Top 16 Bài văn thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến (lớp 8) hay nhất

Dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì, nhiều đau thương mất mát nhưng cũng anh dũng, kiên cường. Nhiều vật dụng thô sơ, mộc mạc, ... xem thêm...

  1. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam, những người chiến sĩ Cách mạng đã phải trải qua các cuộc chiến ác liệt, một mất một còn vô cùng khốc liệt. Cuộc chiến đấu gian nan là thế nhưng cuộc sống sinh hoạt lại vô cùng thiếu thốn, hành trang mang theo bên người chỉ có chiếc võng, chiếc bát ăn cơm, balo con cóc, chiếc mũ tai bèo. Và một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính - đó là đôi dép lốp.


    Dép lốp là loại dép được làm ra từ những chiếc xăm, lốp. Loại dép này được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế còn nghèo nàn,cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn. Những đôi dép lốp được sử dụng phổ biến vào thời kì đó bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hơn nữa nó còn có độ bền cao. Có thể theo chân những người lính từ dốc này qua đèo nọ mà không bị hỏng.


    Cách chế tạo những đôi dép lốp cũng khá đơn giản, người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, không gây đau, bất tiện cho đôi chân. Phần ngoài của lốp thì được đặt phía dưới, khi di chuyển thì phần này sẽ ma sát với mặt đường.


    Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ, chiều rộng của những chiếc quai này khoảng từ một đến một phẩy năm xen ti mét, chiều dài tùy ý sao cho hợp với đôi chân người đi. Quai được xỏ vào lỗ bằng cách dùng một thanh kim loại nhỏ, giúp luồn dây qua đế một cách dễ dàng, nhanh chóng.


    Về người đầu tiên phát minh, chế tạo ra đôi dép lốp, nhiều người cho rằng đó chính là đại tá Hà Văn Lâu. Tuy nhiên, khi được hỏi thì ông cũng thừa nhận mình chỉ sử dụng và bắt chước lại những người phụ xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép. Từ đó ông mới bắt đầu nảy sinh ý tưởng làm những đôi dép như của những người phu xe, nhưng bằng một chất liệu mới, đó là từ lốp ô tô cũ.


    Tên gọi của dép lốp cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: Dép cao su, dép râu, dép Bình Trị Thiên. Dép lốp sử dụng nhiều trong chiến tranh nên nó đã trở thành một biểu tượng của những người chiến sĩ Cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sử dụng loại dép này. Vì vậy mà dép lốp còn là một biểu tượng về sự giản dị của Bác.


    Ngày nay tuy dép lốp không còn được sử dụng phổ biến nữa do sự ra đời của rất nhiều loại giày dép, với mẫu mã đa dạng, giá thành lại không cao. Tuy nhiên, dép lốp ngày nay cũng được cách tân đi rất nhiều, chất liệu thì không phải từ lốp và săm xe nữa mà nó thường được làm bằng cao su. Loại dép này vẫn là một bộ phận được ưa chuộng và sử dụng, đặc biệt là những người bộ đội về hưu, những người cựu chiến binh khi xưa.


    Đôi dép lốp xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta ngày càng khan hiếm nhưng nó đã từng là những kỉ vật có giá trị của mỗi con người, và đặc biệt trong xã hội xưa đôi dép lốp biểu tượng cho sự sung túc nhưng rất giản dị đơn sơ, nó được làm bằng cao su, và bám sát vào chân đi trên chân có cảm giác êm nhưng hơi có cảm giác lặng, nó không chỉ để lại cho con người những giá trị vật chất quan trọng, giá trị mạnh mẽ mà đôi dép lốp để lại cho muôn đời đó là công dụng của nó vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi người, nó là phương tiện được sử dụng để đi lại và mang những ý nghĩa rất cần thiết và may mắn trong mỗi con người. Hình tượng người lính xuất hiện trong mỗi con người Việt Nam không ai có thể không được biết đến đôi dép có ý nghĩa và giá trị to lớn này.


    Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu, mặc dù nó không hiện đại và đắt tiền nhưng giá trị của nó đến hôm nay phải được coi là một điều có ý nghĩa và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong những năm tháng gian nan nó là người bạn đường của mỗi người chiến sĩ cách mạng chúng ta đều được biết đến qua hình ảnh cụ Hồ, người luôn dùng đôi dép này, nó giản dị và rất mộc mạc.


    Mỗi người chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị đáng quý của dân tộc đó là những sản phẩm đem lại những giá trị to lớn và cần thiết nhất dành cho mỗi người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Hồi chiến tranh, miền Bắc nghèo lắm. Tất cả các loại dép tạm gọi là "thời trang" thời đó như dép nhựa Tiền Phong, dép Thái Lan (mà sau này ở miền Nam gọi là dép Lào)… đều không thể trang bị cho quân đội được, một phần vì đắt, một phần vì cấu trúc không phù hợp.


    Dép gì có thể đạt được cả 3 yêu cầu: Rẻ, khá chắc chắn và dễ sử dụng? Hồi ấy, lốp (vỏ) xe ô tô cũ thải ra rất nhiều mà không thể sử dụng vào việc gì khác (ngoài việc làm đệm chống va cho tàu thủy), thế là có một sáng kiến phát sinh: Cắt lốp cũ làm để, săm (ruột) ô tô cũ làm quai. Đôi dép lốp ra đời từ đấy. Loại dép này trong Nam gọi là "dép rầu".


    Đôi dép lốp chỉ là một phần rất nhỏ được cắt từ chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị quân và dân ta phục kích tiêu diệt tại một vùng căn cứ địa Việt Bắc năm xưa. Nó được đo cắt rất khéo, không dày cũng không mỏng, quai trước bản to bản, kiểu quai dép xăng – đan, rất chắc chắn. Dép lốp nhìn không bóng bẩy như giày, nhưng đạt yêu cầu: Rẻ, dễ sử dụng và bền. Nhược điểm là đế quá cứng (dễ phồng chân) hay tuột quai, nên thời đó, trong sâu chìa khóa của mỗi người thường có thêm cái "rút quai dép". Tuy nhiên nó đã được trang bị cho quân đội cách mạng trong một thời gian dài.


    Về sau này, khoảng đầu thập niên 1970, bộ đội mới được trang bị dép "đúc". Nó có cấu trúc giống dép lốp, nhưng đế bằng cao su đúc nên mềm, nhẹ và nhẵn (láng) hơn, quai chắc chắn hơn, người sử dụng thấy dễ chịu hơn. Điều đáng ngạc nhiên là đôi dép lốp đã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều giới nhà văn, nghệ sĩ cả trong nước và ngoài nước. Đôi dép lốp không chỉ bên cạnh các chiến sĩ trong cuộc sống thường nhật mà còn cùng Bác đi khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu và đến với bầu bạn xa gần trên thế giới. Trong cả bốn mùa: Xuân, hạ, thu đông, đều có thể sử dụng đôi dép lốp; riêng vào mùa đông, Bác Hồ thường đi thêm đôi tất cải để giữ ấm cho chân.


    Khi tới thăm đồng bào, đặc biệt thăm hỏi động viên bà con nông dân, Bác Hồ cũng đi dép lốp, mặc bộ quần áo nâu chàm, trông rất giản dị và gần gũi. Có khi Bác còn tháo dép xách tay, xắn quần đi trên đồng nước bùn lầy cùng với bà con. Đôi dép của Người lúc nào cũng sạch sẽ và đen bóng. Ở bất kì nơi đâu, nhân dân cũng nói về đôi dép của Bác như một báu vật mà họ muốn chiêm ngưỡng. Đặc biệt là các cháu thiếu nhi, khi Bác tới thăm, chúng đã tìm mọi cách để được sờ tận tay và được tận mắt ngắm nhìn đôi dép của Bác. Rồi đến những chiến sĩ ngoài đảo xa, có dịp Bác về thăm cũng tranh nhau được sửa sang lại chiếc dép cho Bác được chắc chắn hơn.


    Đặc biệt, một lần đến thăm Thủ đô Niu Đêli – Ấn Độ, câu chuyện về đôi dép lốp của Bác càng có thêm nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Khi Bác tiếp các quan chức cấp cao trong Chính phủ Ấn Độ, họ đều chú ý nhìn vào đôi dép dưới chân Người, họ luôn liếc nhìn với vẻ lạ lùng và rất đỗi trân trọng. Báo chí đặc biệt bài nào cũng nói với về đôi dép cao su của Bác như một chuyện lạ, một huyền thoại về một con người tuyệt vời của thế kỉ lúc bấy giờ.


    Người dân Ấn Độ đã tỏ rõ lòng ngưỡng mộ đến kì lạ về đôi dép lốp này. Khi Bác Hồ tới thăm một ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác. Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống dùng tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội vàng ghi chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác nhau, các phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị trí thuận lợi.


    Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa vào để được ngắm nghía đôi dép. Có những tấm ảnh chụp đặc tả về đôi dép cao su này với những suy ngẫm khác nhau. Đôi dép đã cùng Bác vào sinh ra tử, nó chất chứa bao kỉ niệm sâu sắc và cảm động không thể nào quên. Kể cả khi đôi dép đã cũ, Bác cũng kiên quyết giữ lại để dùng, không muốn đổi đôi mới. Đức hy sinh cao cả của Bác đã được thể hiện qua câu nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước được tự do, độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."


    Có thể nói, đôi dép lốp có một chiều dài lịch sử – qua bao năm tháng – đã gắn bó cùng nhân dân và các chiến sĩ cách mạng từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ cho tới ngày thống nhất, xây dựng đất nước hòa bình… Đôi dép cao su không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Bác mà với cả dân tộc Việt Nam. Qua hình ảnh đôi dép cao su, cũng cho ta thấy được đức tính giản dị, tiết kiệm đáng quý của người lính cách mạng. Không chỉ có vậy, nó còn chứa đựng bài học bổ ích là bài học làm người, sống sao cho có ích cho xã hội, cho đất nước, luôn biết quý trọng sức lao động, mồ hôi, nước mắt của người dân. Phải luôn quan tâm tới bản chất bên trong chứ không chỉ chú trọng hình thức bên ngoài, cũng như đôi dép cao su tuy cũ nhưng mãi bền vững theo thời gian.


    Đôi dép lốp có ý nghĩa vô cùng lớn lao và nhắc nhở chúng ta phải luôn biết nâng niu, trân trọng những giá trị của cuộc sống. Hình ảnh người chiến sĩ bước đi ung dung, thư thái với đôi dép lốp giản dị mà vẫn toát lên uy nghiêm lạ thường, lúc nào cũng khiến chúng ta ngưỡng mộ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Đôi dép lốp còn mang một cái tên khác: Đôi dép Bình – Trị – Thiên. Đôi dép lốp là một trong những thứ quân trang quan trọng của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là vật dụng cần thiết trong cuộc sống của công nông.


    Ai là người đầu tiên đã sáng tạo ra đôi dép lốp thô sơ, bình dị và tiện lợi này. Đế dép được cắt ra từ chiếc lốp ô tô đã tàng, đã hỏng. Quai dép được cắt ra từ chiếc săm lốp; phần lớn là màu đen, chiều dài tuỳ theo khổ chân to hay nhỏ; mỗi chiếc dép rộng bản độ l,5cm. Mỗi chiếc dép có bốn quai. Quai dép dược luồn qua đế bằng những lỗ đục; nhờ tính đàn hồi của cao su mà các quai dép được cố định, được giữ chặt lại. Người đi dép lốp bao giờ cũng có một cái dip bằng sắt hay bằng tre để luồn quai dép. Chẳng tốn kém gì mà lại được việc, thật tài tình.


    Người đi dép lốp có thể băng đèo, lội suối, hai ba năm mà đế dép chỉ lì ra, trơ ra; có thể chỉ phải thay quai dép mà thôi. Dép lốp sau khi thay quai lại bén, lại chắc như trước, tha hồ hành quân, tha hồ cuốc bộ. Thời chống Mĩ, anh chiến sĩ Giải phóng quân được trang bị tăng, võng, mũ tai bèo, đôi dép lốp – loại dép đúc rất đẹp rất bền, dùng hai ba năm cũng không phải thay quai. Ông ngoại của em hiện còn giữ lại đôi dép -lốp đúc, hầu như còn nguyên vẹn. Ông dặn con cháu: “Nhớ bỏ vào quan tài khi ông về lão để ông có cái mà gặp Diêm Vương”.


    Bác Hồ lúc sống và hoạt động ở chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến, sống ở ngôi nhà sàn giữa Thủ đô Hà Nội, Bác vẫn đi đôi dép cao su. Một số văn, nhà thơ đã nói về đôi dép ấy. Đến thăm Bảo tàng cách mạng, khách tham quan còn nhìn thấy đôi dép cũ để trong tủ kính cùng với bao vật dụng khác của Người:


    "Còn đôi dép cũ, mòn quai gót,

    Bác vẫn thường đi giữa thế gian".

    (Theo chân Bác – Tố Hữu)


    Đôi dép lốp đã đi vào lịch sử. Ngày nay, bộ đội, cán bộ, nhân dân ta chỉ đi giầy đi dép da, dép nhựa. Học sinh đến trường đều đi giầy, đi dép rất sạch sẽ, văn minh. Những đôi dép lốp mãi mãi là một kỉ vật nhắc nhở các thế hệ trẻ hôm nay nhớ lại một thời gian khổ mà oanh liệt của ông cha đã trải qua để tự hào và sống một cách xứng đáng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Trong cái tủ kính sang trọng để các đồ kỉ niệm có đôi dép lốp cao su cũ của ông tôi từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Đã mấy lần năn nỉ ông tôi mới mở tủ lấy ra cho tôi xem. Một đôi dép lốp đã cũ mòn mà theo ông tôi kể lại “Nó là người bạn đường của ông trong khoảng 10 năm trong kháng chiến, đã ba lần thay quai còn đế vẫn như cũ”


    Đôi dép lốp này có 2 bộ phận đế và quai. Đế dép là miếng cao su cắt ra từ cái lốp xe ô tô đã hỏng, nó đen xì và dầy bằng nửa đốt tay. Cầm lên tay thấy nặng nhưng đi vào chân thì rất êm. Do ông tôi đi nhiều nên dưới đế không còn dâu vết gì của cái lốp xe mà chỉ như một miếng cao su hơi cong cong được cắt lượn rất khéo theo hình bàn chân.


    Quai dép: Cũng được cắt ra từ cái xăm xe (còn gọi là ruột) chiều ngang chỉ bằng chiều ngang ngón tay còn chiều dài thì theo kích cỡ bàn chân to, nhỏ nên dài hay ngắn. Điều rất thú vị là loại dép này không cần may khâu gì cả. Người ta chỉ dùng một díp sắt kẹp lấy đầu quai rút vào một lỗ đục sấn. Nhờ sự đàn hồi của cao su nên nó dính rất chặt vào nhau, đến nỗi đi vấp ngã mà vẫn không bật ra được.


    Theo những người phục vụ Bác Hồ, thì Bác thường chỉ đi dép lốp. Người ta kể rằng Bác có đôi dép đi khá lâu đã mấy lần thay quai, đế dép đã mỏng đi rất nhiều và có dấu cả ngón chân trên mặt đế. Mấy người bàn nhau thay cho Bác đôi dép mới. Thấy mất đôi dép Bác biết các chú cần vụ đã giấu đi. Bác đi dép mới mấy ngày rồi gọi các chú lên bảo “thôi các chú trả cho Bác đôi dép cũ, đôi này đi đau chân lắm”. Mọi người thương Bác quá, đành phải trả lại đôi dép cũ cho Bác đi.


    Thế đấy, đôi dép cao su đã đi vào đời sống chiến đấu của một dân tộc, đầu tiên là các anh vệ quốc quân, sau đó toàn dân đi kháng chiến đều dùng. Đôi dép lốp đã đi vào lịch sử, đi vào thơ ca. Nhà thơ Trần Hữu Thung đã viết trong bài “thăm lúa”: “Lúa níu anh trật dép”


    Câu thơ miêu tả hình ảnh người chồng chị nông dân ra đi trên bờ ruộng lúa tốt. Những bông lúa quấn lấy chần chứ làm sao mà trật được dép!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Lịch sử dân tộc ta đã phải trải qua biết bao nhiêu gian nan nguy hiểm vậy nên những vật dụng hành trang mà người bộ đội mang theo phải thật sự gọn nhẹ. Trong tâm trí chúng ta hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ ngoài hành trang là chiếc ba lô con cóc, chiếc mũ tai bèo, bộ quần áo màu xanh lá và những chiếc khăn giải phóng thì chúng ta còn phải kể đến đôi dép lốp. Tưởng chừng một vật vô sùng nhỏ bé ấy nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với người bộ đội hay chính là những người xả thân vì tổ quốc.


    Trước hết về nguồn gốc của đôi dép lốp ấy. Có thể nói đôi dép lốp ấy xuất phát từ những gì đã có sẵn trên chiến trường. Có thể nói trong chính điều kiện chiến tranh khắc nghiệt nên nhân dân ta đã biết sáng tạo những cái đáng ra vất đi không thể dùng được nữa thì lại có thể dùng được. Đế dép được cắt ra từ những chiếc lốp ô tô đã tàng đã hỏng. Quai dép được cắt ra từ chiếc xăm chiếc lốp. Phần lớn là dép có màu đen kích cỡ theo tùy chân từng người. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh mà nhân dân ta vẫn sáng tạo vô cùng. Qua đó các anh bộ đội không mất nhiều tiền để mua dép mà còn sử dụng được những thứ đã hỏng rồi. Mỗi chiếc dép có bốn quai, mỗi quai được luồn vào những lỗ luồn xuống dưới đáy dép.



    Về công dụng và đặc điểm của dép lốp thì dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ. Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch. không nhưng thế mà đôi dép lốp còn có công dụng rất lớn gắn liền với hình ảnh của những anh bộ đội cụ Hồ.


    Những người chiến sĩ của chúng ta sống và chiến đấu trong cảnh trèo đèo lội xuống vì thế cho nên chiếc dép lốp không chỉ mang đến những tiện lợi như đi lội qua suối không sợ bị trơn trượt, đi đánh giặc chạy không sợ bị dẫm vào những vật trên mặt đất mà lại không bị tuột dép. Có thể nói hình ảnh đôi dép lốp cho thấy được sự giản dị và tiện lợi trên mặt trận của những anh bộ đội cụ Hồ.


    Không những thế đôi dép ấy còn gắn liền với hình ảnh giản dị của bác Hồ. Có thẻ nói đôi dép ấy cũng như thể hiện được sự giản dị của Người. Dù Bác có sống ở đâu đi chăng nữa. Dù chiến khu Việt Bắc hay về đến thủ đô, dù gặp ai đi chăng nữa từ những người dân bình thường cho đến những vị lãnh tụ của nước bạn thì Bác vẫn luôn mang theo đôi dép lốp ấy. Chẳng thế mà nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ nói về đôi dép lốp với tất cả sự yêu mến và kính trọng:


    “Còn đôi dép cũ, mòn quai gót

    Bác vẫn thường đi giữa thế gian”


    Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng chính sự giản dị cũng như tiện ích của mình đôi dép lốp ấy đã đi vào lịch sử nước nhà với hình ảnh vô cùng giản dị. Nó không chỉ thể hiện được sự năng động sáng tạo thông minh của nhân dân ta mà nó còn mang đến một hình ảnh đẹp của những người chiến sĩ cộng sản mà tiêu biểu ở đó là Bác Hồ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Dép lốp là dép của quân giải phóng trong thời kỳ chiến tranh việt nam, do miền bắc việt lúc này kinh tế khó khăn không đủ nguyên liệu để sản xuất giày dép cho quân đội nên đã sử dụng lốp xe tải xe hơi các loại cắt ra làm thành dép cho binh sĩ mang hành quân nên gọi là dép lốp vừa rẻ vừa hợp với cách chiến đấu của quân đội du kích gọn nhẹ là chính dép lốp xuất hiện từ những năm 50 hình dạng đôi dép cong làm từ vỏ lốp ô tô, còn quai là những dây cao su được xỏ qua các khe hẹp trên đế dép. Bốn cái quai cao su, hai cái chéo bên trên, hai cái song song bên dưới, đủ chưa đó là dép lốp đó. Xuất hiện từ những năm 80, xin lỗi ai nói cho bạn biết vậy hay bạn đoán đối với cựu binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thì dép lốp với cây gậy trường sơn là biểu tượng những năm chiến đấu của họ.


    Đôi dép lốp là hình tượng gắn với ký ức tuổi thơ của các chàng trai cô gái thế hệ 5x, 6x, 7x chúng tôi. Những đôi dép cong làm từ vỏ lốp ô tô, còn quai là những dây cao su được xỏ qua các khe hẹp trên đế dép. Bốn cái quai cao su, hai cái chéo bên trên, hai cái song song bên dưới, đơn giản! thế mà bền chắc ra phết. Đã đi dép lốp trong túi thế nào chả găm sẵn cái rút dép – làm bằng một miếng sắt dẹt hình chữ I dài gập đôi lại. Mỗi khi dép tụt quai là mắm môi mắm lợi mà rút.


    Cái dép cô bạn cùng trường tụt quai … cũng là một cơ hôi là một cơ hội làm quen thật tuyệt. Dép lốp cùng chúng tôi đi học, đi làm, thậm chí đi chơi cũng vẫn là dép lốp. Cái dép tụt ra cho bạn một cái, mình một cái cùng kê dưới ngồi xem phim chiếu giữa trời.


    Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng dài cuộc sống vất vả mà tươi đẹp bởi đầy tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sống để làm việc. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường. Những kỷ niệm hãi hùng của chiến tranh…với đôi dép lốp ở chiến trường.


    Giờ đây chiến tranh đã qua đi, chúng tôi và con cháu chúng tôi không còn phải đi những đôi dép lốp. Mong sao những ngày tháng gian khổ qua đi vĩnh viễn và chiến tranh không bao giờ trở lại trên đất nước này, để những đôi dép lốp chỉ còn là những kỷ niệm về quá khứ, cho ta thêm yêu quý cuộc sống hôm nay.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. "Đôi dép đơn sơ đôi dép Bác Hồ

    Bác đi từ ở chiến khu Bác về,

    Phố phường trận địa nhà máy đồng quê

    Đều in dấu dép Bác về Bác ơi."


    Đôi dép xuất hiện trong lời bài hát trên chính là đôi dép lốp mà Bác đã sử dụng hơn hai mươi năm kể từ năm 1947 cho đến khi Bác qua đời. Có thể thấy rằng hiếm có quốc gia nào như Việt Nam, rất nhiều những thứ tưởng đơn sơ giản dị nhưng lại trở thành những biểu tượng mang trong mình giá trị tinh thần sâu sắc vô cùng, ví như hình ảnh cây lúa nước, lũy tre làng, con trâu cày, rồi ngay đến cả đôi dép lốp cũng trở thành một hình ảnh bất hủ, là biểu tượng cho một thời kì kháng chiến chống đế quốc gian khổ và kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.


    Không có một mốc thời gian cụ thể cho sự ra đời của dép lốp, chỉ biết rằng người đưa ra ý tưởng làm loại dép này chính là Đại tá Hà Văn Lâu. Vào năm 1947, nhân lúc thấy đồng đội của mình là ông Nguyễn Văn Sáu sở hữu một chiếc lốp xe cũ, đã không còn sử dụng được nữa, ông đã đề nghị cắt lốp thành nhiều phần để chế tạo một loạt dép lốp kiểu dáng như loại dép sandal phổ biến ngày hôm nay được nhiều giới trẻ ưa chuộng. Ý định này của Đại tá Hà Văn Lâu có lẽ xuất phát từ những điều kiện gian khổ và thiếu thốn quân nhu trong chiến tranh, bộ đội ta thường phải đi chân trần hoặc những loại giày dép tàn tệ, không bảo vệ được bàn chân. Vừa hay với độ bền, dai của cao su những tác động của mảnh chai, đinh nhọn, than đỏ đều không thể tổn hại bàn chân, giảm được đáng kể những thương tích không đáng có, trong điều kiện y tế còn hạn chế, một vết thương cũng đủ khiến bộ đội ta chật vật. Loại dép này có nhiều tên khác nhau như dép lốp, dép cao su, dép cụ Hồ.


    Đôi dép lốp là biểu tượng nổi tiếng của bộ đội cụ Hồ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nó tượng trưng cho sự gian khổ, thiếu thốn về vật chất đồng thời cũng là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam, một dân tộc có thể thiếu thốn về vật chất nhưng chưa bao giờ thiếu sự sáng tạo, thiếu sức chiến đấu mạnh mẽ, họ sẵn sàng khắc phục và vượt qua mọi hoàn cảnh khắc nghiệt để lao mình vào cuộc chiến. Đặc biệt, Hồ Chủ tịch cũng là một trong số những người rất ưa thích dép lốp bởi sự tiện dụng và bền bỉ, phù hợp với phong cách cần kiệm của Bác. Chỉ một đôi dép, nhưng Bác đã sử dụng nó đến tận hơn 20 năm trời, kể cả khi nó hỏng Bác vẫn cố gắng tu sửa, và cho đến cuối đời Bác vẫn chỉ gắn bó với một đôi dép lốp ấy, cuối cùng nó đã trở thành huyền thoại, một ví dụ kinh điển về sự giản dị và đức tính tiết kiệm, là biểu tượng cho "cuộc đời cách mạng" vì nước, vì dân của Bác.


    Chính vì sự gắn bó thân thiết với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và với các chiến sĩ cách mạng thế nên dép lốp chính là đôi dép hiếm hoi được đưa vào trong các tác phẩm nghệ thuật. Nổi tiếng nhất là bài hát Đôi dép Bác Hồ của nhạc sĩ Văn An, hoặc trong một bài báo có tiêu đề Đôi hài vạn dặm đã viết về dép lốp với những lời thấm thía:"Đôi dép ấy rất đỗi bình dị, mộc mạc đơn sơ, nhưng thật nhiều ý nghĩa như chính cuộc đời Bác kính yêu. Bởi đôi dép cao su đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng vì dân, vì nước của Bác. Ngày nay, đôi dép ấy đã trở thành kỉ vật thiêng liêng và vô giá của dân tộc ta". Và có một điều thú vị rằng, dép lốp phối hợp với quân phục xanh lá, thắt lưng quân dụng đã từng là một xu hướng thời trang vào những năm 70-80 của thế kỷ trước.


    Dép lốp cũng có hình dáng và cấu tạo tương đối giống các loại dép thông thường, bao gồm hai quai bắt chéo trên mu bàn chân và hai quai bắt ngang cổ chân, giữ cho dép khỏi tụt khi di chuyển. Đế dép phẳng và dày, mặt dưới là mặt ngoài của lốp xe chống trơn trượt rất tốt. Việc chế tạo đôi dép lốp khá đơn giản, vật liệu chủ yếu là lốp và săm xe đã cũ, người ta cắt lấy phần giữa của lốp xe theo khuôn hình bàn chân làm đế dép, sau đó đục 8 lỗ để xỏ quai. Phần quai dép được làm từ săm xe, người ta cắt các mảnh quai rộng khoảng 1-1,5cm, chiều dài khoảng 12-15cm tùy cỡ chân, rồi dùng tay luồn qua các lỗ đã được đục trên đế dép, không cần sử dụng keo dán hay dùng chỉ cố định, đế dép sẽ tự động mút chặt quai dép nhờ sự giãn nở của cao su.


    Dép lốp là loại dép giản dị, rẻ tiền nhưng vô cùng tiện dụng, có đặc tính chống trơn trượt, đi được trên mọi địa hình, đặc biệt với phần đế cao su cứng và dày hầu như khó có loại gai góc, đinh nhọn, hay mảnh chai nào có thể xuyên qua, thậm chí đi trên than, trên lửa nóng cũng không hề hấn chi. Đặc biệt với chất liệu cao su và phần quai dép ôm lấy cổ chân và mu bàn chân thế nên người chiến sĩ có thể dễ dàng băng rừng lội suối mà không sợ tuột dép, trễ nải quân hành. Không chỉ thế, dép lốp còn rất phù hợp với hoàn cảnh chiến đấu của nhân dân ta thời bấy giờ, bởi được làm từ vật liệu tái chế, rẻ tiền và vô cùng bền vững, cứ nhìn vào ví dụ kinh điển đôi dép cao su 20 năm vẫn vẹn nguyên của Bác trong lăng Chủ tịch là đủ để đánh giá điều này. Một lý do nữa là dép lốp khá tiện dụng, lại thoáng mát, dễ cọ rửa, mau khô không sợ những điều kiện thời tiết thất thường, nên rất được ưa chuộng.


    Dép lốp là một biểu tượng kinh điển gợi nhắc đến hình ảnh người bộ đội cụ Hồ trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ, thể hiện tinh thần tiết kiệm, giản dị thanh cao của Hồ Chủ tịch, nó đã nâng bước đôi chân Bác cùng các cán bộ chiến sĩ đi hết dải Trường Sơn, làm nên chiến thắng oanh liệt cho dân tộc. Ai có thể ngờ rằng một dân tộc chân mang dép lốp, đầu đội mũ cối, thân bọc áo trấn thủ, lấy sức người kéo pháo, lấy xe đạp thồ lương thực và vũ khí lại có thể chiến thắng cả 2 đế quốc hùng mạnh bậc nhất lúc bấy giờ. Tất cả đều nhờ vào lòng kiên trì, tinh thần dũng cảm, đoàn kết, cùng tấm lòng yêu nước tột độ, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của một dân tộc kiêu hùng xứng danh con cháu của Hùng Vương, hậu duệ của giống Rồng, Tiên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Lịch sử Việt Nam đã in dấu bao bước hành quân của những anh lính xanh màu áo. Che chở cho các anh là núi rừng bạt ngàn, là bát cơm sẻ chia của nhân dân. Cùng các anh ra chiến trường là khẩu súng “ngửi trời”, là chiếc mũ tai bèo, và là đôi dép lốp cụ Hồ giản dị mà thân thương. Đôi dép lốp nhỏ bé và bình thường ấy lại là chứng nhân cho những năm tháng hào hùng của dân tộc, là hiện hữu cho một thời máu lửa vàng son.


    Ở Việt Nam, nhiều thông tin cho rằng dép lốp được Đại tá Hà Văn Lâu sáng tạo ra, tuy nhiên chính Đại tá cũng đã thừa nhận ông lấy nguyên mẫu từ đôi dép mo cau hay ruột xe kéo của những người phu xe cho ý tưởng của mình. Kháng chiến chống Pháp gian lao đã khiến người con yêu nước nảy ra những sáng tạo nhằm chống lại hoàn cảnh khắc nghiệt, tạo ra một loại dép tiện lợi và bền rẻ như vậy. Không chỉ phổ biến trong đời sống hàng ngày và chiến đấu mà đôi dép lốp còn được chính lãnh tụ Hồ Chí Minh sử dụng trong sinh hoạt, thậm chí là trong một số lần ngoại giao. Tấm gương của lãnh đạo khiến cho dép lốp ngày càng được rộng rãi sử dụng và được mọi người gọi với cái tên thân thương: dép cụ Hồ.


    Dép lốp là một loại dép đơn giản, làm bằng săm và lốp. Một phần lốp xe ô tô đã qua sử dụng được cắt ra để làm đế dép. Quai dép được cắt từ săm ô tô cũ, hẹp từ một đến một centimet rưỡi, độ dài tùy thuộc vào kích cỡ của dép. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song và vắt ngang cổ chân. Các quai được cố định vào dép bằng cách xỏ vào những lỗ đục trên dép, không cần đến bất kì chất kết dính là khác mà chỉ dựa tính co dãn của cao su. Trên đường hành quân, người chiến sĩ không tránh khỏi những chỗ trơn trượt, vì thế mà đế dép lốp cũng được thiết kế thêm những rãnh hình thoi để giảm độ trơn cho dép. Trong những năm 1970-1985, nhân dân ta còn sản xuất dép cao su bằng phương pháp đúc cao su thành đế và quai nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu.


    Được tận dụng từ những nguyên liệu đã qua sử dụng dưới hình thức tái chế nên giá thành của một đôi dép thường rất rẻ. Độ bền của cao su và khả năng thích ứng với mọi loại địa hình cũng là một đặc điểm nổi bật khiến đôi dép lốp được sử dụng rộng rãi. Cùng với đó, khối lượng nhẹ, dễ dàng mang đi bên mình cũng là lợi thế cho hành trang của các chiến sĩ trên những đoạn đường trường hành quân. Bất kể trời nắng hay mưa, trèo đồi hay lội suối, với đôi dép lốp thì chẳng phải lo lắng gì cả, trời nắng thì thoáng mà mưa cũng không sợ bị ướt sũng như giày vải. Dép lốp cũng khắc phục được các nhược điểm về vấn đề vệ sinh của giày, dễ dàng làm sạch dù là bùn đất bám dính. Không chỉ có ý nghĩa cho đời sống sinh hoạt và chiến đấu, đôi dép lốp còn được coi như một món đồ “thời trang” của một thời kì lịch sử. Những năm 1970-1985, một bộ trang phục với mũ cối, quân phục xuân hè dài tay màu xanh lá cây tươi cùng một thắt lưng da và đôi dép cao su là “mốt” của thanh niên Việt Nam.


    Đôi dép giản dị nhưng lại là cả một thời kì kháng chiến dội vang của dân tộc. Đôi dép lốp đã nâng đỡ bao đôi chân hành quân, đã đi qua bao miền đau thương của tổ quốc, cùng bao chiến sĩ oanh liệt diệt giặc ngoại xâm. Nó hiện lên như một biểu tượng cho giai đoạn kháng chiến anh dũng của dân tộc, như một hình ảnh gắn liền với anh bộ đội cụ Hồ gần gũi và giản dị. Mặc dù dép lốp không còn phổ biến với đời sống sinh hoạt ngày nay nữa những đôi dép mộc mạc ấy vẫn được bán ở nhiều điểm du lịch như một món quà lưu niệm, vẫn được lưu giữ trong những bảo tàng lịch sử để gợi nhắc mỗi người dân về quá khứ anh dũng và đáng tự hào, về người lãnh đạo vĩ đại của dân tộc với đôi dép lốp giản đơn.


    “Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
    Bác vẫn thường đi giữa thế gian”


    Tố Hữu đã viết về đôi dép lốp, viết về Bác với sự kính trọng và đáng mến như thế. Qua bao đổi thay, qua bao sự bào mòn của năm tháng, đôi dép lốp vẫn phảng phất và in dấu trong lịch sử, trong tâm trí của những người con đất Việt, vẫn song hành với lịch sử, với những người chiến sĩ cộng sản trên bước đường cách mạng quang vinh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Narn mới có. Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đố quốc Mĩ xâm lăng.


    Đôi dép có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp (vỏ) xe ôtô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.


    Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi đường sẽ không bị mỏi. Người đi đường xa mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm, đề phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại.


    Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. Đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gặp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt rừng chuyên hút máu. Dẫu biết có vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn phải cắn răng chịu đựng, không dám dừng lại để bắt nó ra vì sợ lạc đội ngũ.


    Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, gặp đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn là tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuống nhặt, vứt sang lề đường, chẳng mất thời gian.


    Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về.


    Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi! Dép này Bác trải đường dài. Đã cùng Bác vượt chông gai, xây non nước nhà. Đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép Cha già dẫn lối con đi… Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hãy trân trọng thành quả và vinh quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Chiến tranh là mất mát là đau thương. Nhưng với Việt Nam chiến tranh còn là bất khuất kiên cường. Khói bom lửa đạn không làm chùn chân những người lính, họ tiến lên để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Đồng hành cùng dấu chân người lính, không chỉ có ba lô con cóc, nón tai bèo mà còn có đôi dép lốp. Dép lốp đã trở thành hình ảnh gắn bó với bộ đội Việt Nam.


    Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Để tiếp tục kháng chiến, nhân dân ta đã sáng tạo ra những vật dụng cần thiết từ chính sự thiếu thốn ấy. Dép lốp là một loại dép đơn giản, được làm từ săm và lốp ô tô cũ. Loại dép này phổ biến ở Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ bởi tính đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và độ bền cao của chúng. Có nhiều nguồn tin cho rằng cha đẻ của đôi dép lốp là Đại tá Hà Văn Lâu nhưng chính ông cũng thừa nhận mình chỉ sử dụng lại cách thức của những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép mà thôi.


    Năm 1947, thấy ông Nguyễn Văn Sáu (tức Sáu đen) có một số săm lốp ô tô cũ, ông Hà Văn Lâu đã đề nghị ông Sáu đen chế tạo những đôi dép lốp kiểu sandal tiện lợi, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện. Thêm vào đó, những đôi dép lốp (dép cao su) có độ dày lớn, cứng nên có thể bảo vệ bàn chân người lính trong hầu hết trường hợp, kể cả giẫm lên mẻ chai, thép gai hay lửa đỏ.


    Dép lốp có 2 bộ phận là đế và quai. Chiếc dép lốp thường có bốn quai. Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm. Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Cầm lên thấy nặng nhưng đi vào chân thì rất êm. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua.


    Điều rất thú vị là loại dép này không cần may khâu gì cả. Người ta chỉ dùng một díp sắt kẹp lấy đầu quai rút vào một lỗ đục sấn. Quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau nhờ vào sự giãn nở của cao su. Nhờ sự đàn hồi của cao su nên nó dính rất chặt vào nhau, đến nỗi đi vấp ngã mà vẫn không bật ra được.


    Dép lốp còn có tên gọi khác là dép cao su, dép râu, dép Bình Trị Thiên. Chi phí làm ra một chiếc dép lốp rẻ, sử dụng lại vô cùng thuận tiện. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên khi đi sẽ đỡ mỏi chân hơn vì cảm giác rất nhẹ. Trong mọi địa hình, thời tiết dép lốp đều có thể phát huy ưu điểm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Xuân hạ thu đông đều có thể đi dép lốp. Dép lốp dễ vệ sinh. Bùn đất dính vào chỉ cần rửa qua nước là sạch, không giống như nhiều loại giày dép hiện nay, bùn dính rất khoe vệ sinh sạch sẽ. Quai dép tuột ra còn có thể gắn lại nên học sinh ngày đó cũng rất ưu chuộng loại dép này. Đi dép lốp, chân được thoải mái thông thoáng, tránh được một số bệnh về da chân. Người lính có thể hành quân cả ngày dài mà chân vẫn vững bước.


    Đặc biệt, dép lốp đã trở thành chứng nhân lịch sử cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dán tộc. Sự bền chắc và thuận tiện của nó phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến. Dép lốp là vật dụng quen thuộc của chủ tịch Hồ Chí Minh, là người bạn đồng hành cùng bước chân người lính. Nó theo các anh ra chiến trường rồi lại cùng các anh trở về chiến khu. Nó là biểu tượng cho tinh thần anh dũng của người lính, là thành quả sáng tạo của con người Việt Nam, trước khó khăn không nản lòng thoái chí.


    Dép lốp còn trở thành cảm hứng cho bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ. Để rồi sau này, những khúc ca ấy còn ngân vang mãi như gợi nhớ một thời đau thương mà kiên cường của dân tộc:


    "Còn đôi dép cũ, mòn quai gót,

    Bác vẫn thường đi giữa thế gian"

    (Theo chân Bác – Tố Hữu)


    Thời gian trôi đi, chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ. Nhiều đôi dép hiện đại hơn đã ra đời, dép lốp không còn phổ biến như xưa. Nhưng mỗi lần nhìn thấy đôi dép lốp nằm nghiêm trang trong tủ kính của các bảo tàng, người dân Việt Nam vẫn không kìm được niềm xúc động và tự hào về quá khứ hào hùng đã qua.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  11. Hẳn các bạn nghe thấy đôi dép này rất xa lạ. Tôi cũng vật thôi. Bởi vì đôi dép này gắn liền với hai cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc. Các bạn có biết tôi đang định giới thiệu đến đồ vật gì không. Đó chính là đôi dép cao su- đôi dép gắn bó với các anh chiến sĩ.


    Đôi dép cao su còn có tên khác là đôi dép Bình- Trị- Thiên, là một vật dụng quen thuộc, một thứ quân trang quan trọng gắn với anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. Nhiều người cho rằng ý tưởng sáng tạo ra đôi dép cao su là của đại tá Hà Văn Lâu nhưng ông cũng thừa nhận mình chỉ vận dụng cách thức những người phu xe dùng mo cau hay ruột xe kéo làm dép.


    Dép lốp là sản phẩm tái chế mang tính chất tiết kiệm cao, đôi dép cũng có hình dáng giống với các loại dép khác, quai dép được làm bằng xăm xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế để qua các lỗ vừa khít với quai. Để dép được làm bằng lốp xe ô tô hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để trống trơn, trượt.


    Dép cao su được tận dụng từ các các xăm xe, lốp xe đã hỏng giúp ta không bỏ phí các vật dụng còn dùng được. Dép lốp dễ làm, giá rẻ, tiện dụng rong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai vào sau dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi sẽ không bị mỏi. Khi người đi đường xa người ta thường mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm để phòng khi quai dép bị tuột thì rút lại. Dép lốp rất bền có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đôi dép cao su là vật dụng của các chiến sĩ hành quân đánh giặc. Đi giày vừa nặng vừa rất bất iện nhất là nhwuxng lúc đang hành quân gặp rời mưa thì giày trở thành một cái túi chứa nước, là nơi trú ngụ tốt nhất của con vắt. Dùng dép cao su để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng dép nhẹ dễ vận động. Trời mưa gặp đường lầy thì chỉ cần lấy mộ ít nước trong bi đông ra rửa thì có thể đi tiếp mà không sợ trơn tuột.


    Đôi dép này là hình ảnh nhắc nhở mọi người cần tiết kiệm và sáng tạo trong cuộc sống. Phải luôn quan tâm tới bản chất bên trong chứ không chỉ chú trọng hình thức bên ngoài, cũng như đôi dép cao su tuy cũ nhưng mãi bền vững theo thời gian.Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thủy chung trong cuộc chiến đấu oanh liệt. Hình ảnh những đôi dép cao su gắn liền với hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ, trở thành hình tượng mộc mạc của người chiến sĩ. Trong những chiến thắng lừng lẫy của dân ộc ta ở Điện Biên Phủ hay Tây Nguyên, Sài Gòn luôn có dấu ấn của những đôi dép lốp đơn sơ, quen thuộc. Đôi dép cao su còn gắn với cuộc sống thanh cao, giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ đa đi và thơ ca nhạc họa như là một hình ảnh đẹp. Hẳn ai cũng thuộc lòng những câu thơ như:


    “Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ
    Bác đi khắp nẻo quê nhà Bác ơi”.


    Một bài thơ khác của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên viết về đôi dép Bác Hồ đã được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã đi in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng dân chúng:


    “Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ
    Bác đi từ ở chiến khu Bác về
    Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê đềi in dấu dép Bác về Bác ơi”.


    Bài hát đã đi cùng năm tháng nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta càng trân trọng thành quả, vinh quang to lớn mà cha ông ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất.


    Đôi dép giản dị mang trong nó cả một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc, gợi nhắc chúng ta về những năm tháng không thể nào quên. Mỗi người chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị đáng quý của dân tộc đó là những sản phẩm đem lại những giá trị to lớn và cần thiết nhất dành cho mỗi người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  12. Thời nay, kể cả khi việc tiết kiệm được đưa lên hàng đầu thì cũng không có ai có ý định sử dụng loại dép lốp xưa đã dùng. Đơn giản vì chúng ta cần sự thoải mái và tiện lợi. Đó cũng là một nhu cầu chính đáng. Còn những chiếc dép lốp xưa tuy tiết kiệm nhưng đĩ thì không dễ chịu chút nào. Thế nhưng loại dép tái chế ấy lại giúp ích rất nhiều cho nhân dân ta thời xưa.


    Đó là một loại dép có quai mà nhân dân ta thường sử dụng, trong thời gian khó khăn, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đây là một loại sản phẩm tái chế mang tính tiết kiệm cao. Quy trình làm dép khá đơn giản. Từ những chiếc lốp cao su lớn không còn sử dụng, người ta tách lấy từng lớp cao su mỏng, cắt theo hình dáng bàn chân người và theo nhiều kích cỡ lớn nhỏ. Trên lớp đế cắt được, người ta xuyên bốn lỗ nhỏ vào đầu và bốn lỗ khác lớn hơn một chút ở đuôi để xổ dây làm quai dép. Dây quai dép được làm bằng loại cao su tốt hơn, chắc hơn đế dép. Bốn dây cao su nhỏ,chắc được xổ bắt chéo vào dép. Hai quai đầu ôm khít lấy phần mũi chân, còn hai quai sau vòng ôm lấy phần cổ chân. Vậy là ta có một đôi dép lốp (hay còn gọi là dép cao su).


    Loại dép này khá tiện dụng trong thời bấy giờ. Những chiếc dép làm ra giúp ta không bỏ phí những vật dụng còn dùng được. Hơn nữa, do được làm hầu hết từ các sản phẩm phế liệu nên giá của những đôi dép lốp rất rẻ, phù hợp với mức sống thời ấy. Những đôi dép này khá bền, chắc, sử dụng được trong một thời gian dài. Sự bền chắc đó còn phù hợp với những chuyến hành quân hay sơ tán của quân và dân ta trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra,những đôi dép lốp này còn là hình ảnh nhắc nhở mọi người cần tiết kiệm và sáng tạo hơn trong đời sống. Nó giúp họ thấm nhuần một đạo lí : Không có gì là không còn sử dụng được mà nó chỉ là không còn được dùng cho mục đích ban đầu mà thôi.Điều ấy rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta vừa tiết kiệm vừa sử dụng tiện lợi trong sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu.


    Nhưng đôi dép này có rất nhiều công dụng tốt nhưng cũng có một số bất tiện. Ví dụ như ở phần cấu tạo, được làm bằng cao su,những dây quai dép chỉ được luồn vào trong đế rồi nhờ lực đàn hồi của cao su dính chặt vào dép. Do đó, đi vào nơi ẩm ướt, dép rất dễ bị trơn trượt và quai dễ bị tuột. Do đó mỗi người, đặc biệt là các chiến sĩ khi hành quân đều phải đem theo một que tre mỏng để rút lại dây dép. Tuy nhiên nhược điểm đỗ không lấn át được những cái tốt mà nó đem lại.


    Những đôi dép lốp là những sản phẩm tiết kiệm mà bộ đội và nhân dân thường dùng xưa kia. Hình ảnh những chiếc dép cao su ấy dường như đã đi kèm với hình ảnh những anh bộ đội Cụ Hồ như khi sinh ra nó đã vốn thế. Trong lịch sử, chiến thắng lẫy lừng của chiến dịch Điện Biên Phủ, những chuyến hành quân vượt dãy Trường Sơn đánh Mĩ luôn có dấu chân những đôi dép lốp đơn sơ quen thuộc. Đôi dép ấy như trở thành hình tượng về sự giản dị, mộc mạc của người chiến sĩ. Ngay trong hành trang của vị Chủ tịch nước cũng có đôi dép cao su. Hình ảnh thân thuộc đó càng tôn thêm vẻ đẹp giản dị nhưng cao quý trong tâm hồn Bác.


    Ngày nay, “Đôi dép Bác Hồ” ấy đã trở thành một kỉ vật thiêng liêng, vô giá của dân tộc ta. Hàng chục triệu người trong và ngoài nước thuộc nhiều dân tộc, nhiều màu da, khi vào viếng Bác đã nhìn thấy đôi dép ấy được đặt trong hộp kính để dưới chân Người. Bác cùng đôi dép lốp của mình đã in dấu ấn sâu đậm trong văn thơ vàâm nhạc. Lời của một bài hát viết về đôi dép lốp ấy thật ngọt ngào và lắng đọng:


    “Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ

    Bác đi từ ở chiến khu Bác về.

    Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê

    Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi…”


    Trong lịch sử dân tộc ta, chiếc dép lốp bé nhỏ ấy đã xuất hiện một cách đầy tự hào như thế đó. Ngày nay, khi cuộc sống thay đổi, chúng ta gần như không thấy ai đi dép lốp nữa. Thế nhưng mọi người vẫn sẽ luôn nhớ về nó như một vật dụng thân thiết và một hình ảnh của lịch sử gian khổ mà hào hùng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  13. “Còn đôi dép cũ, mòn quai gót

    Bác vẫn thường đi giữa thế gian”

    (Tố Hữu)


    Đôi dép lốp vốn là một vật dụng gần gũi và phổ biến ở nước ta nửa cuối thế kỉ 20. Dép lốp gắn bó với Bác Hồ và các chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, tuy dép lốp không còn được sử dụng rộng rãi nhưng nó mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta.


    Khái niệm: Dép lốp là một loại dép đơn giản được làm từ săm và lốp xe ô tô. Loại dép này khá phổ biến ở những nước thuộc thế giới thứ ba (các nước kém phát triển) do tính đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và độ bền của chúng. Có nhiều tư liệu khẳng định đôi dép lốp đầu tiên ra đời năm 1947, khi cuộc chiến chống thực dân pháp đang trong thời kì khốc liệt.Năm 1947, khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đi vào giai đoạn quyết liệt, quân ta cần rất nhiều quân dụng nhưng chưa tìm được nguồn viện trợ. Đại tá Hà Văn Lâu từ những chiếc lốp ô tô cũ đã chế tạo ra những đôi dép lốp kiểu sandal tiện lợi, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, bảo vệ bàn chân trong hầu hết trường hợp giẫm lên cả mẻ chai, thép gai, lửa đỏ.


    Dép lốp cao su ra đời đáp ứng yêu cầu quân dụng đang hết sức thiếu thốn của bộ đội ta thời kì đó.

    – Hình dáng: giống những đôi dép sandal bình thường.

    – Màu sắc: đen.

    – Chất liệu: săm, lốp cao su ô tô. Khi cần số lượng nhiều người ta đã sản xuất hang loạt theo mẫu thay vì tận dụng săm lốp ô tô cũ.


    Dép lốp cao su có cấu tạo hết sức dơn giản bao gồm: đế dép, quai dép, và dụng cụ xâu quai. Một phần lốp ô tô cũ được cắt ra làm đế (thường là phần giữa) như hình dáng của bàn chân, phần ngoài của lốp (tiếp xúc với đường) đặt phía dưới. Nhờ tính đàn hồi và chịu lực tốt của cao su nên dép lốp cao su rất bền chắc, sử dụng liên tục trong nhiề năm mà không hư hỏng. Quai của dép lốp được cắt ra từ săm ô tô cũ, hẹp 1-1.5 cm, dài tùy ý sao cho phù hợp với chân. Quai dép mềm mỏng ôn sát vào chân chứ không bọc kín như giày hay các loại dép khác.


    Để xỏ quai, người ta đục hay rạch trên đó 8 cái khe ở mép (là 8 đầu nối quai và đế). Thật kì diệu, dép lốp là loại dép duy nhất trên thế giới có gắn kết quai và đế mà không cần bất kì một loại keo dán nào. Xâu quai vào lỗ bằng cách dùng rút dép, kẹp đầu dây, luồn qua khe trên đế. Rút dép là một mảnh kim loại mảnh, hoặc thanh tre dài, gập đôi lại. Dép lốp cao su có vai trò bảo vệ đôi bàn chân khi di chuyển. Đó cũng là tính năng cơ bản của giầy và dép. Dép cao su chính là phương tiện được trang bị chủ yếu cho bộ đội Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, làm nên những chiến thắng thần kì, được thế giới hết sức ca ngợi.


    Dép lốp cao su tỏ ra phù hợp với mọi địa hình và điều kiện thời tiết. Đặc biệt là địa hình đồi núi bởi tính ma sát cao, độ bám dính lớn, tính đàn hồ của cao su giú dép ôm chặt vào bàn chân. Hay địa hình có nhiều gai nhọn, đá sỏi gồ ghề dép cao su cũng bảo vệ tố đôi bàn chân người dùng. Đôi dép cao su giúp các chiến sĩ hành quân nhanh bởi tính gọn nhẹ, mau khô khi thấm nước, dễ bảo quản và sữa chữa. Tuy nhiên ở địa hình bùn trơn, dép lốp cao du lại rất bất tiện bởi dễ trơn trượt do độ ma sát của cao su giảm khi bị thấm nước.


    Dép lốp cao su rất dễ sản xuất. Chỉ cần một chiếc máy cắt cao su với vài người thợ là có thể sản xuất ra hàng loạt đôi dép trong một thời gian ngắn. Sản xuất dép lốp cao su không cần nguyên liệu mới nên tiết kiệm được nhiều chi phí. Bởi thế, dép có giá thành rất rẻ.


    Sử dụng và bảo quản: Khi mang dép, phải xiết quai ôm chặt vào chân để tránh bị tuột ra ngoài. Nên giữa bàn chân đúng tư thế để tránh bị trật dép. Không nên để dép gần lửa nóng bởi chất liệu cao su rất dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao. Cũng không nen đi dép ở nới nhiều bùn lầy, trơn trợt. Trong điều kiện ẩm nước, dép lốp cao su có độ ma sát rất thấp, gây nguy hiểm cho người dùng.


    Bảo quản dép ở điều kiện khô, thoáng và thường xuyên vệ sinh lau chùi để dép được bền lâu. Khi không dùng nữa thì nên cất dép vào hộp kín để giữ gìn dép được bền lâu hơn.


    Đôi dép lốp trong tinh thần văn hóa Việt Nam: Sự tiện lợi của đôi dép lốp dẫn đến việc nó trở nên phổ biến tại Việt Nam trong cả 2 cuộc chiến tranh, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của những người Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.


    Đôi dép gắn bố chặt chẽ với cụ Hồ và hình ảnh người chiến sĩ vượt đèo lội suối làm nên những chiến thắng chấn động địa cầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần sử dụng dép lốp trong sinh hoạt thông thường, thậm chí trong cả một số trường hợp ngoại giao. Mức độ phổ biến trong việc sử dụng dép lốp của Hồ Chí Minh và những người ủng hộ ông có ảnh hưởng đến nỗi nhiều người Mỹ gọi dép lốp bằng danh từ “Ho Chi Minh sandals”.


    Hình ảnh đôi dép cao su đi vào thi ca, âm nhạc, hội họa và các loại hình nghệ thuật khác như một niềm tự hào của con người Việt Nam, là biểu tượng của tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam thế kỉ 20. Mặc dù dép lốp ngày nay không còn phổ biến tại Việt Nam như một biểu tượng của gian khổ, nhưng dép lốp vẫn còn được bán rất nhiều như một vật lưu niệm của khách du lịch hoặc những nhà sưu tập, thậm chí đôi khi được xem như một xu hướng thời trang của giới trẻ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  14. Từ khi con người tiến hóa, biết dùng những đôi dép từ cỏ, cây để đi, bảo vệ đôi chân của mình, thì đôi dẹp không còn gì lạ lẫm với tất cả mọi người, hình ảnh đôi dép lốp là một hình ảnh gợi cho ta biết bao kỷ niệm, bao tự hào từ thời kháng chiến.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh người cha già kính yêu trong trang phục giản dị, đi đôi dép cao su, bôn ba với nhiều nước trên thế giới, ngay trong cả buổi phát biểu, các cuộc họp quan trọng. Đôi dép gắn bó với bác như keo sơn, dù cho có rất nhiều loại dép dành tặng cho Bác nhưng đối với Bác đôi dép cao su vẫn là đẹp nhất.

    Từ thời các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy khó khăn và vất vả của dân tộc ta, những chiến sĩ cách mạng đã phải trải qua rất nhiều khổ cực, gian nan của cuộc chiến tranh. Trong khi cuộc kháng chiến rất ác liệt như vậy, đời sống vật chất của các chiến sĩ không được đầy đủ, thiếu thốn nhiều thứ, đến cái chiếu, cái chăn, miếng cơm còn san sẻ nhau. Và hình ảnh đôi dép lốp là không thể thiếu nó đã gắn bó mật thiết đối với những chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ, thể hiện cái sự thiếu thốn trong tư trang.

    Đôi dép lốp được làm từ những chiếc xăm, lốp. Cách chế tạo ra đôi dép cũng rất đơn giản, người ta cắt một phần lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, tránh mòn nhanh, không bị đau chân, và không gây ra sự bất tiện cho quá trình đi, để xỏ người ta xiên sáu cái lỗ, quai dép được cắt từ săm ô tô cũ. Được sử dụng khá phổ biến vì độ bền của nó, nguyên liệu làm ra đôi dép cũng dễ kiếm, dễ làm.

    Tên gọi của đôi dép lốp cũng rất phong phú với nhiều cách gọi khác nhau như dép cao su, dép râu, dép Bình Trị Thiên. Dù có cách gọi nào thì đôi dép lốp cũng đã đi vào huyền thoại trong lịch sử dân tộc ta. Nhất là trong các thời kỳ chiến tranh dép lốp được sử dụng rất nhiều, đôi dép lốp cũng là biểu tượng của sự giản dị chân chất trong con người Bác, chiến sĩ và con người Việt Nam.

    Ngày nay khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều đa dạng về mẫu mã các thể loại dép như dép quai hậu, sandal, cao gót…. cùng với giá cả cũng không quá cao, sẽ tạo cho con người có nhiều sự lựa chọn theo sở thích và xu hướng của thời đại. Dép lốp cũng thế mà được biến đổi rất nhiều để phù hợp với nhu cầu của con người, không còn làm từ lốp và săm xe như thời xưa mà thay vào đó làm từ cao su, có độ dẻo và đi đỡ đau chân hơn nhiều so với dép lốp ngày xưa. Dù thời kỳ nào thì dép lốp vẫn giữ được nét đặc trưng riêng, được một bộ phận trong xã hội ưa chuộng, đặc biệt là các cán bộ, chiến sĩ về hưu.

    Thế vậy mà nhiều bạn còn chưa biết về hình ảnh đôi dép lốp, vì ngày nay những đôi dép lốp ít được bày bán, nó trở nên càng ngày khan hiếm, tuy vậy, nhưng nó vẫn là vật mà biết bao kỷ niệm trong đó, thể hiện giá trị con người, nó cũng như phẩm chất con người, bền bỉ, dẻo dai, kiên trì. Trong xã hội ngày xưa, thời kỳ khó khăn, đôi dép lốp thể hiện cho sự sung túc, mang lại giá trị vật chất rất quan trọng, không những vậy còn là giá trị mạnh mẽ mà đôi dép lốp muốn để lại cho muôn đời, để các đời sau hiểu được những gian nan vất vả mà những người đi trước đã chịu khổ, vượt qua những khó khăn kháng chiến để có được một cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay.

    Mỗi người cần trân trọng những giá trị cuộc sống, những gì chúng ta đang được hưởng là biết bao công sức mà ông cha ta đã hi sinh, đôi dép lốp chính là sản phẩm của dân tộc, cần bảo vệ giữ gìn, trân trọng những giá trị của dân tộc ta, nó không hiện đại, không đắt tiền, không hợp mốt nhưng ý nghĩa nó mang lại thì vô cùng to lớn, ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  15. “Đôi dép đơn sơ đôi dép Bác Hồ

    Bác đi từ ở chiến khu Bác về”


    Đôi dép lốp là một vật hết sức gần gũi với người dân Việt Nam thuở xưa, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc. Đôi dép lốp còn ghi dấu trong trái tim mỗi chúng ta cùng với hình ảnh Bác Hồ- người cha già, vị lãnh tụ vĩ đại mà giản dị.Đôi dép lốp còn có tên khác là đôi dép Bình- Trị- Thiên, là một vật dụng quen thuộc, một thứ quân trang quan trọng gắn với anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.


    Nhiều người cho rằng ý tưởng sáng tạo ra đôi dép lốp là của đại tá Hà Văn Lâu nhưng ông cũng thừa nhận mình chỉ vận dụng cách thức những người phu xe dùng mo cau hay ruột xe kéo làm dép.Đôi dép lốp được tái chế từ săm, lốp ô tô đã hỏng, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm. Đôi dép gồm có quai dép và đế dép. Đế dép cắt từ lốp ô tô còn quai dép làm từ săm xe, đều có màu đen. Độ dài của dép phụ thuộc vào kích cỡ của người đi chân to hay bé. Dép gồm có bốn quai giống kiểu xăng đan, quai dép được đo cắt rất khéo, không dày không mỏng.


    Quai dép được cố định lại bằng cách xuôn qua những lỗ đục là 8 cái khe được rạch trên dép. Vì quai dép dễ tuột nên người đi bao giờ cũng có một díp bằng sắt hay bằng tre để luồn lại quai dép.Sự tiện lợi và tiết kiệm của đôi dép làm nó trở nên phổ biến trong hai cuộc chiến tranh, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của các anh bộ đội cụ Hồ. Đôi dép nhẹ và êm giúp người đi có thể lội nước và bùn một cách dễ dàng, bảo vệ bàn chân lành lặn ngay cả khi giẫm lên mảnh chai hay thép gai, lửa đỏ.


    Đôi dép đi qua bao vùng miền, cùng các anh trèo đèo lội suối mà vẫn bền chắc như thường, có khi chỉ cần thay quai dép là lại đi được tiếp. Đôi dép như trơ như lì thách thức với thời gian, thể hiện đức tính giản dị, tiết kiệm đáng quý của người lính cách mạng trong tình cảnh đất nước còn đói nghèo, lạc hậu. Đôi dép lốp còn gắn liền với sự giản dị thanh cao của Bác Hồ. Bác đi đôi dép lốp khi thăm hỏi đồng bào, nhân dân. Ngay cả khi ra nước ngoài, gặp các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, đôi dép lốp cũng không khi nào tách rời khỏi Bác.


    Đôi dép lốp đã cùng Bác bôn ba khắp mọi nơi, trở thành một huyền thoại đối với người dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Đối với Bác, đôi dép lốp còn có ý nghĩa đặc biệt bởi vì nó in dấu biết bao kỉ niệm, cùng Bác vào sinh ra tử trên con đường dẫn dắt nhân dân ta thoát khỏi kiếp bùn đen nô lệ, từng bước giành lại độc lập, hòa bình, tự chủ cho đất nước.Đôi dép tưởng chừng như đơn sơ ấy đã trở thành cảm hứng nghệ thuật cho biết bao văn nhạc sĩ. Tố Hữu đã từng viết về đôi dép Bác Hồ:


    “"Còn đôi dép cũ, mòn quai gót,

    Bác vần thường đi giữa thế gian".

    (Theo chân Bác - Tố Hữu)


    Bài thơ “Đôi dép Bác Hồ” được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc đã đi vào lòng những người dân Việt Nam hơn nửa thế kỉ.Hiện tại, người ta nhắc đến đôi dép lốp như nhắc về một quá khứ xa xưa, lắm gian truân, khó khăn nhưng cũng thật anh dũng, kiên cường. Đôi dép giản dị mang trong nó cả một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc, gợi nhắc chúng ta về những năm tháng không thể nào quên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  16. Có lẽ trên thế giới chưa có dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược như Việt Nam, và có lẽ chúng ta thực só quyền tự hào về con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến. đó là những người dân, người anh hùng vô danh đã góp nên cho đất nước bằng xương máu của mình. Trên bước đường hành quân đầy gian khó nhọc nhằn ấy của mình, để đồng hành cùng các anh chiến sĩ không thể thiếu đôi dép lốp trong kháng chiến.Nhưng, đã từ lâu qua nhiều áng văn thơ ta thấy được rằng, có những khi dân quân ta đã:


    “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá giữ oai hùm.


    Cuộc chiến đấu gian khổ, khó khăn:

    “Áo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh má

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày.”


    Đó là hiện thực khắc nghiệt mà chúng ta không bao giờ có thể quên được, nhưng chiến đấu gian khổ, chiến trường khắc nghiệt ấy vậy nhưng điều kiện sinh hoạt lại thiếu thốn trăm bề, có khi chỉ là miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai. Nhưng những người lính kiên cường không bao giờ đòi hỏi, họ chấp nhận hi sinh như một lẽ tất yếu. Và trong chặng đường hành quân:


    “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời”


    ấy người chiến sĩ đã có một người bạn đồng hành giản dị mà chân quý ấy là đôi dép lốp. Có thể nói, một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính - đó là đôi dép lốp. Dép lốp là loại dép được làm ra từ những chiếc xăm, lốp. Loại dép này được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế còn nghèo nàn,cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn. Những đôi dép lốp được sử dụng phổ biến vào thời kì đó bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hơn nữa nó còn có độ bền cao. Có thể theo chân những người lính từ dốc này qua đèo nọ mà không bị hỏng. Đôi dép lốp tuy mộc mạc, đơ giản nhưng lại vô cùng tiện ích.


    Các anh có thể dễ dàng tháo ra hoặc đeo vào chân để iện cho việc hành quân đường trường, bởi nếu đi giày rất dễ những con vắt bám vào chân không thể xử lsi nhanh được, hơn thế sẽ gây mất tời gian thậm chí lạc đoàn tác chiến. có thể nói đôi dép lốp là kỉ vật thiêng liêng, là biểu tượng gắn liền với bước chân người lính năm xưa.Cách chế tạo những đôi dép lốp cũng khá đơn giản, người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, không gây đau, bất tiện cho đôi chân.


    Phần ngoài của lốp thì được đặt phía dưới, khi di chuyển thì phần này sẽ ma sát với mặt đường.Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ, chiều rộng của những chiếc quai này khoảng từ một đến một phẩy năm xen ti mét, chiều dài tùy ý sao cho hợp với đôi chân người đi. Quai được xỏ vào lỗ bằng cách dùng một thanh kim loại nhỏ, giúp luồn dây qua đế một cách dễ dàng, nhanh chóng.Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh hơn.


    Chính vì vậy mà nhiều mẫu mà giày dép đa dạng, sinh động đã được ra đời. Nhưng có lẽ những vật ấy chỉ để phục vụ cho nhu cầu sinh họt hàng ngày, còn đôi dép lốp vượt lên những giá trị vật chất nó còn là một kỉ vật gắn liền với những tháng năm chiến đấu gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Vậy nên, hãy biết trân trọng một kỉ vật ấy của một thời gian khó, nó đã làm nên những con người hào hùng, hào hoa. Đó phải chăng cũng là cách để giũ gìn nguồn cội.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Đôi dép Bác Hồ


loading...