Top 10 Trích dẫn sách về đối nhân xử thế hay nhất

Đối nhân xử thế là cách mỗi người đối xử với những người xung quanh mình sao cho chuẩn mực, văn minh, lịch sự, hợp tình, hợp lý. Nghe có vẻ đơn giản và như một ... xem thêm...

  1. 1.Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai. (Đắc nhân tâm – Dale Carnegie)


    2.Trong cuộc sống, có nhiều người thất bại, hoàn hảo không phải vì bản thân họ không có năng lực hay hoàn cảnh không cho phép mà là họ đã để vụt mất cơ hội. Dù thành công hay thất bại, chỉ cần ta đã từng cố gắng thì chẳng có gì phải hối hận cả. (Đối nhân xử thế)


    3.Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, gây ra bất hòa. Một lời độc ác có thể làm tổn thương một tâm hồn. Một lời đúng lúc có thể mang lại bình an. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc thật sự. Và có những lời nói có thể cứu được một con người. (Đắc Nhân Tâm)

    Trích dẫn hay nhất số 1
    Trích dẫn hay nhất số 1
    Trích dẫn hay nhất số 1
    Trích dẫn hay nhất số 1

  2. 1.Phép màu của Thượng đế chỉ ban cho những ai cần cù lương thiện, đâu có chuyện cái bánh từ trên trời rơi xuống, nếu không làm thì mọi thứ chỉ có trong mơ. (Đối nhân xử thế)


    2.Chúng ta không nên kết án người khác để chính mình không bị kết án. Đừng kết án họ bởi có thể chúng ta cũng sẽ hành xử như thế trong hoàn cảnh tương tự. (Đắc nhân tâm – Dale Carnegie)


    3.Không cần đánh mà làm giặc phải biết rụt đầu là binh pháp đã đạt đến đỉnh cao. Đó chính là sự khéo léo trong đối nhân xử thế. (Đối nhân xử thế)

    Trích dẫn hay nhất số 2
    Trích dẫn hay nhất số 2
    Trích dẫn hay nhất số 2
    Trích dẫn hay nhất số 2
  3. 1.Hạnh phúc là nước hoa – bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình. (Hạt giống tâm hồn)


    2.Cách biểu lộ sự quan tâm cũng tương tự như việc ứng dụng các nguyên tắc khác trong đối nhân xử thế: Phải thật lòng, không giả dối. Nó phải có lợi với người biểu lộ mối quan hệ và cả người nhận được sự quan tâm. Kết quả cuối cùng, luôn phải đảm bảo đôi bên cùng có lợi. (Đắc Nhân Tâm)


    3.Nếu bạn không thể ngẩng cao đầu và thừa nhận lỗi lầm của mình thì lỗi lầm ấy sẽ khống chế bạn. Việc tự nhận lỗi lầm không chỉ làm cho người khác tôn trọng bạn hơn mà còn phát triển sự tự trọng của bản thân mình. (Đắc Nhân Tâm)

    Trích dẫn hay nhất số 3
    Trích dẫn hay nhất số 3
    Trích dẫn hay nhất số 3
    Trích dẫn hay nhất số 3
  4. 1.Trong các cuộc tranh biện không ai thắng hết. Vì nếu bạn thua, thì là thua rồi. Còn nếu bạn thắng, bạn cũng thua nữa. Tại sao ư? Kẻ nào bắt buộc nghe ai, luôn luôn vẫn giữ ý sai của mình. (Đắc nhân tâm – Dale Carnegie)


    2.Hãy dành thời gian cho mọi người quanh mình – cho dù đó là một việc nhỏ nhoi. Hãy làm điều mà bạn chẳng được hưởng lợi lộc gì ngoài đặc quyền làm điều đó. (Hạt giống tâm hồn)


    3.Có người nào bạn đang muốn họ thay đổi và sửa mình để tiến bộ hơn không? Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Nhưng tại sao lại không bắt đầu từ bản thân mình? Thay đổi chính mình là một việc có ích và thực tế hơn nhiều so với việc thay đổi người khác và khả năng thành công cũng cao hơn rất nhiều. Khổng Tử từng nói: “Đừng chỉ trích mái nhà hàng xóm nhiều tuyết trong khi cửa nhà mình lại không sạch”. (Đắc nhân tâm – Dale Carnegie)

    Trích dẫn hay nhất số 4
    Trích dẫn hay nhất số 4
    Trích dẫn hay nhất số 4
    Trích dẫn hay nhất số 4
  5. 1.Mọi người sẽ quan tâm hơn đến chúng ta nếu chúng ta quan tâm đến họ trước; họ sẽ lắng nghe chúng ta nếu chúng ta lắng nghe họ trước. Tóm lại, họ sẽ tôn trọng chúng ta và mối quan tâm của chúng ta nếu chúng ta tôn trọng họ và mối quan tâm của họ. (Lời từ chối hoàn hảo)


    2.Những lời khen thật lòng sẽ khiến người khác tự tin. Nó là một phương thuốc hữu hiệu giúp bạn thể hiện lòng chân thành. (Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ)


    3.Lắng nghe có lẽ là điều cuối cùng bạn muốn làm, nhất là khi người khác cư xử không đúng mực. Bạn có thể nghĩ: ˝Tại sao tôi phải lắng nghe họ cơ chứ? Họ nên lắng nghe tôi mới đúng!˝. Nhưng làm sao có thể khiến người khác lắng nghe bạn trong khi bạn không lắng nghe họ? Khi bạn sắp nói lời Từ chối quan trọng, lắng nghe là cách hiệu quả khiến người khác lắng nghe và hiểu lời bạn nói. (Lời từ chối hoàn hảo)

    Trích dẫn hay nhất số 5
    Trích dẫn hay nhất số 5
    Trích dẫn hay nhất số 5
    Trích dẫn hay nhất số 5
  6. 1.“Những hành động tự nhiên sẽ thể hiện sự vô tư, khiến đối phương tin tưởng bạn.” (Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ)


    2.Kết nối không bao giờ chỉ có riêng bản thân bạn mà còn có người mà bạn giao tiếp. Nếu muốn kết nối với những người khác, bạn phải vượt qua chính mình. Bạn phải di chuyển trọng tâm ra khỏi bạn để tập trung vào người khác. Điều tuyệt vời là bạn hay bất cứ ai đều có thể làm được điều đó, bạn chỉ cần có ý chí để thay đổi, quyết tâm làm theo đến cùng và áp dụng một số kỹ năng! (Ai cũng giao tiếp nhưng mấy người kết nối)


    3.Khi trò chuyện, giao tiếp với người khác, không nên nhìn đi chỗ khác. Hãy để người đối diện thấy ánh mắt bạn đang nhìn họ và họ sẽ tin tưởng bạn hơn (Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ)

    Trích dẫn hay nhất số 6
    Trích dẫn hay nhất số 6
    Trích dẫn hay nhất số 6
    Trích dẫn hay nhất số 6
  7. 1.Chẳng phải tốn nhiều công sức mới làm cho người ta hạnh phúc. Chỉ là một cử chỉ nếu bạn biết cách; chỉ là một lời nói thích hợp. Chỉ là sự điều chỉnh nho nhỏ một cái chốt, cái vít hay một con ốc trong cổ máy tâm hồn tinh xảo của bạn. (Hạt giống tâm hồn)


    2.Không có ai là hoàn hảo, một người che giấu khuyết sẽ chỉ khiến người khác nghi ngờ lòng chân thành. Hãy thừa nhận khuyết điểm một cách thỏa đáng, để mọi người thấy bạn là người thật lòng, tự nhiên và đáng tin cậy. (Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ)


    3.Dễ khi nhận nhưng khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết. Vậy sao ta không làm điều “khó” mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi mong muốn thiết tha ở một con người? (Đắc Nhân Tâm)

    Trích dẫn hay nhất số 7
    Trích dẫn hay nhất số 7
    Trích dẫn hay nhất số 7
    Trích dẫn hay nhất số 7
  8. 1.Con người có thói quen công kích người khác. Nhưng ngay cả những người hung hăng nhất cũng sẽ phải dịu giọng trước một người biết lắng nghe một cách kiên nhẫn và đầy thiện chí. (Đắc Nhân Tâm)


    2.Khoan dung là khởi đầu của tất cả hy vọng, là sức mạnh ấm áp nhất, hài hòa nhất thế gian. (Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận - Trịnh Tiểu Lan)


    3.Khi thực sự quan tâm và đủ kiên nhẫn để truyền đạt thì bao giờ chúng ta cũng nhận được những hưởng ứng tích cực và thu được kết quả tốt nhất. (Charlotte Bronte) - Đắc Nhân Tâm

    Trích dẫn hay nhất số 8
    Trích dẫn hay nhất số 8
    Trích dẫn hay nhất số 8
    Trích dẫn hay nhất số 8
  9. 1.Lời khen chính là một biểu hiện từ nội tâm, khẳng định sự tốt đẹp của sự vật. Lời khen có thể giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn và có mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người. Ai cũng thích được khen, do đó, bất kể là trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta nhất định phải học cách khen người khác. Bởi lời khen sẽ khiến bạn vui vẻ, lời khen có thể kéo gần khoảng cách giữa người với người. (Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ)


    2.Tôi không có quyền làm giảm giá trị một người trong chính mắt người ấy. Điều quan trọng không phải là tôi nghĩ gì về anh ta mà là anh ta nghĩ gì về chính mình. Làm thương tổn phẩm giá con người là một tội ác. (Antoine de Saint Exupery) (Đắc Nhân Tâm)


    3.Mỉm cười là thể hiện cảm giác thân thiết của mình với người khác. Chúng ta muốn để lại ấn tượng nhiệt tình, thân thiện cho người khác thì hãy mỉm cười thật nhiều. Đây cũng là phương thức trực tiếp nhất, đơn giản nhất để chúng ta nhận được sự chào đón của họ. (Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận - Trịnh Tiểu Lan)

    Trích dẫn hay nhất số 9
    Trích dẫn hay nhất số 9
    Trích dẫn hay nhất số 9
    Trích dẫn hay nhất số 9
  10. 1.Vai trò hay địa vị của mỗi người trong xã hội chỉ mang tính tương đối, khi chúng ta nói chuyện với người khác, phải hiểu địa vị của bản thân và địa vị của đối phương có sự khác biệt hay không. Nếu có thì sự khác biệt ấy là lớn hay nhỏ, phải hiểu rõ điểm này thì khi nói chuyện với người khác chúng ta mới không nhầm lẫn và phạm lỗi được. (Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận)


    2.“Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai”. (Đắc Nhân Tâm)


    3.Nếu muốn kết nối với những người khác, bạn phải cố gắng truyền cảm hứng cho họ. Nhưng đừng làm điều đó để khiến bạn hoặc người khác cảm thấy thoải mái hơn. Hãy làm điều đó để khiến thế giới trở nên tốt hơn. (Ai cũng giao tiếp nhưng mấy người kết nối)

    Trích dẫn hay nhất số 10
    Trích dẫn hay nhất số 10
    Trích dẫn hay nhất số 10
    Trích dẫn hay nhất số 10


loading...