Top 10 Bức tường đẹp và dài nhất trên thế giới

Một bức tường có thể xác định một khu vực, truyền tải, hoặc cung cấp nơi trú ẩn, bảo đảm an ninh. Một số bức tường cổ đã trở thành ... xem thêm...

  1. Vạn Lý Trường Thành là công trình ở Bắc Kinh, thật ra là tên gọi chung của tập hợp nhiều thành lũy bằng đất đá được xây dựng ước tính có niên đại hơn 2500 năm, kéo dài tới 21196,18 km từ phía Đông sang Tây. Trải qua rất nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa. Bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước đã tự độc lập xây những đoạn tường thành ở phía Bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Đến khi Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa ông đã cho tiếp tục xây dựng nhằm liên kết các tuyến phòng thủ đã tồn tại trước đó. Công trình còn được tiếp tục xây dựng tới triều đại nhà Minh. Vạn Lý Trường Thành có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu. Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó, cho đến cuối triều đại nhà Minh, mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, mang hình dạng uốn lượn của Rồng.


    Qua hàng ngàn năm, qua các triều đại, nhiều phần của Vạn Lý Trường Thành đã bị tàn phá nghiêm trọng do cả tác động của chiến tranh, con người và thiên nhiên. Vạn Lý Trường Thành mà khách đi tour Bắc Kinh giá rẻ được khám phá ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh, từ 1368 - 1647, bắt đầu từ Hổ Sơn (Liêu Ninh) và kết thúc ở Gia Dục Quan (Cam Túc). Theo các nghiên cứu khảo cổ, Vạn Lý Trường Thành dài khoảng 8.850km nhưng theo số liệu năm 2012, chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên đến 21.196km. Ngày nay, những phần nổi tiếng nhất của bức tường thành vạn dặm này là Bát Đạt Lĩnh (Badaling), Mộ Điền Dục (Mutianyu), Kim Sơn Lĩnh (Jinshangling), Tư Mã Đài (Simatai), Cửa ải Gia Dục Quan, Cư Dung Quan, Sơn Hải Quan.Trong đó, Mộ Điền Dục là phần tường thành được gợi ý cho du khách tour Bắc Kinh giá rẻ đến nhiều nhất còn Kim Sơn Lĩnh và Tư Mã Đài lại thích hợp hơn cho hoạt động đi bộ đường dài.

    Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
    Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
    Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
    Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc

  2. Bức tường phía Tây (Western Wall) hay bức tường than khóc được vua Herod Echo xây dựng vào đầu thế kỷ I trước Công nguyên trên một đoạn đường của ngôi đền do vua Salomon dựng nên cách đó gần 3.000 năm. Đây vốn là một địa điểm tôn giáo linh thiêng và quan trọng của người Do Thái trên khắp thế giới, tọa lạc tại Đất Thánh Jerusalem (Israel). Dưới sự chỉ đạo của vua Herod Echo, bức tường trở thành một phần trong việc mở rộng đền thờ Do Thái thứ 2. Theo kinh Tanakh, đền thờ của vua Solomon được xây trên đỉnh Núi Đền vào thế kỷ thứ X trước công nguyên và bị quân Babylon tàn phá năm 586 trước Công nguyên.

    Khoảng năm 19 trước Công nguyên, vị vua này bắt đầu một công trình vĩ đại tại Núi Đền. Ông cho mở rộng khu vực này thành một gò, hay một nền đất lớn. Sau trận chiến với quân La Mã, bức tường bị phá hủy và đến nay chỉ còn một đoạn tường thành ngắn. Ở thời điểm hiện tại, bức tường than khóc có những khối đá lớn đặt lên nhau, với mỗi tảng đá hình chữ nhật trọng lượng từ 2 - 8 tấn, được đẽo gọt tinh xảo và xếp ngay ngắn. Bức tường có tổng cộng 45 tầng đá xếp chồng lên nhau, gồm 28 tầng trên mặt đất và 17 tầng xây chôn dưới đất. Mỗi năm, nơi này tiếp đón hàng triệu tín đồ, du khách từ khắp nơi về hành hương. Đặc biệt với người Do Thái từ xưa tới nay đều rất tôn sùng bức tường, bởi với họ, đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là niềm tự hào dân tộc.

    Bức tường phía tây, Israel
    Bức tường phía tây, Israel
    Bức tường phía tây, Israel
    Bức tường phía tây, Israel
  3. Bức tường Berlin từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" (tiếng Đức: Antifaschistischer Schutzwall) và bị người dân Cộng hoà Liên bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin của Tây Đức với phần phía Đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 86 đến 200 người.


    Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin từng là thủ đô của Đức Quốc xã, cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông và Tây cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa các cơ quan tình báo của cả hai phe. Trong năm 1948 Cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô Viết là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong Chiến tranh Lạnh. Trong năm 1949, khi nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập trong ba vùng chiếm đóng ở phía tây và ngay sau đó là nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập trong vùng chiếm đóng của Liên bang Xô Viết, biên giới bắt đầu được cả hai bên tăng cường củng cố và canh phòng.

    Bức tường Berlin, Đức
    Bức tường Berlin, Đức
    Bức tường Berlin, Đức
    Bức tường Berlin, Đức
  4. Bức tường Hadrian bao quanh đường biên giới phía Bắc nước Anh là một công trình kỳ vĩ được nhân loại ghi nhận và đánh giá cao. Công trình kiến trúc này có chiều dài lên tới 120km, rộng 3m và cao khoảng 4,5m. Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã cần tới 750 nghìn mét khối đá. Hiện nay chưa có nhà khoa học nào có thể lý giải được chính xác lí do bức tường thành này được xây dựng nhưng nhiều người cho rằng bức này được dựng lên là để ngăn cách giữa phần đất của người La Mã với các khu vực xung quanh. Dãy tường thành Hadrian được hoàng đế La Mã cho xây dựng vào năm 122 sau công nguyên ở ngọn núi phía Tây Bắc và là một công trình quân sự có ý nghĩa chiến lược, biểu tượng cho sức mạnh của đế quốc La Mã và lời răn đe đối với các kẻ thù.


    Để xây dựng được bức tường này, người La Mã thời bấy giờ đã phải bỏ ra không ít công sức. Công trình là thành tựu của hàng trăm kiến trúc sư, công trình sư và lực lượng quân đội và thợ đá trong gần 10 năm ròng rã. Trong quá trình xây dựng, tường thành đã được thay đổi thiết kế nhiều lần. Ban đầu, người ta xây tường thành những đoạn cách quãng để tạo thành những thành lũy lớn và lấy chỗ để làm lầu tháp canh. Nhưng không bao lâu sau đó, người ta lại tiến hành xây dựng thêm khoảng 14 doanh trại quân đội khác, biến Hadrian trở thành nơi đồn trú của hơn 10 nghìn quân lính. Tiếp sau, một hào lớn mang tên Vanlem cũng được xây dựng áp sát vào bức tường để quân lính có thể dễ dàng di chuyển khi chiến đấu với địch.

    Bức tường thành của Hadrian, nước Anh
    Bức tường thành của Hadrian, nước Anh
    Bức tường thành của Hadrian, nước Anh
    Bức tường thành của Hadrian, nước Anh
  5. Những bức tường và cửa ngõ này được làm bằng những tấm lát bằng kính màu xanh với những hàng lượn sóng xen kẽ. Bức tường này được xây dựng năm 575 trước Công Nguyên, xung quanh thành phố Mesopotamia, Irac. Các tàn tích đã bắt đầu được tái tạo và phục hồi bởi Saddam Hussein. Bức tường này là một trong bảy kì quan thế giới do sự hùng vĩ và kiến trúc của nó, dài khoảng 85 km. Vào khoảng thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, một thành phố gọi là Babylon được xây dựng bởi những người không rõ danh tính trên sông Euphrates. Nó đã trở thành một trung tâm chính trị và văn hóa rất quan trọng của Lưỡng Hà dưới thời vua Hammurabir. 1792 - 1750 trước Công nguyên, người đã ghi lại "Bộ luật Hammurabi" nổi tiếng để điều chỉnh luật lệ trong vương quốc của mình. Hậu duệ của ông cai trị cho đến khi bị người Hittite lật đổ vào năm 1595 trước Công nguyên.

    Thành phố - nhà nước Assyria bước vào để lấp đầy khoảng trống quyền lực do sự sụp đổ của nhà nước Sumer và sự rút lui sau đó của người Hittite. Thời kỳ Trung Assyria kéo dài từ năm 1390 đến năm 1076 trước Công nguyên, và người Assyria đã phục hồi sau thời kỳ đen tối kéo dài hàng thế kỷ để trở thành cường quốc ưu việt ở Lưỡng Hà một lần nữa từ năm 911 trước Công nguyên cho đến khi thủ đô Nineveh của họ bị người Medes và người Scythia cướp phá vào năm 612 trước Công nguyên. Babylon nổi lên trở lại vào thời vua Nebuchadnezzar II, 604 - 561 TCN, người tạo ra Vườn treo Babylon nổi tiếng . Đặc điểm này của cung điện của ông đã được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

    Tường của Babylon, Irac
    Tường của Babylon, Irac
    Tường của Babylon, Irac
    Tường của Babylon, Irac
  6. Ngày nay, các bức tường thành phố hùng vĩ của Rome thường bị bỏ qua bởi những du khách bị thu hút bởi những điểm du lịch dễ nhận biết hơn. Tuy nhiên, câu chuyện về phòng thủ và ranh giới của Thành phố Vĩnh cửu phản ánh ảnh hưởng dao động của Đế chế La Mã. Đây là một lịch sử ngắn về di tích cổ lớn nhất của Rô-ma. Nguồn gốc của các bức tường thành phố có thể được truy tìm tất cả các cách trở lại thế kỷ 4 trước Công nguyên, khi vua 6th của Rome, Servius Tullius xây dựng các phòng thủ đầu tiên. Các bức tường Servian được xây dựng từ khối lớn tufa núi lửa và được ghi nhận là cao tới mức 10 mét. Một phần nhỏ của những ranh giới đầu tiên này vẫn có thể được nhìn thấy gần ga Termini, nơi một phần của bức tường vẫn còn cho đến ngày nay. Trong thời kỳ Cộng hòa, khi sức mạnh và quyền lực của Roma tăng lên, các bức tường đều bị bỏ hoang, và thời kỳ hoàng kim của các hoàng đế trong suốt thế kỷ 1st và 2nd AD thấy hòa bình lan rộng khắp đế quốc, với những kẻ man rợ không gây ra mối đe dọa đáng kể nào. Trong hơn 500 năm, ảnh hưởng và mức độ của Đế chế La Mã đã khiến các phòng thủ không cần thiết.

    Tuy nhiên, việc mở rộng liên tục và sự suy yếu tiếp theo của Đế quốc La Mã đã bắt đầu cuộc xâm lược khắp các vùng đất và, trong 270 AD, lỗ hổng này - kết hợp với nhu cầu xác định lại các ranh giới ngày càng mở rộng của thành phố - thúc đẩy hoàng đế Aurelian xây dựng lại tường. Các mura aureliane lớn hơn và mạnh mẽ hơn so với bức tường của Servius Tullius và bao quanh tất cả bảy ngọn đồi của Rome, cũng như quận Trastevere ở phía nam của sông Tiber. Khi quân đội La Mã bắt đầu suy yếu sau chiến dịch quân sự dài và mệt mỏi, Aurelian quyết định - thay vì sử dụng những binh sĩ cần thiết để xây dựng pháo đài - ông sẽ đưa ra quyết định không chính thống và sử dụng công dân Rome để xây dựng các bức tường. Bức tường chắn bảo vệ này dài 20 km và cao 10 feet, bao quanh bảy thung lũng của Rome. Bức tường được xây dựng vào thế kỉ thứ ba bởi các vị hoàng đế Aurelias và Probos. Nó bao gồm: 383 cột tháp, 7020 bức tường nối giữa các cột tháp, 18 cửa chính và 2066 cửa sổ. Bức tường đã được cải tạo theo thời gian, do đó vẫn còn giữ nguyên hiện trạng cho đến ngày hôm nay.

    Bức tường Aurelian, Ialia
    Bức tường Aurelian, Ialia
    Bức tường Aurelian, Ialia
    Bức tường Aurelian, Ialia
  7. Nằm trong một thành phố có lịch sử vài chục thế kỷ, đặt cạnh những di tích hàng ngàn năm tuổi như Đội quân đất nung, chùa Bạch Mã… bức tường thành có tuổi đời 637 năm dường như quá “non trẻ” để được nhắc tới. Thế nhưng bất chấp tuổi đời của mình, tường thành cổ Tây An là một công trình kiến trúc ấn tượng và đáng để chiêm ngưỡng. “Phiên bản đầu tiên” của tường thành cổ Tây An được làm bằng đất, xếp từng lớp. Lớp nền của bức tường bao gồm đất, vôi nhanh và chiết xuất gạo nếp được kết hợp với nhau để tạo nên một bức tường đặc biệt vững chắc. Nhưng sau đó, các nhà xây dựng đã sử dụng gạch để làm cho nó chắc chắn hơn. Tiếp theo là xây dựng một con hào vừa rộng vừa sâu xung quanh thành. Cho đến thời nhà Minh, bức tường bắt đầu mở rộng và nó trở thành một cấu trúc khổng lồ với chiều cao 12m, rộng 15m, dài 14km và nằm ở trung tâm thành phố ngày nay. Trên hết, với hệ thống cầu rút, tháp và hào nước, bức tường từng là một trong những hệ thống phòng thủ quân sự ấn tượng nhất trên thế giới.


    Khi du khách bước đến thành Tây An, điều đầu tiên ngỡ ngàng chính là bức tường thành hoành tráng. Có thể nói, những bức tường này được xây dựng xung quanh khu phố cổ để bảo vệ thành Tây An vì ngày xưa nơi đây chính là kinh đô của của nhiều triều đại Phong kiến Trung Hoa và nó cũng là điểm khởi đầu của Con đường tơ lụa cổ đại nổi tiếng. Tường thành Tây An còn có một thành lũy xung quanh. Tất cả thành lũy được xây dựng và trên đỉnh đều có binh lính canh gác. Những thành lũy này là những phần mở rộng ra khỏi bức tường chính dùng để cho phép binh lính xem kẻ thù đang có trèo tường đột nhập vào thành hay không? Chưa kể, khoảng cách giữa các thành lũy được tính toán dựa trên phạm vi mũi tên bắn ra từ hai bên, cho phép binh lính bảo vệ mọi phía thành Tây An mà không để kẻ thù nhìn thấy. Có thể nói, tường thành Tây An là bức tường thành cổ hoàn chỉnh nhất ở Trung Quốc. Nếu có dịp đứng trên tường thành Tây An, chắc hẳn du khách không những cảm nhận được hết sự hưng thịnh một thời của nơi này mà còn cũng chiêm ngưỡng được những khung cảnh tuyệt vời nhất của Tây An cổ kính giữa phố thị nhộn nhịp - nơi được mệnh danh là một trong những thành phố hấp dẫn nhất Trung Quốc.

    Tường thành thành phố Tây An, Trung Quốc
    Tường thành thành phố Tây An, Trung Quốc
    Tường thành thành phố Tây An, Trung Quốc
    Tường thành thành phố Tây An, Trung Quốc
  8. Batroun là một thành phố ven biển ở miền bắc Lebanon, nằm cách thủ đô Beirut khoảng 50 km về phía bắc và cách thành phố Tripoli của Liban khoảng 30 km về phía nam. Batroun là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới có lịch sử về quá trình cư trú của con người ít nhất là 5.000 năm. Batroun là một trong những thành phố mang nền văn minh của người Phoenicia (một nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc khu vực Canaan cổ đại, với khu vực trung tâm nằm dọc vùng eo biển Liban, Syria và bắc Israel ngày nay) quan trọng nhất trong khu vực. Tên Batroun có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là Botrys mà sau này được chuyển thành tiếng Latinh là Botrus. Những nhà sử học tin rằng cái tên Hy Lạp của thành phố bắt nguồn từ từ “bater”, trong ngôn ngữ Phoenicia có nghĩa là "cắt" và đề cập đến bức tường biển do người Phoenicia xây dựng lên, để bảo vệ ngôi nhà của mình tránh những cơn sóng thần và thủy triều càn quét. Ngày nay bức tường vẫn đứng sừng sững trước biển.


    Cũng có một số sử gia khác tin rằng cái tên bức tường xuất phát từ tên của thị trấn mà đã được ghi chép lại từ ngôn ngữ của người Phoenicia đó là “beit truna” có nghĩa là "ngôi nhà của thuyền trưởng". Tường biển nguyên gốc là cấu trúc tự nhiên bao gồm những cồn cát hóa đá. Sau đó được người Phoenicia gia cố thêm bằng đá và quá trình gia cố vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi nó mang hình hài một bức tường vững chắc. Bức tường đã xuất hiện trên biển từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Bức tường có chiều dài 225 m và dày 1,5 m. Một vài chỗ của bức tường đã sụp đổ do những tác động của thiên nhiên, nhưng những phần còn lại của bức tường ngày nay vẫn đứng vững trước biển. Bức tường là niềm tự hào của cư dân vùng vịnh Batroun và nó còn là một chứng tích lịch sử cổ đại của đất nước Lebanon.

    Bức tường Phoenician, Lebanon
    Bức tường Phoenician, Lebanon
    Bức tường Phoenician, Lebanon
    Bức tường Phoenician, Lebanon
  9. Bức tường làm bằng đá đen hình chữ V nằm với chiều dài mỗi cạnh khoảng 75 mét. Mỗi bức tường được ghép lại từ 72 tấm đá hoa cương quý lấy từ thành phố Bangalore của Ấn độ và được đánh số theo thứ tự. Trên bức tường đen láng bóng có khắc tên của hơn 58.000 người lính Mỹ đã chết hoặc mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Những cái tên được khắc chi chít từng hàng, theo thứ tự ngày báo tử hoặc mất tích. Trong trường hợp những người mất tích còn sống trở về, tên họ sẽ được khoanh tròn như biểu tượng của sự sống. Bức tường được khởi công xây dựng ngày 26/3/1982 theo thiết kế của cô sinh viên kiến trúc trẻ người Mỹ gốc Hoa và khánh thành vào ngày 13/11 cùng năm với chi phí là 9 triệu USD, do các cựu chiến binh Mỹ, các tổ chức nhân đạo và tư nhân đóng góp. Ý tưởng xây dựng bức tường cũng đã được khởi xướng từ một nhóm Cựu chiến binh Việt Nam ở Washington DC, những người đã lập Quỹ Tưởng niệm Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam để quyên góp tiền xây dựng tượng Đài này. Kể từ khi được khánh thành đến nay, Đài tưởng niệm Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm được thăm viếng nhiều ở thủ đô Washington DC với khoảng 4 triệu lượt người tới thăm hằng năm. Hầu như ngày nào cũng có những người Mỹ, người ngoại quốc và khách du lịch muôn nơi đến thăm Bức tường Chiến tranh Việt Nam…


    Khi đến đây, dường như bước chân của mọi người đều chậm lại, nhẹ nhàng và lặng lẽ hơn. Nhiều người dừng chân đọc những cái tên khắc trên đó. Có người trầm tư tìm dòng chữ ghi tên người thân hoặc bạn bè mình để đặt hoa phía dưới. Có người gục đầu vào bức tường, người thì đứng lặng, tay sờ nhẹ lên những cái tên. Có phụ nữ thầm lau nước mắt… Đây đó, có người đang dùng bút chì cà trên tờ giấy trắng để lấy mẫu tên người đã khuất trên mặt đá. Có người khi ra về đã để lại bức thư hay tấm ảnh. Bên chân bức tường có lúc còn có bài thơ, cả những tấm huân chương, chiếc ủng lính, chai rượu uống dở… Bức tường đá đen khắc 58.000 tên tuổi với từng ấy số phận khác nhau, tự bản thân nó nói lên sự bi thảm của chiến tranh, một cuộc chiến tranh với những người lính Mỹ là vô nghĩa và lẽ ra không nên có trong lịch sử Hoa Kỳ. Người Mỹ cũng bị cuộc chiến này ám ảnh suốt mấy thập kỷ. Ở bên kia bán cầu, cuộc chiến đã gây ra mất mát vô cùng to lớn cho đất nước Việt Nam với hàng triệu người ngã xuống. Chiến tranh đã lùi xa hơn bốn chục năm, vậy mà hậu quả đau thương của nó vẫn còn hiển hiện khắp nơi. Nhiều người dân Việt Nam vẫn đang phải sống trong những nỗi đau thời hậu chiến.

    Tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam
    Tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam
    Tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam
    Tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam
  10. Đại thành Zimbabwe là một khu di tích phức hợp trải rộng trên một diện tích lớn ở đất nước Zimbabwe, phía Nam châu Phi. Bức tường được xây từ thế kỷ 11 và kéo dài hơn 300 năm mới hoàn thành. Những bức tường phòng thủ này được đặt tại thủ đô của vương quốc ZImbabwe, bao quanh phần lớn đất nước này. Việc xây dựng bức tường này bắt đầu từ thế 11 đến thế kỉ 15, được cho là xây dựng bởi Lemba. Những tàn tích ở bức tường ZImbabwe là một trong những cấu trúc lâu đời nhất và lớn nhất Nam Phi.


    Tàn tích lớn Zimbabwe (đôi khi được gọi là Great Zimbabwe) là những tàn tích đá lớn nhất và quan trọng nhất ở châu Phi hạ Sahara. Được chỉ định một Di sản Thế giới vào năm 1986, các tòa tháp và cấu trúc lớn được xây dựng từ hàng triệu viên đá cân bằng hoàn hảo trên đỉnh của một khối đá khác mà không cần sự trợ giúp của vữa. Đại Zimbabwe đã đặt tên cho Zimbabwe hiện đại cũng như biểu tượng quốc gia của nó - một con đại bàng được chạm khắc đầy phong cách từ xà phòng đã được tìm thấy ở tàn tích.

    Bức tường ZImbabwe, ZImbabwe
    Bức tường ZImbabwe, ZImbabwe
    Bức tường ZImbabwe, ZImbabwe
    Bức tường ZImbabwe, ZImbabwe


loading...