Top 5 Nét đặc trưng của tranh Đông Hồ

Tranh dân gian Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Tranh Đông Hồ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân ... xem thêm...

  1. Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Ngôi làng hiện giờ vẫn còn giữ được nhiều nét thuần Việt của làng quê Bắc Bộ. Ở bất kỳ nơi nào trong làng tranh Đông Hồ ta cũng thấy dấu ấn của nghề làm tranh.


    Tranh Đông Hồ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 16, với số lượng mẫu tranh vô cùng phong phú mà đến nay vẫn chưa ai thống kê hết. Thời cực thịnh của làng tranh là vào thế kỷ 19 đến những năm 40 của thế kỷ 20. Thời đó người ta còn gọi tranh Đông Hồ là tranh Tết, bởi nó thường được sản xuất và bán trong dịp Tết Nguyên đán ở các chợ quê. Trước năm 1945, ở làng có 17 dòng họ đều làm tranh. Sau cách mạng tháng tám, nghề làm tranh hầu như không còn người theo nghề. Mãi đến năm 1992 mới có người phục hồi nghề truyền thống. Từ 17 dòng họ, đến nay chỉ còn 2 dòng họ còn giữ nghề là dòng họ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam. Những người nghệ nhân phải thu mua, sưu tầm các bản khắc cổ của làng tranh từ xa xưa do người dân bán hoặc bị thất lạc.


    Ngày nay để tìm hiểu về văn hóa dân gian Việt Nam, du khách trong và ngoài nước có thể đến làng tranh Đông Hồ. Dòng tranh này cũng có mặt ở nhiều bảo tàng trong và ngoài nước. Nhiều nhà nghệ thuật học cũng đến làng để nghiên cứu về tranh.

    Nguồn gốc Tranh Đông Hồ
    Nguồn gốc Tranh Đông Hồ
    Nguồn gốc Tranh Đông Hồ
    Nguồn gốc Tranh Đông Hồ

  2. Sự đặc biệt đầu tiên thu hút sự chú ý của người xem tranh dân gian Đông Hồ là chất liệu giấy in. Giấy in tranh là loại giấy thủ công làm từ cây Dó, mỏng, nhiều xơ, có khả năng thấm hút màu tốt mà không bị nhòe. Trên giấy có lớp sáng bóng đặc trưng gọi là lớp hồ điệp, lớp bột này làm từ vỏ sò điệp nghiền mịn nấu với bột gạo và quét lên giấy bằng chổi lá thông. Đây là cũng là lý do mà tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Điệp.


    Trong tranh dân gian Đông Hồ, sự rực rỡ của nền giấy điệp đã đủ để tạo nên sự hấp dẫn. Nếu giấy điệp được lướt qua một lớp mực hòe, màu sắc sẽ thay đổi, chuyển sang một màu sáng óng, giống như màu của tơ tằm. Các màu sắc hòa quyện với nhau tạo thành những hiệu ứng màu kỳ diệu. Thông thường, nền tranh dân gian Đông Hồ thường sử dụng ba màu chủ đạo gồm vàng chanh, đỏ cam và trắng điệp.

    Giấy vẽ làm từ bột vỏ sò
    Giấy vẽ làm từ bột vỏ sò
    Giấy vẽ làm từ bột vỏ sò
    Giấy vẽ làm từ bột vỏ sò
  3. Màu sắc sử dụng trong tranh Đông Hồ gồm 4 màu cơ bản gồm xanh, đen, vàng, đỏ được tinh chế từ những nguyên liệu thuần tự nhiên như lá chàm, gỉ đồng, than lá tre, hoa hòe, gỗ vang, sỏi son,… Các chi tiết sẽ được lên màu với độ đậm nhạt khác nhau, nhấn sáng hoặc đè đậm để khắc họa chi tiết các đường nét trong tranh.


    Đây cũng là một điểm đặc trưng của dòng tranh này, màu sơn trong tranh tuy đơn giản nhưng không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại tranh nào khác. Đó là một trong những lý do cho đến ngày nay, dòng tranh này vẫn đang được bảo tồn, phát triển và được công nhận là một phần văn hóa phi vật thể quốc gia.

    Màu vẽ hoàn toàn tự nhiên
    Màu vẽ hoàn toàn tự nhiên
    Màu vẽ hoàn toàn tự nhiên
    Màu vẽ hoàn toàn tự nhiên
  4. Để tạo ra một tờ tranh, các nghệ nhân phải thực hiện quy trình chế bản để in. Để tạo bản khắc màu, người thợ cần chọn loại gỗ mềm, nhẹ và có khả năng hút màu tốt. Trong làng Hồ, các nghệ nhân thường ưa dùng gỗ giổi và gỗ vàng tâm để làm bản khắc màu. Còn bản khắc nét, cần sử dụng loại gỗ bền, chắc và mịn như gỗ mỏ, gỗ thị hoặc gỗ lồng mực. Việc in tranh cũng đòi hỏi sự cẩn thận và kỳ công. Quy trình in tranh sử dụng phương pháp in ván sấp và áp dụng quy trình in theo dây chuyền.


    Mỗi người sẽ đảm nhận một màu sắc cụ thể. Số lượng bản khắc màu và lần in phụ thuộc vào số lượng màu sắc có trong tranh. Tranh dân gian Đông Hồ là thế giới thu nhỏ của cuộc sống làng quê Việt Nam, khi xem tranh người ta có thể cảm nhận không khí quê hương thanh bình, bình dị và trong sáng. Từ cách thể hiện màu sắc, các nhân vật trong tranh đều có ẩn ý riêng. Ta cũng có thể tìm thấy ý nghĩa nhân văn, đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục những phẩm chất tốt trong những bức tranh dân gian.

    Bản khắc bằng gỗ bền, thớ dẻo
    Bản khắc bằng gỗ bền, thớ dẻo
    Bản khắc bằng gỗ bền, thớ dẻo
    Bản khắc bằng gỗ bền, thớ dẻo
  5. Trong hội họa phương Tây, phối cảnh không gian xa gần thường được sử dụng để tạo nên bố cục dựa trên quy luật thị giác. Tuy nhiên, tranh Đông Hồ lại mang một phong cách hoàn toàn khác, không sử dụng đường chân trời, tiền cảnh hay hậu cảnh, không có sự chuyển đổi độ đậm nhạt và các yếu tố tương tự. Thay vào đó, dòng tranh này chỉ sử dụng những mảng màu đơn sắc được phân chia bằng đường viền thô, rõ ràng, bên cạnh đó các nhân vật được sắp xếp dàn đều trên bề mặt tranh.


    Một đặc điểm độc đáo khác của tranh Đông Hồ là sự kết hợp giữa hình thể và chữ viết. Trong tranh, thường có sự xuất hiện của chữ đề thơ, mảng chữ này góp phần tạo nên sự gắn kết và hoàn chỉnh trong không gian bố cục của tranh, đồng thời truyền tải ý tưởng về nội dung một cách rõ ràng. Nét chữ được xem như một phần của nét vẽ trong tranh, tương đồng và hài hòa với các hình thể khác. Vì vậy, dù chỉ với một số ít nhân vật được biểu thị một cách đơn giản và không gian mang tính tưởng tượng, kết hợp với các chữ đề thơ, người xem vẫn có thể cảm nhận được toàn bộ sự thú vị của tranh, dễ dàng nhận thấy ý nghĩa và tư tưởng mà nghệ nhân muốn truyền tải qua tác phẩm.

    Bố cục, mảng, nét, hòa sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
    Bố cục, mảng, nét, hòa sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
    Bố cục, mảng, nét, hòa sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
    Bố cục, mảng, nét, hòa sắc trong tranh dân gian Đông Hồ


loading...