Top 11 Bộ phim Nhật Bản hay nhất về đề tài bạo lực học đường
Bạo lực học đường từ lâu đã là vấn đề nhức nhối ở bất cứ quốc gia nào. Biện pháp phòng chống bạo lực học đường là câu hỏi đặt ra cho toàn xã hội mà chưa có lời ... xem thêm...giải đáp. Đặc biệt, ở Nhật Bản, số nạn nhân của bạo lực học đường đang ngày một tăng. Trước vấn nạn đó, dù biết rằng sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ nhoi, nhưng các nhà làm phim Nhật Bản vẫn kiên trì với dòng phim về bạo lực học đường, dám phản ánh những mặt đen tối nhất lên màn ảnh với hy vọng gửi đến cho giới trẻ thông điệp: "Hãy tự đứng lên cứu lấy mình".
-
Nghe có vẻ giống một tựa phim điện ảnh khác về học đường: Aoi Haru Ride, nhưng xin chớ nhầm lẫn, đây là hai bộ phim hoàn toàn khác nhau. Aoi Haru ít được biết đến hơn khi người ta nhắc đến phim Nhật Bản về đề tài bạo lực học đường, nhưng khi đã xem rồi thì xin khẳng định, bạn sẽ không bao giờ quên được.
Một ngôi trường nam sinh đen tối và hỗn loạn, tranh giành nhau quyền lực trong khi chính bản thân mỗi người còn không biết mình đang làm vì điều gì. Cả bộ phim đầy bạo lực, máu me, tởm lợm nhưng cũng thống thiết lời kêu cứu của tuổi trẻ lạc bước trên con đường mình đi. Diễn xuất của cặp đôi Ryuhei Matsuda và Arai Hirofumi vô cùng xuất sắc, lột tả trọn vẹn tuổi trẻ trong phim. Một bộ phim ngắn gọn nhưng ám ảnh và đầy ý nghĩa.
-
Misumisou còn có tên khác là "Liverleaf" (Cây lá gan) là một trong những phim điện ảnh Nhật Bản chuyển thể từ manga được đông đảo người hâm mộ mong chờ nhất trong năm 2018. Misumisou bắt nguồn từ bạo lực học đường, mà gốc rễ xa xôi lại là gia đình, là những bất ổn của tuổi mới lớn. Sự tàn nhẫn của những đứa trẻ với nhau xảy ra một cách dễ dàng và nhẹ nhàng đến mức có thể gây sốc nếu bạn không quen xem dạng phim này. Dù chỉ là điều tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng không để nó đi dúng hướng thì sẽ đi lạc rất xa.
Misumisou kể về con đường trả thù đầy máu và nước mắt của Nozaki. Vì công việc của bố, bất đắc dĩ Nozaki phải nghỉ học ở Tokyo, rời xa bạn bè để chuyển đến một thị trấn hoang tàn, ngột ngạt và lạnh lẽo. Người bạn đầu tiên mà Nozaki kết thân là Taeko Oguro, một cô gái rất được hâm mộ trong trường học. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cậu bạn trai Aiba đã làm tan vỡ tình bạn đẹp đẽ giữa hai người.
Tức giận vì bị người bạn thân nhất bỏ rơi, Taeko dần căm ghét Nozaki và để mặc cho những người bạn cùng lớp bắt nạn Nozaki bằng đủ trò tàn độc nhất. Tuy nhiên, mức độ của những trò bắt nạn dần đi quá giới hạn và đỉnh điểm là cả gia đình của Nozaki bị thiêu cháy đến chết. Cô em gái của Nozaki may mắn sống sót, nhưng cũng đang trên bờ vực của tử thần. Hận thù và căm phẫn, Nozaki quyết tâm trả thù tất cả những kẻ đã đẩy cô vào bước đường cùng và hại chết gia đình cô. Máu bắt đầu nhuộm đỏ xứ tuyết, và bông hoa dại rực rỡ nhất đang chờ ngày nở hoa.
-
Khi đề cập đến bạo lực học đường, người nghe có lẽ sẽ tưởng tượng ngay đến những trận ẩu đả, đánh đấm của lũ học sinh. Đấy là bạo lực học đường, nhưng chỉ là một phần rất nhỏ. Ở một nghĩa rộng hơn, bạo lực học đường có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, tinh thần, tình dục hay thậm chí là ngôn ngữ diễn ra nơi trường học.
Crows Zero (2007) là một bộ phim điện ảnh Nhật Bản dựa trên bộ truyện tranh Crows của tác giả Takahashi Hiroshi. Bộ phim xoay quanh các nam sinh trường trung học Suzuran – ngôi trường nổi tiếng về bạo lực và những trận chiến khốc liệt tranh giành ngôi vị cai trị cao nhất ở Suzuran của các băng đảng học sinh. Ở Crows Zero, bộ phim về học đường nhưng khán giả không một lần được chứng kiến các học sinh lật mở những quyển sách hay thậm chí ngồi học trong trường lớp. Hầu hết mọi điều diễn ra trong phim đều là những cuộc hội họp băng đảng và những trận chiến ác liệt, đẫm máu, chết chóc giữa các nam sinh.
Nhân vật chính là Genji, con trai của bố già xã hội đen vào học ở trường và bắt đầu xây dựng thế lực riêng cho mình. Với ba phần phim công chiếu, Crow Zero quy tụ nhiều tài tử nổi tiếng Nhật Bản như Oguri Shun, Yabe Kyosuke, Yamada Takayuki, Daito Shunsuke, Masahiro Higashide...
-
Solomon no Gisho là bộ phim điện ảnh vừa ra mắt năm 2015. Phim có điểm tương đồng với Watashitachi no Kyokasho là bắt nguồn từ cái chết của một học sinh. Nhà trường đã xem đó là một vụ tự sát, nhưng một lá thư nặc danh tố cáo thủ phạm là một người bạn cùng lớp đã làm cả trường học hoang mang nghi ngờ lẫn nhau. Ryoko Fujino, vốn là một học sinh được tin tưởng bởi thầy cô và bạn bè, bấy lâu nay luôn im lặng trước nạn bắt nạt. Thế nhưng lần này, cô quyết tâm tìm ra sự thật, đòi lại công bằng cho cả người bạn đã mất và bạn bè mình. Đi ngược lại với nhà trường, Ryoko đại diện cho học sinh mở một phiên tòa giả định xét xử vụ án.
Solomon no Gisho là tiếng nói, là lời cầu xin khẩn thiết của những nạn nhân bạo lực học đường đến nhà trường, gia đình và cả những bạn bè của mình. Chúng đã bóp méo cuộc sống và nhân cách của những đứa trẻ. Với lối kể chuyện độc đáo, Solomon dần lật mở những sự thật để khiến người xem phải bất ngờ với cái kết.
Vai diễn đầu tay của Ryoko Fujino được đánh giá là thành công khi cô bé nhận được giải thưởng diễn viên mới xuất sắc nhất của giải thưởng viện Hàn lâm Nhật Bản. Sự chững chạc, trong sáng của nhân vật được em thể hiện rất thành công. Bên cạnh đó có sự góp mặt của Itagaki Mizuki, cũng là một diễn viên trẻ được đánh giá cao trong bộ phim. Những diễn viên trong vai phụ huynh và thầy cô giáo cũng để lại nhiều cảm xúc cho người xem.
-
Limit cũng là phim về đề tài bạo lực học đường, nhưng bối cảnh không đặt ở trường học mà là ở trong một khu rừng, sau khi cả lớp đều mất sau một tai nạn ô tô, chỉ còn 5 nữ sinh sống sót.
Trong lúc chờ cứu hộ, họ phải đấu tranh, giành giật với nhau từng cơ hội sống. Trong hoàn cảnh phải đấu tranh sinh tồn, bộ mặt thật của mọi người lộ ra. Bao trùm lấy phim là bầu không khí nghi ngờ, không biết đâu là sự thật và chỉ sai lầm nhỏ cũng có thể khiến bạn mất mạng. Một bộ phim về bạo lực, đen tối và tàn nhẫn đến thảm khốc.
Tuy không trực tiếp đặt trong bối cảnh học đường, nhưng thông qua những gì thể hiện trong phim, bạn cũng có thể lạnh gáy khi nghĩ về những gì tương tự xảy ra ở trường học, chỉ là ở nơi đó mọi thứ được che đậy khéo léo mà thôi.
-
Chuyện gì đang xảy ra khi một bà cô 35 tuổi đến trường học? Đó chính là nội dung của 35 Sai No Koukousei. Phim tập trung về bạo lực học đường ở một khía cạnh "nhẹ nhàng" hơn. Đó là sự phân cấp bậc trong học sinh lẫn giáo viên theo một bảng xếp hạng. Dựa theo sự phân cấp đó mà mọi người cam chịu sự phân biệt đối xử, cũng như tìm cách để mình có thể lên hạng cao hơn. Bên cạnh bạo lực học đường, phim còn nói về những vấn đề mà những học sinh trung học gặp phải. Và người giải quyết chúng là học sinh 35 tuổi bí ẩn Baba. Nhờ cô mà từng vấn đề được giải quyết và kéo cả lớp xích lại gần nhau hơn.
35 Sai No Koukousei đề cao đến sự đoàn kết, tình bạn trong vấn đề giải quyết bạo lực học đường. Phim cũng đề ra những biện pháp tổ chức giáo dục hay và thực tế trong việc hạn chế vấn đề này. Diễn xuất tự nhiên của dàn diễn viên trẻ kết hợp với nữ chính Ryoko Yonekura vốn được xem là nữ hoàng phim truyền hình cũng là một trong những yếu tố thu hút người xem. Đặc biệt, cái kết phim về người đứng sau tất cả sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng.
-
Không máu me rùng rợn, nhưng All About Lily Chou Chou khiến bạn phải ghê tởm thế giới đen tối sau màu áo trắng học đường. Những con người trẻ tuổi giẫm đạp lên nhau để chứng tỏ sự tồn tại của bản thân một cách vô nghĩa, gây những nỗi đau không thể nào phai nhạt. Phim xoay quanh nhóm 4 nam nữ sinh: Yuichi Hasumi, Shusuke Hoshino, Tsuda và Kuno. Trong khi Yuichi nhút nhát, rụt rè, hoàn toàn không có gì nổi bật thì Hoshino lại là nam sinh đứng đầu toàn trường về thành tích học tập và thể thao. Hai người dần trở nên thân thiết với nhau sau những lần gặp gỡ ở trường. Tuy nhiên, sau một tai nạn suýt chết trong chuyến du lịch cùng nhóm bạn, tâm lý của Hoshino thay đổi 180 độ, từ một học sinh ưu tú, cậu ta trở nên nổi loạn, bất cần. Hoshino đứng đầu một nhóm côn đồ chuyên bắt các nam sinh ăn cắp tiền từ cửa hàng tạp hóa và bắt các nữ sinh làm gái gọi.
Gần 3 tiếng của bộ phim, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi với những hiện thực tàn nhẫn mà những đứa trẻ đang lớn dành cho nhau, thể hiện qua góc quay tranh tối tranh sáng, tùy tiện có chủ đích. Thế nhưng bạn không thể với tay tắt đi mà cứ theo dõi tiếp tục, theo dõi đến cùng những nỗi đau của tuổi trẻ. Âm nhạc của Lily Chou Chou vang vọng khắp phim, như một đấng cứu thế của bọn trẻ và là người xoa dịu người xem. Một tác phẩm thành công trong vấn đề bạo lực học đường.
-
Cũng là một bộ phim về bạo lực học đường, nhưng nội dung của Kazoku Game tập trung hơn vào khía cạnh gia đình. Một gia đình với lớp vỏ ngoài êm ấm và hoàn hảo, trừ đứa con trai út phải chịu bạo lực học đường nhưng không ai hay biết. Gia đình đó bị đẩy đến bờ vực đổ vỡ khi từng mảnh ghép bị vị gia sư kỳ quái bóc tách ra. Nhưng chính anh cũng có thể coi là người đã cứu gia đình này, đặc biệt là đứa con trai út. Anh không phải là người trực tiếp giúp đỡ em, nhưng là người buộc em phải đối diện với sự thật tàn nhẫn, dạy em cách đứng lên cứu lấy chính mình.
Kazoku Game là một bộ phim không thiếu những chi tiết hài hước, có thể khiến bạn bật cười vui vẻ. Nhưng nỗi đau, khó khăn và bi kịch gia đình cũng không kém phần u ám, ngột ngạt. Cảnh các thành viên trong gia đình đập phá chính căn nhà của mình và nói lên những suy nghĩ thật là cảnh mà đa số người xem cảm thấy thỏa mãn cảm xúc.
Dàn diễn viên cũng góp phần không nhỏ làm nên sự thành công của bộ phim. Vai chính - anh gia sư kỳ quặc - được giao cho thành viên nhóm nhạc nổi tiếng Arashi, Sakurai Sho. Nam diễn viên trẻ Kamiki Ryunosuke cũng xuất sắc trong việc thể hiện vai người anh cả hoàn hảo nhưng ích kỷ. Bộ phim gặt hái được nhiều thành công tại giải thưởng phim truyền hình hàn lâm Nhật Bản lần thứ 77 và giải thưởng phim truyền hình của Nikkan Sport lần thứ 17 ở các hạng mục phim truyền hình xuất sắc, diễn viên phụ xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, biên kịch xuất sắc nhất, nhạc phim hay nhất.
-
Trong Watashitachi no Kyokasho, câu chuyện bắt đầu khi một nữ sinh bị ngã xuống sân trường từ cửa sổ phòng học và qua đời. Nhà trường đã kết luận đó là một vụ tai nạn, nhưng luật sư Tsumiki Tamako, và cũng là mẹ kế của em, lại cho rằng đó là hậu quả từ bạo lực học đường. Cô đã quyết tâm lội ngược lại thời gian, tìm hiểu sự thật về những gì Asuka đã trải qua, trả lại công bằng cho em.
Ở mỗi tập phim, một sự thật sẽ được hé lộ, một câu chuyện của những người có liên quan sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Mỗi sự thật có thể khiến cho khán giả bàng hoàng, đau đớn, buồn bã và phẫn nộ. Bộ phim được xây dựng chặt chẽ, lối kể chuyện hấp dẫn, khó lòng đoán trước. Kết thúc bộ phim, những dư âm sẽ đọng lại khiến người xem phải trăn trở về trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chống bạo lực học đường của toàn xã hội.
-
Life là bộ phim truyền hình tiêu biểu nhất về đề tài bạo lực học đường của Nhật Bản, nó phản ánh một cách chân thực, khách quan và cũng thực tế nhất về nạn bạo lực học đường. Nhân vật chính của phim là Ayumu, một học sinh năm nhất. Cô bước vào trường trung học bắt đầu một cuộc sống sống mới sau câu chuyện buồn với người bạn cũ. Thế nhưng vui vẻ chưa được bao lâu, cô lại trở thành nạn nhân của một nhóm nữ sinh mà cầm đầu là một cô gái nổi tiếng nhất trường. Nhịp phim rất nhanh, những tình tiết mới dồn dập xuất hiện khiến người xem bị cuốn vào mạch phim, hồi hộp và lo lắng theo dõi quá trình đứng lên bảo vệ chính bản thân mình của Ayumu trước những thủ đoạn độc ác của chính những bạn học. Bộ phim với cái kết mở cũng khiến người xem ấn tượng và ghi nhớ.
Kie Kitano là nữ diễn viên đảm nhận vai Ayumu, đã thể hiện rất tốt một cô gái với tính cách kiên cường, mạnh mẽ. Vai diễn của Saki Fukuda cũng để lại ấn tượng về một Manami xảo quyệt, mưu mô. Dàn diễn viên phụ còn lại như Yoshihiko Hosoda , Megumi Seki, Miki Sakai cũng thể hiện xuất sắc vai diễn của mình.
Bộ phim có rất ít những cảnh tươi sáng, vui vẻ. Không khí u ám, đen tối bao trùm cả bộ phim, thế nhưng nó không làm người xem mất đi hy vọng hay buồn thảm, mà thắp lên niềm tin về sự tự đứng dậy của những nạn nhân bạo lực học đường.
-
Kokuhaku là bộ phim điện ảnh từng gây rúng động năm 2010 vào thời điểm mà nó ra mắt, vì nội dung phim đề cập quá táo bạo, đến mức vượt ra ngoài những đạo lý thông thường. Bạo lực học đường là một trong ba nội dung phim đề cập đến, bên cạnh tội phạm vị thành niên và và bạo lực gia đình. Một bộ phim nặng nề đến ám ảnh nhưng có một điểm imdb không hề nhỏ: 7.9/10. Diễn xuất không chê vào đâu được của Matsu Takako cùng dàn diễn viên nhí được tuyển chọn cẩn thận. Phim từng tham gia đề cử giải Oscar cho hạng mục phim nước ngoài.
Phim bắt đầu trong một lớp học cuối năm, khi cô giáo chủ nhiệm Moriguchi kể về cái chết của đứa con gái nhỏ và thú nhận đã trả thù hai học sinh A và B đã giết con con mình bằng cách tiêm máu nhiễm HIV vào sữa. Thế nhưng đó chưa phải là hình phạt nặng nề nhất. Những gì hai học sinh A và B chịu đựng còn kinh khủng hơn nhiều. Bạn có thể không tin vào những gì xảy ra trên phim, nhưng biết đâu, những ác quỷ ẩn nấp dưới lớp áo trắng thiên thần đang ở đâu đó chờ đợi bạn.