Top 10 Món ăn lợi sữa bổ dưỡng nhất cho mẹ sau sinh mổ

Từ lâu việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được đánh giá rất cao trong việc giúp trẻ phát triển tốt nhất, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế. Nhiều mẹ sau ... xem thêm...

  1. Đây là một trong những món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Xương bò giàu canxi, đậu đỏ lại giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bổ sung sắt, vitamin B1, B6 hỗ trợ hệ thần kinh, giảm stress. Hơn thế nữa, trong đậu đỏ còn có một số hoạt động như estrogen – chất giúp tuyến vú phát triển và tăng lượng sữa tiết ra. Vì thế, canh xương bò hầm đậu đỏ là món ăn tốt cho phụ nữ sau sinh.


    Nguyên liệu: Xương bò, đậu đỏ, gia vị, gừng


    Cách làm:

    • Vo qua đậu đỏ cho sạch rồi ngâm với nước khoảng 4 tiếng cho mềm. Xương bò luộc qua với muối, rồi vớt ra rửa sạch với muối, để ráo.
    • Ninh xương bò để chế độ lửa nhỏ, nêm nếm bột canh, tiêu, hạt nêm. Đồng thời cho thêm vài lát gừng, một thìa cà phê rượu để khử mùi xương bò.
    • Trong quá trình ninh, thường xuyên hớt bọt để nước dùng trong hơn.
    • Ninh xương khoảng 20 phút, sau đó bỏ đậu đỏ vào nung.
    • Ninh cho đến khi đậu đỏ mềm thì nêm nếm lại cho vừa ăn.
    Canh xương bò hầm đậu đỏ
    Canh xương bò hầm đậu đỏ
    Canh xương bò hầm đậu đỏ
    Canh xương bò hầm đậu đỏ

  2. Rau ngót là một trong những loại thực phẩm lợi sữa hàng đầu. Trong rau ngót chứa hàm lượng cao các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ sau sinh nhất là mẹ sinh mổ. Rau ngót có tính mát, giúp vết thương chóng liền miệng. Còn thịt nạc giàu protein giúp tái tạo tế bào, hình thành lớp da non, chóng lành vết mổ sau sinh cho mẹ.

    Thịt nạc bình thường sẽ rất khó ăn nếu chỉ rang hoặc luộc nhưng lại ngon hơn rất nhiều khi kết hợp với rau ngót. Một tuần mẹ thêm canh rau ngót nấu thịt nạc vào thực đơn ăn của mình, khoảng 2 – 3 lần vừa để đổi bữa lại vừa cải thiện chất lượng sữa cho con bú.


    Nguyên liệu:

    • 1 bó rau ngót
    • 150g thịt nạc thăn heo bằm
    • 1 muỗng cà phê hạt nêm
    • 1 muỗng cà phê bột canh
    • 1/2 muỗng nước mắm
    • 1/2 muỗng cà phê bột ngọt


    Cách làm:

    • Rau ngót chọn lá non nhỏ, màu xanh và còn tươi. Tuốt bỏ cọng rửa thật sạch sau đó vò nhẹ cho hơi nát lá.
    • Chuẩn bị nồi, thêm 2 muỗng dầu vào phi thơm hành tím băm sau đó trút thịt vào đảo qua sau đó thêm nước vào nồi, nêm thêm 1 muỗng cà phê bột canh. Nước trong nồi sôi thả rau vào đun sôi trong vòng 2 phút để rau vừa chín mềm rồi tắt bếp, nêm thêm ½ muỗng nước mắm cho thơm và ½ muỗng cà phê bột ngọt.
    • Khuấy đều canh 1 - 2 lần nữa, nước sôi lại thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
    • Múc canh ra tô, ăn cùng với cơm.
    Canh rau ngót nấu thịt nạc
    Canh rau ngót nấu thịt nạc
    Canh rau ngót nấu thịt nạc
    Canh rau ngót nấu thịt nạc
  3. Một món ăn mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn ăn gì lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ đó chính là cháo chân dê. Thịt dê là loại thịt rất giàu vitamin với các vitamin nhóm B (B1, B3, B9, B12), vitamin K, E, protein, axit amin, axit béo omega 3, omega 6, các khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, mangan,…) giúp mẹ sau sinh mổ có nhiều sữa cho con bú và phục hồi cơ thể sau mổ nhanh chóng.


    Tuy thịt dê rất bổ dưỡng nhưng mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều vì có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể, khiến vết mổ lâu lành đối với mẹ sinh mổ. Các chuyên gia khuyên đối với mẹ sau sinh mổ chỉ nên ăn 1 - 2 bữa cháo dê/ tuần, kết hợp cùng các món cháo bổ dưỡng khác như cháo móng giò, cháo lươn, cháo rau ngót thịt lợn…


    Nguyên liệu:

    • 3 - 4 chân dê
    • 1 lon gạo nếp
    • 15gr thông thảo
    • 25gr hạt sen
    • 25gr ý dĩ
    • 1 củ gừng nhỏ
    • 2 quả chanh tươi
    • Gia vị đầy đủ


    Cách làm:

    • Bước 1: Sơ chế chân dê:
      • Cách sơ chế chân dê để nấu cháo không bị hôi, khó ăn: Công đoạn sơ chế chân dê không khó nhưng cần có nhiều thời gian để tẩm ướp, trộn chân dê với nước cốt chanh. Vì vậy, bạn nên tiến hành sơ chế 3 - 4 tiếng trước khi nấu, căn đúng thời gian nấu sao cho tiện lợi nhất. Chân dê mua về đem thui vàng, ở quê có thể thu bằng rơm còn nếu không bạn có thể thui trên bếp gas có lửa to, thui vàng đều hết tất cả các mặt rồi dùng dao lam cạo sạch hết lông, vỏ bị đen. Đồng thời chặt bỏ phần móng nhọn ở đầu, rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch, để ráo nước. Tiếp theo, cho chân dê vào tô to, ướp cùng với 1 thìa canh dầu ăn + 2 quả chanh vắt lấy nước cốt. Bóp đều tất cả các chân để chanh ngấm vào bên trong. Trộn khoảng 5 phút thì bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm, cho vào tủ lạnh ngăn mát, để khoảng 3 - 4 tiếng để chanh ngấm vào trong, loại bỏ mùi hôi ở chân dê. Sau 3 - 4 tiếng để trong tủ lạnh thì đem ra, rửa lại 2 - 3 lần dưới vòi nước lạnh, để ráo nước. Bắc lên bếp một nồi nước 500ml, đập dập 1 nhánh gừng nhỏ, đun sôi rồi cho chân dê vào trụng sơ qua 3 - 4 phút (không nên trụng quá lâu sẽ làm thịt bị dính, mất chất). Vớt chân dê ra để nấu cháo. Chỉ cần thực hiện theo những bước ở trên thì chân dê khi nấu sẽ không có mùi hôi, ngọt nước, đầy đủ dinh dưỡng. Chân dê sau khi sơ chế thì chặt thành từng miếng vừa ăn.
    • Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác:
      • Gạo nếp đem vo 2 lần nước. Để rút ngắn thời gian nấu, bạn nên ngâm gạo trong khoảng 30 phút.
      • Thông thảo, hạt sen, ý dĩ đem rửa sạch, đem ngâm với nước từ 30 phút đến 1 tiếng cho nở đều, khi nấu sẽ nhanh mềm hơn.
    • Bước 3: Nấu cháo chân dê:
      • Bắc chảo lên bếp, đun sôi 1 - 2 thìa canh dầu, cho chân dê vào xào sơ qua để thịt săn lại, tắt bếp, cho ra nồi hầm. Như vậy khi nấu cháo sẽ ngon hơn.
      • Bắc nồi lên bếp để hầm chân dê, lượng nước nhiều thì nấu cháo loãng, nước ít thì nấu cháo đặc. Tùy theo khẩu vị của mỗi người. Khi hầm thì cho thêm một chút muối để ngọt nước. Ninh chân dê trong khoảng 60 phút đến khi chân mềm nhừ. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể hầm bằng nồi áp suất, chỉ mất từ 15 - 20 phút.
      • Khi chân dê chín nhừ thì cho tiếp gạo nếp, thông thảo, hạt sen, ý dĩ vào nồi hầm. Đến khi tất cả các nguyên liệu đều chín nhừ thì nêm nếm gia vị và tắt bếp.
    • Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức:
      • Tùy theo khẩu vị của mỗi người, khi ăn có thể cho thêm một chút hành hoa thái nhỏ, vớt bỏ phần bã thông thảo.
      • Nếu ăn cháo chân dê gạo nếp khiến các mẹ sau sinh cảm thấy ngán thì hãy cho thêm gạo tẻ vào nấu cùng nhé.
      • Ngoài ra, chị em có thể cho thêm vài hạt đậu xanh vào hầm. Cách nấu cháo chân dê đậu xanh cũng giống hệt với các thức ở trên. Trước khi nấu, đậu xanh đem vo, vớt hết hạt lép, ngâm khoảng 30 phút cho đỗ xanh nở. Khi ninh chân dê chín thì cho đậu xanh cùng với gạo nếp vào hầm chín, nêm nêm gia vị và thưởng thức.
    Cháo chân dê
    Cháo chân dê
    Cháo chân dê
  4. Chân giò có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho các mẹ sau sinh bởi trong chân giò có nhiều loại chất dinh dưỡng như: Chất béo, chất đạm, Canxi, Sắt, Phốt pho, Vitamin A, B,… Kết hợp móng giò hầm đu đủ giúp làm giảm lượng chất béo trong chân giò, tạo ra món ăn ngon miệng và giàu dưỡng chất cho các bà mẹ sau sinh.


    Nguyên liệu:

    • 2 chân giò heo
    • 1 quả đu đủ xanh
    • 3 nhánh hành
    • 3 nhánh mùi tàu
    • 1 thìa canh bột canh
    • 1/2 thìa cà phê tiêu xay
    • 1 thìa nước tương


    Cách làm:

    • Đầu tiên cần sơ chế nguyên liệu, cạo sạch chân giò, rửa rồi cho vào nồi luộc trong 1 phút. Sau đó chặt thành 3 khúc rồi ướp với một chút bột canh. Đu đủ nạo vỏ, cắt khúc vừa ăn rồi mới rửa để bớt nhựa.
    • Tiếp đến, cho xương vào nồi, xào qua cho thấm đậm vị bột canh sau 2 phút cho nước vào đun, hạ nhỏ lửa và bắt đầu hầm chân giò khoảng 30 - 40 phút cho giò mềm hoàn toàn.
    • Sau khi giò heo đã được hầm mềm, thì cho đu đủ vào, nêm lại mắm, muối, hạt nêm cho phù hợp khẩu vị, khuấy nhẹ rồi vặn lửa vừa và tiếp tục hầm thêm khoảng 10 phút.
    • Cuối cùng khi đu đủ đã chín mềm thì nêm nếm lại gia vị cho hợp với khẩu vị gia đình bạn, cho lá hành và mùi tàu đã cắt nhỏ vào và tắt bếp.
    • Để món hầm thơm ngon hơn, khi ăn bạn nên rắc thêm 1 ít tiêu xay.
    • Chân giò hầm đu đủ là món ăn thơm ngon bổ dưỡng. Đu đủ ngọt mềm, giò heo béo thơm, không có nhiều độ ngấy rất thích hợp cho các mẹ đang cho con bú, tạo sữa tốt.
    Canh đu đủ xanh nấu chân giò
    Canh đu đủ xanh nấu chân giò
    Canh đu đủ xanh nấu chân giò
    Canh đu đủ xanh nấu chân giò
  5. Nhiều mẹ có thể phân vân không biết nên ăn súp lơ xanh hay trắng sẽ tốt hơn. Thực tế các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định sau sinh mổ ăn súp lơ xanh sẽ tốt hơn so với súp lơ trắng. Cụ thể, Vitamin A, canxi, magie, kẽm, phốt pho, sắt, axit folic trong súp lơ xanh sẽ giúp sản phụ tăng cường thị lực, ngăn ngừa loãng xương, phòng chống thiếu máu sau khi sinh mổ. Ngoài ra, súp lơ xanh còn chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.


    Rõ ràng là món ăn giàu dưỡng chất này rất dễ “gây nghiện”, nhưng mẹ đừng nên ăn quá nhiều súp lơ có thể gây đầy bụng do dư thừa chất xơ, nên số lượng lý tưởng là tối đa 2 bữa/tuần trong thực đơn ăn thôi nhé các mẹ!


    Nguyên liệu:

    • Súp lơ xanh, muối, nước.


    Cách làm:

    • Bước 1: Sơ chế súp lơ xanh bằng cách cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn, sau đó rửa sạch. Ngâm súp lơ trong nước muối loãng, sau đó vớt ra và để ráo.
    • Bước 2: Đun sôi nước, sau đó cho súp lơ đã chuẩn bị vào nước sôi để luộc. Khi súp lơ đã chín, hãy gắp ra đĩa để nguội.
    Súp lơ xanh luộc
    Súp lơ xanh luộc
    Súp lơ xanh luộc
    Súp lơ xanh luộc
  6. Thịt chim bồ câu được xem là một trong những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng protein khoảng 24%, cao hơn hẳn so với các nhóm thịt khác như thịt lợn, cừu, gà, thịt vịt … Trong thịt chim bồ câu chỉ chứa 0,3% hàm lượng chất béo, rất thích hợp để nấu cháo cho mẹ sau sinh mổ, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mẹ. Bên cạnh đó, thịt chim bồ câu còn chứa các khoáng chất thiết yếu canxi, sắt, đồng, các loại vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin E, vitamin B được đánh giá là nhiều hơn so với các loại thịt khác.


    Ngoài ra, sau sinh mổ, nhiều mẹ hay bị rụng tóc, chính vì thế sau sinh mổ mẹ ăn cháo bồ câu là rất tốt. Bởi thịt chim bồ câu chứa một lượng lớn axit pantothenic, có khả năng hỗ trợ tốt cho việc giảm thiểu các triệu chứng tóc bạc, hư hỏng tóc trước tuổi và ngăn ngừa rụng tóc. Đặc biệt, cháo chim bồ câu còn giúp các bà mẹ nhanh chóng hồi sức và có sữa cho em bé.


    Với những lợi ích trên chính là lý do cháo bồ cầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ sinh mổ nên bổ sung.


    Nguyên liệu:

    • Chim bồ câu: 1 con
    • Gạo tẻ: nửa bát gạo
    • Đậu xanh: 50g
    • Cà rốt: ½ củ
    • Nấm hương: 3-4 cái
    • Hành lá, chanh, gừng
    • Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu, muối


    Cách làm:

    • Bước 1: Làm thịt chim bồ câu: Làm sạch chim bồ câu bằng cách: Ngâm nhanh qua nước rồi sau đó vặt sạch lông. Mổ phần bụng và lấy hết phần nội tạng, chỉ giữ lại: trứng, tim, gan, mề. Sát muối để làm sạch và khử mùi tanh của chim. Lọc lấy phần thịt trên con chi, xương đem ninh lấy nước. Lưu ý: Để chim ăn ngon nhất mẹ nên chọn chim bồ câu mới bắt đầu đủ lông. Tiết chim rất bổ nên không cắt tiết chim như làm thịt gà. Không cần ngâm chim vào nước đun sôi mà vặt lông sống, lông chim rất dễ vặt.
    • Bước 2: Sơ chế nguyên liệu: Thịt chim bồ câu ướp với hạt nêm, hạt tiêu trong 30 phút cho ngấm gia vị. Vo gạo và hạt đậu xanh rồi ngâm trong nước ấm cho đến khi nở mềm thì vớt ra để ráo nước. Ngâm nấm hương cho nở rồi rửa sạch, thái chỉ nhỏ. Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch thái hạt lựu. Hành lá, gừng cùng rửa sạch, thái nhỏ. Lưu ý: Tùy vào sở thích của mỗi mẹ, có thể cho thêm hạt sen để món cháo trở nên thơm và ngon hơn.
    • Bước 3: Tiến hành nấu cháo chim bồ câu: Phần xương chim bồ câu sau khi ninh xong cho gạo, đậu xanh, gừng, nấm hương vào nồi nước dùng và đun lửa vừa. Khi nồi cháo sôi và sánh lại, cho phần thịt bồ câu đã ướp, cà rốt và cho muỗng muối, hạt nêm nếm vừa miệng. Tiếp tục đun khoảng 40 phút cho sôi lần nữa khi nào thấy gạo nhừ thì tắt bếp cho hành lá, hạt tiêu sau đó múc ra bát và thưởng thức.
    Cháo chim bồ câu hầm táo đỏ
    Cháo chim bồ câu hầm táo đỏ
    Cháo chim bồ câu hầm táo đỏ
    Cháo chim bồ câu hầm táo đỏ
  7. Theo các chuyên gia phân tích, trong súp lơ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho mẹ sau khi sinh. Không chỉ có tác dụng bổ máu, tăng năng lượng, ăn súp lơ còn hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và hệ miễn dịch. Cũng bởi thế, mẹ sau sinh ăn súp lơ có thể yên tâm về độ lành tính của món rau này nhé.


    Cả súp lơ và thịt bò đều là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều sắt, canxi, các loại vitamin và khoáng chất khác. Kết hợp bò với súp lơ vừa cung cấp sắt lại giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh.


    Nguyên liệu:

    • Khoảng 200g thịt bò, một cây súp lơ xanh, ½ củ hành tây, tỏi, hành lá, gia vị.


    Cách làm:

    • Thịt bò rửa sạch rồi thái mỏng, ướp với gia vị cho ngấm đều.
    • Súp lơ thái thành nhánh nhỏ vừa ăn, rửa sạch rồi để ráo.
    • Hành tây lột vỏ ngoài, rửa sạch rồi thái bổ cau thành miếng vừa ăn.
    • Hành lá rửa sạch, thái thành khúc.
    • Bắc chảo lên phi thơm tỏi rồi cho súp lơ và hành tây vào sào. Khi súp lơ tái thì cho thịt bò vào, cho gia vị vừa ăn rồi đảo đều tay. Cho thêm một chút nước để không bị khô quá. Đến khi thịt bò chín thì tắt bếp và cho hành lá vào đảo đều là được.
    Bò xào súp lơ xanh
    Bò xào súp lơ xanh
    Bò xào súp lơ xanh
    Bò xào súp lơ xanh
  8. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng, thịt bò giàu chất đạm, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho những người thiếu máu, gầy yếu và suy nhược cơ thể. Các mẹ sinh mổ thường băn khoăn không biết ăn thịt bò có bị lồi vết mổ hay không, có bị ngứa vết mổ và lâu lành hay không. Câu trả lời từ các bác sĩ là: thịt bò rất tốt cho sản phụ sau sinh cả mẹ sinh thường và sinh mổ. Thịt bò cung cấp nhiều chất sắt giúp bổ máu và lợi sữa: Trải qua quá trình vượt cạn, mẹ mất máu nhiều nên cần bổ sung những thực phẩm bổ máu như thịt bò với hàm lượng sắt, protein, vitamin B12 cao... thịt bò cũng chứa nhiều chất sắt tốt cho em bé. Món bò kho gừng mềm, ngon, lại có vị cay nóng của gừng ăn rất hao cơm. Hơn nữa, các tinh dầu trong gừng còn giúp mẹ phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh rất hiệu quả.


    Nguyên liệu:

    • Khoảng 500g thịt bò, gừng, hành tím, tỏi, gia vị.


    Cách làm:

    • Thịt bò rửa sạch, cắt miếng dày vừa ăn rồi ướp gia vị: hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn… trộn đều và ướp ít nhất 30 phút để gia vị ngấm đều vào thịt.
    • Bắc chảo lên bếp rồi phi thơm tỏi băm, gừng thái sợi rồi cho vào xào cho thơm. Sau đó, cho thịt bò đã ướp vào đảo đều đến khi thịt bò săn lại thì thêm một cốc nước và nêm nếm thêm gia vị vừa ăn.
    • Nấu to lửa đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun đến khi thịt bò mềm là được.
    • Thịt bò nấu xong thì múc ra bát, cho thêm rau mùi, hạt tiêu giúp món ăn hấp dẫn hơn. Độ thơm, mềm của bò cùng vị cay cay của gừng sẽ rất tuyệt vời với vị giác.
    Thịt bò kho gừng
    Thịt bò kho gừng
    Thịt bò kho gừng
    Thịt bò kho gừng
  9. Trong khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, cùng cenllulose, vitamin B1, B2, hàm lượng vitamin C trong khoai tây cũng rất cao. Do vậy, ăn khoai tây giúp cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ. Khoai tây cũng có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa táo bón tốt cho trẻ thông qua sữa mẹ. Không chỉ vậy, khoai tây còn tốt cho tim mạch, tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá. Ngoài ra, chất xơ, calo trong khoai tây cũng giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của tuyến sữa, giúp mẹ sau sinh mổ có nhiều sữa cho con bú hơn.


    Đây là món ăn rất phổ biến từ bò, được nhiều người ưa thích, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Bò hầm khoai tây mềm, dễ ăn lại có hương vị thơm ngon nên rất cuốn hút, lại giàu dinh dưỡng, tốt cho mẹ sau sinh.


    Nguyên liệu:

    • Khoảng 300g thịt bò
    • 3 củ khoai tây vừa
    • 2 quả cà chua
    • 1 củ cà rốt
    • Rau mùi, tỏi, gia vị.


    Cách làm:

    • Thịt bò rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn, hoặc có thể băm nhỏ tùy sở thích. Sau đó đem ướp với gia vị khoảng 20 phút.
    • Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.
    • Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi băm rồi cho thịt bò vào đảo đều cho săn lại.
    • Sau đó, cho cà chua và một ít nước vào hầm với lửa nhỏ. Khoảng 30 phút sau thì cho khoai tây, cà rốt vào hầm thêm đến khi củ quả chín là được, múc ra bát, cho thêm rau mùi vào là có món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ sinh mổ.
    Thịt bò hầm khoai tây
    Thịt bò hầm khoai tây
    Thịt bò hầm khoai tây
    Thịt bò hầm khoai tây
  10. Sau thời kỳ sinh nở, cơ thể người mẹ thường trở nên yếu ớt. Lúc này, cơ thể mẹ cần được tẩm bổ bằng những loại thực phẩm cần thiết để tái tạo và phục hồi năng lượng. Canh gà hầm thuốc bắc là một món ăn giàu dinh dưỡng và có lợi ích to lớn đối với sức khỏe người mẹ sau sinh.


    Nguyên liệu:

    • Gà ác có lông trắng, da thịt màu đen, xương đen, chân có 5 ngón. Con gà trưởng thành thường có trọng lượng trong khoảng từ 1 đến 1, 5kg. Để nấu món canh gà này, các mẹ có thể chọn gà sống nguyên con hoặc gà làm sẵn được bày bán ở những nơi uy tín chất lượng.


    Cách làm:

    • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Bạn cho gà vào thau chứa sẵn nước nóng, trụng sơ gà qua nước vài lần rồi tiến hành vặt lông gà và rửa sạch với nước lạnh.
    • Bước 2: Loại bỏ phần lòng gà: Ở bước này, các mẹ không nên rửa lại gà để tránh gà bị tanh và vỡ phần tiết bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu gà còn dính một ít phần thải bỏ, bạn nên rửa lại với nước một cách cẩn thận.
    • Bước 3: Hầm chín: Trước khi cho vào nồi, phần thịt gà cần được ướp muối trong 30 phút để giữ được hương vị tươi ngon. Sau thời gian tẩm ướp gia vị, các mẹ hãy để hết phần gà đã sơ chế và các loại thuốc bắc chuẩn bị sẵn vào nồi nước đun sôi. Một điều lưu ý khi hầm là bạn nên để lửa nhỏ để gà chín đều và ngấm kỹ các thành phần thuốc bắc. Bạn có thể nêm thêm gia vị cần thiết theo khẩu vị để món canh hầm thêm đậm đà. Nếu món canh gà hầm thuốc bắc có thành phần là hạt sen, bạn nên cân nhắc hạt còn tâm sen để có lợi hơn về mặt sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm kỹ hạt sen với nước ấm trong vòng 30 phút hoặc chần sơ kỷ tử với nước sôi để đạt để hiệu quả cao nhất về chất lượng.
    Gà hầm thuốc bắc
    Gà hầm thuốc bắc
    Gà hầm thuốc bắc
    Gà hầm thuốc bắc


loading...