Top 25 Trò chơi nhỏ tại chỗ dành cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất

Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chơi đóng vai trò chủ đạo, chơi chính là cuộc sống của trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ được lĩnh hội và rèn luyện những kĩ năng ... xem thêm...

  1. Luật chơi:

    Cô hỏi, bé trả lời và sử dụng bằng hai tay để mô phỏng các động tác.


    Cách chơi:

    Ly đâu ly đâu
    (ly đây ly đây)
    Nước đâu nước đây
    (Nước đây Nước đây)
    Đường đâu...
    ( đường đây...)
    Chanh đâu...
    (Chanh đây...)
    Cắt chanh, vắt...vắt...
    Đá đâu đá đâu
    (Đá đây đá đây)
    Đập đá...bỏ vào ly
    Khấy ly nước chanh
    Mời cô và bạn cùng uống nước chanh.
    1,2,3....dô...

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  2. Cách chơi:

    Cô và trẻ cùng đọc


    Nhện nhện giăng tơ giăng tơ, ta cùng leo lên nào

    Ngoài trời thì mưa to, ôi nhà đâu mất rồi

    Và trời không mưa nữa, ông mặt trời lên rồi

    Nhện nhện giăng tơ, giăng tơ ta cùng leo xuống nào.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Trò chơi: Nhện giăng tơ
    Trò chơi: Nhện giăng tơ
  3. Cách chơi:

    Ngồi vòng tròn và cho trẻ đọc bài đồng dao: Tay đẹp


    Một tay đẹp
    Hai tay đẹp
    Ba tay đẹp
    Tay dệt vải
    Tay vãi rau
    Tay buông câu
    Tay chặt củi
    Tay đắp núi
    Tay đào song
    Tay cạo long
    Tay mổ lợn
    Tay bắt vượn
    Tay bắt voi
    Tay bẻ roi
    Tay đánh hổ

    Đếm cùng trẻ và cho trẻ vỗ tay thật là to (phần đầu cho trẻ vỗ tay thật nhỏ)

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  4. Cách chơi:

    1 ngón tay là con muỗi vo ve
    2 ngón tay là con thỏ đáng yêu
    3 ngón tay là con mèo meo meo
    4 ngón tay là con cua bò ngang
    5 ngón tay là con vượn leo cây

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  5. Cách chơi:

    Cô và trẻ cùng đọc:


    "Sên sển sền sên
    Mày lên công chúa
    Mày múa ta xem
    Ta may áo đỏ, áo đen cho mày

    Hát một câu cuộn một vòng tay."

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  6. Cách chơi:
    Quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón. Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  7. Chuẩn bị:

    Dạy trẻ đọc thuộc bài đồng dao trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Bài đồng dao như sau:


    Nu na nu nống

    Đánh trống phất cờ

    Mở cuộc thi đua

    Chân ai sạch sẽ

    Gót đỏ hồng hào

    Không bẩn tí nào

    Được vào đánh trống

    Hoặc bài đồng dao khác:

    Nu na nu nống

    Cái cống nằm trong

    Con ong nằm ngoài

    Củ khoai chấm mật

    Bụt ngồi bụt khóc

    Con cóc nhảy ra

    Con gà ú ụ

    Nhà mụ thổi xôi

    Nhà tôi nấu chè

    Tay xoè chân rụt


    Cách chơi:
    Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ "nu"sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ "na" sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba...theo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ "trống" . Chân của ai gặp từ "trống" thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ vế nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì... người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  8. Cách chơi:


    Trẻ sẽ chuyền tay nhau một đồ vật và cùng hát 1 bài hát. Khi bài hát kết thúc, trẻ nào đang cầm đồ vật trên tay sẽ phải làm theo yêu cầu của mọi người.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  9. Cách chơi:

    Cô sẽ hát

    "Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (vỗ tay 2 cái)

    Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (vỗ tay 2 cái)

    Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay" ( vỗ 2 cái)


    Thay vào đó là "dậm đôi chân" (dậm chân 2 cái)

    Thay vào "cười lên đi" (ha ha)

    Thay vào "đá lông nheo" (chíu chíu).

    Cuối cùng "làm cả ba" hoặc "làm cả 4" (vỗ 2 cái, dậm 2 cái, chíu chíu, haha).

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  10. Cách chơi:

    Cô: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”

    Trẻ: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”

    Cô: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”

    Trẻi: làm theo và nói “ăn cỏ”

    Cô: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”

    Trẻ: làm theo và nói “Uống nước”

    Cô: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”

    Trẻ phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, cô chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  11. Luật chơi:

    Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:


    “Gieo hạt Mùi hương

    Nảy mầm Thơm ngát

    Một cây Một quả

    Hai cây Hai quả

    Một nụ Gió thổi

    Hai nụ Cây rụng

    Một hoa Lá rụng

    Hai hoa Nhiều lá….”


    Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.

    Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.

    Nảy mầm: Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên

    Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên

    Hai cây: Yêu cầu giơ cao tay phải lên

    Một nụ: Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống

    Hai nụ: Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống

    Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay

    Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tayMùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa

    Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra

    Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra

    Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái

    Cây rung: Nghiêng người sang phải

    Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống

    Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to: A!..A..A..

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  12. Cách chơi: Cô và trẻ cùng đọc


    "Năm con cua đá bò lên cây gỗ

    Ăn những con bọ thật là ngon ngon

    Bỗng 1 con cua rơi tòm xuống nước

    Chỉ còn.... bốn con

    Bốn con cua đá bò lên cây gỗ

    Ăn những con bọ thật là ngon ngon

    Bỗng 1 con cua rơi tòm xuống nước

    Chỉ còn.... ba con...."

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  13. Cách chơi:
    Cô và trò ngồi xuống và duỗi chân hoặc có thể ngồi trên ghế.
    Có 5 chú khỉ nhảy sầm sập trên giuờng (2 tay vỗ vào đùi).
    Một chú ngã xuống đầu bị sưng to tuớng (giơ 1 ngón tay, nghiêng xuôi xuống đất và nắm tay để nghiêng lên trán làm đầu sưng)
    Khỉ mẹ gọi bác sĩ và bác sĩ dặn kĩ (làm động tác gọi điện thoại)
    Không cho chú khỉ con nhảy trên giường nữa nhé. (Giơ tay lên xua ra hiệu không được)
    (Hỏi trẻ còn mấy chú khỉ)
    Chơi tiếp tục như thế với 4 chú khỉ còn lại đến hết.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  14. Cách chơi:
    Cô giáo: Tay đâu, tay đâu
    Trẻ: tay đây, tay đây


    Và sau đó cùng hát

    Taxi, taxi

    Đi vòng quanh thế giới

    Bao nhiêu, bao nhiêu

    5 đồng thôi anh nhé

    Đắt thế, đắt thế, 2 đồng thôi anh nhé

    OK OK xin mời anh lên xe

    Hết xăng, hết xăng

    Xin mời anh xuống xe

    Oh hay oh hay anh này vô duyên ghê.

    Trò chơi Taxi
    Trò chơi Taxi
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  15. Cách chơi:

    Cô và trẻ cùng đọc


    "Không có nước để uống, ôi khát, khát, khát
    Không có nước để ăn, ôi đói, đói, đói
    Không có nước đánh răng, ôi sún, sún , sún
    Không có nước rửa mặt, ôi xấu, xấu, xấu
    Không có nước gội đầu. ôi ngứa, ngứa, ngứa
    Không có nước để tắm, ôi mùi, mùi, mùi
    Có nước rồi......zêêêê...."

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  16. Cách chơi:

    Hát và làm các động tác như bài hát.

    "Đưa tay ra nào
    Nắm lấy cái tai này
    Lắc lư cái đầu này, lắc lư cái đầu này
    Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc
    Đưa tay ra nào
    Nắm lấy cái hông này
    Lắc lư cái mình này, lắc lư cái mình này
    Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc
    Đưa tay ra nàoNắm lấy cái chân này
    Lắc lư cái đùi này, lắc lư cái đùi này
    Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc
    Là la lá là, là la lá là"

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  17. Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát các động tác, đọc và làm cùng cô


    Đôi bàn tay có thể nói

    Theo cách riêng của mình

    Khi gặp người bạn thân

    Bàn tay giúp tôi nói:"Xin chào!" (Giơ tay bắt và lắc lắc.)
    "Đến đây nào!" (Giơp tay khoác về phía mình)
    "Tôi đồng ý" (Vòng ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn.)
    "Hãy dừng lại đây nhé!" (Giơ bàn tay xòe ra làm hiệu dừng; Bàn tay nắm lại và ngón tay trỏ chỉ xuống dưới đất.)
    "Hãy nhìn nào!" (Ngón tay trỏ chỉ vào mắt)
    "Hãy lắng nghe!" (Dùng hai tay kéo hai vành tai về phía trước)
    "Hãy cùng vui lên nào!" (Cả hai trẻ quay mặt vào nhau cùng cười tươi)

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  18. Cách chơi:

    Đập bàn tay xuống đất, giơ bàn tay lên cao, phủi phủi phủi cho khỏi dơ áo quần, mau mau cái tay này mỏi quá, em giơ tay lên cao đon nắng hồng ban mai.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  19. Cách chơi:
    Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:


    "Chi chi chành chành

    Cái đanh thổi lửa

    Con ngựa chết trương

    Ba vương ngũ đế

    Chấp dế đi tìm Ù à ù ập.”


    Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  20. Chuẩn bị:

    Một số tranh, lô tô về quần áo, đố dùng cho các thời tiết khác nhau (trời nóng, trời lạnh, trời mưa).– 3 tranh vẽ về hình ảnh trong các thời tiết nóng, lạnh, trời mưa, mỗi biểu tượng có thể kèm theo một hình ảnh về cách ăn mặc phù hợp với thời tiết.– Vẽ 3 vòng tròn hoặc 3 hàng. Mỗi vòng tròn ( hoặc mỗi hàng) tương ứng với một biểu tượng thời tiết. Mỗi hàng hoặc vòng tròn đó lại được chia thành 3 – 4 ô nhỏ hơn.– Số trẻ chơi nhiều hơn tổng số các ô ở cả 3 vòng tròn từ 2 – 3 cháu.


    Cách chơi:

    Cô gõ xắc xô hoặc ra hiệu lệnh: Tất cả trẻ “đi cửa hàng mua sắm quần áo, đồ dùng”. Cô yêu cầu trẻ chọn quần áo theo ý thích. Sau đó, cô nói ; “Dùng cho khi nào?”, trẻ phải nhanh chóng về đúng hàng có biểu tượng thời tiết tương ứng với quần áo, đồ dùng cho mình đã chọn (mỗi trẻ về một ô). Trẻ nào chạy chậm, không còn chổ đứng sẽ phải đứng trước lớp giới thiệu loại quần áo (đồ dùng) mà mình đã chọn sử dụng vào thời tiết nào.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  21. Luật chơi: Gió thổi thì lá bay, gió ngừng thổi thì lá dừng lại. Nếu ai làm đúng sẽ được cô khen, nếu làm sai thì phải nhảy lò cò.


    Cách chơi: Cô đóng vai làm gió, các cháu làm những chiếc lá rụng trên sân. Khi gió thổi mạnh vù vù thì tất cả những chiếc lá trên sân bay nhanh theo chiều gió. Khi gió thổi nhẹ thì bay chậm, gió ngừng thì lá dừng hẳn lại

    Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô cùng chơi với trẻ.

    Nhắc trẻ không chen lấn xô đẩy nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  22. Cách chơi:

    Cô đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón. Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay. Nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  23. Luật chơi:

    Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:


    “Gieo hạt

    Mùi hương

    Nảy mầm

    Thơm ngát

    Một cây - Một quả

    Hai cây - Hai quả

    Một nụ - Gió thổi

    Hai nụ - Cây rụng

    Một hoa - Lá rụng

    Hai hoa - Nhiều lá…”


    Cách chơi:

    Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.

    Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
    Nảy mầm: Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
    Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
    Hai cây: Yêu cầu giơ cao tay phải lên
    Một nụ: Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
    Hai nụ: Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
    Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
    Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay
    Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa
    Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
    Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
    Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
    Cây rung: Nghiêng người sang phải
    Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống
    Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  24. Chuẩn bị: Những đồ dùng đồ chơi mà khi sử dụng trẻ phải dùng bằng tay phải hoặc tay trái như: bàn chải đánh răng, lược chải đầu, bút vẽ, thìa xúc cơm, bát… hoặc những đồ vật khi sử dụng trẻ phải dùng cả hai tay như: dây nhảy dây, giày có dây buộc…Số đồ dùng, đồ chơi bằng với số trẻ ở mỗi nhóm chơi. Đồ chơi để cách vạch xuất phát khoảng 3 – 4 m.– Vẽ một vòng tròn quy định nơi để đồ dùng của mỗi nhóm lấy được.


    Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm. Khi có hiệu lệnh, hai trẻ đứng đầu hai nhóm cùng xuất phát. Trẻ phải sử dụng tay phải (hoặc tay trái) để lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, sau đó đặt đồ chơi vào vòng tròn quy định của nhóm, rồi chạy về nhóm của mình. Về đến nơi, trẻ phải chạm vào tay phải của bạn tiếp theo để bạn đó được xuất phát rồi chạy xuống cuối hàng. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng luật chơi và về đích trước là thắng cuộc. Nhóm nào về đích chậm hơn hoặc chơi sai là thua cuộc. Nhóm thua cuộc phải giơ tay phải (hoặc tay trái) lên và nhảy lò cò 1 vòng vừa nhảy vừa nói: “Đây là tay phải (hoặc tay trái)

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  25. Cách chơi:
    Trẻ ngồi thành vòng tròn theo từng nhóm ( khoảng 3 -5 trẻ). Cô giáo (hoặc trẻ trong nhóm) vỗ nhẹ vào trẻ ngồi bên cạnh và nói tên 1 trẻ nào đó trong lớp. Trẻ phải nhắc lại tên đó rồi lại vỗ nhẹ vào bạn bên cạnh và nói một tên khác (không được trùng với tên mà trẻ trước đã nói). Trẻ nào nói được nhiều tên các bạn trong lớp sẽ là người thắng cuộc.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)


loading...