Top 10 Đặc sản nổi tiếng nhất ở vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh

Bắc Ninh, vùng đất với nền văn hóa truyền thống lâu đời, cái nôi sản sinh ra những làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng. Nơi đây còn có một nền ẩm thực phong phú, ... xem thêm...

  1. Bánh phu thê không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là biểu tượng cho sự hòa quyện, gắn kết, là lời chúc cho tình yêu bền chặt, son sắt, cho cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc. Chiếc bánh nhỏ nhắn, xinh xắn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi. Bánh không chỉ được sử dụng trong các dịp lễ Tết, mà còn là món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè, thể hiện sự quan tâm, trân trọng.


    Tại Bắc Ninh, người ta biết nhiều đến Bánh phu thê Đình Bảng. Bánh dẻo, khi ăn ta thấy độ giòn của đu đủ, dừa, cái béo ngậy khó quên của đỗ xanh hay đặc biệt hơn là phần lá bánh được gói bằng những tấm lá dong truyền thống. Gạo gói bánh cũng phải thơm mùi nếp, bánh khi ra lò có độ mềm nhất định, vàng tươi đạt tiêu chuẩn. Ngày nay, bánh phu thê được biến tấu với nhiều hương vị mới lạ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách. Tuy nhiên, dù có thay đổi thế nào, bánh phu thê vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống, là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.


    Đây cũng là một món quà được rất nhiều người dùng để biếu tặng trong dịp lễ, Tết. Những chiếc bánh này có giá khoảng 10.000 - 15.000đ.

    Bánh phu thê Đình Bảng
    Bánh phu thê Đình Bảng
    Bánh phu thê Đình Bảng
    Bánh phu thê Đình Bảng

  2. Nem bùi là một đặc sản khó quên tại Bắc Ninh. Đúng như cái tên của nó, khi thưởng thức nem này ta thấy có sự khác biệt rõ rệt với các loại nem trên các tỉnh khác. Nem bùi được sử dụng trong ngày là ngon nhất, khi ăn có vị bùi bùi ngon khó cưỡng. Quả nem được gói bằng lá chuối tươi, trong có trang trí lá và đặc biệt khi ăn kèm với lá sung thì hết sảy. Vị bùi bùi của nem quyện vào vị thanh thanh hơi chan chát của lá cho ta cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món ăn này.


    Đây là món ăn thường được dùng trong các dịp lễ Tết, ăn hỏi, cưới xin, cỗ bàn và dùng làm quà biếu rất nhiều. Nếu có dịp ghé thăm, bạn hãy thử mua một quả nem về nhâm nhi thưởng thức nhé. Rất hợp với các bạn nam khi nhậu đấy. Một quả nem trung bình có giá 20.000đ.

    Nem bùi Ninh Xá
    Nem bùi Ninh Xá
    Nem bùi Ninh Xá
    Nem bùi Ninh Xá
  3. Nghề làm tương Đình Tổ có từ lâu đời, gắn liền với lịch sử và văn hóa của làng Đình Tổ, xã Quảng Phú, huyện Quảng Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tương Đình Tổ được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, gồm: đỗ tương, gạo nếp cái hoa vàng và muối, theo công thức tự nhiên, những hũ tương được chưng cất và để đúng độ thời gian nên có vị thơm đặc trưng. Tất cả nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo chất lượng tốt nhất.


    Tương Đình Tổ có hương vị thơm ngon, đặc trưng: vị mặn đậm đà của muối, vị ngọt bùi của gạo nếp và vị béo ngậy của đỗ tương. Tương Đình Tổ được sử dụng để chấm các món ăn như: thịt luộc, cá kho, rau luộc,... góp phần làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Đây là một thứ nước chấm truyền thống và xa xưa vẫn hết sức đậm đà, nó mang hồn cốt của dân tộc. Một hũ tương tuỳ vào to nhỏ sẽ có giá dao động khoảng 30.000đ/ lít.

    Tương Đình Tổ
    Tương Đình Tổ
    Tương Đình Tổ
    Tương Đình Tổ
  4. Đây là một món ăn bình dị, gần gũi, dân dã nhưng vô cùng thơm ngon. Trong đó có chất chứa biết bao hương vị đậm đà của vùng quê hương Kinh Bắc Bắc Bộ. Những chiếc bánh đa kế với vị thơm ngọt bùi đặc trưng của lạc, của dừa, khoai lang đã làm ấm lòng biết bao thực khách khi đến nơi đây.


    Bánh đa kế có thể được thưởng thức theo nhiều cách khác nhau. Bánh có thể được nướng trên bếp than hoa cho đến khi vàng giòn, ăn kèm với nước mắm chua ngọt. Bánh cũng có thể được chiên giòn, ăn kèm với canh gà hoặc canh măng. Bánh đa kế còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon khác như bánh đa cua, bánh đa xào thập cẩm,...


    Bánh đa kế đã trở thành một đặc sản, một món ăn bình dị nổi tiếng. Du khách hoàn toàn có thể hài lòng về một món ăn đậm chất Bắc Bộ và làm quà biếu tặng khi đến nơi đây. Những chiếc bánh đa thơm giòn có giá khoảng 15.000 - 20.000đ.

    Bánh đa kế
    Bánh đa kế
    Bánh đa kế
    Bánh đa kế
  5. Bánh tro Đình Tổ được làm từ gạo nếp, nước tro, một ít vôi, bánh được gói bằng lá chuối, lá dong, mật mía. Để làm ra được một chiếc bánh tro có mùi thơm người ta dùng rơm nếp đốt lấy tro, đổ to vào chậu, hòa nước vôi trong sau đó bỏ cặn lắng dần. Gạo nếp được vo sạch, ngâm đủ giờ chuẩn, vớt ra rồi để cho ráo.


    Lá sau đó rửa sạch, hấp chín mềm rồi lau khô sau đó dùng để gói bánh. Vị thanh mát, ngọt ngào, dịu nhẹ làm nên sự thanh tao khi thưởng thức nó. Có một chiếc bánh tro Đình Tổ nhâm nhi bên ấm chè xanh thì thật tuyệt cú mèo biết bao. Bánh cũng có giá rất bình dân từ 5.000 - 10.000đ/ chiếc.

    Bánh tro Đình Tổ
    Bánh tro Đình Tổ
    Bánh tro Đình Tổ
    Bánh tro Đình Tổ
  6. Rượu làng Vân, một thứ đặc sản Bắc Ninh không thể thiếu vào các dịp lễ hội, Tết hay làm quà biếu. Rượu được nấu bằng thứ gạo nếp thơm ngon, ngoài ra còn làm bằng sắn khô hoặc tươi, cộng thêm men gia truyền là 35 vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật ngâm ủ tài tình của người dân nơi đây. Rượu uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu.


    Rượu làng Vân là một thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước vì hương vị đặc trưng nơi đây. Đây chắc chắn sẽ là một thức uống tuyệt vời và rất được yêu thích bởi các đấng mày râu. Rượu được bán theo lít theo nhu cầu của người mua từng loại khác nhau mà có giá cả khác nhau.

    Rượu làng Vân
    Rượu làng Vân
    Rượu làng Vân
    Rượu làng Vân
  7. Gà Hồ là giống gà được nuôi ở Lạc Thổ (Thuận Thành), trong nhà người ta coi gà Hồ là một vật nuôi quý trong gia đình. Đây là lễ vật dâng lên Thành Hoàng làng vào những ngày hội làng. Với thân hình cường tráng, bộ lông mượt mà và dáng đi oai phong, gà Hồ là biểu tượng của sự uy nghi và mạnh mẽ. Gà Hồ có giá khoảng hơn trăm một cân.


    Gà Hồ không chỉ có giá trị về mặt tinh thần mà còn có giá trị kinh tế cao. Giá bán của gà Hồ hiện nay dao động từ hơn 100.000 đồng đến vài triệu đồng một con, tùy thuộc vào độ tuổi, trọng lượng và chất lượng. Nuôi gà Hồ mang lại lợi nhuận cao cho người dân Lạc Thổ, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của họ. Gà Hồ là một giống gà quý hiếm, mang đậm bản sắc văn hóa của làng quê Việt Nam. Giữ gìn và phát triển giống gà này là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

    Gà Hồ
    Gà Hồ
    Gà Hồ
    Gà Hồ
  8. Bánh khúc làng Diềm là món bánh truyền thống từ thời xa xưa được các cụ để lại cách gói bánh và luộc bánh. Bánh không chỉ là món ăn ngon mà còn mang giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc. Bánh được làm trong những dịp đặc biệt như lễ Tết, cỗ bàn hay khi có khách quý đến nhà. Bánh khúc là biểu tượng cho sự sum vầy, sung túc và lòng hiếu khách của người dân Bắc Ninh.


    Bánh khúc làng Diềm chính là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng mà khi nhắc đến Bắc Ninh người ta đều nghĩ đến. Cắn một miếng bánh khúc, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hoàn hảo giữa vị dẻo thơm của nếp, vị bùi bùi của lá khúc, vị béo ngậy của thịt ba chỉ và vị mặn mặn của muối vừng. Bánh khúc ngon nhất khi được ăn nóng, chấm cùng muối vừng. Giá của một chiếc bánh khoảng 10.000đ/chiếc vừa ăn.

    Bánh khúc làng Diềm
    Bánh khúc làng Diềm
    Bánh khúc làng Diềm
    Bánh khúc làng Diềm
  9. Bánh tẻ làng Chờ khác biệt và hấp dẫn bởi sự dẻo dai, đậm đà chứ không mềm nhão như bánh giò. Ngoài ra, bánh thường được ăn nóng nên rất thơm mùi lá, ấm lòng ấm dạ giữa cái tiết trời miền Bắc heo may. Từ một loại bánh ăn vặt, bánh tẻ đã trở thành biểu tượng, món quà không thể thiếu theo chân những người dân nơi đây đi khắp các tỉnh trong cả nước. Đặc biệt, nhiều nhà từ chỗ làm phạm vi gia đình đã mở rộng quy mô sản xuất, giao bán cho các khách hàng ở các tỉnh lân cận.


    Bánh tẻ làng Chờ được bán vào tất cả các thời điểm trong năm nhưng nhiều nhất vẫn từ tháng 8 âm lịch năm trước đến tháng 2 năm sau, đây là thời điểm mà người dân làng Chờ bắt đầu làm bánh để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Bánh tẻ là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người dân nơi đây. Nếu bạn có dịp đến với Bắc Ninh, hãy thưởng thức món bánh tẻ đặc sản này để cảm nhận được nét tinh hoa ẩm thực của vùng đất Kinh Bắc.

    Bánh tẻ làng Chờ
    Bánh tẻ làng Chờ
    Bánh tẻ làng Chờ
    Bánh tẻ làng Chờ
  10. Cháo thái là món ăn mà người Bắc Ninh thường nấu vào những dịp lễ đình để dâng cúng. Món ăn này thể hiện lòng thành kính của người dân đối với tổ tiên, đồng thời cũng là một cách để họ lưu giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.


    Cháo thái không giống với bất kỳ loại cháo nào ở nơi khác bởi cách nấu vô cùng đặc biệt. Gạo được ngâm mềm trong nửa ngày rồi xay nhuyễn rồi phơi khô. Khi cần nấu cháo thái, người nấu sẽ lấy bột nhào với nước rồi phên bột thành những lát mỏng, đem thả vào nồi nước đang sôi và ninh cùng với thịt gà, thịt lợn băm nhuyễn và thêm một ít hành lá, tiêu xay cho thơm mỗi khi ăn. Vị ngọt của thịt gà, vị béo của thịt lợn quyện cùng vị thơm của gạo và rau thơm tạo nên một hương vị đặc trưng mà bất cứ ai khi đã nếm thử một lần đều sẽ nhớ mãi.

    Cháo thái Đình Tổ
    Cháo thái Đình Tổ
    Cháo thái Đình Tổ
    Cháo thái Đình Tổ


loading...