Thái Tử Không Thích Biến Thái
Chương 16: Chương 16
Sau đó Sử Hồng cùng với Cảnh Điền phụ các ảnh vệ đào hố trồng cây, trong khi Tinh Húc tự mình đào một cái hố nhỏ ngay cạnh con sông đã khô cạn kia rồi đổ nước vào đấy.
Sau đó y đứng đó hình như đang làm phép.
Sử Hồng không thắc mắc về những gì Tinh Húc đang làm nữa, bởi dù sao hắn cũng không hiểu được suy nghĩ cũng như năng lực của Tinh Húc.
Nhưng những lời mà Kim Yến nói khi đó lại khiến hắn suy nghĩ rất nhiều.
Hắn nhớ những dòng chữ nhỏ mình từng đọc trong một quyển sách hiếm hoi viết về thuật sĩ: “các thuật sĩ đều có tuổi thọ rất ngắn”.
Không lẽ là vì liên quan đến chuyện thi pháp ư? Có phải mỗi lần thuật sĩ thi pháp đều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ?
“Chủ nhân, người nghĩ gì mà ngây ngẩn thế kia?”
“Cảnh Điền, trước kia ta đã từng cho người điều tra về tình trạng sức khoẻ của thái tử chưa?”
“Chưa ạ.
Chủ nhân nói vậy là sao? Có phải thái tử bị làm sao không?”
Sử Hồng vội xua tay.
Không.
“Ta chỉ hỏi vậy thôi.”
Theo cái cách mà Tinh Húc và Kim Yến nói chuyện trước đó có thể đoán được việc ảnh hưởng của pháp thuật đối với sức khỏe của Tinh Húc là bí mật quốc gia.
Rõ ràng đây không phải là chuyện đơn giản.
Cổ họng hắn bỗng nhiên cảm thấy khô khốc dù mới uống nước chưa lâu.
Lồng ngực cảm thấy hơi khó chịu.
Mọi người nai lưng ra hoạt động đến chiều tối mới trồng xong chỗ hạt đó xuống đất.
Sử Hồng còn hứng thú ngồi quan sát chỗ hạt được mình trồng xuống có gì khác biệt nhưng nhìn mãi mà chẳng thấy thay đổi gì, gương mặt tỏ rõ sự thất vọng.
Tinh Húc nhìn cảnh đó không nhịn được cười.
“Tên ngốc.
Hạt gieo bình thường cũng phải ba bốn ngày mới nảy một cái mầm bé xíu.
Ngươi mới gieo xuống thì làm sao mà nhìn thấy kết quả ngay vậy được.
Muốn thấy sáng mai dậy sẽ thấy thôi.”
“Vậy...!vậy à? Thế thì ngày mai ta phải ra xem mới được.”
Nhìn thấy vẻ mặt háo hức của Sử Hồng cứ như một tiểu hài tử vừa có được đồ chơi mới khiến Tinh Húc không đành lòng trêu chọc y.
Ngược lại không hiểu sao lại có cảm giác cái người này trông lại khá dễ nhìn, không có đáng ghét như thường thấy.
Suy nghĩ này khiến Tinh Húc giật mình.
Hắn tự nhủ có thể do Sử Hồng không chọc tức hắn như mọi ngày nữa nên hắn mới cảm thấy như thế mà thôi.
“Ngươi định xử lý cái miếu công đức đó thế nào?” Sử Hồng tò mò hỏi.
“Bọn chúng vì ta mà lập nên cái miếu đó vậy thì ta cũng phải đến đó xem thử chứ.”
“Ta cũng chưa xem thử cái miếu đó.
Cho ta đi cùng với được không?”
“Được chứ.
Ta rất vui lòng.”
Cảnh Điền nhìn hai người ka miệng thì cười nhưng ánh mắt lộ rõ hai chữ gian tà.
Bọn họ mà đi cùng nhau khẳng định cái miếu công đức đó hôm nay gặp hạn rồi.
...***...
Cùng thời gian với Tinh Húc, nhị hoàng tử Đường Mình Thành cũng được cử đi đến một địa phương khác để xử lý vấn đề lũ lụt.
Khác với trường hợp của Tinh Húc, các quan lại địa phương rất hỗ trợ cho Minh Thành làm việc.
Tất cả mọi việc từ cứu tế đến xử lý dịch bệnh, dọn dẹp vệ sinh chẳng đến tay hắn.
Đám quan lại thay nhau làm hết, hắn chỉ việc đứng bên ngoài kiểm tra và đốc thúc.
Chẳng phải là quan lại nơi này có “tình người” hơn so với quan viên ở Thiên Ân.
Đơn giản vì họ biết quá rõ tính cách của vị nhị hoàng tử này.
Minh Thành trước giờ luôn cạnh tranh gay gắt với thái tử Tinh Húc.
Hắn muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng Tinh Húc làm thái tử đơn giản chỉ vì y là một thuật sĩ chứ chẳng có tài năng gì.
Ngay khi biết Tinh Húc đi xử lý hạn hán ở Thiên Ân, hắn lập tức xin phụ hoàng bạn cho công việc đi xử lý thiên tai ở nơi khác.
Trước khi đi còn cho người đánh tiếng trước với quan viên nơi đó rằng nếu làm chậm trễ công việc của hắn, làm hắn thua thiệt với thái tử, hắn sẽ cho cả nhà chúng chịu báo ứng.
Đối với Minh Thành, ai thuận theo thì sống, không thuận theo thì hậu quả khôn lường.
Chỉ cần giúp hắn thắng thái tử, cho dù là dùng bất cứ thủ đoạn nào, khiến Minh Thành hài lòng thì chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi ích.
Cho nên Minh Thành chỉ đến chưa đầy nửa tháng, mọi việc đã được quan viên ở nơi đó xử lý vô cùng sạch sẽ và nhanh chóng.
Minh Thành vô cùng hài lòng.
Hắn hứa sẽ nói tốt về chúng trước mặt hoàng thượng, sẽ ban thêm bổng lộc chức tước.
Minh Thành chi một khoản lớn gọi là thưởng riêng cho bọn chúng, vui vẻ ngồi xem diễn biến của vị thái tử đệ đệ ở Thiên Ân.
Hắn không hề biết rằng để đạt được hiệu quả như mong muốn của hắn, rất nhiều dân chúng chỉ mới nhiễm dịch bệnh đã bị đem đi nhốt lại ở một căn nhà bỏ hoang rồi bỏ mặc cho đến chết, rất nhiều nhà nghèo đến mức không có đồ ăn đã bị bọn chúng đẩy ra bãi tha ma cho tự sinh tự diệt.
Bọn chúng cứ vậy mà hưởng lợi trên mồ hôi và máu thịt của con dân mà không một chút áy náy.
Lúc này, ở Thiên Ân, tình hình vẫn chưa được khả quan lắm.
Dân chúng bắt đầu hướng đến miếu công đức nhiều hơn, không phải để cầu khấn mà để chửi rủa.
Bọn họ không chỉ cúng tiền mà cả lương thực cũng đã cúng hết rồi.
Không còn gì trong nhà nữa, đến cái ăn cũng không có.
Họ sắp chết đói rồi mà thái tử vẫn chưa tới.
Bọn họ không nhin được nữa bắt đầu đến miếu công đức mắng chửi.
Họ mắng chửi thái tử không biết thương dân, nhận tiền của dân mà không chịu cứu dân.
Tâm trạng bức xúc của những người này đã tác động đến những người dân khác.
Họ cũng không cầu khấn nữa mà quay sang mắng.
Quan phủ vội vàng cho người đến trấn an, nói rằng chúna nhận được tin thái tử sắp đến rồi.
Nếu thái tử đến đây mà nghe mình bị chửi rủa như thế sẽ tức giận không cứu nữa.
“Hơn chục ngày trước các người cũng bảo thái tử sắp đến rồi.
Rốt cuộc thì các con ta sắp chết đói rồi cũng không thấy mặt mũi thái tử điện hạ đâu.
Ngày hôm nay bọn ta không có cái ăn, cả nhà sắp chết rồi thì bọn ta còn đợi cái mẹ gì nữa! Rõ ràng là lừa đảo!”
“Trả tiền cho bọn ta đi! Bọn ta sắp chết đói cả rồi.
Bọn ta không tin thái tử nữa!”
“Các người hãy bình tĩnh! Đừng nóng nảy! Bọn ta đã cho người đi kiểm tra.
Xe ngựa của thái tử chỉ nay mai là đến thôi.”
Trong lúc hai nhóm đang cãi nhau ồn ào thì ở một phía khác Tinh Húc đang chăm chú quan sát toàn bộ miếu công đức.
Cái miếu này xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, rộng phải đến gần trăm mét.
Trong miếu có một bức tượng thái tử lớn bằng người thật.
Phía bên trái và bên phải của miếu đúng hai bức tượng thái tử khác nhỏ hơn.
Đặt trước bức tượng là một cái hòm lớn ghi bên ngoài là hòm công đức.
Đây rõ ràng là một hình thức thờ thần phật trá hình.
Sử Hồng nhìn bức tượng Tinh Húc được tạc theo dáng điệu của Quan thế âm bồ tát mà muốn cười nhưng cố nhịn.
Gương mặt lúc nào cũng lạnh lùng nhăn nhó của y bị tạc thành một gương mặt hiền từ như thánh mẫu.
Sử Hồng không nhịn được thúc nhẹ khuỷu tay vào người Tinh Húc nói nhỏ:
“Bức tượng rất có thần, chỉ tiếc là không giống người thật.
Điện hạ thấy có đúng không?”
Tinh Húc liếc nhìn Sử Hồng.
Cái mặt của tên này rõ ràng là đang nín cười.
Tinh Húc không trả lời mà mỉm cười hỏi lại:
“Vậy Sử công tử là thích người trên bức tượng hay người thật hơn?”
“Điện hạ nói thật lạ.
Bức tượng thì làm ăn được gì? Người thật mới yêu đương được.”
Cảnh Điền và Kim Yến đứng phía sau thở dài mà lắc đầu.
Hai cái người này đang ở trong miếu mà nói cái gì không biết.
“Nếu không thích bức tượng này thì hủy đi là được.”
“Điện hạ định hủy luôn tại đây hả?” Sử Hồng kinh ngạc.
“Dĩ nhiên là không.
Để dân hủy..”
Nói xong Tinh Húc nhắm mắt lại.
Một chốc sau trong không gian đột nhiên vang lên một giọng nói giận dữ:
“Hỗn xược! Là kẻ nào dám làm trái lệnh của ta?!”
Sử Hồng được một phen hoảng hồn, nhưng khi nhìn qua Tinh Húc vẫn đang đứng im như tượng, hắn hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra.
Dân chúng và đám quan binh nghe giọng nói đột ngột cất lên mà hoảng loạn vì không hiểu là tiếng nói phát ra từ đâu.
Giọng nói vang vọng, trầm trầm, nghe cứ như một vị thần nói vọng xuống dương giới.
“Lương Sùng! Còn không mau quỳ xuống?!”
Huyện lệnh Lương Sùng hốt hoảng quỳ sụp xuống.
Ông ta cuối cùng cũng nhận ra giọng nói này là của ai.
Ông ta vội cúi dập đầu, gào lên:
“Thái tử điện hạ, oan uổng quá!”
Lập tức đám quân lính và cả dân thường cũng đều kéo nhau quỳ sụp xuống bái lạy trước bức tượng thái tử.
Để tránh bị nghi ngờ, Sử Hồng và các ảnh vệ nhanh chóng kéo Tinh Húc ra chỗ khuất trước khi bị những kia nhìn thấy.
“Còn dám mở miệng nói oan uổng? Năm ngoái ta bảo ngươi chú ý trồng thêm cây gây rừng để tránh thiên tai.
Ngươi lại đem chặt hết rừng để dựng nên cái miếu vớ vẩn này.
Còn dám tự ý thờ cúng bổn thái tử, thu tiền của dân.
Tội của ngươi lớn như vậy còn dám nói oan uổng?”
“Thái tử điện hạ, thực sự là oan uổng mà.
Hạ quan nào dám thu tiền của dân.
Số tiền đó đều là dân chúng muốn thể hiện lòng cảm tạ đến công đức vô bờ của người, không một ai ép buộc cả.
Không tin điện hạ có thể hỏi dân.”
Một tia sét phóng thẳng xuống ngay sát mặt Lương Sùng khiến hắn ta sợ đến ngây ra.
“Ngươi còn dám già mồm cãi? Bản thái tử dặn ngươi phải lo trồng rừng, ngươi lại cho người chặt hết cây gây ra hạn hán kéo dài.
Còn dám lợi dụng danh tiếng của bổn thái tử để xây miếu.
Chính ngươi đã phao tin đồn bậy rằng ai cúng tiền càng nhiều thì thái tử sẽ nghe thấy và phù hộ cho người đó.
Bổn thái tử là thuật sĩ, không phải thần, không có quyền năng cao siêu như thế.
Dân Thiên Ân sở dĩ chịu hạn hán là do ngươi phá rừng, chịu nghèo đói là do ngươi đồn bậy.
Tội nghiệt đều do ngươi gây ra.
Ngươi tự đi mà xử lý.”
Dân chúng bắt đầu nổi giận.
Cho đến giờ bọn họ mới biết hoá ra mình bị lừa.
Tất cả hò nhau đòi đè Lương Sùng ra đánh.
Hắn sợ hãi gào lên:
“Xin thái tử điện hạ nghe hạ quan nói! Hạ quan không biết chặt rừng sẽ gây nên hạn hán.
Hạ quan chỉ muốn thay dân của Thiên Ân bày tỏ sự biết ơn đến điện hạ mà thôi.
Tin đồn đó hạ quan cũng không biết là từ đâu ra.
Không phải do hạ quan làm.
Xin người minh xét!”
Ngay lúc này một người đeo mặt nạ lao ra cầm kiếm bổ hòm công đức ra làm đôi.
Tất cả mọi người kinh hãi ngẩng đầu nhìn..
Thái Tử Không Thích Biến Thái