Top 6 Bài soạn Gấu con chân vòng kiềng (Ngữ văn 6 sách Cánh Diều) hay nhất

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ U-xa-chốp người Nga. Bài thơ viết về một chú gấu con gặp rắc rối do bị bạn bè trêu chọc ... xem thêm...

  1. 1. Chuẩn bị

    - Khi đọc văn bản Gấu con chân vòng kiềng:

    + Câu chuyện được kể trong bài thơ: Mọi người chê bai chân vòng kiều của gấu con.

    + Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản:

    Ÿ Gấu con đi dạo trong rừng nhặt quả thông bị quả rơi trúng đầu nên ngã.

    Ÿ Sáo, đàn thỏ trêu chọc chân vòng kiềng của gấu.

    Ÿ Gấu về nhà mách mẹ và được mẹ khuyên nhủ.

    Ÿ Gấu luống cuống, vướng chân và ngã nghe cái bộp.

    Ÿ Gấu con, gấu mẹ, gấu bố chân vòng kiềng.

    → Tác dụng: Khiến người đọc thấy rõ được quá trình gây dựng sự tự tin trong người gấu con.

    + Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

    Ÿ Sử dụng từ láy: líu lo, luống cuống,…

    Ÿ Từ ngữ giản dị, gần gũi với trẻ thơ

    + Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em:

    Ÿ Tự tin về bản thân mình, về những khiếm khuyết của bản thân mình.

    Ÿ Không được chê bai, đánh giá ngoại hình của người khác.

    - Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng; tìm hiểu thêm về nhà văn An-đrây A-lếch-xê-ê-vích U-xa-chốp (Andrey Alekseyevich Usachev):

    + An-đrây A-lếch-xê-ê-vích U-xa-chốp sinh năm 1958, là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.

    + Ông sinh tại Mát-xcơ-va, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.


    2. Đọc hiểu

    a. Trong khi đọc

    Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận xét về “chân vòng kiềng” của gấu con?

    Trả lời:

    Tác giả muốn người đọc thấy được rằng dường như ai cũng chê bai, cười nhạo đôi chân vòng kiềng ấy khiến cho gấu con xấu hổ gấp bội, khiến cậu tự chê trách bản thân nhiều hơn.


    Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!”?

    Trả lời:

    Gấu mẹ nói như vậy là để cậu thấy rằng không phải một mình cậu như vậy, cả nhà gấu đều giống cậu vì đây là di truyền. Tuy là chân vòng kiềng nhưng ông nội là người giỏi nhất vùng nên gấu con không phải xấu hổ hay tự ti về bản thân.


    b. Sau khi đọc

    Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng.

    Trả lời:

    Gấu con đang đi dạo nhặt những quả thông già dưới mặt đất. Bỗng một quả thông rơi xuống đầu gấu con khiến cậu vướng chân và ngã. Thấy thế, con sáo liền chọc cậu là đồ chân vòng kiềng giẫm phải đuôi. Đàn thỏ thấy vậy liền hùa theo và trêu chọc gấu con. Vì quá xấu hổ, cậu liền về nhà mách mẹ. Cậu tủi thân khóc to vì mọi người chê cậu xấu xí. Sau khi được mẹ gấu giải thích rõ ràng cậu liền cảm thấy bản thân tuyệt vời vì những đặc điểm riêng của giống loài.


    Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?

    Trả lời:

    - Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ: Chân vòng kiềng rất xấu.

    - Điều này khiến gấu con cảm thấy xẩu hổ, tự ti về bản thân mình.


    Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao ở hai dòng số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?

    Trả lời:

    Vì cậu nhận ra chân vòng kiềng không phải một đặc điểm xấu xí, hơn nữa dù là chân vòng kiềng nhưng ông nội của cậu là người giỏi nhất vùng. Cậu tự hào về gia đình, về chân vòng kiềng của bản thân.


    Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?

    Trả lời:

    - Theo em, ngoại hình của một người không quan trọng lắm, nó không phải thứ quyết định nên bản chất của mỗi con người.

    - Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình vì điều đó khiến họ cảm thấy buồn, không hòa nhập được cộng đồng. Dần dần họ sẽ trở nên tự ti và cảm thấy chán ghét bản thân mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. 1. Chuẩn bị

    Câu hỏi trang 37 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, tìm hiểu thêm về nhà thơ An-dray A-lech-xe-e-vich U-xa-chop( Andrey Alekseyevic Usachev)

    Trả lời:

    - Andrey Alekseyevich Usachev (Андрей Алексеевич Усачёв, 1958-) là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.

    - Ông sinh tại Matxcơva,

    - Có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.


    2. Đọc hiểu

    a. Trong khi đọc

    Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết "Cả đàn năm con thỏ" cùng nhận xét về " chân vòng kiềng" của gấu con

    Trả lời:

    - Sở dĩ tác giả đưa thêm chi tiết cả đàn năm con thỏ cũng vào trêu trọc gấu vì tác giả muốn đẩy tình huống lên cao, không chỉ một người chê mà rất nhiều người chê bai, cười nhạo đôi chân vòng kiềng của gấu.


    Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định:" Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy"

    Trả lời:

    - Bởi mẹ muốn gấu thoát ra khỏi cảm giác mặc cảm tự ti về bản thân, muốn cho con hiểu rằng đôi chân vòng kiềng không hề xấu, nó không phải là khuyết điểm. Với đôi chân vòng kiềng ta vẫn có thể làm rất nhiều việc như ông, bố mẹ gấu.


    b. Sau khi đọc

    Câu 1 trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng

    Trả lời:

    Sáng nay khi đang vui vẻ đi dạo trong khu rừng nhỏ. Bỗng từ đâu một quả thông già rơi xuống làm vướng chân tôi, tôi làm tôi loạng choạng và bị ngã. Trên cây bạn sáo hét thật to trêu chọc tôi là đồ chân vòng kiềng. Thế rồi các bé thỏ cũng từ đâu chui ra hùa vào trêu chọc đôi chân của tôi. Tôi giận lắm và rất buồn về nhà tôi mách mẹ, mẹ giảng giải cho tôi hiểu đôi chân tôi không hề xấu nó rất đẹp và khỏe mạnh. Như chân bố và mẹ cũng vòng kiềng đó thôi, hay như ông nội dù đôi chân vòng kiềng nhưng ông là người giỏi nhất làng. Nghe mẹ nói thế tôi bình tâm nghĩ lại và thấy rất tự hào về đôi chân của mình. Buổi chiều đó, tôi chạy vào vườn đi dạo và hét thật to “- Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo”.


    Câu 2 trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Ngoại hình của con gấu trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?

    Trả lời:

    - Trong cảm nhận của thỏ và sáo đôi chân vòng kiềng của gấu rất xấu. Vì vậy mà gấu rất tự ti, mặc cảm, buồn bã với đôi chân đó.


    Câu 3 trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tại sao ở hai dòng thơ số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?

    Trả lời:

    - Gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng và tự tin đi dạo trong rừng vì nó đã được mẹ giải thích về đôi chân đó, là một đôi chân rất đẹp và khỏe mạnh, mẹ rất tự hào về đôi chân đó. Ông nội, bô, mẹ đều là những người có đôi chân vòng kiềng nhưng đều rất khỏe mạnh và tài giỏi. Nên nó hoàn toàn có thể tự tin vào đôi chân của mình.


    Câu 4 trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Theo em, ngoại hình của một con người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?

    Trả lời:

    - Theo em, ngoại hình của một con người có quan trọng nhưng không phải là tất cả, thứ quan trọng nhất đó là phẩm chất, nhân cách của con người đó.

    - Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình vì đó là một tính cách rất xấu, việc làm đó sẽ gây ra nhiều tổn thương cho người khác.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. 1. Chuẩn bị - Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng (Cánh Diều)

    (SGK trang 37 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều)

    - Xem lại mục Chuẩn bị bài Đêm nay Bác không ngủ đê vận dụng vào văn bản Gấu con chân vòng kiềng:

    +Câu chuyện được kể trong bài thơ: Mọi người chê bai chân vòng kiều của gấu con.

    +Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản:

    Gấu con đi dạo trong rừng nhặt quả thông bị quả rơi trúng đầu nên ngã.
    Sáo, đàn thỏ trêu chọc chân vòng kiềng của gấu.
    Gấu về nhà mách mẹ và được mẹ khuyên nhủ.
    Gấu luống cuống, vướng chân và ngã nghe cái bộp.
    Gấu con, gấu mẹ, gấu bố chân vòng kiềng.
    → Tác dụng: Khiến người đọc thấy rõ được quá trình gây dựng sự tự tin trong người gấu con.

    +Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

    Sử dụng từ láy: líu lo, luống cuống,…
    Từ ngữ giản dị, gần gũi với trẻ thơ
    +Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em:

    Tự tin về bản thân mình, về những khiếm khuyết của bản thân mình.
    Không được chê bai, đánh giá ngoại hình của người khác.

    - Nhà văn An-đrây A-lếch-xê-ê-vích U-xa-chốp (Andrey Alekseyevich Usachev):

    +An-đrây A-lếch-xê-ê-vích U-xa-chốp sinh năm 1958 tại Mát-xcơ-va, là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.

    +Cha của nhà thơ là người lao động, mẹ ông là một giáo viên lịch sử. Sau khi tham gia quân đội, ông đã đăng ký học Khoa Ngữ văn của Đại học bang Kalinin, năm 1987 ông tốt nghiệp với Luận văn về đề tài: "Các bài thơ về những bài thơ cho trẻ em Daniila Harmsa". Năm 1985, tác phẩm của ông bắt đầu được xuất bản trên tạp chí "Murzilka"


    2. Đọc hiểu - Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng (Cánh Diều)

    *Câu hỏi giữa bài

    Câu 1 trang 38 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

    Câu hỏi: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận xét về “chân vòng kiềng” của gấu con?

    Gợi ý:

    - Tác giả muốn người đọc thấy được rằng không chỉ một mình sáo mà còn có rất nhiều con vật khác trong rừng cười nhạo đôi chân vòng kiềng ấy khiến cho gấu con xấu hổ gấp bội, khiến cậu tự ti về bản thân nhiều hơn.


    Câu 2 trang 39 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

    Câu hỏi: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!”?

    Gợi ý:

    Gấu mẹ nói như vậy là để cậu thấy rằng không phải một mình cậu như vậy, cả nhà gấu đều giống cậu vì đây là di truyền. Tuy là chân vòng kiềng nhưng ông nội là người giỏi nhất vùng nên gấu con không phải xấu hổ hay tự ti về bản thân.


    *Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng (Cánh Diều)

    (SGK trang 39 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều)

    Câu 1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng.

    Gợi ý:

    Gấu con đang đi dạo nhặt những quả thông già dưới mặt đất. Gấu con bị con sáo trêu trọc là đồ chân vòng kiềng giẫm phải đuôi khi thấy cậu bị ngã do quả thông rơi vào đầu cậu và làm cậu bị vướng chân. Đàn thỏ thấy vậy liền hùa theo và trêu chọc gấu con. Vì quá xấu hổ, cậu liền về nhà mách mẹ. Cậu tủi thân khóc to vì mọi người chê cậu xấu xí. Sau khi được mẹ gấu giải thích rõ ràng cậu liền cảm thấy bản thân tuyệt vời vì những đặc điểm riêng của giống loài.


    Câu 2. Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?

    Gợi ý:

    - Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ: Chân vòng kiềng rất xấu.

    - Điều này khiến gấu con cảm thấy xẩu hổ, tự ti về bản thân mình.


    Câu 3. Tại sao ở hai dòng số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?

    Gợi ý:

    Vì cậu đã được mẹ giải thích và nhận ra chân vòng kiềng không phải một đặc điểm xấu xí, dù là chân vòng kiềng nhưng ông nội của cậu là người giỏi nhất vùng. Cậu tự hào về gia đình, về chân vòng kiềng của bản thân.


    Câu 4. Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?

    Gợi ý:

    - Theo em, ngoại hình của một người không quan trọng lắm, nó không phải thứ quyết định nên bản chất của mỗi con người.

    - Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình vì điều đó khiến họ cảm thấy buồn, không hòa nhập được cộng đồng. Dần dần họ sẽ trở nên tự ti và cảm thấy chán ghét bản thân mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Phần I

    CHUẨN BỊ

    Trả lời câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

    Phương pháp giải:

    Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Đêm nay Bác không ngủ từ đó lần lượt trả lời các câu hỏi đối với văn bản này.

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ kể về câu chuyện của một chú gấu chân vòng kiềng.

    - Những yếu tố tự sự trong bài thơ: kể lại một lần chú gấu bị ngã và bị trêu chọc chân vòng kiềng khiến cậu xấu hổ. Trở về nhà nghe lời mẹ nói, cậu đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ

    - Đặc sắc về:

    + Hình thức: thể thơ 5 chữ

    + Nội dung: yếu tố tự sự được xen kẽ khéo léo trong mỗi câu thơ, nội dung bài thơ về câu chuyện chú gấu rất dễ thương, nhẹ nhàng.


    Trả lời câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, tìm hiểu thêm về nhà thơ An-dray A-lech-xe-e-vich U-xa-chop( Andrey Alekseyevic Usachev)

    Phương pháp giải:

    Em tham khảo thêm từ sách vở, internet.

    Lời giải chi tiết:

    Andrey Alekseyevic Usachev là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi. Ông sinh tại Mat-xcơ-va, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.


    Phần II

    ĐỌC HIỂU

    Câu hỏi giữa bài

    Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết "Cả đàn năm con thỏ" cùng nhận xét về "chân vòng kiềng" của gấu con?

    Phương pháp giải:

    Em suy nghĩ về hiệu ứng đám đông.

    Lời giải chi tiết:

    Vì tác giả muốn đẩy tình huống lên cao, khi thêm chi tiết cả đàn năm con thỏ cũng cười nhạo nhận xét về chân vòng kiềng của gấu con khiến gấu con càng cảm thấy như tất cả mọi người đều đang cười nhạo mình là lí do gấu con xấu hổ gấp bội.


    Trả lời câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy"

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ lời khuyên và giọng điệu của gấu mẹ.

    Lời giải chi tiết:

    - Bởi gấu mẹ muốn gấu con không nên xấu hổ vì chuyện chân con vòng kiềng.

    - Gấu mẹ lí giải cho gấu con hiểu rằng chân vòng kiềng của con được di truyền lại từ ông và bố, ông nội chân vòng kiềng nhưng ông vẫn là người giỏi nhất vùng, chính vì thế con nên thấy tự hào và không cần phải xấu hổ vì chúng.


    CH cuối bài

    Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng.

    Phương pháp giải:

    Kể lại các sự việc chính trong bài thơ xoay quanh nhân vật gấu con.

    Lời giải chi tiết:

    Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc". Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi hùa theo rồi hét thật to "đến xấu". Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ "Con thà chết còn hơn". Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào. Cả mẹ, bố chân đều cong và ông nội - con gấu giỏi nhất vùng - cũng vậy. Gấu con nghe vậy thì bình tâm trở lại, ăn bánh mật và bước ra kiêu hãnh, vui vẻ hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!".


    Trả lời câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến gấu con?

    Phương pháp giải:

    Đọc lại các lần sáo và thỏ nói chuyện về gấu.

    Lời giải chi tiết:

    - Trong cảm nhận của sáo và thỏ, ngoại hình của gấu con rất xấu.

    - Điều này đã khiến gấu buồn, tủi thân khóc nức nở.


    Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Tại sao ở hai dòng thơ 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?

    Phương pháp giải:

    Em đọc kĩ đoạn cuối và trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Bởi vì gấu con thấy chân vòng kiềng không có gì đáng xấu hổ cả. Người tài giỏi như ông nội cũng chân vòng kiềng. Và mẹ của gấu đã khuyên nhủ, giải thích, tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cho gấu.


    Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Theo em ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không?

    Phương pháp giải:

    Em tự suy nghĩ và trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Ngoại hình của một người không quan trọng. Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình của họ. Bởi vì ngoại hình không quyết định tài năng hay tích cách của họ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Phần I

    CHUẨN BỊ

    Trả lời câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp giải:

    Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Đêm nay Bác không ngủ từ đó lần lượt trả lời các câu hỏi đối với văn bản này.

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ kể về câu chuyện của một chú gấu chân vòng kiềng.

    - Những yếu tố tự sự trong bài thơ: kể lại một lần chú gấu bị ngã và bị trêu chọc chân vòng kiềng khiến cậu xấu hổ. Trở về nhà nghe lời mẹ nói, cậu đã lấy được tự tin cho mình.

    - Đặc sắc về:

    + Hình thức: thể thơ 5 chữ

    + Nội dung: yếu tố tự sự được xen kẽ khéo léo trong mỗi câu thơ, nội dung bài thơ về câu chuyện chú gấu rất dễ thương, nhẹ nhàng.


    Trả lời câu 2 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp giải:

    Em tham khảo thêm từ sách vở, internet.

    Lời giải chi tiết:

    Andrey Alekseyevic Usachev là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi. Ông sinh tại Matxcơva, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.


    Phần II

    ĐỌC HIỂU

    Câu hỏi giữa bài

    Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp giải:

    Em suy nghĩ về hiệu ứng đám đông.

    Lời giải chi tiết:

    Vì tác giả muốn đấy tình huống lên cao, khi thêm chi tiết cả đàn năm con thỏ cũng cười nhạo nhận xét về chân vòng kiềng của gấu con khiến gấu con càng thêm buồn nhiều hơn.


    Trả lời câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ lời khuyên và giọng điệu của gấu mẹ.

    Lời giải chi tiết:

    - Bởi gấu mẹ muốn gấu con không nên xấu hổ vì chuyện chân con vòng kiềng.

    - Gấu mẹ lí giải cho gấu con hiểu rằng chân vòng kiềng của con được di truyền lại từ ông và bố, ông nội chân vòng kiềng nhưng ông vẫn là người giỏi nhất vùng, chính vì thế con nên thấy tự hào và không cần phải xấu hổ vì chúng.


    CH cuối bài

    Trả lời câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp giải:

    Kể lại các sự việc chính trong bài thơ xoay quanh nhân vật gấu con.

    Lời giải chi tiết:

    Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc". Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi hùa theo rồi hét thật to "đến xấu". Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ "Con thà chết còn hơn". Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào. Cả mẹ, bố chân đều cong và ông nội - con gấu giỏi nhất vùng - cũng vậy. Gấu con nghe vậy thì bình tâm trở lại, ăn bánh mật và bước ra kiêu hãnh, vui vẻ hét to: "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!".


    Trả lời câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại các lần sáo và thỏ nói chuyện về gấu.

    Lời giải chi tiết:

    Trong cảm nhận của sáo và thỏ, ngoại hình của gấu con rất xấu => Điều này đã khiến gấu buồn, tủi thân khóc nức nở.


    Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp giải:

    Em đọc kĩ đoạn cuối và trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Bởi vì gấu con thấy chân vòng kiềng không có gì đáng xấu hổ cả. Người tài giỏi như ông nội cũng chân vòng kiềng. Và mẹ của gấu đã khuyên nhủ, giải thích, tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cho gấu.


    Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp giải:

    Em tự suy nghĩ và trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Ngoại hình của một người không quan trọng. Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình của họ. Bởi vì ngoại hình không quyết định tài năng hay tích cách của họ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. 1. Chuẩn bị

    - Bài thơ kể về câu chuyện: Một chú gấu có chân vòng kiềng.

    - Yếu tố tự sự: Kể lại việc một lần chú gấu bị ngã, bị trêu chọc vì chân vòng kiềng nên cậu xấu hổ. Gấu trở về nhà kể cho mẹ, được mẹ khuyên nhủ nên đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ.

    - Đặc sắc về hình thức nghệ thuật: thể thơ năm chữ ngắn gọn, giọng điệu hồn nhiên…

    - Tác giả U-xa-chốp sinh năm 1958 tại Mát-xcơ-va. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.

    2. Đọc hiểu

    Câu 1. Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận xét về “chân vòng kiềng” của gấu con.

    Tác giả đưa thêm chi tiết trên khiến cho gấu con cảm thấy tất cả mọi người đang cười chê mình, điều đó làm nó xấu hổ, tủi thân hơn.


    Câu 2. Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy”.

    Gấu mẹ nói với gấu con những điều trên để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì điều đó.


    3. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng.

    Tôi đang đi dạo trong khu rừng nhỏ để nhặt những quả thông nhỏ. Đột nhiên có một quả thông rụng vào đầu khiến tôi luống cuống nên bị ngã. Chị sáo liền trêu chọc tôi. Thấy vậy, đàn thỏ cũng hùa theo nói tôi là chân vòng kiềng. Tất cả mọi người đều hùa theo nói tôi như vậy. Tôi buồn bã trở về nhà mách mẹ. Mẹ lại ngạc nhiên nói rằng đôi chân vòng kiềng rất đẹp. Cả bố, mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng đều có đôi chân như thế. Tôi nghe lời mẹ nên cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn.


    Câu 2. Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?

    Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ: Có đôi chân vòng kiềng rất xấu.
    Điều này khiến gấu con cảm thấy tủi thân, xấu hổ và tự ti.


    Câu 3. Tại sao ở hai dòng số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?

    Gấu con đã lắng nghe lời khuyên của mẹ, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn.


    Câu 4. Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?

    Ngoại hình của một người có quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả.
    Chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ


loading...