nhiều tổn thất đến nỗi “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, đến nỗi bao nhiêu năm sau các nhà thơ qua đó đều vẫn có chung cảm giác nước sông còn loang máu đỏ như Trần Minh Tông từng viết:


    Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé,

    Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô


    Chính vì tính chất khó khăn, quyết liệt đó mà hơn ai hết, các bô lão hiểu rằng trận chiến đấu và chiến thắng của dân tộc mình không chỉ có ý nghĩa với một thời:


    Khác nào:

    Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay.

    Trận hợp phì, giặc Bồ Kiên phút giây chết trụi.

    Đến nay nước sông tuy chảy hoài,

    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.

    Tái tạo công lao

    Muôn đời ca ngợi.


    Như vậy, trận chiến trên sông Bạch Đằng hay chính là trận chiến chống quân Mông Nguyên không chỉ có ý chí kiên gan bền bỉ của đội quân hùng mạnh mà còn có sự giúp đỡ từ hồn thiêng núi sông cũng có nghĩa là nó bao gồm cả ba nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.


    Ở đây, các bô lão còn nhấn mạnh vai trò của con người, của những đôi vai sẵn sàng chinh chiến, gánh vác trọng trách mà đất nước giao phó. Đó là các bậc sánh với “Vương sư họ Lã” trong hội Mạch Tần; với “ Quốc sĩ họ Hàn” trong trận Duy Thủy và đặc biệt là Đại vương Trần Quốc Tuấn, một người có tài thao lược nhất là tầm nhìn xa trông rộng đến muôn đời:


    Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,

    Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.

    Tiếng thơm đồn mãi,

    Bia miệng không mòn.


    Cảnh thứ nhất là Bạch Đằng lúc đương đại, thiên nhiên hùng tráng đẹp như “từ có vũ trụ” song đối với thế tình nó như đã nhuốm mùi dâu bể, như đã chìm vào tĩnh lặng, đi vào ngủ quên để cho chính hồn thơ như khách phải nặng lòng bùi ngùi. Bạch Đằng đương đại khoác trên mình vẻ đẹp vừa đơn sơ lại rất nên thơ, trữ tình. Cảnh thư hai là Bạch Đằng trong lịch sử đã được sống dậy trong sự hồi tưởng của các bô lão rất đậm tính chất anh hùng ca. Tuy nhiên, khi làm sống dậy quá khứ say sưa và bình luận về nó là khi họ phải lật giở từng trang quá khứ, trở về với hoài niệm để sống lại một thời tuổi trẻ của cả non sông:


    Hoài cổ nhân hề vẫn thế,

    Lâm nhan lưu hề hậu nhan.


    Với tư cách là những người trong cuộc, là chứng nhân của mảnh đất anh hùng các bô lão thấy đau xót, hổ thẹn khi nó bị bỏ rơi đến nỗi dấu tích hào kiệt trở thành hoang phế, mộ phần người bỏ mình cho sự sống còn của dân tộc đã bị lẫn lộn trong đám “cốt khô gầy gò” và hổ thẹn với chính mình bởi những trọng trách quá nặng nề trên đôi vai nhỏ bé khi bước chân nối tiếp truyền thống vẻ vang anh hùng của cha anh để dựng xây đất nước.


    Khi cuộc chơi sông Bạch Đằng kết thúc là khi dòng sông lịch sử đi vào hoài niệm để bài phú được kết thúc bằng hai lời ca và thực sự đó là lời tổng luận của các bô lão và của khách. Nếu như các bô lão, những người dân bình thường nhấn mạnh một lẽ đời mang tính chất quy luật như nước sông cuồn cuộn chảy về biển cả, đó là:


    Những người bất nghĩa tiêu vong,

    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh


    Riêng khách, một thi nhân, một con người lịch duyệt và cũng là “một phương diện quốc gia đã bổ sung thêm vai trò của hai vị thánh quân, nhấn mạnh đến cái đức cao mà một vị vua phải có để đêm lại “muôn thuở thanh bình” cho trăm họ và hoàng tộc. Không chỉ vậy, đối với khách “đức cao” là tài năng, đức độ, là những phẩm chất tiên quyết của một người có tài, có bản lĩnh.


    Quả đúng như đánh giá của Bùi Quang Nguyên “Bạch Đằng giang phú” đã khắc họa một cảnh trí mỹ lệ của Tổ quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước. là một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học thời Trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà.”

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hóa đời Trần, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình đồng thời ông còn là một nhà thơ nổi bật của thời đại. Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí - Trần.


    Tác phẩm gồm có bốn phần chính, đoạn mở đầu thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp theo là đoạn giải thích: các bô lão kể với nhân vật khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp thể hiện suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa. Đoạn kết là lời ca khẳng định vai trò của con người.


    Trước hết về hình tượng nhân vật khách, ông xuất hiện cùng với việc di chuyển qua nhiều địa danh nổi tiếng: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… Đây đều là những phong cảnh đẹp, rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng có một điều đặc biệt, với các địa danh này tác giả chỉ du ngoạn trên sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những địa danh khác: Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng, đây là những địa điểm ông được đi du ngoạn thực tế. Đây cũng là địa điểm khoáng đạt, rộng lớn và vô cùng đẹp đẽ, không chỉ vậy các địa danh này còn ghi những dấu son lịch sử chói lọi của dân tộc.


    Dưới con mắt của nhân vật khách, thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ:


    Bát ngát sóng kình muôn dặm

    Thướt tha đuôi trĩ một màu


    Câu thơ vẽ nên không gian mênh mông, rộng lớn, những con sóng lớn liên tiếp, nối đuôi nhau trải dài đến vô tận vẽ ra cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Câu thơ thứ hai gợi hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông tựa như những cái đuôi trĩ thướt tha. Hai chữ “thướt tha” cho thấy dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển. Không gian sông nước hòa vào làm một, phong cảnh đẹp đẽ này đã trải suốt bao năm: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Câu thơ đồng thời cũng là bản lề để mở ra vẻ đẹp thứ hai của sông Bạch Đằng:


    Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô


    Trước mắt nhân vật khách hiện ra bờ lau san sát, hút tầm mắt, kết hợp với hai từ láy “đìu hiu, san sát” bổ trợ nghĩa cho nhau cho thấy sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy, nhân vật khách liên tưởng đến đáy sông với hàng loạt vũ khí bỏ lại, nhìn gì mà nhớ tới những nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng lại trong các trận chiến.


    Hình tượng nhân vật khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận. Ông du ngoạn bốn phương với mục đích là thưởng thức cảnh đẹp non sông, đồng thời nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình. Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên ông vừa vui mừng trước cảnh đẹp quê hương đất nước vừa thể hiện niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công lịch sử. Nhưng bên cạnh đó ông còn buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn lại sự hoang vu, hiu quạnh. Khách đứng lặng giờ lâu nuối tiếc khi thời gian chảy trôi đã vô tình nhuốm màu hoang vu lên mảnh đất này.


    Bên cạnh hình tượng nhân vật khách, ta còn thấy hiện lên hình tượng của các bô lão với những gợi nhắc về trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng lịch sử. Về nhân vật bô lão có thể hiểu là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trong chuyến du ngoạn sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể là sự hư hấu từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả. Dù là thực hay hư cấu thì hình ảnh bô lão hiện lên đã gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến quyết thắng. Các bô lão theo nguyện vọng của khách đã tái hiện lại một cách hào hùng, oanh liệt trận chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao. Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi, Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao. Đặc biệt nhấn mạnh chiến công trên sông Bạch Đằng. Trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Hai bên cân sức cân tài, diễn biến trong thế giằng co, không phân thắng bại, khiến trời đất phải rung chuyển: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi. Đây là trận chiến kinh thiên, động địa, lay chuyển cả trời đất. Và kết quả, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, những kẻ phi nghĩa đã phải chịu sự bại vong. Để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của địch, bô lão đã lấy hai điển tích là trận Xích Bích và nhận Hợp Phì. Trương Hán Siêu đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử để nâng tầm vóc chiến công vang dội, chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Với giọng điệu nhiệt huyết, tự hào, các bô lão đã tái hiện sinh động trận chiến cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Sau khi kể lại trận chiến, các bô lão thể hiện suy ngẫm về chiến thắng của ta và thất bại của địch: ta thắng là do yếu tố địa linh nhân kiệt, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người, vai trò người đứng đầu nên giành chiến thắng vang dội.


    Tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học trung đại Việt Nam. Kết cấu tác phẩm đơn giản, bố cục chặt chẽ, xây dựng hình tượng nhân vật khách đặc biệt. Những lời văn biền ngẫu và ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng. Hình ảnh thơ mang tính khoa trương, phóng đại diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên cũng như chiến thắng hào hùng của dân tộc.


    Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng lịch sử. Đồng thời tác phẩm cũng ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc ta. Qua đó còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao giá trị con người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ


loading...