Top 10 Phong tục tập quán nổi bật nhất của Việt Nam

Phong tục tập quán có thể hiểu là những thói quen hay chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc ... xem thêm...

  1. Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của người Việt Nam, trải qua bao biến động của lịch sử nhưng những phong tục ngày Tết vẫn được lưu giữ từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác. Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam với nhiều giá trị nhân văn, thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Người xưa cho rằng Tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, đây là lúc thế hệ con cháu thể hiện lòng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết tình làng nghĩa xóm…


    Với người dân Việt Nam, Tết được coi là “món ăn tinh thần” không thể thiếu vào những dịp cuối năm. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Không chỉ vậy, Tết cổ truyền còn thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nền văn minh nông nghiệp Việt Nam từ xa xưa, nhằm gắn kết tinh thần dân tộc, giữa gia đình và xóm làng, con người với thiên nhiên.

    Tết Nguyên Đán – Phong tục tập quán Việt Nam đặc trưng
    Tết Nguyên Đán – Phong tục tập quán Việt Nam đặc trưng
    Tết Nguyên Đán – Phong tục tập quán Việt Nam đặc trưng
    Tết Nguyên Đán – Phong tục tập quán Việt Nam đặc trưng

  2. Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam, Tứ phủ là một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền (trời, đất, sông, rừng núi), coi tự nhiên là Mẹ. Người đời cho rằng các vị Nữ thần có chức năng sáng tạo sinh sôi, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của con người. Lấy hình tượng người mẹ làm trung tâm để thể hiện niềm tin, khát vọng trong cuộc sống.


    Tam Phủ chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời (Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (Mẫu Thoải). Còn Tứ phủ sẽ gồm ba vị Mẫu trên và Mẫu Địa Phủ. Tín ngưỡng thờ cúng các Nữ Thần đã xuất hiện từ cách đây hàng nghìn năm, chẳng hạn như trong phong tục tập quán Việt Nam có thờ các thần như: Chúa Kho, Quan Âm Thị Kính, Liễu Hạnh… Theo quan niệm dân tộc, Thiên nhiên chính là Đức Mẹ và con người là con của thiên nhiên, thế nên chúng ta thờ cúng các Nữ Thần là để Ngài che chở, bảo bọc…


    Trở về với nguồn gốc, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ mang đậm chất bản địa và nguyên thủy. Bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ, khi người mẹ, người vợ giữ vị trí quan trọng trong gia đình. Mẹ là biểu tượng cho sự sinh tồn của giống nòi. Cho đến hiện nay, tín ngưỡng Thờ Mẫu vẫn mang sức sống bền bỉ và được thực hành trên 7000 đền, phủ trên cả nước.

    Thờ mẫu Tam phủ, Tứ Phủ – Tôn giáo và tín ngưỡng
    Thờ mẫu Tam phủ, Tứ Phủ – Tôn giáo và tín ngưỡng
    Thờ mẫu Tam phủ, Tứ Phủ – Tôn giáo và tín ngưỡng
    Thờ mẫu Tam phủ, Tứ Phủ – Tôn giáo và tín ngưỡng
  3. Tết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình.


    Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.

    Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết thanh minh. Vào năm 2024, Tết thanh minh sẽ nhằm ngày 4/4 Dương lịch (26/2 Âm lịch), sau khi kết thúc tiết xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4. Trong dịp Tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc tấp nập thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ba mẹ ông bà khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình. Bên cạnh đó, mọi người còn quét dọn cho những mồ mả vô chủ, không có người thân tới chăm nom, thể hiện được sự nhân văn, đạo lý tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
    Tết Thanh minh – Lễ Tết
    Tết Thanh minh – Lễ Tết
    Tết Thanh minh – Lễ Tết
    Tết Thanh minh – Lễ Tết
  4. Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8. Trăng tròn chính là biểu tượng của sự sum họp, thế nên Tết Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên. Vào dịp này, theo phong tục tập quán Việt Nam mọi người sẽ cùng quây quần bên nhau, ăn bánh trung thu, thưởng trà và trò chuyện.


    Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.


    Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả... Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm dân phố hoặc TTTM lớn đều có tổ chức trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các bé đến cùng vui chơi, chụp ảnh.

    Tết Trung thu – Lễ Tết
    Tết Trung thu – Lễ Tết
    Tết Trung thu – Lễ Tết
    Tết Trung thu – Lễ Tết
  5. Là người Việt, có lẽ bất cứ ai cũng biết đến tục ăn trầu cau là một nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông từ thời xa xưa. Không chỉ nhắc nhớ về sự tích “Trầu cau”, mà ăn trầu còn thể hiện phong tục giao tiếp độc đáo của người Việt. Ngày nay, xã hội phát triển, tục ăn trầu cau không còn phổ biến, nhưng tại các làng quê nét đẹp văn hóa này vẫn còn hiện hữu…


    Dân gian ta có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thế nên hình ảnh miếng trầu còn đi đôi với lời chào. Ngoài ra, nó còn là biểu tượng cho sự tôn kính, thường xuất hiện trong các buổi lễ cưới hỏi, lễ thọ, cúng gia tiên… Hơn nữa, tính phổ biến của trầu cũng rất cao, ở mọi tầng lớp giàu nghèo và vùng miền nào bạn cũng sẽ tìm được loại quả này.
    Tục ăn trầu – Giao thiệp
    Tục ăn trầu – Giao thiệp
    Tục ăn trầu – Giao thiệp
    Tục ăn trầu – Giao thiệp
  6. Lễ cầu an, hay lễ hội cầu an là sinh hoạt dân gian gắn kết chặt chẽ với nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam như Tày, Mường, Thái,… Đây là dịp để mọi người gặp gỡ, giao tiếp bày tỏ niềm tôn kính với thần linh, tổ tiên, thể hiện ước vọng trong sáng cho một cuộc sống hạnh phúc, an yên, ấm no… Với người nhiều dân tộc thì lễ cầu an là một nghi lễ rất quan trọng hàng năm.


    Về nguồn gốc lễ cầu an thời nay cũng có các truyền thuyết khác nhau song đa phần có điểm tương đồng là: lễ cầu an là dịp cho mọi người tưởng niệm công đức của Bà Thiên Hậu, vị “thần” cai quản sông nước nhằm xin bà che chở khi gặp hoạn nạn, không bị bão lũ mà người dân bình yên làm việc. Cạnh đó là trừ khử những hạng người xấu xa, gian tà.


    Lễ hội cầu an bản Mường liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần và văn hoá tâm linh của người dân Bản Mường. Bên cạnh đó cũng liên quan đến mùa màng, sức khoẻ và công việc sản xuất trong năm. Do vậy, lễ hội được tiến hành hết sức long trọng và vui tươi. Thu hút sự tham dự của người dân ở vùng quê (Thái, Mường). Trong lễ hội nhiều người còn bộc lộ ước vọng cầu an cho đời sống. Mối liên hệ mật thiết giữa thần và người. Mà còn biểu hiện ước vọng phát triển thông qua việc cầu mong là có mùa màng tươi tốt, gia súc sinh sôi. Ngoài ra, cũng mang ý nghĩa trả ơn thần linh đã giúp mùa màng tươi tốt và đưa cuộc sống ấm no về cho nhiều người.


    Lễ hội cầu an bản Mường – Lễ hội Việt Nam
    Lễ hội cầu an bản Mường – Lễ hội Việt Nam
    Lễ hội cầu an bản Mường – Lễ hội Việt Nam
    Lễ hội cầu an bản Mường – Lễ hội Việt Nam
  7. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc lễ hội đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ, tổ chức lớn vào những năm chẵn.


    Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:

    • Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.
    • Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Bộ lễ phục được mặc trong lễ dâng hương (từ năm 2000 đến 2020) được thực hiện theo mẫu của họa sĩ Ngô Thu Nga - Viện mẫu thời trang Fadin.
    Lễ hội Đền Hùng – Lễ hội Việt Nam
    Lễ hội Đền Hùng – Lễ hội Việt Nam
    Lễ hội Đền Hùng – Lễ hội Việt Nam
    Lễ hội Đền Hùng – Lễ hội Việt Nam
  8. Người Xa Phó còn được gọi là Phù Lá, Lao Pạ, Lao Mạ, Bồ Khô Pạ, Bồ Khô Mạ... sống tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, Thị xã Sa Pa; thành phố Lào Cai của tỉnh Lào Cai. Họ có đời sống kinh tế gắn liền với sản xuất nông nghiệp, bởi vậy đã hình thành nên một tập quán riêng trong đời sống hằng ngày với nhiều nét văn hóa mang đặc trưng của dân tộc mình.


    Đối với người Xa Phó, tết cơm mới là một nghi lễ rất quan trọng để cảm ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho gia đình, cộng đồng có vụ mùa bội thu. Đồng thời, nghi lễ còn có ý nghĩa là rước hồn mẹ lúa về kho để nghỉ ngơi, để chuẩn bị cho một năm canh tác mới, một mùa vụ mới vào năm sau.


    Lễ hội cơm mới còn là dịp để đồng bào Xa Phó cùng nhau vui chơi, chào mừng một mùa vụ bội thu với các trò chơi dân gian, những tiết mục văn hóa văn nghệ, những tiết mục biểu diễn do chính người dân thực hiện: Múa xòe kết hợp với kèn ma nhí, đây là điệu múa xòe đặc trưng của người Xa Phó thường được tổ chức ngày tết, ngày hội vui mừng năm mới đã đến, mừng cho mùa màng bội thu, cầu cho con người cũng như vật nuôi được sinh sôi phát triển.


    Múa xòe còn là dịp để con cháu đến chúc mừng người già trong gia đình và là dịp để thanh niên, trai gái tìm hiểu và lựa chọn bạn đời; Thổi sáo cúc kẹ là sáo làm bằng cây trúc, đặc biệt người Xa Phó dùng bằng mũi để thổi, tiếng sáo du dương, lúc trầm, lúc bổng rất say đắm lòng người; Múa sạp là điệu múa tập thể, thể hiện tinh thần đoàn kết, thể hiện tình cảm mến khách của người Xa Phó.

    Lễ ăn cơm mới của người Xa Phó
    Lễ ăn cơm mới của người Xa Phó
    Lễ ăn cơm mới của người Xa Phó
    Lễ ăn cơm mới của người Xa Phó
  9. Chợ Tình Sapa là một phiên chợ đặc biệt, vừa là chợ vừa không phải chợ. Gọi là chợ thì ở đó phải có người mua, kẻ bán. Nhưng chợ tình ở đây không ai bán, cũng chẳng ai mua và cũng chẳng ai biết cái chợ tình này có từ bao giờ. Người dân nơi đây cũng chỉ biết rằng, trước đây chợ ở Sapa chỉ họp mỗi tuần một phiên vào thứ bảy, người từ khắp các bản làng xa xôi về đây họp nhưng lúc tan chợ thì trời cũng xế chiều, mọi người không thể băng rừng về nhà.


    Vì vậy, tất cả già trẻ gái trai đi chợ tụ họp quây quần cùng nhau, dần dần trở thành tục lệ, thói quen, rồi sau đó phiên chợ trở thành nơi nam thanh nữ tú tìm hiểu, hẹn hò. Kể từ đó trở đi, đêm cuối tuần ở nơi này luôn luôn nhộn nhịp bởi tiếng khèn giao duyên của các chàng trai bản làng, những điệu múa mê hồn của các cô thôn nữ vùng cao, váy áo xúng xính rực rỡ.

    Thổi khèn tìm bạn tình ở chợ tình Sapa
    Thổi khèn tìm bạn tình ở chợ tình Sapa
    Thổi khèn tìm bạn tình ở chợ tình Sapa
    Thổi khèn tìm bạn tình ở chợ tình Sapa
  10. Dân tộc Giẻ Triêng là một trong số những dân tộc ít người, sinh sống ở vùng Đông Bắc dãy Trường Sơn. Số dân khoảng hơn 50 ngàn người tập trung chủ yếu tại tỉnh Kon Tum. Bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú, người Giẻ - Triêng còn lưu giữ được phong tục cưới hỏi mang nét riêng biệt. "Củi hứa hôn là phong tục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Giẻ Triêng trước khi về nhà chồng. Người con gái đảm đang, khéo tay sẽ chọn lựa nhiều củi đẹp, đều. Củi càng nhiều, đẹp, thì vợ chồng sống với nhau hòa thuận".


    Theo tục lệ của người Giẻ Triêng, con gái chủ động trong việc hôn nhân của mình và sự lựa chọn của con cái được cha mẹ tôn trọng. Muốn lấy chồng, các cô gái không chỉ phải chuẩn bị củi hứa hôn mà còn phải thạo đan chiếu, dệt vải (ở những vùng có nghề dệt). Khi các cô gái đã đến tuổi cập kê, đã gặp một chàng trai nào đó mà mình ưng ý, bằng cách lựa những khúc mía hoặc dưa leo (trồng trên dãy) hoặc bắp nướng… Những tặng vật này được cô gái xếp thành hàng và mang đến nhà Rông vào thời điểm khi có mặt đông đủ các chàng trai trong làng, cô gái sẽ chủ động mang những đến mời chàng trai ăn. Nếu như chàng trai đó đồng ý ăn thì có nghĩa là họ đã trở thành cặp đôi yêu nhau. Trong thời gian đôi trai gái tìm hiểu nhau, một người có uy tín trong làng, không có họ hàng với hai gia đình chuẩn bị lễ vật đứng ra làm mai mối. Lễ cưới của người Giẻ Triêng được chia thành 2 phần chính: lễ đám hỏi và lễ cưới. Lễ hỏi được tổ chức vào ban đêm lần lượt từ nhà trai sang nhà gái và phải bí mật (chỉ có những người thật gần gũi với chú rể và cô dâu). Tại lễ hỏi, người mai mối khấn xin phép thần linh, và bắt cố gái đảm nhận việc cắt cổ gà, linh vật mà nhà trai mang đến. Sau khi tiến hành xong đám hỏi ở nhà trai, nhà gái đón nhà trai và người mai mối về làm đám hỏi ở nhà mình. Đến ngày lành tháng tốt, đám cưới được tổ chức vào ban ngày. Lúc này việc quan trọng là chuyển củi từ nhà gái sang nhà trai. Đáp lại, nhà trai tặng cho nhà gái một đùi lợn, ít gạo, muối, ớt và 1 bầu rượu để nhà gái gùi mang về. Sau khi tiến hành xong buổi lễ, nhà trai và nhà gái chúc nhau bằng hình thức đối đáp, giao duyên cho tới quá trưa.


    Tục “Củi hứa hôn” không chỉ là một tập tục, mà còn là một nét đẹp văn hoá, giáo dục độc đáo của người Giẻ Triêng. Nó chính là thước đo bản chất và nhân cách của những cô gái Giẻ Triêng, không những đánh dấu sự trưởng thành của cô gái, chàng trai về tuổi đời mà còn mang ý nghĩa về khả năng tự chủ trong cuộc sống. Hiện nay, cuộc sống có nhiều thay đổi, dân tộc Giẻ Triêng vẫn lưu giữ phong tục này như là bức thông điệp tình yêu vô giá trong lễ cưới mà không có sính lễ nào có thể thay được.

    “Củi hứa hôn” của người Giẻ Triêng
    “Củi hứa hôn” của người Giẻ Triêng
    “Củi hứa hôn” của người Giẻ Triêng
    “Củi hứa hôn” của người Giẻ Triêng


loading...