Top 7 Bài soạn Con chào mào (Ngữ văn 6 sách KNTT với CS) hay nhất

Mai Văn Phấn là một nhà thơ với những tác phẩm có đề tài phong phú về đề tài, có những cách tân về nội dung và nghệ thuật. Điều đó được thể hiện qua bài thơ ... xem thêm...

  1. * Sau khi đọc

    Nội dung chính:

    Bài thơ “Con chào mào” là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.


    Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

    Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Sau khi đọc xong 3 dòng đầu có thể:

    + hình dung về màu sắc, tiếng hót của con chim chào mào;

    + tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên được gợi ra từ hình ảnh “cây cao chót vót”…


    Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, nhân vật “tôi” đã muốn “giam cầm” con chim chào mào – muốn “độc chiếm” cái đẹp của thiên nhiên.

    - Khi “hối hả đuổi theo”, nhân vật “tôi” mang theo cả không gian đầy nắng, gió, cây xanh mong níu giữ con chim chào mào và tiếng hót.

    - Nhưng khi không còn thấy tăm tích, nhân vật “tôi” đã hình dung con chim chào mào đang mổ những “con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch của tôi” – những món quà “chuộc lỗi” khi con người hiểu rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, tự nhiên giữa thiên nhiên,…


    Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Sự khẳng định của nhân vật “tôi” ở hai dòng thơ cuối thể hiện những đổi thay trong ý nghĩ, cảm xúc; trong tình yêu dành cho thiên nhiên. Chẳng cần con chim chào mào lại bay về, tiếng hót du dương vẫn vang lên trong tâm trí. Bởi vì, nhân vật “tôi” đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn “độc chiếm” hẹp hòi, ích kỉ. Tình yêu thương ấy khiến cho tâm hồn con người rộng mở, phong phú, tràn đầy niềm vui và sức sống.


    Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ là: “triu…uýt…huýt…tu hìu…” (2 lần)

    → Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh của tiếng chim chào mào hót. Tiếng chim ấy không chỉ vang lên từ trên cành cây cao chót vót mà còn vang lên ngay trong chính tâm hồn nhà thơ.


    Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Viết đoạn văn:

    + Dung lượng: 5-7 câu.

    + Nội dung, đề tài: miêu tả hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và việc lưu giữ nó trong tâm trí khiến em cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

    Đoạn văn tham khảo:

    Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp in đậm trong kí ức em là cánh đồng lúa ngày thu hoạch. Đồng lúa chín vàng. Sắc vàng của lúa, sắc vàng của nắng, tất cả làm lòng em thấy náo nức, vui tươi. Hương lúa chín đặc biệt vô cùng. Vì hương sắc ấy là hương của bội thu, hương của lao động nhọc nhằn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những bông lúa rung rinh tạo thành sóng lượn. Chúng nghiêng mình, thầm thì như trò chuyện, tâm sự râm ran. Chẳng mấy chốc, những bông lúa ấy sẽ đi theo các bác nông dân, những bông lúa sẽ làm đẹp cho đời và đẹp mãi trong lòng người. Tuổi thơ em đã sống, đã lớn lên cùng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy!

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Sau khi đọc

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Màu lông của chào mào đốm trắng mũ đỏ, không gian tĩnh lặng vang lên tiếng chim hót.


    Câu 2 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Nhân vật muốn giam giữ con chim, muốn độc chiếm cái đẹp thiên nhiên làm của riêng. Mang theo nắng gió, cây xanh để níu giữ thế nhưng nhân vật hiểu ra chỉ có tự do khiến con chim thích thú.


    Câu 3 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Vì nhân vật hiểu ra cách ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải ích kỉ, hẹp hòi.


    Câu 4 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Dòng thơ triu… uýt… huýt… tu hìu… lặp lại hai lần nhằm mạnh tiếng hót trong trẻo của chào mào khi được tự do thỏa thích giữa thiên nhiên.


    Câu 5 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Mỗi lần hè đến là hoa phượng lại nở. Là khoảnh khắc chuyển giao năm học cũ sang năm học mới nên lần nào thấy chúng lòng em đều xốn xang. Những bông hoa rực cháy giữa màu xanh tươi mát của lá. Thay vì hái mang về nhà để rồi nhìn chúng lụi tàn dần thì em lựa chọn ngắm nhìn trên cao. Tuy nó ở trên cây cũng sẽ rụng nhưng là để tái sinh thêm những lần sau. Sau này, sẽ có thật nhiều mùa phượng rực rỡ hơn nữa.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Sau khi đọc

    Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

    Phương pháp giải:

    Đọc lại 3 dòng thơ và chú ý những hình ảnh được nhắc tới.

    Lời giải chi tiết:

    Tưởng tượng, hình dung của em về những hình ảnh khi đọc ba dòng thơ đầu: Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao. Đó là khung cảnh yên bình, xanh mướt của làng quê Việt Nam.


    Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ này từ đó nảy ra cảm xúc của nhà thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ":

    - Nhà thơ đã nghĩ phải nhanh chóng vẽ chiếc lồng cho con chào mào.

    - “Chiếc lồng” ấy là chiếc lồng khao khát giữ lại tiếng chim – hương sắc của cuộc đời.

    => Câu thơ này cho thấy, tác giả khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành không gian bất tận, muốn để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn cho con chào mào khoe sắc và cất tiếng tự do.


    Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

    Phương pháp giải:

    Đọc lại câu thơ này và chú ý hàm ý của tác giả.

    Lời giải chi tiết:

    Hai câu thơ kết cho thấy “con chào mào” đã bay đi xa, trở về với thiên nhiên rộng lớn, với thế giới tự do và hồn nhiên của nó. Tác giả viết rằng “chẳng cần chim lại bay về” bởi ông đã cảm thấy đủ, thấy trọn vẹn một thiên nhiên tuyệt đẹp trong cõi hồn mình. Câu thơ đa nghĩa cho thấy, nhà thơ đang tràn đầy hạnh phúc, mong cho con chào mào bay xa, bay cao hơn, nhưng cũng gợn một chút tiếc nuối dù rất nhỏ.


    Câu 4 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc lại bài thơ và xem dòng thơ nào được lặp lại.

    Lời giải chi tiết:

    - Dòng thơ “triu… uýt… huýt… tu hìu…" được lặp lại 2 lần trong bài thơ.

    - Tác dụng: Sự lặp lại đó tạo nên kết cấu tương ứng cho bài thơ. Chuỗi âm thanh được nhắc lại trọn vẹn như từng cất lên lần đầu, nhưng bạn đọc lại cảm nhận “con chào mào” đã đi qua một hành trình, từ đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt đến phối bè, vang vọng.


    Câu 5 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

    Phương pháp giải:

    Viết đoạn văn đúng hình thức yêu cầu, nhớ lại hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nào đó em đã từng chiêm ngưỡng và viết lại.

    Lời giải chi tiết:

    Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp in đậm trong kí ức em là cánh đồng lúa ngày thu hoạch. Đồng lúa chín vàng. Sắc vàng của lúa, sắc vàng của nắng, tất cả làm lòng em thấy náo nức, vui tươi. Hương lúa chín đặc biệt vô cùng. Vì hương sắc ấy là hương của bội thu, hương của lao động nhọc nhằn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những bông lúa rung rinh tạo thành sóng lượn. Chúng nghiêng mình, thầm thì như trò chuyện, tâm sự râm ran. Chẳng mấy chốc, những bông lúa ấy sẽ đi theo các bác nông dân, những bông lúa sẽ làm đẹp cho đời và đẹp mãi trong lòng người. Tuổi thơ em đã sống, đã lớn lên cùng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy!

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Sau khi đọc

    Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại 3 dòng thơ và chú ý những hình ảnh được nhắc tới.

    Lời giải chi tiết:

    Tưởng tượng, hình dung của em về những hình ảnh khi đọc ba dòng thơ đầu: Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao.


    Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ này từ đó nảy ra cảm xúc của nhà thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ":

    - Nhà thơ đã nghĩ phải nhanh chóng vẽ chiếc lồng cho con chào mào.

    - “Chiếc lồng” ấy là chiếc lồng khao khát giữ lại tiếng chim – hương sắc của cuộc đời.

    => Câu thơ này cho thấy, tác giả khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành không gian bất tận, muốn để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn cho con chào mào khoe sắc và cất tiếng tự do.


    Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại câu thơ này và chú ý hàm ý của tác giả.

    Lời giải chi tiết:

    Hai câu thơ kết cho thấy “con chào mào” đã bay đi xa, trở về với thiên nhiên rộng lớn, với thế giới tự do và hồn nhiên của nó. Tác giả viết rằng “chẳng cần chim lại bay về” bởi ông đã cảm thấy đủ, thấy trọn vẹn một thiên nhiên tuyệt đẹp trong cõi hồn mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Sau khi đọc

    Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại 3 dòng thơ và chú ý những hình ảnh được nhắc tới.

    Lời giải chi tiết:

    Tưởng tượng, hình dung của em về những hình ảnh khi đọc ba dòng thơ đầu: Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao.


    Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thơ này từ đó nảy ra cảm xúc của nhà thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ":

    - Nhà thơ đã nghĩ phải nhanh chóng vẽ chiếc lồng cho con chào mào.

    - “Chiếc lồng” ấy là chiếc lồng khao khát giữ lại tiếng chim – hương sắc của cuộc đời.

    => Câu thơ này cho thấy, tác giả khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành không gian bất tận, muốn để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn cho con chào mào khoe sắc và cất tiếng tự do.


    Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại câu thơ này và chú ý hàm ý của tác giả.

    Lời giải chi tiết:

    Hai câu thơ kết cho thấy “con chào mào” đã bay đi xa, trở về với thiên nhiên rộng lớn, với thế giới tự do và hồn nhiên của nó. Tác giả viết rằng “chẳng cần chim lại bay về” bởi ông đã cảm thấy đủ, thấy trọn vẹn một thiên nhiên tuyệt đẹp trong cõi hồn mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. I. Đọc văn bản

    1. Tác giả

    - Mai Văn Phấn sinh năm 1955.

    - Quê hương: Ninh Bình

    - Ông là một nhà thơ và viết tiểu luận phê bình.

    - Thơ Mai Văn Phấn có đề tài phong phú, nội dung và nghệ thuật có những cách tân, một số bài được dịch ra nhiều thứ tiếng.

    - Một số tác phẩm như: Giọt nắng (thơ, 1992), Người cùng thời (trường ca, 1999), Bầu trời không mái che (thơ song ngữ)...


    2. Tác phẩm

    a. Xuất xứ

    Bài thơ được in trong tập “Bầu trời không mái che”.

    b. Thể thơ

    Con chào mào là bài thơ sáng tác theo thể thơ tự do.

    c. Bố cục

    Gồm 2 phần:

    Phần 1. Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.
    Phần 2. Còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

    3. Đọc hiểu văn bản

    a. Hình ảnh con chào mào trong thực tế

    - Vị trí: trên cây cao chót vót

    - Màu sắc: đốm trắng, mũ đỏ

    - Âm thanh: tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”

    => Xuất hiện một cách trực tiếp với những đặc điểm quen thuộc.

    b. Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

    - Xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

    - Hành động: vẽ chiếc lồng chim vì sợ nó bay đi, đó là mong muốn được độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

    - Cuộc rượt đuổi giữa hai nhân vật:

    Nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi.
    Tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây: ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn.
    Hối hả đuổi theo: nhanh chóng, gấp gáp và lo sợ
    => Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

    - Không gian: vô tăm tích, không biết là ở đâu

    - Hành động: nghĩ

    - Những hoạt động của chào mào: mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

    - “Chẳng cần chim bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”: Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.


    II. Sau khi đọc

    1. Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

    Hình ảnh chim chào mào với bộ lông đốm trắng, chiếc mào đỏ rực đang đứng trên cây cất tiếng hót. Xung quanh là không gian thiên nhiên thoáng đãng, yên bình.


    2. Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”.

    - Mong muốn vẽ xong chiếc lồng cho con chim chào mào: muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

    - Sợ hãi nếu như chim bay đi, có nghĩa là cái đẹp của thiên nhiên biến mất.

    - Khi “hối hả đuổi theo” mang cả nắng, gió, nhành cây: Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

    - Khi đã “vô tăm tích”, nhân vật “tôi” đã hình dung con chim chào mào đang mổ những con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch “của tôi”: đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.


    3. Vì sao lúc đầu, nhân vật “tôi” sợ chim bay đi nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

    - Lời khẳng định ở hai câu thơ cuối cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc dành cho thiên nhiên.

    - Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.


    4. Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

    - Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ: “Triu… uýt…. huýt … tu hìu…”.

    - Đó là tiếng hót của con chào mào, nhưng cũng chính là âm thanh của thiên nhiên xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ. Điều đó cho thấy chim chào mào đã đi qua một hành trình tìm về với thiên nhiên.


    5. Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật “tôi” vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

    - Gợi ý:

    Hình ảnh thiên nhiên: cánh đồng lúa chín, dòng sông quê hương…
    Miêu tả hình ảnh thiên nhiên (theo không gian, thời gian)
    Kỉ niệm với hình ảnh thiên nhiên.
    Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên.
    - Bài mẫu: Quê hương là một thành phố nằm ven biển, bởi vậy hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất được tôi lưu giữ trong kí ức là bãi biển quê tôi. bãi biển Sầm Sơn rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn. Nhờ có bãi biển Sầm Sơn mà quê hương của tôi đang ngày càng phát triển hơn. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào về quê hương của mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Câu 1 trang 76 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Em có thể hình dung, tưởng tượng những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

    Đọc ba dòng thơ đầu, em hình dung ra hình ảnh trên một ngon cây cao chót vót, tán lá biếc xanh, có một chú chim chào mào nhỏ, lông có đốm tròn trắng, chóp lông trên đầu như chiếc mũ nhỏ màu đỏ, đang say sưa cất lên tiếng hót thánh thót, vang vọng khắp núi rừng.


    Câu 2 trang 76 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".

    Khi nhân vật tôi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ", thì nhân vật đang vội vàng, hối hả muốn ngay lập tức bắt giữ con chim, giam cầm vẻ đẹp tuyệt vời của nó.


    Câu 3 trang 76 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

    Có sự thay đổi như vậy, bởi vì nhân vật "tôi" đã có sự thay đổi trong nhận thức: giờ đây, nhân vật không còn ích kỉ muốn giữ riêng cho mình vẻ đẹp của thiên nhiên nữa, cậu đã nhận ra hành động của mình là sai trái, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc của chú chim.

    Do đó, cậu quyết định trả lại tự do cho chú chim, đối xử một cách yêu thương, chan hòa và tôn trọng với chú chim, cũng như thiên nhiên.


    Câu 4 trang 76 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

    Xem đáp án- Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ: “triu… uýt… huýt… tu hìu…” (2 lần)

    - Tác dụng: nhấn mạnh, tạo sự vang vọng, lặp lại tuần hoàn của tiếng chim hót, khắc họa không gian tràn ngập tiếng chim, ở đó có tiếng chim của tự nhiên, và có cả tiếng chim vang lên từ tâm hồn nhân vật "tôi"


    Câu 5 trang 76 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

    Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể “nghe rất rõ” tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

    Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

    (1) Nghỉ hè, em được cùng bố mẹ đến chơi ở biển Phú Quốc. (2) Ở đây, không khí trong lành, mát mẻ và dễ chịu vô cùng. (3) Dưới ánh nắng vàng ươm, bờ cát trắng hiện lên lấp lánh, như hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên cao đã sà xuống đây vậy. (4) Nước biển Phú Quốc trong vắt, có thể nhìn xuyên xuống cả đáy nước. (5) Khiến đôi lúc, em không biết là nước biển nơi đây có màu xanh trong, hay là không có màu nữa. (6) Điều đặc biệt nhất, chính là thế giới các loại cá biển và san hô rực rỡ sắc màu dưới đáy nước. (7) Tất cả hòa hợp với nhau, tạo nên một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời cho tất cả mọi người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ


loading...