Thê Tử Của Bề Tôi Trung Thành
Chương 7: 7: Kẻ Sĩ Trung Nghĩa
Trans: Nàng fish.
Một nữ nhân mưu sinh ở bên ngoài đâu phải chuyện dễ, những lúc xung đột khó tránh khỏi chịu thiệt thòi và ấm ức.
Nếu tính tình nàng mềm yếu, e rằng đừng nói đến nuôi sống bà mẫu và nhi tử, mà ngay cả tính mạng cũng mình cũng chẳng bảo vệ được.
Không chỉ thế, có rất nhiều nữ nhân trẻ tuổi đã treo cổ tự tử trên đường đi chạy nạn chỉ vì nghĩ không thông.
Song, Lăng Ngọc luôn cho rằng, tiền là thứ quan trọng nhất trên đời, nhưng thứ càng quan trọng hơn tiền chính là mạng sống! Còn thể diện và tôn nghiêm gì đó kia, xin lỗi nhé, đặt cạnh mạng sống thì nó chẳng là cái rắm gì cả!
Cho nên, đối với ‘hành động trung nghĩa’ ‘bảo vệ chủ mà chết’ của Trình Thiệu Đường ở đời trước, ngoài trừ việc thầm mắng một tiếng ‘mẹ nó’ ra thì nàng quả thực chẳng có cảm giác tự hào gì cả.
Dùng tính mạng để đổi lấy mấy trăm lượng tiền trợ cấp, còn không bằng ‘bữa cơm ân huệ’ của Lý lão gia gì đó, dù sao vừa có được thể diện cùng lợi ích, vừa giữ được tính mạng vẫn tốt hơn.
Ngày hôm sau, Trình Thiệu Đường tự mình đi đưa thiếp mời cho Lăng phụ, trong trí nhớ của Lăng Ngọc, kiếp trước nàng không đi cùng hắn.
Tuy Lăng phụ là người đọc sách, lại còn là tú tài lão gia duy nhất trong mười mấy dặm quanh đây, nhưng ông làm việc độc đoán hống hách, ở nhà thì nói một không hai, không bao giờ cho phép người khác phản đối.
Mẹ ruột Châu Thị của Lăng Ngọc và chị ruột Lăng Bích đều là người có tính tình dịu dàng nhu mì, trước giờ chưa từng làm trái ý ông.
Nhưng Lăng Ngọc thì hoàn toàn trái ngược.
Dù là cô nương gia (*) nhưng tính tình lại vô cùng bướng bỉnh, tuy không đến nỗi cãi vã với phụ thân, nhưng nếu đã là chuyện nàng không muốn thì cho dù Lăng tú tài có đánh hay mắng cũng thế, nàng ngoan cố đến độ không một chút thỏa hiệp.
(*) Cô nương gia: Cô nương chưa xuất giá.
Xung đột lớn nhất từ xưa đến nay của hai cha con là về chuyện hôn sự của Lăng Ngọc.
Lăng tú tài là người đọc sách, nên đương nhiên càng thích người đọc sách làm nữ tế của mình hơn.
Vì thế, trưởng nữ Lăng Bích được gả cho Lương Hoài Thăng, một người học trò của ông.
Đến lượt Lăng Ngọc, vì nàng là nữ nhi của tú tài, nên có thể viết chữ và tính toán, không chỉ có dung mạo xinh đẹp, mà làm việc còn rất nhanh nhẹn gọn gàng.
Từ lúc bắt đầu cập kê, người đến nhà cầu hôn không ngớt, nữ tế được Lăng tú tài nhìn trúng cũng là một chàng trai đọc sách.
Nhưng Lăng Ngọc không chịu, cha nàng, tỷ phu nàng, còn có những học trò của cha mà nàng biết, người nào cũng tay trói gà không chặt, không làm nổi những công việc nặng nhọc, cả ngày ngoài ‘chi, hồ, giả, dã’ (*) ra thì cái gì cũng không biết, nhất là cha nàng, từ bé đến giờ nàng chưa từng thấy ông ra đồng, công việc trong ngoài đều do ba mẹ con nàng làm hết.
(*)Chi, hồ, giả, dã () là bốn hư từ thông dụng trong Hán văn cổ để làm trợ ngữ từ để âm vận câu văn được êm tai, réo rắt hơn, hoặc tăng thêm ngữ khí.
Cho nên “chi, hồ, giả, dã” thường được dùng để chỉ những lời lẽ sáo rỗng, chẳng có nghĩa lý gì.
Do vậy, chúng thường được dùng để ví với những gì hư huyễn, không thực tế.
Làm chuyện “chi hồ giả dã” tức là làm chuyện phù phiếm, không thiết thực.
Từ lúc nàng hiểu chuyện đã thầm thề rằng, sau này, dù nàng có bị đánh chết cũng không thể gả cho người đọc sách, muốn gả thì cũng phải gả cho một nam nhân vạm vỡ, làm việc giỏi giang.
Và thế là, để lời cầu hôn của Trình Thiệu Đường được chấp nhận mà nàng đã phải đấu tranh với Lăng tú tài suốt một tháng trời.
Nếu nói nàng đã thích thầm Trình Thiệu Đường từ lâu thì cũng không phải, người cầu hôn năm đó nhiều như thế nhưng nàng chỉ chọn Trình Thiệu Đường đơn thuần là vì hắn có bộ dạng khỏe mạnh nhất trong số đó, tuy không nói nhiều nhưng người ta có thể làm việc! Tính cách cũng hiền lành, tâm địa không gian xảo, trông hắn còn mạnh gấp mấy trăm lần nhưng kẻ ngoài đọc sách ra thì chẳng được việc gì sất.
Vì chuyện cưới xin mà hai cha con ầm ĩ không vui, cũng vì nữ tế này không phải người mình chọn nên Lăng tú tài rất hay xoi mói Trình Thiệu Đường, những việc này Lăng Ngọc đều thấy cả, cũng càng thêm áy náy với Trình Thiệu Đường vì lần nào hắn cũng âm thầm chịu đựng.
Lần này thì khác, nàng muốn cùng Trình Thiệu Đường về nhà ngoại thăm cha mẹ một chuyến, tiếc là hôm qua đã đẩy việc nhà cùng nhi tử cho bà mẫu để vào thị trấn nên hôm nay không tiện làm phiền bà mẫu nữa.
Vì thế, nàng chỉ đành nhìn Trình Thiệu Đường xách theo quà biếu hai cụ ra cửa.
Sau khi quét dọn nhà cửa một lượt, rồi cùng tiểu Thạch Đầu tập đi một lát, Lăng Ngọc nhờ bà mẫu trông hộ nhi tử, còn mình thì mang tấm thảm đêm qua thằng nhóc tè ướt ra sông giặt sạch.
Nàng tới khá muộn, bờ sông chỉ có lác đắc vài phụ nhân đang giặt quần áo.
Nàng tìm được một chỗ, vừa đặt chậu giặt đồ xuống thì A Ngưu thẩm ở cách nàng không xa đi tới, nói lời đầy ẩn ý: “Tiểu Ngọc à, ngươi phải coi chặt nam nhân của mình đấy, phải cận thận vào, không thôi lại bị mấy con đỉ lẳng lơ không biết dơ quyến rũ mất.”
Vừa nói, A Ngưu thẩm vừa bĩu môi về phía sau lưng của Lăng Ngọc.
Lăng Ngọc quay người nhìn, chỉ thấy bóng lưng ôm chậu gỗ thướt tha của Tiếu quả phụ nức tiếng trong thôn.
Thấy bộ dạng như thể không thèm để ý của nàng, A Ngưu thẩm chán nản nói: “Sớm nay ta vừa thấy xong, lúc Thiệu Đường huynh đệ đi qua nhà của ả, ả ta còn cố tình ném khăn tay về phía hắn đấy! Đây là trò cũ của ả ta, không biết đã có bao nhiêu nam nhân bị ả quyến rũ như thế.”
“Sau đó thì sao?” Lăng Ngọc có chút bất ngờ, nhưng càng quan tâm phản ứng của Trình Thiệu Đường hơn.
“Chắc tại Thiệu Đường huynh đệ đang vội lên đường nên mới không để ý đến, cuối cùng vẫn là con hồ ly lẳng lơ đấy tự mình đi nhặt.”
Không để ý đến? Lăng Ngọc lại không cho là như vậy, nhưng nàng cũng không cần phải nói rõ với A Ngưu thẩm, chỉ mỉm cười với đối phương và nói: “Tẩu tử nói phải đấy, ta nhớ kỹ rồi.”
Lăng Ngọc không hề để tâm tiểu tiết này, bởi nàng vẫn rất tin tưởng vào nhân phẩm của Trình Thiệu Đường.
Nàng nhanh chóng giặt sách tấm thảm, tạm biệt A Ngưu thẩm rồi nhanh chóng về nhà.
Lúc đi qua một rừng cây nhỏ trong thôn, nàng bỗng nghe thấy bên trong truyền ra tiếng trách mắng: “Cút xéo đi, con mẹ nó, ngươi thật sự tưởng mình là bánh ngô thơm ngon, còn lão nương bị mù nên nhìn trúng ngươi hả? Ngươi dám động lão nương một chút, lão nương sẽ khiến ngươi tuyệt tự ngay!!”
“Ra vẻ trinh liệt đứng đắn làm gì chứ, trong thôn này ai chả biết…..Á! Con mẹ nhà người dám làm thật hả?!”
“Xéo! Còn không cút lão nương băm ngươi!”
“Ngươi, ngươi, ngươi nhớ cho ta!”
Một lát sau, một nam tử ôm mặt loạng choạng chạy ra khỏi rừng, Lăng Ngọc nhìn thật kĩ thì nhận ra đây chính là Nhị Lưu Tử nổi tiếng trong thôn.
Nàng sợ hết hồn, may mà Nhị Lưu Tử chỉ chăm chăm tháo chạy, không hề phát hiện ra sự tồn tại của nàng.
Nàng thở phào nhẹ nhõm, lúc ngoảnh đầu lại thì thấy Tiếu quả phụ đang lấy một tay vuốt nhẹ búi tóc rối bời, tay còn lại ôm chậu gỗ đựng quần áo vừa giặt sạch, tiếp tục cất những bước thướt tha ra khỏi rừng cây.
“Ối, tức phụ của Thiệu Đường đấy à!” Đối phương thấy nàng thì dừng bước, lập tức mỉm cười chào hỏi.
“Trụ Tử tẩu.” Lăng Ngọc chào lại.
Hai người đều không muốn nhắc lại chuyện xảy ra ban nãy, sau khi chào hỏi xong liền đường ai nấy đi.
Lăng Ngọc đi được một đoạn thì dừng lại, quay đầu nhìn bóng lưng yểu điệu đang đi xa dần của người nọ.
Thật ra kiếp trước nàng cũng từng nhận bữa cơm ân huệ của người khác.
Lúc đó lương khô bọn nàng mang theo trên đường đi chạy nạn bị mất, nhất thời không tìm được chỗ ở trọ, những người lớn như bọn nàng thì có thể ráng nhịn, nhưng tiểu Thạch Đầu chỉ mới là một đứa trẻ sáu tuổi làm sao chịu đựng nổi, nàng bất đắc dĩ phải cúi gằm mặt đi cầu xin những nạn dân chung đường, xin họ bố thí chút đồ ăn cho trẻ nhỏ.
Chỉ là, trên đường chạy nạn không biết sống chết lúc nào, lương thực là thứ vô cùng trân quý, mọi người đều lo thân mình chưa xong, cho dù không đành lòng, nhưng vẫn sẽ quyết tâm từ chối.
Đến cuối cùng, người đưa tay cứu giúp bọn nàng chính là Tiếu quả phụ Tiêu Hạnh Bình, người bình thường luôn bị thôn dân chỉ trỏ, nói xấu.
Nàng chưa từng tiếp xúc với Tiêu Hạnh Bình, dẫu sao khi nàng gả đến thôn Trình gia thì danh tiếng của Tiêu Hạnh Bình đã khá xấu.
Khi đó nàng là một nàng dâu mới, cho dù không cùng người khác nói xấu sau lưng nàng ấy, nhưng cũng sẽ không quá thân thiết với nàng ấy.
Cũng từng trải qua quãng đời làm quả phụ nên nàng biết rằng một nữ nhân, đặc biệt là một nữ nhân có vẻ ngoài mỹ mạo thường có cuộc sống không mấy dễ dàng.
Cho nên, mặc kệ những lời ra tiếng vào về Tiếu quả phụ là thật hay giả, nàng đều không thể vì thế mà nghi ngờ nhân phẩm của đối phương.
Một người đến cả khả năng tự bảo vệ cũng không có nhưng vẫn chìa tay ra cứu người khác lúc nguy nan thì nhân phẩm có thể kém đến mức nào chứ?
***
Ngày tiểu Thạch Đầu tròn một tuổi, những gia đình trong thôn khá thân thiết với nhà Vương Thị đều đến, giống như kiếp trước, nhà ngoại Lăng Ngọc chỉ có mẹ ruột Châu Thị đến, tuy nhiên, bà còn mang theo tên chữ mà Lăng tú tài chọn cho cháu ngoại, trên giấy viết hai chữ Trình Lỗi.
“Cái tên này hay quá, Lỗi trong quang minh lỗi lạc, đa tạ lòng tốt của nhạc phụ.” Trình Thiệu Đường nhận lấy tờ giấy viết tên nhi tử và nói với Châu Thị bằng lòng biết ơn.
“Cũng hay đấy, nó vừa khéo hợp với nhũ danh của nhi tử.” Lăng Ngọc cười nói.
Nhũ danh của nhi tử là ‘tiểu Thạch Đầu’, đại danh là ‘Tam Thạch’, nếu không biết cha nàng là một người chuyện nào ra chuyện nấy, thì nàng không khỏi nghi ngờ rằng, liệu có phải cha nàng vẫn còn ghi thù chuyện nàng khăng khăng đòi gả cho Trình Thiệu Đường nên mới chọn đại cái tên này để lấy lệ với mình hay không.
“Tỷ tỷ con thấy trong người không khỏe nên mới không tới, giỏ trứng gà này là tỷ tỷ con nhờ ta mang tới cho con.” Châu Thị chỉ giỏ trứng gà mà bà mang theo.
Lăng Ngọc cũng không quá bất ngờ, dù sao đời trước tỷ tỷ nàng cũng vì sức khỏe không tốt mà không đến được.
“Hôm nào rảnh con sẽ đến thăm tỷ ấy ạ.”
“Còn một chuyện nữa, phụ thân con định nhận một đứa trẻ trong tộc làm con thừa tự để kéo dài hương hỏa.” Châu Thị nói.
“Lần này cha hạ quyết tâm rồi? Thế đã chọn được ai chưa ạ?” Lăng Ngọc hỏi.
“Có rồi, là thằng cháu tám tuổi của Tam A lão gia.”
Quả nhiên….đời trước cha cũng chọn thằng bé đó.
“Mẹ à, nếu theo ý con thì chúng ta nên đổi một đứa trẻ khác mới tốt, với lại mẹ và cha đều có tuổi rồi, đâu còn tinh lực (*) để nuôi dưỡng một đứa trẻ còn nhỏ như thế? Nói một câu gở thì là, nếu lúc nào đó gia đình có xảy ra chuyện gì, một đứa bé như nó làm sao có thể cáng đáng nổi? Chỉ sợ đến lúc đó lại hời cho người ngoài thôi.” Lăng Ngọc nhỏ giọng nói.
(*) Tinh thần và sức lực
Châu Thị do dự một lát và nói: “Nuôi đứa bé mới dễ thân quen….”
“Cha mẹ ruột của nó còn đó, một đứa bé tám tuổi cũng đã nhận thức được việc này nên chúng ta có nuôi dạy như thế nào thì nó cũng không thể thân thiết nổi với nhà ta đâu.
Thà rằng nhận người lớn tuổi hơn, chỉ cần đối phương có bản tính lương thiện, có thể vẹn tròn tình cảm phụ tử là tốt rồi.”
“Việc này….con nói cũng có lý, để về ta nói với cha con, có điều tính tình cha con con cũng biết, nếu ông quyết định rồi, người khác nói thế nào cũng không có tác dụng.”
Làm sao Lăng Ngọc không biết tính tình của cha mình chứ, nên nàng cũng không nghĩ mẹ có thể khuyên được ông ấy.
Hai mẹ con nói chuyện một lúc, nhìn sắc trời không còn sớm, Châu Thị mới tạm biệt để ra về.
Sau khi tiễn nương về, Lăng Ngọc quét dọn nhà cửa lần nữa, lúc quay người lại thì trông Trình Thiệu Đường tươi cười dẫn theo một đại hán vạm vỡ, mày rậm, mắt to, mặt chữ điền, thân cao tám thước tiến vào.
“Tiểu Ngọc ơi, mau chuẩn bị thức nhắm, thêm một bình rượu hâm nóng để ta cùng Đại ca cùng uống mấy chén nào!”
“Vị này là đệ muội đấy à? Thằng ranh ngươi may mắn ghê!” Đại hán cười ha ha, vỗ tay lên bả vai của Trình Thiệu Đường.
Lăng Ngọc lấy làm khó hiểu, nhưng cũng không hỏi gì nhiều, đáp một tiếng liền đến nhà bếp chuẩn bị đồ nhắm.
||||| Truyện đề cử: Cưng Chiều Vợ Nhỏ Trời Ban |||||
Lúc nàng bưng đồ nhắm đã chuẩn bị tươm tất tới nhà chính, thì nghe thấy tiếng cười sang sảng của nam tử từ xa truyền lại: “…..Huynh đệ như tay chân, nữ tử như quần áo, chẳng qua chỉ là đám nữ nhân, nếu huynh đệ đã vừa mắt thì ta tặng cho hắn luôn, việc này nhằm nhò gì!”
“Nhưng mà Tử Yên cô nương dành tình cảm sâu nặng cho Đại ca, bây giờ mà tặng cho người khác, e rằng….”
“Đại trượng phu lo gì không có thê tử! Vả lại, nam tử hán đại trượng phu hành tẩu giang hồ, chỉ có hai chữ trung nghĩa là không thể để mất, chứ mấy nữ tử cỏn con đâu đáng nhắc đến!”
“……….Đại ca nói chí phải, nam tử hán đại trượng phu, hai chữ trung nghĩa không thể để mất! Nào, đệ kính Đại ca một chén!”
………………
Sắc mặt của Lăng Ngọc trở nên u ám, nàng hít thật sâu, bưng đồ nhắm đi vào.
“Vị Đại ca này khí khái ngất trời, vừa nhìn đã biết không phải kẻ đầu đường xó chợ, thật sự đúng là kẻ sĩ trung nghĩa! Nào, tiểu phụ kính trung thần nghĩa sĩ này một chén!” Sau khi đặt đồ nhắm xuống bàn, nàng cười duyên dáng giúp người nọ rót đầy chén rượu, rồi lại lấy chén rượu đã được rót đầy trước mặt Trình Thiệu Đường, làm động tác kính rượu với người nọ.
“Ha ha, quả đúng là đệ muội tốt của ta, Thiệu Đường, ngươi có phúc đấy!” Người nọ cười ha ha, uống một hơi cạn sạch.
Lăng Ngọc đặt chén rượu hết nhẵn xuống, hướng người nọ vái chào một lượt, lúc xoay người thì trừng đôi mắt dữ tợn với Trình Thiệu Đường, khiến cho nụ cười trên mặt của Trình Thiệu Đường vụt tắt ngay tức khắc.
Hắn đã làm gì sao?
Trình Thiệu Đường ngơ ngác và bối rối..
Thê Tử Của Bề Tôi Trung Thành