Top 6 Bài soạn Thánh Gióng tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Ngữ văn 6 sách Cánh Diều) hay nhất

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu ... xem thêm...

  1. 1. Chuẩn bị

    - Văn bản viết về vấn đề: Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

    - Người viết thuyết phục: Thánh Gióng chính là biểu tượng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    - Để thuyết phục, người viết đã nêu ra các lí lẽ, dẫn chứng:

    Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu của nhân dân ta.
    Gióng vươn vai ra trận để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
    Sau khi chiến thắng, Gióng bay về trời.
    - Tác giả Bùi Mạnh Nhị: sinh năm 1955, quê ở Nam Định.


    2. Đọc hiểu

    a. Nêu vấn đề

    Chủ đề yêu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.
    Tác phẩm Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất cho chủ đề này.

    b. Gióng ra đời kì lạ

    Mẹ Gióng có thai không bình thường: ướm vào vết chân khổng lồ, mang thai 12 tháng.
    Nêu ra cách ra đời kì lạ trong các truyện dân gian khác.
    Ý nghĩa của sự ra đời kì lạ: để nhân vật trở nên phi thường.
    c. Gióng lớn lên kì lạ

    Ba năm không nói không cười, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cứu nước.
    Lớn nhanh như thổi, bằng thức ăn thức mặc của nhân dân.
    => Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

    d. Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

    Sự vươn vai của Gióng là mô típ truyền thống: người anh hùng phải có tầm vóc, sức mạnh phi thường.
    Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng. Đó là sức mạnh của ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa.
    e. Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

    Sự ra đi phi thường thể hiện khát vọng về người anh hùng được bất tử hóa.
    Chiến công còn lại: chứng tích địa danh, sản vật…
    * Trả lời câu hỏi SGK:

    - Ở phần (1), tác giả khẳng định chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học.

    - Sự ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa: là cách nhân dân tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường, thể hiện niềm tin nhân vật ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.

    - Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn có tác dụng: Khẳng định rằng Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu nước của nhân dân.

    - Ở phần (4), tác giả tập trung phân tích nội dung: Gióng ra trận đánh giặc.

    - Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc: Gióng đánh giặc bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.

    - Ở phần (5), tác giả nêu lên các nội dung chính:

    Sự ra đi của Gióng
    Dấu vết xưa còn lại
    - Tìm hiểu các từ “bất tử hóa”: sống mãi với thời gian, “Gióng hóa”: Gióng trở thành một vị thánh.

    - Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích:

    Vết ngựa phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng.
    Dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít.

    3. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

    - Văn bản “Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước” viết về vấn đề: Thánh Gióng chính là biểu tượng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    - Vấn đề ấy được khái quát ở phần (1).

    - Qua văn bản, em hiểu rằng truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: hiện thân cho sức mạnh của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.


    Câu 2. Các mục 2 Gióng ra đời kì lạ; 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ; 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

    Tác giả không kể lại các sự kiện mà nêu ý nghĩa của các sự kiện đó để chứng minh rằng Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.


    Câu 3. Vì sao văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

    - Văn bản có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

    - Các lí lẽ và bằng chứng:

    Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu của nhân dân ta
    Gióng vươn vai ra trận để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
    Sau khi chiến thắng, Gióng bay về trời.

    Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

    Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với nhiều ý nghĩa. Gióng được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Người anh hùng Thánh Gióng đã trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. 1. Chuẩn bị

    Tác giả Bùi Mạnh Nhị

    Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21-02-1955

    Quê quán : Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định

    Học vị : Tiến sĩ khoa học

    Ông có nhiều cống hiến cho nền Văn học việt nam, ông đã sưu tầm, phát triển và lan tỏa rất nhiều các tác phẩm văn học nổi tiếng,

    Những tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng của ông: Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Nxb TP.HCM,100 tr/ Bùi Mạnh Nhị (1980), Phương ngôn Việt Nam, Luận văn Cao học, bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội/Bùi Mạnh Nhị (1982),Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao - dân ca Nam Bộ, in trong Kỷ yếu “Văn hóa văn nghệ truyền thống đồng bằng sông Cửu Long”, Bộ Văn hóa.


    2. Đọc hiểu

    a. Trong khi đọc

    Câu hỏi SGK trang 80 SGK Ngữ Văn 1: Ở phần (1) tác giả khẳng định điều gì?

    Trả lời:

    - Ở phần (1) tác giả đã khẳng định chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam

    Câu hỏi SGK trang 80 SGK Ngữ Văn 1: Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

    Trả lời:

    - Việc ra đời kì lạ của Gióng để thể hiện mong muốn của nhân dân, nhân vật sinh ra đặc biệt thì sẽ làm nên những điều đặc biệt phi thường cho quốc gia dân tộc.

    - Thể hiện sự yêu mến tôn kính, cảm kích của nhân dân với nhân vật đó.


    Câu hỏi SGK trang 81 SGK Ngữ Văn 1: Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

    Trả lời:

    - Việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn đã thể hiện, ca ngợi tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, mọi người cùng nhau nuôi Gióng mong Gióng có sức khỏe để chiến đấu chống giặc.

    - Từ đó cũng thể hiện Gióng không phải là con của riêng ai mà là của cả dân tộc.

    Câu hỏi SGK trang 81 SGK Ngữ Văn 1: Ở phần (4) tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

    Trả lời:

    - Trong phần (4) tác giả tập trung miêu tả hình ảnh Gióng ra trận hùng vĩ, hoành tráng, hiện ngang.


    Câu hỏi SGK trang 81 SGK Ngữ Văn 1: Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc

    Trả lời:

    Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc là: “Gióng đánh giặc bằng cả cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được”.


    Câu hỏi SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Ở phần (5) tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

    Trả lời:

    - Đoạn (5) tác giả tập trung phân tích sự hóa thân kì diệu, cao cả thiêng liêng và trường tồn của Gióng.


    Câu hỏi SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Tìm hiểu các từ “bất tử hóa”, “Gióng hóa”

    Trả lời:

    + Bất tử hóa: sống mãi với thời gian

    + Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông


    Câu hỏi SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại những chứng tích

    Trả lời:

    Gióng đã để lại cho quê hương xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật

    - Dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng.

    - Dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít

    - Hội Gióng

    - Viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.


    b. Sau khi đọc
    Câu 1 SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1:
    Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

    Trả lời:

    - Văn bản được viết nhằm giải thích phân tích cụ thể những chi tiết trong truyện Thánh Gióng từ đó khẳng định đây là tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề đánh giặc giữ nước của dân tộc.

    - Vấn đề đấy được khái quát ở phần (1) của tác phẩm

    - Qua văn bản em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nó không chỉ ca ngợi người anh hùng vĩ đại mà còn ca ngợi sự đoàn kết chung sức chung lòng của nhân dân và đồng thời nó cũng là bài học quý báu về tinh thần yêu nước cho các thế hệ mai sau.


    Câu 2 SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Các mục 2 Gióng ra đời kì lạ; 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ; 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

    Trả lời:

    - Mặc dù trong bài viết các sự kiện đều dựa trên trình tự các sự kiện trong truyện nhưng tác giả không kể lại câu chuyện mà giải thích ý nghĩa của những sự kiện đó


    Câu 3 SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Vì sao văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

    Trả lời:

    - Đây là văn bản nghị luận vì thứ nhất nó thể hiện một quan điểm tư tưởng của người viết đó là Thánh Gióng là tác phẩm hay về chủ đề đánh giặc giữ nước, Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. Để làm sáng tỏ tư tưởng này tác giả đã chứng minh qua các lí lẽ sau:

    + Sự ra đời kì lạ phi thường thì tất cũng sẽ lập được chiến công phi thường. Để làm sáng tỏ nội dung này tác giả còn lấy dẫn chứng về sự ra đời của Nguyễn Huệ.

    + Gióng lớn lên trong sự đùm bọc, nuôi nấng của bà con, bằng chứng là bà con đã góp thức ăn, thức mặc nuôi lớn Gióng.

    + Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ đánh giặc cứu nước.

    + Giặc tan Gióng bay về trời những Gióng không mất đi mà bất tử sống mãi với người dân, bằng chứng là những dấu vết còn sót lại cho tận tới ngày nay


    Câu 4 SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

    Trả lời:

    Truyền thuyết Việt Nam có rất nhiều những nhân vật, nhiều hình tượng để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Nhưng hình tượng Thánh Gióng có lẽ là ấn tượng hơn đó. Hình ảnh người tráng sĩ độc nhất vô nhị, oai phong lẫm liệt ra chiến trường diệt sạch quân xâm lược. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lại nhẹ nhàng bay về trời mà không cần tôn vinh, ghi danh sử sách. Đó quả là một tấm gương về ý chí chiến đấu và đức tính khiêm tốn, giản dị.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. 1. Chuẩn bị

    - Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.

    - Khi đọc văn bản nghị luận:

    + Văn bản viết về nhân vật Thánh Gióng.

    + Ở văn bản này, người viết thuyết phục Thánh Gióng là một tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước,

    + Để thuyết phục, người viết đã nêu lên các lí lẽ và bằng chứng cụ:

    Ÿ Thánh Gióng là tác phẩm tập trung thể hiện chủ đề đánh giặc yêu nước.

    Ÿ Các dấu mốc của cuộc đời Thánh Gióng:

    ○ Gióng ra đời kì lạ (sự tôn kính, yêu mến của nhân dân)

    ○ Gióng lớn lên cũng kì lạ (sức mạnh phi thường, sức mạnh toàn dân)

    ○ Gióng vươn vai ra trận đánh giặc (bảo vệ đất nước)

    ○ Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại (minh chứng của truyền thống giữ nước của dân tộc)

    - Đọc trước văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước; tìm hiểu thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị:

    + PGS. TS Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21 – 2 – 1955, quê quán ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hiện nay, ông đang là Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. Chuyên ngành chính của ông là Văn học dân gian Việt Nam.

    + Một số tác phẩm đã xuất bản:

    Ÿ Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh) (1980)

    Ÿ Ca dao Dân ca Nam Bộ (Đồng tác giả), (1985)

    Ÿ Văn học dân gian: Những công trình nghiên cứu (Chủ biên) (1995)

    Ÿ Phân tích tác phẩm văn học dân gian (2012)

    + Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.

    - Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để hiểu thêm văn bản nghị luận này.


    2. Đọc hiểu

    a. Trong khi đọc

    Câu hỏi trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?

    Trả lời:

    Ở phần 1, tác giả khẳng định điều rằng Thánh Gióng là tác phẩm hay nhất cho chủ để đánh giặc cứu nước.

    Câu hỏi trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

    Trả lời:

    Ý nghĩa của việc ra đời kì lạ của Gióng là biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.


    Câu hỏi trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

    Trả lời:

    Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây để ta thấy được Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.


    Câu hỏi trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

    Trả lời:

    Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích hình ảnh Gióng hoành tráng ra trận hùng dũng.


    Câu hỏi trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc?

    Trả lời:

    Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc: Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.


    Câu hỏi trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào?

    Trả lời:

    Ở phần 5, tác giả nêu lên sự kiện Gióng bay về trời và các dấu vết mà Gióng để lại.


    Câu hỏi trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm hiểu các từ “bất tử hóa”, “Gióng hóa”.

    Trả lời:

    - “bất tử hóa”: Trở nên bất tử, còn mãi.

    - “Gióng hóa”: Trở thành thần, thánh chứ không chết đi, theo tín ngưỡng dân gian.

    Câu hỏi trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

    Trả lời:

    Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích:

    - Dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng áo;

    - Dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít;

    - Chỗ xuất quân, chỗ đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo Gióng, chỗ nhổ bụi tre.

    - Hội Gióng.


    b. Sau khi đọc

    Câu 1 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

    Trả lời:

    - Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.

    - Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần 1.

    - Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: Minh chứng cho truyền thống giữ nước của dân tộc có từ rất lâu, từ đó củng cổ lòng yêu nước của mọi người.


    Câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Các mục 2 Gióng ra đời kì lạ; 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ; 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

    Trả lời:

    - 2 Gióng ra đời kì lạ: Nêu ý nghĩa của sự ra đời kì lạ - biểu hiện yêu mến, tôn kính và tin rằng ra đời kì lạ thì ắt hẳn sẽ lập chiến công kì lạ.

    - 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ: Tập trung thể hiện việc góp phần nuôi Gióng là tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đoàn kết.

    - 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc: Tập trung phân tích hình ảnh Gióng hoành tráng ra trận hùng dũng.

    - 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại: Sự bất tử hóa của hình tượng Gióng và các dấu vết mà Gióng để lại là minh chứng cho câu chuyện có thật.


    Câu 3 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Vì sao văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

    Trả lời:

    Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học vì đã làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận thông qua các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản:

    - Khẳng định Thánh Gióng là tác phẩm tập trung thể hiện chủ đề đánh giặc yêu nước.

    - Các dấu mốc của cuộc đời Thánh Gióng và ý nghĩa của chúng:

    + Gióng ra đời kì lạ (sự tôn kính, yêu mến của nhân dân)

    + Gióng lớn lên cũng kì lạ (sức mạnh phi thường, sức mạnh toàn dân)

    + Gióng vươn vai ra trận đánh giặc (bảo vệ đất nước)

    + Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại (minh chứng của truyền thống giữ nước của dân tộc)


    Câu 4 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

    Trả lời:

    Trong chuỗi chủ đề chống giặc ngoại xâm, chúng ta không thể không kể đến tác phẩm truyền thuyết Thánh Gióng. Nhân dân đã xây dựng một nhân vật độc nhất vô nhị – anh hùng Thánh Gióng. Người anh hùng đấy đại diện cho sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Và cũng là minh chứng rực rõ cho truyền thống giữ nước của dân tộc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. 1. Chuẩn bị (Soạn bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước sách Cánh Diều)

    - Xem lại phần chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

    - Đọc trước văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị.

    - Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để tìm hiểu thêm văn bản nghị luận này.

    Gợi ý trả lời câu hỏi trang 80 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

    - Tác giả Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21/02/1955, quê ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.Ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Huân chương lao động hạng nhất. Năm 2001 ông được phong học hàm Phó Giáo sư ngành Văn học.

    - Tác phẩm Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

    + Tác phần viết về chủ đề đánh giặc cứu nước: Là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian. Và tập trung chứng minh, thuyết phục vấn đề chính Thánh Gióng được xem như tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

    + Thuyết phục người đọc bằng các lý lẽ - bằng chứng:

    Sự ra đời kì lạ của Gióng: Khiến nhân vật trở nên phi thường; thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ.
    Gióng lớn lên kì lạ: Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.
    Gióng vươn vai ra trận đánh giặc: Tất cả sức mạnh, ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc. Hình tượng bất tử của Gióng

    2. Đọc hiểu (Soạn bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước sách Cánh Diều)

    *Câu hỏi giữa bài

    Câu 1 trang 80 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu hỏi: Ở phần (1), tác giả khẳng định điều gì?

    Gợi ý trả lời:

    - Khái quát về chủ đề đánh giặc cứu nước: Là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian.

    - Khẳng định quan điểm: Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề, là tác phẩm hay nhất cho chủ đề.


    Câu 2 trang 80 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu hỏi: Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

    Gợi ý trả lời:

    - Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Vì vậy sự đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa: báo trước cho một con người phi thường khác hoàn toàn với những người khác, thể hiện sự yêu mến và tôn kính của nhân dân với nhân vật Gióng.


    Câu 3 trang 81 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu hỏi: Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

    Gợi ý trả lời:

    - Chứng minh cho vấn đề: Sự lớn lên của Gióng cũng chính là thể hiện cho sức mạnh, tinh thần yêu nước của nhân dân.


    Câu 4 trang 81 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu hỏi: Ở phần 4, tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

    Gợi ý trả lời: Tác giả tập trung phân tích nội dung Gióng ra trận đánh giặc.


    Câu 5 trang 81 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu hỏi: Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc

    Gợi ý trả lời: Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.


    Câu 6 trang 82 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu hỏi: Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào?

    Gợi ý trả lời:

    - Gióng ra đi cũng phi thường như khi Gióng ra đời: Gióng bay lên trời, cởi giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời

    - Những vết tích còn lại của Thánh Gióng


    Câu 7 trang 82 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu hỏi: Tìm hiểu các từ "bất tử hóa", "Gióng hóa"

    Gợi ý trả lời:

    - Bất tử hóa: mãi mãi còn sống trong trí nhớ, trong tình cả của người đời.

    - Gióng hóa: Gióng đã biến hóa, tựa như một vị thần


    Câu 8 trang 82 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu hỏi: Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

    Gợi ý trả lời:

    - Vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng.

    - Dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít.

    - Hội Gióng hàng năm đều dựng lại cảnh không khí dân làng nuôi Gióng, bức trang Gióng ra trậng.

    -> Tất cả những chứng tích ấy như những viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.


    *Câu hỏi cuối bài

    Câu hỏi trang 82 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

    Câu 1. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

    Gợi ý trả lời:

    - Văn bản Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề: "Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.” Thánh Gióng là tác phẩm tiêu biểu thuộc chủ đề yêu nước trong văn học

    - Vấn đề ấy được nêu khái quát ngay từ nhan đề của bài

    - Ý nghĩa về truyền thuyết Thánh Gióng: Thánh Gióng là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó dung hòa và kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị. Là sự lưu trữ, giúp nhân dân tin vào truyền thống yêu nước của nhân dân ta.


    Câu 2. Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ; (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ; (4) Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; (5) Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

    Gợi ý trả lời: Tác giả chủ yếu tóm tắt và đi sâu vào vấn đề lòng yêu nước.


    Câu 3. Vì sao văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

    Gợi ý trả lời:

    Bởi vì văn bản này nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề: "Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc."

    - Các luận điểm, luận cứ:

    + Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tôn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ

    + Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu nước của nhân dân

    + Gióng đánh trận bảo vệ đất nước

    + Hình tượng bất tử của Gióng


    Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

    Gợi ý trả lời:

    Thánh Gióng như một nhân vật truyền kì độc nhất vô nhị đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy, dẹp tan quân giặc. Hình ảnh Thánh Gióng vẫn luôn hiện hữu với tư thế cưỡi ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kỳ quật tan quân thù. Roi gãy vẫn mạnh mẽ nhổ tre đánh giặc. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng không hề ảnh hưởng hình ảnh của chàng trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng luôn cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng có đủ sức để đánh giặc không? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Phần I

    CHUẨN BỊ

    Trả lời câu hỏi (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Em tìm hiểu thêm ở sách vở và internet thông tin về tác giả và trình bày.

    Lời giải chi tiết:

    a. Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước:

    - Viết về Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

    - Thuyết phục vấn đề: Thánh Gióng được xem như tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

    - Để thuyết phục, người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng:

    + Xây dựng lên nhân vật phi thường

    + Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương của nhân dân

    + Gióng đánh trận bảo vệ đất nước

    + Hình tượng bất tử của Gióng

    b. Tác giả Bùi Mạnh Nhị:

    - Là cựu học sinh của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định.

    - Một người con của huyện Vụ Bản, là học sinh của trường khóa 1970-1973, khóa học đã trải qua thời kì chiến tranh dữ dội nhất ở miền Bắc.

    - Trưởng thành từ những năm tháng gian khổ mà hào hùng ấy, tên tuổi người học trò năm nào đã làm rạng rỡ thêm cho ngôi trường trăm tuổi.

    - PGS.TS Bùi Mạnh Nhị là tác giả của hàng chục đầu sách đã xuất bản, là người thầy dạy văn trồng người của biết bao thế hệ.


    Phần II

    ĐỌC HIỂU

    Câu hỏi giữa bài

    Trả lời câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn (1) và rút ra nội dung chính.

    Lời giải chi tiết:

    Ở phần 1, tác giả khẳng định Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước. Thuộc loại tác phẩm hay nhất cho chủ đề này.


    Trả lời câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc đoạn (2) và trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa: báo trước cho một con người phi thường khác hoàn toàn với những người khác. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời.


    Trả lời câu 3 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc các nhận định trong ngoặc kép và nêu lên ý nghĩa của chúng

    Lời giải chi tiết:

    Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn để chứng minh cho nhận định, Gióng lớn lên cũng chính là từ sức mạnh, từ tình yêu nước, tinh thần của nhân dân.


    Trả lời câu 4 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ phần (4)

    Lời giải chi tiết:

    Ở phần 4 phân tích nội dung Gióng ra trận đánh giặc.


    Trả lời câu 5 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn (4)

    Lời giải chi tiết:

    Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc: “Gióng đánh giặc bằng cỏ cây đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.”


    Trả lời câu 6 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc phần (5) và liệt kê các ý chính.

    Lời giải chi tiết:

    - Phần 5 nêu các nội dung:

    + Gióng bay lên trời, cởi giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời

    + Những vết tích còn lại của chuyện Thánh Gióng


    Trả lời câu 7 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Suy nghĩ và tìm hiểu nghĩa của các từ có yếu tố “hóa”.

    Lời giải chi tiết:

    - Bất tử hóa: sống mãi với thời gian.

    - Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông.


    Trả lời câu 8 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi trên.

    Lời giải chi tiết:

    Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích:

    - Vết ngựa phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, đẩy chân ngựa thành những ao hồ chi chít.

    - Hội Gióng.

    - Viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.


    CH cuối bài

    Trả lời câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại văn bản và liệt kê trả lời các ý trên.

    Lời giải chi tiết:

    - Văn bản viết về vấn đề: "Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc"

    - Vấn đề ấy được nêu khái quát ngay từ nhan đề của bài.

    - Ý nghĩa về truyền thuyết Thánh Gióng: Thánh Gióng là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó dung hòa và kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị.


    Trả lời câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Thử suy nghĩ những ý trên hỗ trợ cho điều gì của văn bản.

    Lời giải chi tiết:

    Chủ yếu các phần trên, tác giả không kể lại sự kiện mà chỉ liệt kê nhằm làm nổi bật luận điểm: "Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước”.


    Trả lời câu 3 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại kiến thức về văn bản nghị luận văn học

    Lời giải chi tiết:

    - Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học vì văn bản này nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề: “Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc”

    - Các luận điểm, luận cứ:

    + Xây dựng lên nhân vật phi thường

    + Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương của nhân dân.

    + Gióng đánh trận bảo vệ đất nước.

    + Hình tượng bất tử của Gióng.


    Trả lời câu 4 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Em viết đoạn văn ngắn về nhân vật và sử dụng thành ngữ trên.

    Lời giải chi tiết:

    Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là một sức mạnh “có một không hai”, không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Phần I

    CHUẨN BỊ

    Trả lời câu hỏi (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    - Xem lại phần Chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

    - Đọc trước văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị.

    - Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để tìm hiểu thêm văn bản nghị luận này.

    Phương pháp giải:

    Em tìm hiểu thêm ở sách vở và internet thông tin về tác giả và trình bày.

    Lời giải chi tiết:

    a. Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước:

    - Văn bản viết về Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

    - Người viết định thuyết phục vấn đề chính là Thánh Gióng được xem như tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

    - Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng:

    + Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tôn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ

    + Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương cùa nhân dân

    + Gióng đánh trận bảo vệ đất nước

    + Hình tượng bất tử của Gióng

    b. Tác giả Bùi Mạnh Nhị:

    - Bùi Mạnh Nhị là cựu học sinh của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định.

    - Ông là một người con của huyện Vụ Bản, là học sinh của trường khóa 1970 - 1973, khóa học đã trải qua thời kì chiến tranh dữ dội nhất ở miền Bắc.

    - Trưởng thành từ những năm tháng gian khổ mà hào hùng ấy, tên tuổi người học trò năm nào đã làm rạng rỡ thêm cho ngôi trường trăm tuổi.

    - PGS.TS Bùi Mạnh Nhị là tác giả của hàng chục đầu sách đã xuất bản, là người thầy dạy văn trồng người của biết bao thế hệ.


    Phần II

    ĐỌC HIỂU

    Câu hỏi giữa bài

    Trả lời câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn (1) và rút ra nội dung chính.

    Lời giải chi tiết:

    Ở phần 1, tác giả khẳng định Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước. Thuộc loại tác phẩm hay nhất cho chủ đề này.


    Trả lời câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc đoạn (2) và trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa: báo trước cho một con người phi thường khác hoàn toàn với những người khác. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời.


    Trả lời câu 3 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc các nhận định trong ngoặc kép và nêu lên ý nghĩa của chúng.

    Lời giải chi tiết:

    Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn để chứng minh cho nhận định, Gióng lớn lên cũng chính là từ sức mạnh, từ tình yêu nước, tinh thần của nhân dân.


    Trả lời câu 4 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Ở phần 4, tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ phần (4)

    Lời giải chi tiết:

    Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích nội dung Gióng ra trận đánh giặc.


    Trả lời câu 5 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn (4)

    Lời giải chi tiết:

    Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc: “Gióng đánh giặc bằng cỏ cây đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.”


    Trả lời câu 6 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào?

    Phương pháp giải:

    Đọc phần (5) và liệt kê các ý chính.

    Lời giải chi tiết:

    - Ở phần 5 tác giả nêu lên các nội dung:

    + Gióng bay lên trời, cởi giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời

    + Những vết tích còn lại của chuyện Thánh Gióng


    Trả lời câu 7 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Tìm hiểu các từ "bất tử hóa", "Gióng hóa".

    Phương pháp giải:

    Suy nghĩ và tìm hiểu nghĩa của các từ có yếu tố “hóa”.

    Lời giải chi tiết:

    - Bất tử hóa: sống mãi với thời gian.

    - Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông.


    Trả lời câu 8 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

    Phương pháp giải:

    Đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi trên.

    Lời giải chi tiết:

    Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích:

    - Vết ngựa phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít

    - Viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.


    CH cuối bài

    Trả lời câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

    Phương pháp giải:

    Đọc lại văn bản và liệt kê trả lời các ý trên.

    Lời giải chi tiết:

    - Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề: "Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc."

    - Vấn đề ấy được nêu khái quát ngay từ nhan đề của bài.

    - Ý nghĩa về truyền thuyết Thánh Gióng: Thánh Gióng là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó dung hòa và kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị.


    Trả lời câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ; (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ; (4) Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; (5) Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

    Phương pháp giải:

    Thử suy nghĩ nhưng ý trên hỗ trợ cho điều gì của văn bản.

    Lời giải chi tiết:

    Chủ yếu các phần trên, tác giả không kể lại sự kiện mà chỉ liệt kê nhằm làm nổi bật luận điển: "Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước”.


    Trả lời câu 3 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Vì sao văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại kiến thức về văn bản nghị luận văn học.

    Lời giải chi tiết:

    - Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học vì văn bản này nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề:" Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc."

    - Các luận điểm, luận cứ:

    + Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tôn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ.

    + Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương của nhân dân.

    + Gióng đánh trận bảo vệ đất nước.

    + Hình tượng bất tử của Gióng.


    Trả lời câu 4 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

    Phương pháp giải:

    Em viết đoạn văn ngắn về nhân vật và sử dụng thành ngữ trên.

    Lời giải chi tiết:

    Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là một sức mạnh độc nhất vô nhị, không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ


loading...