Top 12 Loài động vật có màu đen huyền bí nhất

Thế giới động vật hoang dã thường được mô tả với đầy màu sắc sống động. Tuy nhiên, cũng có những loài động vật mang vẻ ngoài đơn điệu và u tối hơn khi chỉ có ... xem thêm...

  1. Gấu đen Bắc Mỹ (danh pháp hai phần: Ursus americanus) là một loài gấu kích thước trung bình có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Nó là loài gấu nhỏ nhất và phổ biến nhất của châu lục này. Gấu đen Bắc Mỹ là loài ăn tạp với chế độ ăn khác nhau đáng kể tùy thuộc vào mùa và vị trí sinh sống. Chúng thường sống ở khu vực chủ yếu là rừng, nhưng lại rời khỏi rừng để tìm kiếm thức ăn. Đôi khi chúng xâm nhập vào các cộng đồng dân cư vì sự sẵn có thức ăn cho chúng. Gấu đen Bắc Mỹ thường đánh dấu trên các cây bằng cách sử dụng răng và móng vuốt của chúng như là một hình thức giao tiếp với những con gấu khác, một hành vi phổ biến của nhiều loài gấu.


    Gấu đen Bắc Mỹ là loài gấu phổ biến nhất trên thế giới. Nó được liệt kê như là loài ít quan tâm trong danh mục của IUCN, do sự phổ biến rộng rãi của nó và số lượng toàn cầu lớn với ước tính gấp đôi so với tổng số tất cả các loài gấu khác cộng lại. Cùng với gấu nâu, nó là một trong hai loài duy nhất trong số tám loài gấu hiện đại được xem như là không bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu theo đánh giá của IUCN. Ngày nay, số lượng gấu đen ở châu Mỹ được ước tính vào khoảng 850.000 đến 950.000 cá thể.


    Bộ lông gấu đen mềm mại, với lông bên trong dày đặc và lông cứng bảo vệ to, dài, thô. Các sợi lông không xù xì hoặc thô như của gấu nâu. Bộ lông gấu đen Bắc Mỹ khác biệt với gấu ngựa ở chỗ thiếu một khoảng trắng dưới cằm và lông cứng ở bàn chân. Mặc dù có tên như vậy, bộ lông gấu đen có rất nhiều màu sắc. Màu lông có thể nằm trong khoảng từ màu trắng, vàng, quế, hoặc nâu nhạt đến nâu sẫm sô cô la, hoặc đen tuyền, với nhiều biến thể trung gian tồn tại. Cá thể bạch tạng cũng đã được ghi nhận.


    Khoảng 80% toàn bộ gấu đen có màu đen, mặc dù chỉ có 50% gấu đen ở dãy núi Rocky là màu đen. Gấu đen sinh sống dọc theo bờ biển Alaska và British Columbia có bộ lông ngả màu xanh. Gấu đen với bộ lông màu trắng đến kem có ở các đảo ven bờ và vùng đất liền lân cận phía tây nam British Columbia. Bộ lông đen có xu hướng chiếm ưu thế ở các khu vực ẩm ướt như New England, New York, Tennessee, Michigan và phía tây Washington.

    Gấu đen Mỹ
    Gấu đen Mỹ
    Gấu đen Mỹ
    Gấu đen Mỹ

  2. Báo đen hay hắc báo hay còn gọi là beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp. Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác. Trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. Biến dị này phổ biến ở báo đốm (Panthera onca) và báo hoa mai (Panthera pardus).


    Báo đen
    là loài động vật ăn tạp dù thuộc bộ ăn thịt và tích cực săn mồi. Giống như báo hoa mai, chúng luôn biết tận dụng cơ hội, ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể tìm thấy, bao gồm thịt thối rữa và gia súc, vật nuôi trong nhà.


    Chúng có thể giết chết con vật gấp 2 - 4 lần trọng lượng của riêng mình, chẳng hạn như cừu Bharal, dê núi sừng ngắn Himalaya, dê markhor, cừu Argali, ngựa và lạc đà, nhưng cũng sẵn lòng xơi những con mồi nhỏ hơn nhiều, chẳng hạn như thỏ rừng, marmota, pika, chuột đồng và và các loài chim.


    Chế độ ăn uống của báo đen thay đổi trên phạm vi của chúng và với thời gian trong năm, và phụ thuộc vào sự sẵn có con mồi. Ở dãy Himalaya, chúng săn chủ yếu là cừu Bharal và dê núi Siberia. Ở Karakoram, Thiên Sơn, Altai và núi Tost của Mông Cổ, con mồi chính của nó bao gồm dê núi Siberia, hươu môi trắng, hoẵng Siberia và cừu Argali. Các loài khác có thể bị chúng săn khi có cơ hội là gấu trúc đỏ, lợn rừng, voọc và gà gô Chukar.

    Báo đen
    Báo đen
    Báo đen
    Báo đen
  3. Quạ Mỹ là loài quạ phổ biến ở phần lớn nước Mỹ và Canada. Khi trưởng thành, loài chim này có màu đen hoàn toàn từ mỏ đến đuôi, ngoại trừ đôi mắt màu nâu. Quạ được cho là một trong những loài chim thông minh nhất và sống được ở nhiều môi trường khác nhau.


    Quạ Mỹ (Corvus brachyrhynchos) là một loài chim thuộc Họ Quạ. Loài quạ này phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ. Từ mỏ đến đuôi, một con quạ Mỹ có kích thước dài 40–50 cm, gần một nửa chiều dài là đuôi. Khối lượng thay đổi từ khoảng 300 đến 600g (11 đến 21 oz). Con trống có xu hướng lớn hơn con mái.


    Quạ Mỹ là loài ăn tạp. Chúng ăn động vật không xương sống, xác chết, thức ăn thừa bỏ đi của con người, hạt, trứng và chim non, cá mắc cạn trên bờ và các loại ngũ cốc khác nhau. Những con quạ Mỹ là những thợ săn tích cực và săn bắt chuột, ếch và các động vật nhỏ khác. Vào mùa đông và mùa thu, chế độ ăn của quạ Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào các loại hạt và trứng cá. Thỉnh thoảng, chúng lai vãng những người cho chim ăn.


    Quạ Mỹ là một trong số ít các loài chim đã được quan sát thấy sửa đổi và sử dụng các công cụ để có được thức ăn. Giống như hầu hết những con quạ, chúng lượm nhặt thức ăn tại các bãi rác, phân tán rác trong quá trình này. Nếu có sẵn, ngô, lúa mì và các loại cây trồng khác là một loại thực phẩm yêu thích. Những thói quen này trong lịch sử đã khiến con quạ Mỹ bị coi là một mối phiền toái. Tuy nhiên, người ta nghi ngờ rằng tác hại của cây trồng được bù đắp bằng dịch vụ mà con quạ Mỹ cung cấp bằng cách ăn côn trùng gây hại.

    Quạ Mỹ
    Quạ Mỹ
    Quạ Mỹ
    Quạ Mỹ
  4. Sói đen xuất hiện phần lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu và một số khu vực ở châu Á. Loài động vật này sở hữu một đôi mắt lấp lánh màu hổ phách.


    Sói đen hay hắc lang là những con sói đột biến màu lông có sắc tố đen và mang trên mình bộ lông màu đen. Thực chất, sói đen chính là loài sói xám (Canis lupus). Sói đen là một trong những kẻ săn mồi biến đổi di truyền đầu tiên. Sói đen được phản ánh qua nhiều tiểu thuyết, phim ảnh, truyện tranh như là những cá thể đặc biệt trong đàn sói. Hình tượng những con ma sói thông thường là những con sói có lông đen.


    Màu lông phổ biến của loài sói xám là màu trắng và xám, tuy nhiên trong số đó có một số ít con có bộ lông màu đen vô cùng đặc biệt. Sự thật đây không phải màu sắc tự nhiên của chúng. Một nghiên cứu năm 2008 của Đại học Stanford cho thấy một bộ gen đặc biệt quy định màu lông đen chỉ xuất hiện trên loài chó, do đó loài sói đen dường như là kết quả của sự lai tạo. Gen quy định màu đen của bộ lông này là gen trội, do đó nó được di truyền hầu hết cho các đời con. Tuy rằng loài sói đen không thể hiện là một thợ săn xuất sắc, nhưng chúng lại có hệ miễn dịch tốt hơn. Loài sói đen hầu như chỉ xuất hiện ở vùng lạnh giá của Bắc Mỹ.


    Sói đen thực chất là một loài chó sói lai với những con chó nhà (wolf-dog hybridisation). Trong một sự kiện biến đổi tiến hóa khác thường, chó giao phối với chó sói từ ngàn năm trước đã truyền lại một đột biến gen mã hóa màu sắc lông đen cho tổ tiên của loài sói. Kết quả là, sói xám hay không còn mang màu lông xám nữa. Những con chó của những người Mỹ bản địa đầu tiên, đã góp phần vào sự đa dạng di truyền của những cá thể cùng họ hàng hoang dã theo một phương thức ảnh hưởng đến cả diện mạo cũng như sự tồn tại của cá thể nhận đột biến. Chó sói và chó nhà có chung con đường di truyền quyết định màu lông đen. Sói đen sẽ đổi sang màu xám khi về già.

    Sói đen
    Sói đen
    Sói đen
    Sói đen
  5. Thiên nga đen (danh pháp hai phần: Cygnus atratus) là một loài chim thuộc phân chi Chenopis trong chi thiên nga, họ Vịt. Đây là loài bản địa của Úc, loài này đã bị săn bắt đến mức tuyệt chủng nhưng sau đó được nhập nội vào New Zealand. Loài này chủ yếu sinh sản ở đông nam và tây nam của Úc. Ở Úc, chúng là loài du cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Bộ lông của nó gần như màu đen với mỏ đỏ.


    Loài này được nhà tự nhiên Úc John Latham mô tả khoa học năm 1790, trước đây nó được đặt trong chi đơn loài Chenopis. Nó là loài sống đơn lẻ hay sống theo theo bầy lỏng lẻo với số lượng hàng trăm đến hàng ngàn con. Một con thiên nga đen trưởng thành có chiều dài từ 110 đến 142 cm (43 và 56 in) và nặng 3,7–9 kilôgam (8,2–19,8 lb). Sải cánh dài từ 1,6 đến 2 mét (5,2 và 6,6 ft). Cổ dài (tương đối dài nhất trong số các con thiên nga) và có hình cong chữ "S".


    Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn và duyên dáng, thiên nga đen thường sinh sống ở các vùng đầm lầy phía Tây Nam và Đông Australia, và trên khắp Tasmania. Phần mỏ màu đỏ tươi của thiên nga đen mang lại sự tương phản nổi bật với bộ lông đen tuyền của loài động vật này.


    Thiên nga đen có một phân chi là thiên nga New Zealand, Cygnus (atratus) sumnerensis, một phân loài đã tuyệt chủng của thiên nga đen từ New Zealand và từ quần đảo Chatham.

    Thiên nga đen
    Thiên nga đen
    Thiên nga đen
    Thiên nga đen
  6. Được phân biệt với các loài kiến thợ mộc khác bởi màu đen xỉn của đầu và thân, kiến thợ mộc đen còn sở hữu một bộ răng đáng gờm, có thể cắn rất mạnh. Loài động vật này có nguồn gốc từ miền Trung và miền Đông của Mỹ cũng như miền Đông Canada.


    Phần bụng của chúng phồng to, tròn và trông như chứa đầy những giọt mật trong suốt vàng óng. Kiến thợ mộc đen tổ chức xã hội theo các tầng, cấp. Chức vụ cao nhất trong đàn thuộc về kiến chúa, đảm nhiệm vai trò sinh sản. Tuy nhiên trong một đàn kiến, một số là kiến đực có trách nhiệm phối hợp với kiến chúa tạo ra những thế hệ mới. Số còn lại là kiến thợ và một bộ phận nho nhỏ khác là những phần tử kiến mật. Nhiệm vụ của kiến thợ mộc đen là béo lên, chúng càng có kích cỡ lớn càng tốt, chúng rất ít khi di chuyển, chúng luôn yên lặng treo mình trên nóc tổ và chỉ di chuyển khi thật sự cần thiết. Bụng bự của những cá thể kiến mật này thực ra chứa rất nhiều chất dinh dưỡng ở dạng lỏng. Chúng đóng vai trò như những tủ chứa thức ăn của cả tổ.


    Kiến thợ mộc đen mang thức ăn về cho đồng loại, bụng kiến mật có thể đạt đến kích cỡ một quả nho lớn. Trong thời điểm khan hiếm thức ăn, kiến thợ mộc đen sẽ có nhiệm vụ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho những thành viên khác trong tổ. Khi đó, những con kiến thợ sẽ chỉ cần kéo râu của kiến thợ mộc đen và chúng sẽ được thưởng thức bãi nôn dinh dưỡng do kiến mật thải ra. Một số phân loài kiến thợ mộc đen tại Úc lại có tập tính ăn kho lưu trữ thức ăn di động này, những con kiến mật sẽ bị xâu xé, ăn thịt bởi chính đồng loại của mình. Sau đó, chúng sẽ nhả ra một phần bữa ăn và dùng cái đó để bồi dưỡng lại cho những con kiến béo bụng của mình.

    Kiến thợ mộc đen
    Kiến thợ mộc đen
    Kiến thợ mộc đen
    Kiến thợ mộc đen
  7. Gà Ayam Cemani được coi là một trong những loài gà quý hiếm nhất thế giới, bởi những đặc điểm độc nhất vô nhị của nó. Màu đen chủ đạo chính là điều kì diệu nhất mà loài gà này có.


    Ayam Cemani là một giống gà có nguồn gốc từ Indonesia. Giống gà này nổi tiếng bởi mọi thứ trong cơ thể chúng, từ máu, lưỡi tới mào, đều có màu đen. Ở Việt Nam quen gọi giống gà này là gà mặt quỷ bởi chúng đen tuyền nên nhìn rất đáng sợ. Gà Ayam Cemani cũng được coi là giống gà đắt nhất thế giới[5]. Theo Business Insider, tại trang trại Greenfire ở Florida, giá rao bán một con gà Ayam Cemani vào khoảng 2.500 USD (khoảng 52 triệu đồng VN).


    Giống gà Ayam Cemani có nguồn gốc từ Java, Indonesia. Năm 1998, giống gà này được giới thiệu vào châu Âu. Sự xuất hiện của gà Ayam Cemani đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia về nghiên cứu di truyền. Theo các chuyên gia, màu đen đặc trưng của loại gà này do một đặc điểm di truyền được gọi là fibromelanosis, có chức năng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mang sắc tố đen. Gene sinh ra fibromelanosis là gene đột biến. Các nghiên cứu từng chỉ ra rằng đột biến gene có thể khiến gà mang nhiều đặc điểm kỳ lạ khác nhau.


    Kể từ khi người Hà Lan mang giống gà này đến châu Âu, gà cemani đã được nhân ra một số quốc gia khác như Anh Quốc, Ba Lan và một số nước khác với số lượng rất hạn chế gần đây Cemani cũng đã được giới sưu tập gà ở Mỹ quan tâm đặc biệt. Sự đặc biệt của gà cemani không chỉ khiến những người yêu gà những nhà nhân giống trên thế giới quan tâm, mà ngay trên quê hương của nó tại Indonesia nó vẫn được coi là 1 giống quý hiếm với giá trị vượt trội so với những loài gà khác. Do nhu cầu cao của giới sưu tầm và những nhà nhân giống nên giá của gà Cemani không ngừng tăng nên và trở thành một trong những giống gà đắt nhất thế giới.

    Gà Ayam Cemani
    Gà Ayam Cemani
    Gà Ayam Cemani
    Gà Ayam Cemani
  8. Loài rắn chàm phương Đông này xứng đáng được xếp trong danh sách những loài rắn đẹp nhất thế giới, bởi màu đen tuyền trên cơ thể của chúng. Rắn chàm phương Đông được phát hiện tại Texas, Mỹ, và thường được biết đến là loài rắn dài nhất tại châu Mỹ (với chiều dài trung bình ở các cá thể trưởng thành đạt hơn 3 mét). Loài rắn này không có nọc độc và thường phải rất vất vả mới có thể giết được con mồi.


    Rắn chàm phương Đông là loài rắn thường có màu đen toàn thân, không có nọc độc, là rắn bản địa dài nhất ở Bắc Mỹ. Rắn chàm phương Đông (Drymarchon couperi) được ghi nhận là loài rắn bản địa lớn nhất tại Mỹ. Con trưởng thành có thể dài tới 2,8m và nặng từ 2,5 đến 5kg. Chúng là thành viên trong họ rắn nước, sinh sống chủ yếu tại những khu vực có nhiều cây và gần nguồn nước ở phía đông nam nước Mỹ.


    Chế độ ăn của rắn chàm phương Đông rất đa dạng. Chúng ăn bất kỳ loài động vật nhỏ nào có thể săn được từ rùa, ếch, thằn lằn, chim, động vật có vú cho tới một số loài rắn kịch độc khác như là rắn đuôi chuông Bắc Mỹ nhờ khả năng miễn nhiễm với nọc độc.


    Rắn chàm phương Đông có rất ít kẻ thù tự nhiên. Con người chính là mối đe dọa lớn nhất đối với chúng. Nạn săn bắt quá mức cùng với môi trường sống bị hủy hoại là những nguyên nhân chính khiến quần thể loài này suy giảm nghiêm trọng.


    Rắn chàm phương Đông là loài rắn gần như dài nhất ở Mỹ, xấp xỉ 3 m và đẹp nhất bởi màu đen tuyền trên cơ thể của chúng. Mặc dù không có nọc độc nhưng chúng lại rất hung dữ. Chúng tấn công cả những loài rắn có nọc độc khác như rắn đuôi chuông Texas và hoàn toàn miễn dịch với nọc độc của nó.

    Rắn chàm phương Đông
    Rắn chàm phương Đông
    Rắn chàm phương Đông
    Rắn chàm phương Đông
  9. Sóc đen xuất hiện phần lớn trên khắp Bắc Mỹ và Anh. Vẻ ngoài đặc biệt của loài động vật này là do sự lai tạo giữa sóc xám và sóc cáo miền Đông. Màu lông đen có thể xuất hiện tự nhiên như là một đột biến trong quần thể sóc xám, nhưng nó rất hiếm. Sự hiếm có của con sóc đen đã khiến nhiều người ngưỡng mộ và yêu quý chúng, và những chú sóc đen thích thú với tình cảm của công chúng và ở một số nơi người ta coi chúng như là linh vật. Ở một số tiểu bang Hoa Kỳ, cũng như ở Canada và Vương quốc Anh, sóc đen đã được đưa vào tự nhiên với hy vọng tăng số lượng của chúng, nhưng điều này cũng gây ra nguy cơ cho các loài sóc bản địa.


    Là một đột biến hiếm có của cả con sóc màu xám phía đông và sóc cáo, cá thể sóc đen có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào có sóc xám hoặc sóc cáo. Trong số những con sóc xám miền đông, cặp phối giống màu xám không thể tạo ra con đực đen. Những con sóc xám có hai bản sao của một gen sắc tố thông thường và những con sóc đen có một hoặc hai bản sao của một gen sắc tố đột biến.


    Nếu một con sóc đen có hai bản sao gen đột biến, nó sẽ là màu đen. Nếu nó có một bản sao gen đột biến và một gen bình thường nó sẽ là màu nâu đen. Ở những khu vực có nồng độ cao của loài sóc đen, lứa đẻ của các cá thể màu hỗn hợp thường gặp. Phân nhóm màu đen dường như đã chiếm ưu thế trên khắp Bắc Mỹ trước sự xuất hiện của người châu Âu vào thế kỷ 16, khi các khu rừng già của Mỹ vẫn còn nhiều và dày đặc. Màu sẫm màu đen của sóc đã giúp chúng ẩn náu trong những khu rừng già và dày đặc này.


    Khi thời gian trôi qua, nạn phá rừng và săn bắn các con sóc đối với thịt và các loại củ ưa thích của chúng đã dẫn tới những lợi ích sinh học cho những cá thể màu xám; màu xám nhạt của chúng trở nên thuận lợi trong môi trường sống mới thay đổi của chúng. Ngày nay, phân nhóm đen đặc biệt phong phú ở phần phía bắc của dải miền Đông Siberia. Điều này là do hai yếu tố chính. Thứ nhất, sóc đen có độ chịu lạnh cao hơn đáng kể so với các con sóc xám. Thứ hai, bởi vì các khu rừng phía Bắc có mật độ dày hơn và do đó tối hơn, con sóc đen thích lợi dụng che giấu tốt hơn trong môi trường sống mờ nhạt này.

    Sóc đen
    Sóc đen
    Sóc đen
    Sóc đen
  10. Chi Cá voi hoa tiêu (danh pháp khoa học: Globicephala) là một chi thuộc Họ Cá heo đại dương. Chi này có hai loài đang tồn tại. Hai loài này là không dễ dàng phân biệt trên biển và phân tích của hộp sọ là cách tốt nhất để biết sự khác biệt giữa chúng. Giữa hai loài, cá voi hoa tiêu có phạm vi phân bố trong vùng biển gần với cá voi hoa tiêu vây dài sống ở vùng nước lạnh và cá voi hoa tiêu vây ngắn sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Cá voi hoa tiêu là một trong những loài cá heo lớn nhất, kích thước chỉ bị vượt qua bởi cá voi sát thủ.


    Cá voi hoa tiêu ngắn có làn da đen đến xám đen. Cá voi hoa tiêu vây ngắn có chân chèo ngắn, chủ yếu sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ấm áp.


    Cá voi hoa tiêu chủ yếu ăn cá mực, nhưng cũng ăn cá. Chúng có tính xã hội cao và nghiên cứu cho rằng cả con đực và con cái vẫn còn trong tốp của các bà mẹ, một đặc điểm bất thường giữa các động vật có vú, cũng được tìm thấy trong một số cộng đồng cá voi sát thủ. Cá voi hoa tiêu vây ngắn cũng là một trong vài loài động vật có vú nơi phụ nữ đi qua thời kỳ mãn kinh.

    Cá voi hoa tiêu ngắn
    Cá voi hoa tiêu ngắn
    Cá voi hoa tiêu ngắn
    Cá voi hoa tiêu ngắn
  11. Nhện góa phụ đen là một trong những loài nhện có nọc độc nhất trên thế giới. Dấu hiệu hình đồng hồ cát màu đỏ thẫm ở mặt dưới của bụng là sự tương phản duy nhất với màu đen tuyền của loài động vật này.


    Nhện góa phụ đen là một chi nhện, trong họ Theridiidae, trong đó có 31 loài được công nhận. Nhện góa phụ là tên phổ biến là đôi khi áp dụng cho các thành viên của chi do hành vi của con cái ăn con đực sau khi giao phối, mặc dù đôi khi những con đực của một số loài không ăn sau khi giao phối, và có thể để thụ tinh cho con cái khác. Nhện góa phụ đen có lẽ các thành viên nổi tiếng nhất của chi này. Chất độc latrotoxin từ vết cắn của loài này là chất đầu độc thần kinh tương đối mạnh, có hại đối với con người vì tuyến nọc độc lớn bất thường, tuy nhiên, cú cắn của Latrodectus hiếm khi giết chết con người nếu vết thương của họ được điều trị y tế.


    Theo ấn bản được xuất bản trong tạp chí Times của Ấn Độ, nhà nghiên cứu tại Đại học Hamburg tại Đức phát hiện ra rằng con nhện đực hy sinh để mang lại sức khỏe tốt cho các con của mình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Blackledge, et al. lại không đồng tình với ý kiến này. Tơ từ loài nhện góa phụ đen nổi tiếng với độ dai so với tơ các loài nhện khác.


    Nhện "góa phụ đen" cái là nỗi kinh hãi của những chàng bạn tình, vì chúng có sở thích “xơi” luôn bạn tình sau mỗi lần giao phối. Tuy nhiên, hành vi ăn thịt bạn tình sẽ không diễn ra nếu chúng được ăn uống đầy đủ.

    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
  12. Những con bọ đen bóng này, còn được gọi là Moneilema được biết đến với những chiếc râu dài và thực tế là chúng không thể bay. Điều này là do cánh trước của chúng đã hợp nhất và không thể mở ra. Con trưởng thành dài từ nửa inch đến 1,3 inch.


    Được tìm thấy ở các sa mạc của Mexico và Hoa Kỳ, loài bọ này ăn xương rồng, đặc biệt là saguaro, lê gai và cholla. Mặc dù những con trưởng thành ăn trên ngọn cây, nhưng chúng cũng có thể đục vào rễ cây xương rồng và có thể giết chết cây. Con trưởng thành xuất hiện vào tháng Năm hoặc tháng Sáu và tiếp tục kiếm ăn cho đến cuối tháng Chín. Chúng sẽ tự bảo vệ mình khỏi cái nắng nóng của sa mạc bằng cách ẩn mình trên những phần dưới của cây xương rồng. Con cái đẻ trứng vào một chỗ trên cây xương rồng, nơi lớp vỏ đã bị nó ăn thủng, đôi khi chúng đào sâu bên trong và thậm chí tạo thành nhộng bên trong cây.


    Giống như nhiều loài bọ cánh cứng không biết bay khác, những loài bọ cánh cứng này có cơ cánh hạn chế với phần bụng và ngực tròn, bề ngoài tương tự như một số loài bọ sa mạc không biết bay khác. Bọ cánh cứng sừng dài xương rồng nhìn giống và bắt chước hành vi của những loài bọ xít độc hại trong chi Eleodes.

    Bọ Xương rồng Longhorn
    Bọ Xương rồng Longhorn
    Bọ Xương rồng Longhorn
    Bọ Xương rồng Longhorn


loading...