Top 10 Bài văn thuyết minh về món ăn ngày Tết hay nhất

Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, bên cạnh hoa đào, hoa mai, câu đối đỏ ngày Tết ở Việt Nam còn có rất nhiều món ăn cổ truyền hấp dẫn. Bài văn ... xem thêm...

  1. Sau một năm dài làm việc vất vả, ngày Tết là khoảng thời gian ngắn ngủi hiếm hoi mà chúng ta có thể trở về bên gia đình, cùng nhau quây quần tận hưởng những giây phút bình yên nhất. Đây cũng là dịp mọi người vô cùng coi trọng bởi theo quan niệm từ xa xưa "đầu xuôi đuôi lọt", năm mới có mở đầu thuận lợi, suôn sẻ thì cả năm mọi sự mới có thể hanh thông, may mắn. Cũng bởi quan niệm đó mà những món ăn trong ngày đầu năm mới luôn được các gia đình chuẩn bị kỹ càng với mong muốn đầu năm mọi thứ thật sung túc, sum suê để cả năm luôn đủ đầy. Một món ăn có thể nói là không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của những gia đình Việt chính là món thịt kho tàu.


    Thịt kho tàu là món ăn được bắt nguồn từ Trung Quốc, trước kia thường được các gia đình ở miền Nam chế biến trong bữa cơm bởi ưu điểm của món ăn ngày là giữ cho thịt lợn có thể dùng được trong nhiều ngày. Sau này, món thịt kho tàu đã trở nên phổ biến với mọi người dân Việt Nam và trở thành một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.


    Nguyên liệu để làm món thịt kho tàu đều rất đơn giản, gần gũi với đời sống của mỗi người: thịt ba chỉ, trứng vịt hoặc trứng cút, nước dừa xiêm, cùng với các loại gia vị khác để nêm nếm cho món ăn. Muốn món thịt kho tàu ngon thì việc lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng. Thịt để kho thường sẽ là loại thịt ba chỉ với ba phần mỡ, bảy phần nạc bởi như vậy mới khiến cho món thịt kho có được độ mềm ẩm, không bị khô. Những trái trứng được lựa chọn trong để làm món thịt kho ngày Tết phải là những trái trứng tròn đều, bóc ra phải còn nguyên vẹn, không bị nứt nẻ bởi như vậy là thể hiện cho một năm mới công việc thuận lợi, gặp nhiều may mắn.


    Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu thì chúng ta sẽ bắt tay vào để nấu món ăn này. Đầu tiên là rửa sạch thịt lợn, mang đi cắt thành những miếng vuông khoảng bốn đến năm phân, sau đó ướp với các loại gia vị như hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu... và để thịt khoảng ba mươi phút cho các loại gia vị ấy ngấm đều. Trong lúc chờ thịt ngấm, chúng ta sẽ mang trứng đi luộc chín và bóc vỏ rồi đem chiên vàng với dầu. Sau đó, chúng ta sẽ lấy hành, tỏi mang đi phi thơm rồi cho số thịt đã ướp lúc trước vào để xào săn lại, rồi cho nước màu, nước dừa và nêm lại gia vị cho vừa rồi đun trong lửa nhỏ. Sau khi nước sôi thì để thêm một lúc rồi cho trứng vào. Tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình mà sẽ nấu thịt cho mềm nhừ hay vừa chín tới. Khi món thịt kho tàu hoàn thành, những miếng thịt sẽ mềm mọng, có màu cánh gián đẹp mắt và hương thơm của các loại gia vị hòa quyện với nhau toả ra thật hấp dẫn.

    Thịt kho tàu giờ đây đã trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hằng ngày, không cần phải chờ tới ngày Tết chúng ta mới có thể thưởng thức món ăn này. Thế nhưng thịt kho tàu vẫn vào một nét đặc trưng, là một món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết.

    Thịt kho tàu
    Thịt kho tàu
    Thịt kho tàu
    Thịt kho tàu

  2. Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.


    Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.


    Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.


    Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.


    Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh...


    Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

    Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

    Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.


    Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

    Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

    Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

    Bánh chưng
    Bánh chưng
    Bánh chưng
    Bánh chưng
  3. Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta. Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Và nem rán là món ăn rất phổ biến vào ngày Tết.


    Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam. Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...

    Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái hoặc duôi nhỏ. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.

    Nước chấm chính là linh hồn của món nem rán, nó là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.


    Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên vào dịp Tết. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.


    Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.

    Nem rán
    Nem rán
    Nem rán
    Nem rán
  4. Tết là dịp lễ cổ truyền của dân tộc, cũng là dịp để gia đình có thể sum vầy, tụ họp bên nhau và ăn những bữa cơm ấm cúng. Những bữa ăn ngày Tết thường được chế biến rất đa dạng bởi bàn tay người bà, người mẹ,... Nhắc đến những món ăn vào dịp Tết, người ta thường nghĩ ngay đến bánh chưng, gà luộc, chè làm,... và một món ăn rất quen thuộc, dễ ăn lại có thể chế biến nhiều cách đó là giò lụa.


    Giò lụa là món ăn đã có từ rất lâu đời. Vào giữa thế kỉ 18, đó là thực phẩm quý chỉ được dâng cho vua chúa dịp lễ lớn. Sau này, giò lụa đã trở thành món ăn vừa dân dã, quen thuộc, vừa sang trọng đãi khách. Cùng với sự khác nhau trong cách làm của từng miền, giò lụa ở mỗi miền có sự đặc trưng riêng, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực - Việt Nam nhưng nhìn chung thường được làm từ thịt được giã/xay mịn hòa cùng với gia vị rồi gói trong lớp lá chuối dân dã, xanh mướt, đem luộc cho chín.


    Để làm 1kg giò lụa, cần chuẩn bị 1kg thịt nạc, bột năng, bột nở, gia vị gồm đường, nước mắm và muối. Ngoài ra vật dụng không thể thiếu để làm nên thành công của món ăn này chính là lá chuối và dây lạt hoặc dây ni lông. Thịt lợn sau khi mua về cần rửa sạch rồi thái nhỏ, ướp thịt với gia vị rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng hai tiếng, dùng máy xay thịt rồi lại cho thêm vào tủ hai tiếng nữa. Sau hơn bốn tiếng, chúng ta đem thịt ra xay cùng một ít nước để có hỗn hợp giò sống.


    Công đoạn tiếp theo đòi hỏi người làm có kinh nghiệm, đó là bó giò mang đi hấp. Lá chuối phải được rửa sạch, đặt dây lạt ở dưới là, cho giò lên rải đều và gói lại. Khi gói giò nên cuộn thành hình ống dài và cuộn hai đầu lại, dùng dây lạt buộc lại. Lưu ý khi gói giò là không nên gói quá chặt vì giò sẽ nở ra trong quá trình nấu. Giò sau khi được gói cho vào luộc khoảng 20 phút (tùy theo nồi chúng ta sử dụng để luộc mà căn giờ), sau đó vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.


    Giò lụa không chỉ ngon, tiện lợi lại dễ dàng bảo quản được lâu. Chính vì thế, nhiều gia đình đã lựa chọn món ăn này để dữ trữ trong những ngày Tết. Giò lụa có thể ăn trực tiếp với cơm trắng, cũng có thể biến tấu theo nhiều cách. Một số món ăn có thể chế biến dễ dàng như: giò lụa kho trứng cút, nộm (gỏi) giò lụa, giò lụa xào miến, giò lụa rim/sốt,...


    Nếu không có thời gian để làm giò tại nhà, có thể mua sẵn ở hàng quán dựa vào một số kinh nghiệm được truyền lại. Khi mua giò, mặt giò cắt ra phải được mịn ướt, đôi chỗ có rỗ xốp vì đó là giò được làm từ thịt ngon, thịt nghiền có độ dẻo quánh. Khi ăn giò chúng ta cảm nhận được vị thơm của thịt, không bị bở cũng không quá giòn vì nếu giòn là giò dễ dính hàn the. Ăn xong, hương vị của giò còn đọng lại ở cuống họng.


    Món ăn giò lụa đã được miêu tả lại trong sách vở. Nhà văn Nguyễn Tuân trong tùy bút Giò lụa xuất bản năm 1973 đã có những câu văn rất hay về món ăn này: “Không sợ là huênh hoang thiếu khiêm tốn, ta có thể nói rằng biết chế lợn ra thành cân giò lụa, đó là một dạng văn hóa dân tộc toàn cầu... Hình như giò lụa là một tiết mục độc đáo chỉ ta mới có, chỉ người Việt Nam ta mới nghĩ ra và làm ra”. Đó không chỉ là món ăn thường nhât mà chính là món ngon tiêu biểu, một nét văn hóa trong ẩm thực người Việt.

    Giò lụa
    Giò lụa
    Giò lụa
    Giò lụa
  5. Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu món canh măng miến nấu móng giò. Món ăn đơn giản mà chất chứa hơi thở dân tộc, hồn ẩm thực Việt lâu đời, là món ăn gợi sự ấm áp trong những ngày đầu xuân sum vầy.


    Lao động vất vả trong cả năm dài, ai ai cũng muốn đón một năm mới ý nghĩa. Ngay cả trong văn hóa ẩm thực cũng vậy. Ý nghĩa ở đây không phải mâm cao cỗ đầy mà là sự đầm ấm, hòa thuận và những điều may mắn tốt lành sẽ đến trong những ngày đầu năm. Tết cổ truyền người ta không hỏi nhau ăn món gì vì ai cũng biết mâm cỗ ngày Tết sao có thể thiếu bánh chưng xanh, khoanh giò lụa, đĩa thịt đông, vại dưa hành và món canh măng miến.


    Đời sống xã hội phát triển, ai cũng có nhiều lựa chọn hơn cho bữa ăn của mình, nhưng không hiểu sao những món ăn cổ truyền kể trên lại mang một không khí xuân ấm cúng đến vậy. Canh măng miến có lẽ khá điển hình bởi sự ấm nóng, nét tổng hòa bởi hương vị các nguyên liệu, mang lại cho người thưởng thức sự hài lòng, mãn nguyện.


    Các nguyên liệu làm nên món canh măng miến ngày Tết rất đơn giản, quen thuộc trong đời sống thường nhật. Cách chế biến cũng không quá khó, quá cầu kì nhưng cái đặc biệt cũng chính ở chỗ đó. Chính sự bình dị, gần gũi của món ăn đã khiến nó gần gũi để không bao giờ bị lãng quên. Món ăn mang hơi thở dân tộc, chất chứa hồn ẩm thực Việt lâu đời. Nhìn bát canh măng miến nghi ngút khói trên bàn thờ cúng gia tiên, ta thấy sự linh thiêng ngàn đời hiện hữu.


    Với tính chất của một loại rau, măng có thể ăn tươi, muối chua hoặc phơi khô để dùng quanh năm. Măng khô dùng làm các món ninh, hầm và kho. Măng khô ngon nhất là măng lưỡi lợn tức là lấy phần mầm non mới nhú xẻ ra phơi. Loại măng này đặc, chắc và không có xơ. Măng khô ngâm nước cho đủ mềm để thái vừa vặn với một miếng ăn. Tiếp rồi măng được xào qua cho ngấm gia vị trước khi cho vào hầm xương. Những lát măng nhìn bề ngoài xù xì, thô ráp mà khi ngâm đủ thời gian lại trở nên mềm mại đến kì lạ. Miếng măng nâu vàng giản dị bên sợi miến trắng nõn, bùi thơm hương vị gạo quê cho ta cảm giác rất đỗi thân thuộc.


    Móng giò được ninh cùng xương sườn để làm nước dùng. Cái khéo của người chế biến thể hiện ở chỗ phải ninh làm sao để nước dùng đủ ngọt, đủ béo mà móng giò không bị cứng quá, làm nước dùng quá ngậy mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ của món ăn. Cũng không thể bỏ qua được mộc nhĩ thái, hành củ chẻ nhỏ. Hai nguyên liệu này như nét chấm phá tô điểm cho bức tranh canh măng miến, một bức tranh có sự tương phản nhưng không đối lập mà còn hòa quyện lấy nhau. Khi bát canh măng miến được hoàn thành, người thưởng thức sẽ không còn thấy bị quá ngậy béo của móng giò bởi vị măng khô dung hòa. Nhấp thêm một ngụm canh, ta thấy cái ngào ngạt của măng khô, mộc nhĩ, vị ngọt của xương hầm. Trên hết là thấy được sự nồng nàn của việc pha trộn đang tan đều trong vị giác.


    Mỗi năm có một cái Tết là thời khắc gia đình đoàn tụ, vì vậy người Việt cũng cầu kì hơn trong mâm cỗ Tết, thay cho bữa cơm thanh đạm các ngày thường. Sự xuất hiện của bát canh măng miến như lấy lại sự thăng bằng cho bữa cơm ngày Tết. Những ai đã thưởng thức món ăn này vào ngày Tết, khi có dịp được thưởng thức lại, cho dù không phải là ngày xuân cũng cảm thấy rạo rực như đang ở trong không khí ấm áp của những ngày Tết sum vầy.

    Món canh măng miến (Hình minh hoạ)
    Món canh măng miến (Hình minh hoạ)
    Món canh măng miến (Hình minh hoạ)
    Món canh măng miến (Hình minh hoạ)
  6. Bánh chưng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt Nam. Với hình vuông đặc trưng, món bánh này không chỉ đơn thuần là thức ăn mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và ước mong một năm mới bình an, thịnh vượng.


    Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng giàu giá trị dinh dưỡng. Nguyên liệu chính bao gồm gạo nếp, đậu xanh không vỏ và thịt heo ba chỉ. Gạo nếp sau khi được ngâm nước khoảng vài tiếng sẽ trở nên mềm và dẻo, thích hợp để gói bánh. Đậu xanh được luộc chín và nghiền nhuyễn để tạo thành lớp nhân của bánh. Thịt heo được chọn là phần ba chỉ để bánh có độ ngọt và mềm của mỡ heo, làm tăng hương vị của bánh.


    Việc gói bánh chưng cũng mang ý nghĩa riêng biệt. Lá chuối xanh dùng để gói bánh không chỉ giúp bánh có màu xanh đặc trưng mà còn là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở. Hình vuông của bánh tượng trưng cho Trái Đất, theo quan niệm của người xưa. Đây là một trong những hình ảnh thể hiện quan điểm nhân sinh và vũ trụ quan trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.


    Quá trình nấu bánh chưng cũng vô cùng công phu. Bánh cần được luộc trong nồi nước sôi liên tục khoảng 12 đến 14 tiếng để gạo nếp chín mềm và những nguyên liệu bên trong quyện vào nhau, tạo nên hương vị thơm ngon, đặc trưng. Việc canh bánh qua đêm cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, tạo nên không khí ấm cúng, đoàn viên trong những ngày Tết.


    Bánh chưng không chỉ được thưởng thức trong những ngày Tết mà còn được dùng để cúng bái tổ tiên trong lễ Tết, thể hiện lòng hiếu thảo và mong muốn mọi điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới. Sau khi cúng, bánh chưng được cất giữ cẩn thận và có thể bảo quản để ăn dần trong những ngày đầu năm.


    Bánh chưng không chỉ là món ăn, mà còn là biểu tượng văn hóa, gói trọn những tình cảm, sự kính trọng và ước vọng của người Việt. Nó góp phần tạo nên sắc thái riêng biệt cho ngày Tết cổ truyền, và là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa con người với thiên nhiên và vũ trụ.

    Bánh chưng
    Bánh chưng
    Bánh chưng
    Bánh chưng
  7. Xôi gấc là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Không chỉ mang giá trị ẩm thực đặc sắc, xôi gấc còn chứa đựng ý nghĩa tinh thần sâu sắc, thể hiện lòng hiếu khách và mong muốn một năm mới đầy may mắn, thịnh vượng.


    Gấc là loại quả bản địa của Việt Nam và một số khu vực trong Đông Nam Á, nổi tiếng với màu đỏ rực rỡ của thịt quả và được coi là biểu tượng của sự may mắn. Để làm xôi gấc, người ta lấy thịt quả gấc pha trộn cùng với gạo nếp đã được ngâm và vo sạch. Thịt quả gấc sẽ được xay nhuyễn hoặc tán mịn, sau đó trộn đều với gạo nếp để khi hấp lên, gạo nếp sẽ thấm đều màu đỏ tự nhiên và hương vị đặc trưng của gấc.


    Quá trình hấp xôi gấc cũng rất đặc biệt. Người ta thường dùng nồi hấp truyền thống hoặc nồi cơm điện để xôi được chín đều và giữ nguyên được hương vị thơm ngon, dẻo mịn. Xôi sau khi hấp xong sẽ có màu đỏ tươi rất bắt mắt, hương vị thơm ngọt tự nhiên của gấc quyện với vị ngọt dịu của gạo nếp, tạo nên một món ăn hấp dẫn và đầy dinh dưỡng.


    Món xôi gấc thường được dùng trong bữa cơm ngày Tết hoặc trong các dịp lễ trọng đại khác như cưới hỏi, giỗ chạp. Ngoài ra, xôi gấc còn được dùng để cúng gia tiên vào dịp Tết với mong muốn mang lại may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Màu đỏ của xôi gấc không chỉ đem lại cảm giác ấm cúng mà còn tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt.


    Bên cạnh đó, xôi gấc còn được yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng cao. Gấc giàu beta-carotene, một tiền chất của vitamin A, rất tốt cho thị lực và sức khỏe của da. Kết hợp với gạo nếp, món xôi gấc cung cấp năng lượng dồi dào, phù hợp để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng trong những ngày đầu năm mới.


    Xôi gấc không chỉ là món ăn, mà còn là một phần của văn hóa Việt Nam. Qua từng dịp Tết đến, xôi gấc lại góp phần tô điểm thêm cho không khí ngày Tết thêm phần trọn vẹn, ấm áp, thắm đượm tình người, và thể hiện ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.

    Xôi gấc
    Xôi gấc
    Xôi gấc
    Xôi gấc
  8. Món thịt đông là một trong những món ăn truyền thống của người Việt Nam trong những ngày Tết Nguyên đán. Không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon, thịt đông còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc, góp phần làm phong phú thêm bữa ăn gia đình trong những ngày xuân.


    Thịt đông là món ăn được chế biến từ thịt lợn, tai heo, mộng heo, và các loại gia vị như tiêu, hành tím, tỏi, và nước mắm. Những nguyên liệu này được nấu nhừ trong một khoảng thời gian dài, cho đến khi thịt mềm và sánh lại, tạo thành một hỗn hợp đặc quánh. Điểm đặc biệt của món thịt đông là khả năng đông lại khi để nguội, nhờ vào lượng gelatin tự nhiên có trong tai và mộng heo.


    Quá trình thực hiện món thịt đông cần sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Thịt lợn thường được chọn là phần ba chỉ hoặc nạc vai để đảm bảo độ ngon và mềm của thịt. Sau khi sơ chế sạch sẽ, thịt được ướp với các loại gia vị để thấm đều. Tiếp theo, thịt được đưa vào nồi hầm nhỏ lửa trong vài giờ đồng hồ cùng với tai và mộng heo đã được làm sạch. Nước dùng trong quá trình hầm thịt chính là yếu tố then chốt tạo nên khả năng đông tự nhiên của món ăn này.


    Trong ngày Tết, món thịt đông thường được dùng để đãi khách hoặc trong các bữa cơm gia đình. Nó không chỉ là món ăn tiện lợi mà còn thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách của gia chủ. Thịt đông có thể được ăn kèm với bánh mì hoặc xôi, tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.


    Về mặt dinh dưỡng, thịt đông giàu protein và gelatin, tốt cho sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, món ăn này cũng rất phù hợp để bảo quản trong thời tiết lạnh của mùa đông miền Bắc, khi mà Tết Nguyên đán thường diễn ra.


    Thịt đông không chỉ là món ăn, mà còn là cầu nối yêu thương, gắn kết các thành viên trong gia đình khi quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Món ăn mang đậm nét văn hóa Việt và là minh chứng cho truyền thống ẩm thực phong phú của dân tộc.

    Thịt đông
    Thịt đông
    Thịt đông
    Thịt đông
  9. Bánh Tét là một trong những biểu tượng ẩm thực không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở miền Nam Việt Nam. Đây không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây. Món bánh này không chỉ đơn giản là một lựa chọn để thưởng thức mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc cầu chúc một năm mới an lành, thịnh vượng.


    Về cơ bản, Bánh Tét được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng lại qua nhiều công đoạn phức tạp và tỉ mỉ. Nguyên liệu chính bao gồm gạo nếp, đậu xanh đã bóc vỏ, và thịt ba chỉ hoặc thịt mỡ. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị và sở thích, người ta còn có thể thêm vào bánh các loại nhân khác như trứng muối, tôm khô hay thậm chí là chuối để tạo nên nhiều hương vị đặc trưng.


    Quá trình làm Bánh Tét bắt đầu bằng việc ngâm gạo nếp cho mềm, sau đó vo sạch và để ráo nước. Đậu xanh được ngâm cho nở mềm, nấu chín và tán nhuyễn. Thịt ba chỉ được ướp với các loại gia vị như nước mắm, tiêu, tỏi đập dập để thấm đều. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người ta sẽ trải một lớp gạo nếp xuống lá chuối, tiếp đến là một lớp đậu xanh và cuối cùng là lớp thịt. Tất cả sẽ được gói lại thành hình trụ dài và buộc chặt bằng dây lạt hoặc dây nhựa.


    Bánh sau khi gói xong sẽ được luộc trong khoảng 12 đến 14 giờ. Quá trình luộc lâu như vậy là để bánh chín đều và các nguyên liệu trong bánh kết dính lại với nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Bánh Tét khi chín có mùi thơm của lá chuối, vị béo ngậy của thịt và đậu, cùng với vị ngọt dịu của gạo nếp.


    Trong những ngày Tết, Bánh Tét không chỉ được dùng để cúng tổ tiên mà còn là món ăn chính trong các bữa cơm gia đình. Bánh có thể được thái lát mỏng và chiên giòn hoặc ăn kèm với đường cát trắng, dưa món hoặc củ kiệu.


    Qua bao thế hệ, Bánh Tét không chỉ là món ăn mà còn là nét đẹp văn hóa, là cầu nối liên kết các thành viên trong gia đình, là hương vị không thể thiếu mỗi dịp xuân về. Nó không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon mà còn đại diện cho sự sum vầy, đoàn tụ, và mong ước một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc.

    Bánh tét
    Bánh tét
    Bánh tét
    Bánh tét
  10. Trong dịp Tết Nguyên Đán, không chỉ những món ăn đặc trưng như bánh chưng, bánh tét hay dưa hành được chờ đợi, mà thịt gà luộc cũng là một trong những món không thể thiếu trong bữa cỗ của người Việt Nam. Món thịt gà luộc không chỉ mang trong mình hương vị tươi ngon của thịt gà mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, góp phần tạo nên không khí ấm áp và đầm ấm trong gia đình trong dịp Tết.


    Thịt gà luộc là một trong những món ăn truyền thống được người Việt ưa chuộng không chỉ trong dịp Tết mà còn vào các dịp lễ hội, cúng tổ tiên hay tiệc cưới. Sự đơn giản và tinh tế của cách chế biến món này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thịt gà luộc.


    Để có được một đĩa thịt gà luộc thơm ngon và béo ngậy, người nội trợ thường chọn những con gà ác non, có thịt thơm ngon, mềm và ngọt tự nhiên. Sau khi làm sạch và rửa sạch gà, người ta sẽ cho gà vào nồi nước lớn và đun sôi. Trong quá trình nấu, người ta thường thêm một ít gia vị như muối, tiêu, gừng để tăng thêm hương vị cho thịt gà. Thời gian nấu phụ thuộc vào cỡ của con gà, thường là khoảng một đến hai giờ đồng hồ cho đến khi thịt chín mềm.


    Món thịt gà luộc không chỉ ngon khi dùng trực tiếp mà còn rất thích hợp để thực hiện các món ăn khác như gà xé phay, gà rang muối, hoặc cắt lát mỏng để ăn kèm với bánh tráng và rau sống. Ngoài ra, thịt gà luộc cũng thường được sử dụng để cúng tổ tiên trong những ngày Tết, thể hiện lòng hiếu khách và tôn kính đối với ông bà, tổ tiên.


    Ngoài hương vị thơm ngon, thịt gà luộc còn mang trong mình ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Thịt gà là biểu tượng của sự giàu có, may mắn và sức khỏe trong văn hóa Việt Nam. Dùng thịt gà trong bữa cỗ Tết không chỉ là để thưởng thức mà còn là cách thể hiện lòng biết ơn và hy vọng cho một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thành công.


    Tóm lại, món thịt gà luộc không chỉ là một món ăn ngon mà còn là biểu tượng của sự giàu có, may mắn và sức khỏe trong văn hóa Việt Nam. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong bữa cỗ Tết của mỗi gia đình, làm phong phú thêm không khí sum họp, ấm áp và đầm ấm của ngày Tết.

    Thịt gà luộc
    Thịt gà luộc
    Thịt gà luộc
    Thịt gà luộc


loading...