Top 10 Dẫn chứng nghị luận về tình mẫu tử, tình yêu thương con người hay nhất

Tình mẫu tử, tình yêu thương con người là một vấn đề hay và thường được đề cập tới khi làm văn nghị luận. Tình yêu thương giữa mẹ và con, giữa người với người, ... xem thêm...

  1. Chị Nguyễn Thị Yên sinh năm 1981, thôn Đôn Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã để lại cho đời một câu chuyện người mẹ chịu mù để con chào đời. Câu chuyện này đã để lại biết bao cảm xúc và lấy đi biến bao nước mắt của chúng ta.


    Cuộc sống tưởng chừng như quá trọn vẹn với chị Yên khi chị đã tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Vậy nhưng cũng từ khi chị bắt đầu mang bầu, bi kịch cuộc đời chị mới dường như bát đầu. Đôi mắt người phụ nữ ấy đã trở nên mù lòa chỉ để đứa con được chào đời. Khi con trong bụng được 5 tháng chị Yên bị chảy máu cam nhiều lần, và có biểu hiện nổi nhiều hạch lạ. Chị đã đi khám và được chuẩn đoán bị ung thư hốc mũi giai đoạn cuối. Các bác sĩ đã khuyên chị, gia đình chị bỏ thai để chữa bệnh và cứu chữa đôi mắt.


    Những ngày tháng ấy đối với chị thật nhiều khó khăn. Vừa chiến đấu với bệnh tật, vừa mang bầu hạnh phúc và đau đớn như hòa làm một. Có những chiều chị lẩn thẩn lang thang khắp ngõ xóm rồi chỉ biết gục mặt cạnh tường vật vã khóc lóc. Vậy nhưng chị đã khước từ cơ hội được chữa bệnh. Chị giữ con và quyết tâm sinh ra bé Nguyễn Hoàng Cẩm Tú ở tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi mắt người mẹ trẻ đã mù lòa. Đối với người phụ nữ này, được sinh con đã là điều hạnh phúc vô bờ, mà chị không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Với chị, có thể sinh ra một đứa con khỏe mạnh là điều vô cùng hạnh phúc mà dù có phải chết, chị cũng không hối tiêc.


    Dẫn chứng 1: Câu chuyện chị Nguyễn Thị Yên
    Dẫn chứng 1: Câu chuyện chị Nguyễn Thị Yên
    Dẫn chứng 1: Câu chuyện chị Nguyễn Thị Yên
    Dẫn chứng 1: Câu chuyện chị Nguyễn Thị Yên

  2. Con bồ nông mẹ bay về tổ sau một ngày đi kiếm ăn nhọc nhằn. Trời mưa gió. Hôm nay, trong cái diều to của nó chẳng có gì. Nó không tìm được một chút thức ăn nào để đem về cho những con bồ công con. Nó đang bay ngược chiều gió và nó thấy kiệt sức. Bồ nông vẫn cố gắng tìm về tổ, về với các con.


    Khi bồ nông mẹ về đến nhà, những con bồ nông con nháo nhắc vươn cổ lên, đưa mỏ của mình lấy mồi từ trong diều của bồ nông mẹ. Bồ nông con được no bụng nhưng chúng không biết rằng đây là bữa ăn cuối cùng mà mẹ nó có thể dành cho chúng.


    Sự hi sinh cao cả của mẹ bồ nông cho các con nhưng qua đó cũng thể hiện sự vô tâm của lũ trẻ non nớt. Chúng coi việc mẹ mang thức ăn về cho mình là hiển nhiên và không màng đến dáng vẻ nhọc nhằn mệt mỏi của mẹ. Và cuối cùng, mẹ bồ nông vĩnh viện ra đi.

    Dẫn chứng 2: Câu chuyện con bồ nông
    Dẫn chứng 2: Câu chuyện con bồ nông
    Dẫn chứng 2: Câu chuyện con bồ nông
    Dẫn chứng 2: Câu chuyện con bồ nông
  3. Có một người con gái khi không thể chịu đựng những lời trách mắng của mẹ, đã giận dữ bỏ nhà ra đi. Một ngày kia khi cô không thể đi được nữa, trong lòng vẫn luôn nhớ mẹ và ân hận vô cùng, cô đã tìm về nhà, Hoảng hốt khi từ xa thấy nhà không khóa cửa, đã khuya mà đèn vẫn sáng, cô sợ có điều gì không lành liền vừa chạy về nhà mình vừa khóc gọi mẹ... Khi thấy mẹ, cô òa khóc nức nở và ôm chặt lấy mẹ.


    Khi đã bớt xúc động, cô hỏi mẹ vì sao lại để cửa mở ra như thế làm cô lo lắng, và người mẹ đã trả lời "Từ khi con đi, ngày nào mẹ cũng mở của và để đèn sáng mong một ngày con trở về".


    Qua câu chuyện này mới thấy tình thương và lòng bao dung của mẹ là vô bờ bến, vô điều kiện...

    Dẫn chứng 3: Tình thương của Mẹ
    Dẫn chứng 3: Tình thương của Mẹ
    Dẫn chứng 3: Tình thương của Mẹ
    Dẫn chứng 3: Tình thương của Mẹ
  4. Trước mặt người ăn xin già nua, khắc khổ, rách rưới, cậu bé đã lục hết túi này đến túi khác mà không có lấy một xu lẻ, cậu bối rối nắm lấy tay ông. "Xin lỗi, cháu không có gì để cho ông cả." Ông lão mỉm cười "Cảm ơn cháu, như vậy là cháu cho lão nhiều lắm rồi".


    Cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận một điều quý giá vô cùng trong cuộc sống. Và qua câu chuyện chúng ta thấy rằng, hãy cho nhau sự yêu thương, đồng cảm, chia sẻ điều đó còn hơn hết thảy mọi thứ vật chất trên thế gian này.

    Dẫn chứng 4: Câu chuyện cậu bé với ông lão ăn xin
    Dẫn chứng 4: Câu chuyện cậu bé với ông lão ăn xin
    Dẫn chứng 4: Câu chuyện cậu bé với ông lão ăn xin
    Dẫn chứng 4: Câu chuyện cậu bé với ông lão ăn xin
  5. Đất nước Palestin có 2 biển hồ: Biển Chết và biển Galile cùng xuất phát từ dòng sông có tên Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan và rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.


    Chia sẻ những gì mình có, giúp đỡ mọi người sẽ làm cho chính bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện hơn, chúng ta cảm nhận được cuộc sống một cách có ý nghĩa, lạc quan, còn sự ích kỉ chỉ khiến mình ngày càng trở nên cô đơn và cằn cỗi.

    Dẫn chứng 5: Hai biển hồ
    Dẫn chứng 5: Hai biển hồ
    Dẫn chứng 5: Hai biển hồ
    Dẫn chứng 5: Hai biển hồ
  6. Liên Xô trong quá khứ được coi là "Người anh cả của Chủ nghĩa Xã hội". Với tinh thần Quốc tế cộng sản to lớn, sau khi chiến thắng ở thế chiến thứ 2, Liên Xô đa không ngừng viện trợ về mọi mặt cho các nước Đông Âu, các nước thuộc địa ở Châu Á giành độc lập, giải phóng đất nước trong đó có VIệt Nam chúng ta.


    Trong lịch sử thế giới từ trước đến nay, không một quốc gia nào vĩ đại như Liên Xô, với tinh thần giương cao ngọn cờ hòa bình, giải phóng giai cấp vô sản, người lính của đất nước này có mặt ở hầu hết khắp các chiến trường trên thế giới, lượng thực, vũ khí, thuốc men, quân tư trang... và rất nhiều tài sản to lớn khác được Liên Xô hỗ trợ hoàn toàn cho các cuộc giải phóng đất nước của các thuộc địa Á, Phi, Đông ÂU.

    Dẫn chứng 6: Người anh cả của Chủ nghĩa Xã hội
    Dẫn chứng 6: Người anh cả của Chủ nghĩa Xã hội
    Dẫn chứng 6: Người anh cả của Chủ nghĩa Xã hội
    Dẫn chứng 6: Người anh cả của Chủ nghĩa Xã hội
  7. Giữ những giận dỗi, oán hận trong lòng cũng giống như bỏ đầy muối vào một cốc nước. Nước sẽ mặn chát mà con giận dữ ấy cũng không nguôi ngoai bớt. Nhưng cũng ngần ấy muối, nếu chúng ta mang bỏ xuống một cái hồ thì nước trong hồ vẫn trong xanh và dịu mát, muối lại có thể tan đi.


    Tha thứ hay khoan dung làm cho chúng ta trở nên nhẹ nhõm, và dễ chịu hơn biết nhường nào.

    Dẫn chứng 7: Tha thứ khoan dung
    Dẫn chứng 7: Tha thứ khoan dung
    Dẫn chứng 7: Tha thứ khoan dung
    Dẫn chứng 7: Tha thứ khoan dung
  8. Ở địa chỉ 30 ô chợ Dừa tại Hà Nội có quán bún bò của người chủ Châu Ngọc Diệp. Sáng thứ 6 hàng tuần, anh cũng tổ chức chương trình “Bát bún 1000 đồng” cho những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như vô gia cư, mồ hôi… Điều đặc biệt là bát bún ấy vẫn đầy đủ các thành phần như chân giò, thịt bò, rau hành, thường có giá vài chục nghìn đồng. Hành động của anh chính là biểu hiện của tình yêu thương và lòng nhân ái.


    Cái giá 1000 đồng chỉ mang tính chất “cho có” còn về bản chất đó là một bữa ăn hoàn toàn miễn phí. Nhờ việc làm tốt đẹp của anh, chúng ta được chứng kiến nụ cười của những người lao động vất vả, những đôi mắt lấp lánh của những đứa trẻ thơ, niềm xúc động của những người ăn xin vì họ đã mấy ngày không có gì vào bụng. Một bát bún của anh có thể cứu giúp một sinh mệnh trong cảnh cùng đường, đói khát đến kiệt sức.


    Việc làm của anh xuất phát từ chính sự chân thành, đồng cảm với những mảnh đất bất hạnh chứ không hề toan tính vụ lợi tên tuổi cho bản thân. Bởi vậy, nó rất được ủng hộ, trân trọng và anh là một tấm gương xứng đáng được tôn vinh. Chương trình của anh dù chỉ là một đóng góp nhỏ cho cộng đồng nhưng cũng đã thúc đẩy và lan tỏa tình yêu thương đến tất cả mọi người.

    Dẫn chứng 8: Bát bún 1000 đồng
    Dẫn chứng 8: Bát bún 1000 đồng
    Dẫn chứng 8: Bát bún 1000 đồng
    Dẫn chứng 8: Bát bún 1000 đồng
  9. Chị Trần Lan Anh ở Bạc Liêu mặc dù sắp phải rời ra cõi đời vì chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng duy trì sự sống mong manh từng ngày của đứa con trong bụng. Khi được nhìn thấy con chào đời cũng là lúc chị mỉm cười và trút hơi thở cuối cùng.


    Năm 2013, chị Lan Anh mang thai lần thứ 3 nhưng không như hai lần trước chị thường có những cơn ho dai dẳng và luôn cảm thấy khó thở, tức ngực. Nhiều lúc ho ra máu, thân hình trở nên gầy xọp đi. Sau khi đi khám bác sĩ kết luận chị suy tim quá nặng và không thể cứu chữa. Mạng sống của chị chỉ tính trên từng ngày. Lúc này, thai nhi đã được 5 tháng, chị Lan Anh biết mình không thể sống được bao lâu nữa nhưng chị khẩn cầu bác sĩ làm mọi cách để đứa bé được chào đời. Trụ được đến tháng thứ 6 thì cơ thể của chị hoàn toàn suy kiệt. Nhận thấy tình thế quá khẩn cấp, các bác sĩ tuyến dưới đã chuyển bệnh nhân lên BV phụ sản Từ Dũ.


    Tại bệnh viện, mặc dù chị chỉ thoi thóp nhưng vẫn lo lắng cho mạng sống của con mình. Nhận thấy mạng sống chỉ tính trên từng giờ, các bác sĩ đã quyết định thực hiện ca mổ đề kịp thời lấy thai nhi dù khi đó bé mới chỉ 6 tháng. Mong rằng, tình mẫu tử thiêng liên, sẽ giúp những cô bé, cậu bé được trào đời trong hoàn cảnh này sẽ vượt mọi khó khăn để trở thành người tốt.

    Dẫn chứng 9: Chị Trần Lan Anh ở Bạc Liêu
    Dẫn chứng 9: Chị Trần Lan Anh ở Bạc Liêu
    Dẫn chứng 9: Chị Trần Lan Anh ở Bạc Liêu
    Dẫn chứng 9: Chị Trần Lan Anh ở Bạc Liêu
  10. Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh.


    Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó cẩn thận đặt cành hoa hồng lên mộ. Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.


    Rồi đến một lúc nào đó, mẹ sẽ già và ra đi mãi mãi. Vậy nên hãy yêu thương mẹ của mình, quan tâm đến mẹ của mình khi bạn còn có thể.

    Dẫn chứng 10: Câu chuyện hoa hồng tặng mẹ
    Dẫn chứng 10: Câu chuyện hoa hồng tặng mẹ
    Dẫn chứng 10: Câu chuyện hoa hồng tặng mẹ
    Dẫn chứng 10: Câu chuyện hoa hồng tặng mẹ


loading...