Top 15 Bộ phim cảm động nhất về mẹ nhân ngày 8/3
Ngày 8/3 có lẽ là một trong những ngày thiêng liêng nhất mà chúng ta dành để tặng cho những người phụ nữ mà mình yêu thương nhất và đó chính là "Mẹ". Nhân ... xem thêm...Ngày của Mẹ 8/3 hãy cùng toplist điểm qua những bộ phim về tình mẫu tử cảm động nhất nhé.
-
Mẹ luôn dành những yêu thương cho con theo cách rất riêng của Mẹ. Hãy trân trọng và dành tặng Mẹ những điều tuyệt vời nhất. Đây là một bộ phim mới nhất năm 2018 được Viettel sản xuất nhân ngày 8/3, với thông điệp của mình, bộ phim đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả. Diễn viên: Lâm Thanh Mỹ, Dư Ánh Hồng, Đạo diễn: Hoàng Art.
I HATE MY MOTHER!
The emotional clip about Mom on International Women’s Day.
Mothers always love us in her own way.
Take it to your heart and give her all the best./ or make her the happiest person in the world.
-
Những cảm xúc sâu lắng nhất về tình mẫu tử được thể hiện trong đoạn phim ngắn qua ký ức của một cô gái về mẹ. Cô lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ và được nuôi dưỡng bằng những hạt gạo trắng mà mẹ nhường cho con, còn bản thân thì ăn phần cháy.
Những ký ức về ngày tháng nghèo khổ nhưng chan chứa tình thương ấy đã đi theo suốt cuộc đời cô gái trẻ, dù người mẹ vĩ đại ấy đã không còn trên cõi đời này.
-
Với ý tưởng ban đầu chỉ mong clip này phổ biến trong phạm vi trường học, là món quà tặng ý nghĩa để các bạn sinh viên dành tặng cho người phụ nữ mình yêu quý thế nhưng clip đã vượt ra ngoài mong đợi của nhóm khi được mọi người ủng hộ rất nhiệt tình.
Clip dài hơn 8 phút đã ghi lại trọn vẹn những cung bậc cảm xúc mà nhóm thực hiện muốn gửi đến người xem. Từ sự nhí nhảnh, đáng yêu, vui tươi của các cô cậu sinh viên khi cùng nhau tổ chức 8/3 trong lớp học, hình ảnh cảm động, lấy nước mắt người xem khi cậu con trai mang hoa đi tìm mẹ và báo tin được giải nhất cuộc thi tìm kiếm tài năng, hay bất ngờ với tình yêu đồng tính ở cuối clip, đúng như lời giới thiệu: "Mỗi câu chuyện là một thông điệp, một món quà dành tặng cho một nửa thế giới và những ai đáng lẽ ra phải là phụ nữ...”
-
Clip này được làm dựa trên một câu chuyện có thật, kể về một cậu sinh viên vô tâm, thường xuyên vắng nhà để theo đuổi những mục tiêu bên ngoài xã hội. Cậu bạn học hành chăm chỉ, được nhiều bạn gái mến mộ nhưng lại thờ ơ với cuộc sống gia đình.
Sau một chuyến đi thực tế làm bài luận, đứa con trai “trẻ người non dạ” mới chợt nhận ra sự hi sinh lặng thầm mà mẹ dành cho cậu bấy lâu.
Được lắng nghe tâm sự của những người mẹ, chàng trai mới nhận ra bấy lâu mình sống thật là ích kỷ và vô tâm. Từ đó, cậu bạn đã thay đổi, dành thời gian quan tâm và chăm sóc cho mẹ của mình.
-
Stepmom xoay quanh câu chuyện quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta đó chính là chuyện "mẹ ghẻ con chồng". Nếu không phải vì mẹ ghẻ khó tính thì cũng là đứa con nghịch ngợm, không chịu nghe lời.
Phim kể về hai vợ chồng Harrison, sau khi ly hôn, người chồng được quyền nuôi dưỡng các con. Ông ấy đã tiến thêm bước nữa với một người phụ nữ có tên Kelly. Vì là vợ sau nên trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy những đứa trẻ đều do Kelly đảm nhận.
Khi ấy, cô gặp khó khăn vì cô chị rất khó tính, còn cậu em trai lại nghịch ngợm và điều đặc biệt là cả hai không chịu mở lòng với cô. Bản thân chúng đã chịu tổn thương vì cuộc ly hôn của ba mẹ để lại và khi mẹ ruột xuất hiện, hai chị em họ lại xem Kelly như người vô hình.
Tuy nhiên, vì tình yêu với những đứa trẻ, bản năng làm mẹ của Kelly trỗi dậy và cô bắt đầu tìm cách lấy lòng con của chồng. Câu chuyện về người mẹ kế và mẹ ruột mang lại những giây phút cảm động vì dù là hai bà mẹ với cách sống khác nhau, hai tính cách khác nhau nhưng họ lại có điểm chung đó là tình yêu thương con vô bờ bến.
Dù là vợ mới và vợ cũ nhưng cả hai lại có cái nhìn thiện cảm về đối phương, tạo ra câu chuyện ngọt ngào, cảm động và nhân văn.
Tình mẫu tử như một sợi dây tình cảm xuyên suốt bộ phim Stepmom, kết nối hai người đàn bà xa lạ mà tưởng như số phận sẽ khiến họ đối đầu nhau trong suốt quãng đời còn lại. Đó là hai bà mẹ với hai cách sống, hai tính cách khác nhau, nhưng cùng chung một tình yêu thương vô bờ bến dành cho những đứa trẻ.
Điểm chung ấy khiến Jackie và Isabel dần dần có cái nhìn thiện cảm hơn về đối phương, tạo ra một câu chuyện cảm động và giàu tính nhân văn.
-
Mother là một bộ phim Hàn Quốc kể về hai mẹ con nhà nghèo, cùng nhau vất vả mưu sinh. Người mẹ có công việc chính là làm thuốc Đông y, một mình nuôi con khôn lớn. Cậu con trai sở hữu ngoại hình khôi ngô, tuấn tú nhưng lại mắc chứng chậm phát triển.
Một ngày nọ, cảnh sát bắt cậu vì tội cưỡng hiếp rồi giết một nữ sinh. Không tin vào sự thật, người mẹ chạy đi khắp nơi tìm chứng cứ ngoại phạm cho con. Bà van xin cảnh sát hãy để mắt đến vụ án và làm mọi cách mà một người mẹ có thể làm cho con.
Bộ phim đúc kết lại một ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình mẫu tử, người mẹ luôn sẵn sàng hi sinh vì con của mình. Bộ phim sản xuất năm 2009 của đạo diễn Bong Joon – ho đã gây được tiếng vang lớn ở những liên hoan phim châu Á và quốc tế, mang về rất nhiều giải cao trong các hạng mục Phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc và Nữ diễn viên xuất sắc nhất.
-
Nhiều khán giả coi phim Hạnh Phúc Của Mẹ đã không cầm được nước mắt… Dàn sao Việt được phỏng vấn sau buổi công chiếu cũng rất nghẹn ngào.Những câu chuyện về mẹ luôn khiến chúng ta rơi nước mắt. Và Hạnh Phúc Của Mẹ hình như là bộ phim đầu tiên của màn ảnh rộng Việt nói về trẻ bị hội chứng tự kỷ, rất đáng trân trọng.
Chỉ bằng tình yêu con và sự hi sinh vô bờ bến, người mẹ đơn thân nghèo đã vượt qua được những cơ cực tưởng chừng không chịu đựng nổi để nuôi dạy cậu bé Tim tự kỷ. Và cuối cùng, cậu đã có thể sống một cuộc đời vui vẻ như bao bạn nhỏ khác…Bộ phim đã thành công chạm đến trái tim người xem, cảnh nào cũng đong đầy cảm xúc???
Hạnh Phúc Của Mẹ (tên cũ Mẹ Tuệ) là một phim mang thông điệp ý nghĩa về tình mẹ thiêng liêng. Phim kể về một người mẹ đơn thân, nghèo khó tên Tuệ (Cát Phượng) một mình nuôi đứa con bị mắc chứng chậm phát triển (bé Huy Khang). Để mưu sinh, mẹ Tuệ chấp nhận làm hết nghề này đến nghề khác kể cả việc bán hàng rong, bốc vác. Mẹ Tuệ luôn chắt chiu tiền bạc để con mình có điều kiện đến trường như bao đứa trẻ khác. Dù cuộc sống nghèo khó nhưng hai mẹ con vẫn luôn yêu thương nhau và gia đình vẫn tràn ngập tiếng cười.
Hạnh phúc của mẹ là câu chuyện về hành trình giúp con trai hòa nhập cộng đồng của một người mẹ nơi vùng biển đầy nắng gió. Tim (bé Huy Khang) là cậu bé mắc chứng tự kỷ dẫn đến rối loạn nhận biết và ngôn ngữ, vì lẽ đó, Tim chỉ nói được mỗi tên mẹ mình – “Tuệ” và gặp trở ngại trong quá trình tiếp thu. Đã 10 tuổi song cậu bé vẫn không thể đến trường nên đành theo mẹ rong ruổi trên chiếc xe lam ngày ngày chở cá giao khách.
Khó khăn là vậy nhưng mẹ Tuệ (Cát Phượng) vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. Chị luôn tin rằng sẽ có ngày Tim hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Bằng chút kiến thức ít ỏi, người mẹ ấy luôn cố gắng giúp con nhận biết nhiều hơn từ màu sắc đến sự vật nhưng tất cả đều vô ích. Suy cho cùng với người phụ nữ miền biển ít ăn học ấy, những gì chị có thể làm chỉ là bao bọc, yêu thương và chở che con.
Bên cạnh hai mẹ con Tim – Tuệ luôn có sự đồng hành của bà con hàng xóm. Họ thương cảnh thằng bé chưa lọt lòng đã mất cha, lại còn mang trong mình trở ngại tâm lý; họ thương chị Tuệ làm đủ mọi công việc để có tiền cho nuôi con. Giữa những con người đó, Giang (Kiều Minh Tuấn) đã hiện lên với những nét tính cách rất riêng. Sự hào sảng của người đàn ông vùng duyên hải, sự chân phương của Giang đã trở thành khát khao bao bọc lấy mẹ con Tuệ.
Trớ trêu thay, ngay cả khi mang phải căn bệnh hiểm nghèo Tuệ vẫn một mực chối từ sự lo lắng của anh vì sợ điều tiếng mà anh phải gánh chịu khi đến bên chị.
Không chỉ vẽ nên bức tranh quá đỗi đẹp đẽ về tình mẹ, Hạnh phúc của mẹ còn khắc họa đậm nét tình yêu thương giữa người với người, sự tự trọng của của phận người nghèo khó long đong. Nhân vật mẹ Tuệ sáng lên trên cái nền cơ cực, bần cùng của cuộc sống với tất cả những nét đẹp chạm đến cảm xúc người xem. Sự lem luốc, đen đúa không thể làm người phụ nữ ấy xấu đi, ngược lại càng làm nét mạnh mẽ, can trường ngày một hiện lên, rõ ràng hơn cả.
-
The Blind Side là câu chuyện dựa trên các tình tiết có thật, xoay quanh một gia đình da trắng giàu có tại Mỹ vô tình gặp và quyết định nhận nuôi một cậu bé da đen vô gia cư tên Micheal Oher, có biệt danh là Big Mike (Qinton Aaron).
Người mẹ nuôi của Mike, Leigh Anne Touhy (Sandra Bullock) đã hết lòng chăm sóc và cho cậu đến trường, thế nhưng Mike lại cảm thấy khó hòa nhập, điểm số của cậu rất tệ và cậu thường bị người khác chế nhạo.
Điểm sáng duy nhất trong cuộc đời mới của Mike là điểm thể lực của cậu gần như hoàn hảo. Leigh ghi danh cho cậu vào đội bóng bầu dục và dạy cậu kỹ thuật chơi bóng cũng như cách đối nhân xử thế với những người xung quanh. Từ một cậu bé to xác và ít nói, Mike dần trưởng thành thông qua sự dìu dắt và dạy bảo của Leigh. Dù không mang nặng đẻ đau Mike, nhưng Leigh vẫn yêu thương Mike bất kể màu da, bất kể xuất thân, bất kể quá khứ của cậu như thế nào, bởi đối với Leigh, Mike là con trai cô và là gia đình của cô.
Tình yêu thương của Leigh đã dần đưa Mike ra khỏi bóng tối, mang đến cho cậu một cuộc đời mới và có thêm hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.
Câu chuyện nhẹ nhàng, hài hước nhưng không bi lụy của The Blind Side, cũng như thông điệp sâu sắc về tình mẫu tử vô điều kiện, đã mang đến nụ cười và cả những giọt nước mắt cho khán giả.
-
Là một trong những tác phẩm hay nhất của điện ảnh Việt Nam, Áo Lụa Hà Đông của đạo diễn Lưu Huỳnh đã in đậm dấu ấn trong lòng khán giả với câu chuyện xúc động về tình mẫu tử.
Nhân vật trung tâm của phim là Dần (Trương Ngọc Ánh), vốn là người ở, nhưng đã trốn đi cùng tình yêu của cô là Gù (Quốc Khánh). Họ có với nhau 4 đứa con và hằng ngày phải tìm mọi cách trang trải nuôi đám trẻ ăn học và khôn lớn giữa chiến tranh, loạn lạc và đói nghèo đeo bám.
Cuộc đời của Dần cũng giống như cuộc đời của bao người phụ nữ đói khổ nhưng nguyện hi sinh tất cả vì con của mình. Dần trong phim không biết đến cái gọi là chuẩn mực đạo đức hay phẩm hạnh, cô chỉ biết mỗi tình yêu thương và quyết tâm nuôi con khôn lớn thành người. Vai Dần trong Áo Lụa Hà Đông xứng đáng là vai diễn để đời của Trương Ngọc Ánh.
Ngôn ngữ điện ảnh nên thơ cùng tình mẫu tử được biểu tượng hóa qua hình ảnh chiếc áo dài trắng, đã đem đến cho bộ phim những phân cảnh có hồn. Ngoài các giải thưởng trong nước như Giải Cánh Diều Vàng ở các hạng mục quan trọng, phim còn là đại diện của Việt Nam tham dự đề cử giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 2007. -
Bộ phim xuất sắc về gia đình và tình mẹ con của nền điện ảnh Hoa ngữ, do Trần Khả Tân làm đạo diễn. Không chỉ có sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng và tài năng như Triệu Vy, Hoàng Bột, Đồng Đại Vỹ, Hác Lôi… Dearest còn mang trong mình cả một kịch bản và đề tài khó nhằn.
Dựa trên câu chuyện và nhân vật có thật, phim xoay quanh đôi vợ chồng Điền Văn Huy (Hoàng Bột) với Lỗ Hiểu Quyên (Hác Lôi) cùng hành trình rong ruồi đi tìm đứa con trai Điền Bằng bị bắt cóc và cũng từ lúc đó bọn họ bắt đầu quen thêm nhiều người cha người mẹ mất con giống như mình. Đến khi họ tìm lại được con thì đứa trẻ đã không còn nhận ra cha mẹ ruột của mình nữa. Tiếng “Mẹ” của Bằng giờ đã dành cho một người phụ nữ khác là Lý Hồng Cầm (Triệu Vy).
Phim đan xen giữa hai mảnh đời, hai hoàn cảnh, một bên là người phụ nữ nông thôn nghèo tên Lý Hồng Cầm và tình mẫu tử mà cô dành cho những đứa con không phải ruột thịt, bên còn lại là đôi vợ chồng mất con Điền Văn Quân (Hoàng Bột) và Lỗ Hiểu Quyên (Hác Lôi).
Hai người, hai số phận khác nhau bắt buộc phải đối đầu nhau, nhưng họ đều có điểm chung là đều phải chịu bi kịch do nạn bắt cóc trẻ em gây ra. Bộ phim là câu chuyện thấm đẫm nước mắt và sắc màu u tối của những mảnh đời bất hạnh, đã mang lại những phút giây lắng đọng và nhân văn trong lòng khán giả.
-
Là đại diện Nhật Bản tham dự Oscar hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, Her Love Boils Bathwater do Ryota Nakano làm đạo diễn là câu chuyện về Futaba Kono (Rie Miyazawa), một người phụ nữ được chuẩn đoán mắc ung thư và thời gian còn sống của cô cũng không còn bao lâu nữa. Với những ngày còn lại ngắn ngủi trong đời, cô muốn những người xung quanh mình thực sự hạnh phúc, đặc biệt là hai cô con gái Azumi (Hana Sugisaki) và Ayuko (Aoi Ito).
Mạch phim cân bằng giữa bi kịch và tiếng cười, đã khắc họa tốt hình ảnh người mẹ, người phụ nữ mạnh mẽ, mong muốn quãng thời gian còn lại của mình trở nên thật ý nghĩa, gia đình mình thật hạnh phúc. Với tinh thần thép và lòng lạc quan, nội lực của cô đã chạm đến những người xung quanh, dù thân thiết hay xa lạ.
Con gái lớn của cô, nhờ sự dìu dắt của mẹ mà đã trở nên mạnh mẽ hơn và can đảm đối mặt với những kẻ bắt nạt khác ở trường, còn cô con gái nhỏ đã mở lòng hơn với người mẹ nuôi. Trên đường đi, cô còn vô tình gặp và giúp đỡ một thanh niên khác tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình.
Bộ phim đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả bởi họ nhìn thấy chính hình ảnh người mẹ bên cạnh mình bên trong Futaba Kono. Her Love Boils Bathwater có nhiều những phân đoạn và tình tiết bất ngờ, đã khắc họa tốt hình ảnh một người mẹ với tình yêu vô bờ bến dành cho những đứa trẻ cô coi như ruột thịt.
Mâu thuẫn gia đình, sự hi sinh và lòng quả cảm, tình yêu và sự đùm bọc lẫn nhau giữa các thành phim trong gia đình đã đem đến cho quãng đời còn lại của Futaba Kono những giây phút hạnh phúc nhất.
Bản thân Futaba không chỉ là một người mẹ, mà còn là một đứa con. Sự sống và cái chết luôn tồn tại song hành và nối tiếp lẫn nhau, điều quan trọng là tình yêu còn lại sau khi ta nhắm mắt, Her Love Boils Bathwater đã truyền tải tốt thông điệp này.
-
Là bộ phim mới nhất của điện ảnh Hàn sắp sửa ra rạp ở Việt Nam và là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Cho Young-jun. The Preparation là câu chuyện xoay quanh Ae Soon (Ko Du Shim) và người con thể xác đã 30 nhưng đầu óc vẫn còn kẹt lại ở năm anh còn là đứa trẻ 7 tuổi - In Gyu (Kim Sung Kyun).
Chính vì vậy mà bà Ae Soon đã dành 30 năm cuộc đời để chăm sóc cho anh, điều này khiến bà trở thành người rất khó tính. Cho đến một ngày, khi nhận ra thời gian hai mẹ con còn bên nhau đang cạn dần, bà đã lo lắng biết bao. Vì thế mà bà quyết định lập ra một danh sách các việc cần làm để chuẩn bị hành trình trưởng thành cho con, để con có thể tự lo cho mình khi bà không còn bên cạnh. Từng giây, từng phút In Gyu trưởng thành cũng là từng phút, từng giây anh chuẩn bị xa mẹ mình mãi mãi.
Diễn xuất duyên dáng và tự nhiên của Kim Sung Kyun, kết hợp với màn trình diễn dày dạn kinh nghiệm của nữ diễn viên gạo cội Ko Du Shim hứa hẹn truyền tải thành công thông điệp nhân văn về tình cảm mẹ con và gia đình, mang đến cho khán giả một mùa 8/3 cảm động và ý nghĩa.
-
Bộ phim Hai Phượng của đả nữ Ngô Thanh Vân khiến khán giả mãn nhãn với những cảnh đánh đấm "máu lửa" như trong phim Hollywood. Hai Phượng là bộ phim hành động kể về hành trình tìm lại đứa con trong tay những kẻ bắt cóc.
Chỉ với trailer "nhá hàng" phim đã khiến người xem ám ảnh bởi ánh mắt hoảng sợ, mãnh liệt của nhân vật Hai Phượng cùng tiếng la thất thanh của bé Mai. Chỉ một phút lơ là, cô đã để con mình rơi vào tay bọn xấu và hành trình tìm lại con, cứu những đứa trẻ khỏi bọn bắt cóc vô cùng khó khăn, gian nan đã khiến Hai Phượng từ một người mẹ trở thành người hùng và không bỏ cuộc trong cuộc chiến khốc liệt này.
Cuộc đời Hai Phượng và Tuệ là những ngày chật vật kiếm sống bằng công việc tay chân. Phượng đi đòi nợ thuê còn Tuệ hằng ngày chở hàng mướn, rảnh tay thì đi làm muối. Phượng vụng về trong việc chăm sóc con bao nhiêu (đến cả nấu nồi cơm cũng khét) thì Tuệ giỏi giang, vun vén khéo bấy nhiêu.
Phượng sở hữu những ngón đòn uy lực bao nhiêu thì Tuệ mệt mỏi, yếu ớt vì căn bệnh ung thư bấy nhiêu. Tuệ sống được lòng hàng xóm thì Hai Phượng bị những người xung quanh, thậm chí anh em trong nhà cười chê, khinh bỉ vì lối sống buông thả, bỏ nhà đi bụi, chửa hoang và cả việc đòi nợ mướn bất nhân.
Thế nhưng, dù vụng về hay đảm đang, khỏe mạnh hay đau ốm, dù sống tử tế hay không và dù cách thể hiện tình yêu thương con của Phượng khác Tuệ thì bản năng làm mẹ của phụ nữ đều như nhau. Phượng điên cuồng lao vào hang ổ tội phạm để giành lại mạng sống của con. Tuệ đau đáu tìm cách giúp Tim thực hiện đam mê nhảy múa, chỉ để con được vui sống mỗi ngày, sẵn sàng đánh nhau với người khác khi họ chê cười Tim là thằng khùng.Chăm sóc, yêu thương, bảo vệ con, cho dù đó là một đứa trẻ thông minh, hiểu chuyện như bé Mai hay rụt rè, tự kỷ như Tim là nhiệm vụ, là sứ mạng thiêng liêng mà bất kỳ người mẹ nào như Hai Phượng, như mẹ Tuệ đều phải gánh vác.
-
Room là một bộ phim về lời nói dối của người mẹ với mục đích muốn bảo vệ con mình tốt nhất có thể. Trong phim, Ma đã bị một người đàn ông bắt cóc và giam cầm suốt 7 năm. Sau 2 năm bị giam, Ma sinh được một cậu con trai tên Jack và hai mẹ con sống trong căn phòng chưa đến 10m vuông. Hàng tuần, sẽ có người mang thực phẩm đến để họ duy trì sự sống.
Sống trong căn phòng chật hẹp, u tối, Ma đã nói dối với con rằng đây chính là thế giới. Toàn bộ những thứ trong căn phòng này đó chính là cả thế giới hiện tại. Mặc dù vậy, nhưng càng lớn Jack càng cảm thấy tò mò về những thứ xung quanh. Ma hiểu rằng đây là lúc để Jack được nhìn thấy thế giới bằng đôi mắt thật của mình và điều này đã khiến cô nảy sinh quyết định trốn thoát.
Chính tình yêu thương con vô bờ bến đã giúp cho Ma thêm mạnh mẽ và giải quyết được mâu thuẫn trong lòng bấy lâu nay, tìm được lối thoát để giải phóng cho con trai mình.
Có những người mẹ đến nói dối người khác cũng còn không muốn, huống hồ là nói dối con mình. Nhưng đôi khi đó là lựa chọn tốt nhất. Bộ phim “Room” của đạo diễn Lenny Abrahamson thể hiện sự khổ tâm của người mẹ rất thuyết phục.
Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Emma Donoghue dựa trên một vụ án có thật. Cô gái Josef Fritzl đã bị chính cha ruột của mình giam cầm và cưỡng hiếp suốt 24 năm. Trong phim, Ma (do Brie Larson đóng) đã bị một người đàn ông bắt cóc và giam cầm trong 7 năm. Sau 2 năm bị giam thì cô sinh một đứa con trai tên Jack và hai mẹ con tiếp tục sống trong căn phòng chưa đến 10m2. Hàng tuần có người mang thực phẩm tới để giúp họ duy trì sự sống.
Để bảo vệ cho tâm hồn đứa trẻ, người mẹ đã nói dối cậu trong suốt một thời gian dài. Ma đã thuyết phục con trai mình rằng đây chính là thế giới. Toàn bộ mọi thứ ở trong căn phòng này chính là toàn bộ thế giới. Tuy thế, càng ngày Jack càng lớn lên và tò mò về cuộc sống nhiều hơn. Ma hiểu rằng cần phải để Jack được nhìn thế giới thật bằng chính đôi mắt của mình và cô đưa ra một quyết định táo bạo: để hai mẹ con trốn thoát.
Bộ phim và vai diễn của Brie Larson đã trở thành ứng viên mùa Oscar mới đây bởi câu chuyện cảm động và diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên chính.Nhưng trên hết, người ta thấy được tình yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho con và mâu thuẫn bên trong cô để tìm được lối thoát tốt nhất cho con trai mình. Phim đặt ra cho những bậc phụ huynh câu hỏi lớn về trách nhiệm của người làm cha làm mẹ khi xây dựng những giá trị nền tảng cho trẻ em.
-
Hai mẹ con Mưa, Nắng là những người ở đáy cùng của xã hội. Họ vất vả mưu sinh bằng nghề bán vé số, lượm ve chai. Trong khi người mẹ khù khờ, ngờ nghệch, cô gái nhỏ của chị lại lanh lợi, thông minh. Những tình cảm yêu thương, quấn quýt của hai mẹ con dành cho nhau lồng trong bối cảnh cuộc sống đời thường mang đến góc nhìn dễ thương, dung dị.
"Nắng" dễ làm khán giả liên tưởng đến bộ phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 (hay gọi tắt là Phòng giam số 7) - phim điện ảnh hài từng tạo nên cơn sốt lớn ở Hàn Quốc khi công chiếu vào năm 2013. "Nắng" đã khắc họa tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ thiểu năng tên Mưa (Thu Trang thể hiện) với đứa con gái bé bỏng tên Nắng (bé Kim Thư).