Top 7 Bài văn nêu cảm nhận về truyện Đẽo cày giữa đường (Ngữ văn 7 - sách Cánh diều) hay nhất

Trong cuộc sống con người bất kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ, dù đại sự hay chuyện vặt vãnh nếu không có chính kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Xung quanh ta có ... xem thêm...

  1. Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Xung quanh ta có biết bao nhiêu điều thú vị, cần tìm hiểu và đúc kết cho chính mình trở thành một con người biết sống, biệt hành động và có ích cho xã hội. Nói về việc học, học lẽ sống làm người là cần thiết nhất. Từ câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường chắc chắn chúng ta sẽ học hỏi được một kinh nghiệm: phải biết nhận thức, tiếp thu, nhận xét, chọn lọc chủ động và hành động để đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân. Chúng ta cùng bàn luận về câu chuyện lí thú này và đưa ra những lời khuyên thật tích cực.


    Câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường mở ra trước mắt chúng ta hình ảnh một anh nông dân có trong tay một ít vốn liếng và mong trở thành một nhà buôn lớn. Anh ta mua về nhiều gỗ để đẽo cày. Vì chưa có kinh nghiệm nên anh ta muốn nghe ý kiến từ người mua. Có người bảo anh làm cày to ra, anh làm theo ngay ; có người bảo anh đẽo nhỏ lại, anh cũng làm theo và thế là chẳng chiếc cày nào đúng với tiêu chuẩn cả. Anh nông dân mất hết vốn liếng nhưng khi hối hận thì đã muộn rồi. Đọc xong câu chuyện đó, có lẽ ai cũng cảm thấy thương cho anh nông dân ấy. Trước hết ta có thể nhận xét : vì chưa có kinh nghiệm nên việc lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của người khác luôn cho là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng tại sao việc làm ăn của anh ta bị đổ bể, thì lại là một vấn đề, chắc chắn phải suy xét. Anh ta biết lắng nghe đấy nhưng lại không chủ động suy nghĩ; không biết chọn lọc lời khuyên để tìm ra một hướng giải quyết thật đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh cửa mình thì việc thất bại là không thể tránh được. Nếu chúng ta cho mình là anh nông dân ấy, chắc chắn chúng ta sẽ hành động khác. Phải suy nghĩ về những lời khuyên một cách chọn lọc, tự rút kinh nghiệm để hoàn thành một công việc. Đây cũng là một bài học cần thiết mà câu chuyện Đẽo cày giữa đường gửi đến cho chúng ta.


    Ở mọi lúc, mọi nơi, với mỗi chúng ta, bài học này rất đáng ghi nhớ. Trong xã hội hiện tại, có những người đã biết vận dụng bài học về lẽ sống để làm tốt công việc mình đảm nhận. Nhưng cũng có nhiều người không thực sự quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề này. Hiện nay có rất nhiều gia đình giàu có, cậy tiền làm giấy tờ giả đưa con cái đi học ở nước ngoài. Họ cứ nghĩ rằng đi du học về là sẽ có việc làm tại những công ti lớn, lương tháng cao. Ở những con người ấy, việc không có tri thức là một lí do, nhưng lí do khác cũng không kém phần quan trọng là họ không biết tiếp thu những cái tốt, không biết loại bỏ cái xấu, làm theo tất cả mà không có chọn lọc. Bài học về lẽ sống làm người lại nhắc nhở tất cả chúng ta hãy cảnh giác. Nói về tương lai của mỗi chúng ta, có nhiều ý kiến khác nhau. Nào là bạn tiếp tục học cao lên và thi vào đại học; nào là thôi không học nữa, hãy đi làm, rồi vừa làm vừa học ; nào là thi vào trường dạy nghề ; nào là đi du học nước ngoài ; nào là chuyển sang công việc kinh doanh… tất cả mọi hướng vào đời quanh ta đều có cái ích lợi riêng, đều có niềm vui và điều thú vị riêng. Song ta hãy cân nhắc xem : hướng nào phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân và gia đình ta? Từ đó sẽ có đáp án đúng để xác định hướng vào đời. Không nên mắc vào lối mòn ba phải của anh “đẽo cày giữa đường” mà hỏng sự nghiệp, lãng phí thời gian và sức lực.


    Chúng ta không bao giờ bác bỏ những ý kiến của người khác nhưng cũng không có nghĩa là làm theo mà không có chọn lọc. Bạn hãy sống sao cho đúng với lẽ sống để trở thành một người biết suy nghĩ và chín chắn trong tất cả mọi việc của cuộc sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng "lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường" đã cho ta thấy điều đó.


    Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.


    Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.


    Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phần tích cái lợi và cái hại cho mình, Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh sống không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.


    Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.


    Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Xong không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.


    Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất n hên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Trong cuộc sống con người bất kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ, dù đại sự hay chuyện vặt vãnh nếu không có chính kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Và chẳng nói đâu xa câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” chính là một ví dụ điển hình về chính kiến khiến nhiều người phải suy ngẫm.


    Câu chuyện ngụ ngôn kể về một anh chàng có được một khúc gỗ lớn. Anh ta định đẽo nó thành một chiếc cày để tăng năng suất lao động hay bán đi kiếm lời. Thế nhưng chẳng biết do chủ quan hay yếu tố nào đó anh ta quyết định ngồi giữa đường để đẽo cày. Nhưng cũng chính vì không biết giữ chính kiến của mình mà từ một khúc gỗ to anh có đã biến thành một cục gỗ vô dụng. Mỗi người qua đường một ý kiến, và ý kiến nào anh chàng cũng thấy đúng và làm theo. Rồi đến lúc chẳng còn lại gì nữa, và thất bại.


    Thế mới biết rất chính kiến có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Con người có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng thì mới có thể thành công được. Bởi lẽ trong cuộc sống có rất nhiều ý kiến trái chiều, mới người yêu thì cũng có đến chín người ghét...nếu bạn không giữ vững tư tưởng dễ bị lung lay thì chẳng mấy chốc mà suy sụp.


    Quay trở lại câu chuyện anh đẽo cày trên giá như anh có chính kiến của mình không chịu tác động của người này người kia thì rất có thể thành quả của anh đã vô cùng ngọt ngào rồi. Con người sinh ra không phải ai cũng có một trí tuệ siêu phàm, một cái nhìn bao quát tất cả. Thế nhưng dù có ở trong bất kì hoàn cảnh nào thì kiên định phải đứng đầu. Phải biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng. Sự bảo vệ ý kiến này không phải mang tính tiêu cực là bảo thủ mà nên biết tiếp thu cái đúng, sửa chữa cho hoàn hảo đồng thời loại bỏ cái sai lệch.


    Trong một tập thể thì biết dung hòa ý kiến bản thân với tập thể không phải nhất nhất nghe theo ý mình vì nó sẽ biến bạn trở nên chuyên quyền và độc đoán. Những người chuyên quyền độc đáo sẽ khó được thành công và dễ bị cô lập.


    Cuộc sống của con người chỉ sống có một lần vì thế thật đáng tiếc nếu chúng ta không sống vì mình. Sống chỉ nghe theo ý kiến của người khác sẽ biến chúng ta thành những người thụ động và ỉ lại, thiếu đi sự sáng tạo. Vì vậy chúng ta hãy trở thành những người vừa có chính kiến chủ quan vừa biết tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc nhất.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Mỗi người là một thành viên của xã hội. Những tác động khách quan nhiều khi khiến người ta chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí. Để khuyên chúng ta về vấn đề này, ông cha ta đã sáng tạo truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường”.


    Câu chuyện nói về một anh chàng ngồi đẽo cày bên đường, mỗi người đi qua đều góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, kết quả bị hỏng cày không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Đẽo cày theo ý người ta sẽ thành khúc gỗ chả ra việc gì. Thông qua câu chuyện ông cha ta đã khuyên hay giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu cho mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn: "Dù ai nói ngả nói nghiêng/ lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Tư tưởng qua câu chuyện ngụ ngôn trên là hoàn toàn đúng đắn bởi quá trình để hướng tới thành công ta phải chịu tác động của cá yếu tố chủ quan nhưng nhiều khi tác động bởi các yếu tố khách quan, phải kiên định mới đến đích. Nếu bền chí, kiên định, có nghị lực chịu gian khổ, vượt qua khó khăn, luôn luôn sáng tạo thì cuộc sống trở lên tốt đẹp, đó là biểu hiện đầu tiên quyết định thành công. Tuy nhiên những tác động của bên ngoài là rất lớn. Nó có thể làm lung lay, mài mòn nghị lực của ta. Vậy trước những tác động đó ta phải làm gì, ta phải phân biệt được lời khuyên đó là đúng hay sai, có phù hợp với tư tưởng quan điểm của ta hay không?


    Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Chúng ta hãy học tập lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, ở bạn bè, thầy cô, ở những người thân trong gia đình ngay từ những việc làm, những tư tưởng tưởng như đơn giản nhất nhưng lại cần thiết cho tương lai. Ví dụ: chúng ta lựa sức mình chọn trường thì không được gió chiều nào xoay chiều ấy rồi sẽ đi đến thất bại như anh chàng trong câu chuyện "Đẽo cày giữa đường”.


    Như vậy chỉ với một câu chuyện ngụ ngôn ngắn "Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc, quý giá cho chúng ta, phải biết giữ vững quan điểm lập trường, ý kiến mới thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng đừng bảo thủ mà hãy sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái đúng phù hợp cho cuộc sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Có rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí dẫn đến thất bại. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã có câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta về sự kiên định, tin tưởng vào chính bản thân mình.


    Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.


    Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.


    Một khi bạn đã có được chính kiến của mình thì vốn tri thức và bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng mà không lo không biết rằng mình có đang trong tình trạng “đẽo cày giữa đường không?”. Tri thức là hiểu biết, trình độ và tầm nhìn chiến lược của vấn đề để khi quyết định rồi thì không phải thắng lợi bằng niềm tin mà phải có cơ sở chứng minh sẽ đạt thành quả tích cực. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, tính logic của từng góp ý cảm nhận để chắt lọc thật chính xác những điều hay lẽ phải, không bị xu hướng hay ảnh hưởng khác tác động đến quyết định của mình. Nhưng một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm bản thân.


    Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của minh trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là câu chuyện ý nghĩa nêu lên bài học về thái độ kiên định của con người trong cuộc sống.


    Câu chuyện kể về một anh nông dân vì không có chính kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì cũng làm theo, cuối cùng tất cả số cày đó không ai mua và bao nhiêu gỗ hỏng phải bỏ đi hết, vốn liếng thì đi đời nhà ma sạch. Vừa mất thời gian vừa phí công sức lại còn bị thiên hạ chê cười. Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính minh. Đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.


    Trong cuộc sống, ai cũng có những công việc, những dự định riêng của chính mình. Quan điểm của mỗi người khác nhau vì thế cái nhìn của mỗi người trước sự việc cũng không giống nhau. Lòng tốt của mọi người là đáng quý nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp, vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân. Một khi ta đã có và giữ vững được chính kiến của mình thì ta sẽ cảm thấy tự tin và quyết tâm hơn để thực hiện dự định mình đã đề ra. Chỉ cần ta giữ vững được lập trường cộng thêm vốn tri thức và bản lĩnh ta chắc chắn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng.


    Chúng ta cần phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến. Bên cạnh đó, vẫn có những người kiên định với quan điểm của bản thân, không để bản thân dễ dàng nghe theo lời của người khác. Tuy nhiên, cần phân biệt được giữ vững quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội đến sự thất bại.


    Như vậy, truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là câu chuyện ý nghĩa nêu lên bài học về thái độ kiên định của con người trong cuộc sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Người xưa từng có câu: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Câu ca dao gợi cho ta nhiều ngẫm về chính kiến của bản thân trước tác động của thế giới bên ngoài. Lập trường của mỗi người khi giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề chính kiến đã được gợi ra từ câu chuyện cổ dân gian Đẽo cày giữa đường.


    Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình những vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười.


    Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình. Đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cẫn nhắc, có suy nghĩ đúng đắn. Lòng tốt của mọi người là đáng quý nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình.


    Người có chính kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao động hay bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác. Và ngược lại, người không có chính kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, hay tự làm bản thân bị căng thẳng, rối bời.


    Chính kiến hay việc giữ vững lập trường chính là một điều vô cùng quan trọng, là điểm tựa để ta thực hiện những dự định, ước mơ, nó giúp ta luôn có một tinh thần minh mẫn và tỉnh táo, không bị áp lực khi lúc nào, làm việc gì cũng phải suy nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình, về việc làm của mình. Trong mỗi vấn đề, mỗi người đều có những suy nghĩ, những nhận định riêng bởi vì họ có những góc nhìn khác nhau về những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Chính vì vậy mà chính kiến của bản thân trước những tác động của thế giới bên ngoài là rất cần thiết.


    Chúng ta cần phải phân biệt giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Đồng thời, phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến trong cuộc sống.


    Mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mỗi người khi đánh giá về một sự vật, hiện tượng, con người nào đó. Vậy làm thế nào để không bị rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”.


    Thứ nhất: Lên kế hoạch cụ thể: Kế hoạch này sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu của mình là gì, các bước đi để đến mục tiêu là gì. Như vậy bạn sẽ xác định được hướng đi một cách cụ thể, để không bị chệch hướng khỏi mục tiêu ban đầu của mình.


    Thứ hai: Nghe nhận xét có chọn lọc: Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chỉ phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.


    Thứ ba: Quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu: Kế hoạch hay ý kiến thì cũng chỉ là những bản phác thảo trong đầu, cái chúng ta cần để hoàn thành công việc là làm việc. Luôn tâm niệm dù thế nào đi chăng nữa ta cũng phải làm ra một cái “cày” của riêng ta. Chỉ cần ta giữ vững được lập trường cộng thêm vốn tri thức và bản lĩnh ta chắc chắn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng.


    Như vậy, chúng ta dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ


loading...