Ta Không Làm Thiếp
Chương 70: Thật thật giả giả
71@-Sáng hôm sau, Thẩm Lan được Bùi Thận cho phép, dẫn theo nha hoàn hộ vệ đi thẳng tới chợ Bắc Quan, Hàng Châu.
Bắc Quan nằm ngoài cổng Võ Lâm, giáp với sông Thượng Đường, cảng Đức Thắng, là nơi thương nhân tụ tập, hàng hóa lưu thông từ xưa đến nay.
Thẩm Lan khó khăn lắm mới có cơ hội ra ngoài hít thở không khí, nàng vừa đi vừa ngắm nghía, ngay cả sạp thịt hàng cá ven đường cũng không bỏ qua. Chờ đi dạo đã thấm mệt, nàng ghé vỉa hè mua ít thức ăn nhẹ lót dạ, ngồi nghỉ ngơi một lát, lại lựa hai cửa hàng tơ lụa vào dạo một vòng, tốn hơn nửa buổi chiều.
Về đến phủ, nàng vội vàng tắm gội thay quần áo. Bùi Thận mãi chưa trở lại, Thẩm Lan chờ cơm tối hơi tiêu, cũng không đợi Bùi Thận mà lo ngủ trước.
Canh hai, Bùi Thận mới lo xong công việc, sai Trần Tùng Mặc giơ ngọn đèn sừng dê, bung chiếc ô giấy lụa phù dung hồng quay về viện sau.
Đêm sâu sương lạnh, trăng ẩn sao thưa, mưa thu tí tách tí tách rơi. Bùi Thận ngang qua hành lang, nương tiếng mưa rơi, bỗng nhiên hỏi: “Đã điều tra rồi chưa?”
Trần Tùng Mặc hiểu ý, lập tức gật đầu: “Phu nhân hôm nay tới hai cửa hàng tơ lụa dạo quanh. Một cửa hàng ở khu vực cầu Lục Gia, chủ yếu bán đồ đạc phía nam, phần nhiều có tơ lụa Tô Hàng, vải bông Tùng Giang, tất cả đều là hàng cao cấp. Cửa hàng còn lại nằm ở hẻm Phạm Phủ, bán lụa là cùng một số loại chỉ thêu.”
“Bình Sơn đưa tiền rồi hỏi thăm tiểu nhị của hai chỗ này. Họ đều là người địa phương sống lâu năm tại đây, gần đây không nhận người mới vào làm, cũng không quen biết gì gia tộc Dương thị ở Tô Châu cả.”
“Ngoài ra, Bình Sơn cũng đi hỏi thăm thêm hàng xóm láng giềng sống quanh cửa hàng. Cửa hàng ở cầu Lục Gia là con cháu kế thừa của tổ tiên để lại, đến nay cũng đã hơn bốn mươi năm. Còn cửa hàng ở hẻm Phạm Phủ là do một người góa chồng lập nên, bây giờ đã giao lại cho con trai lo liệu, tuổi đời cũng đã hai mươi năm. Cả hai đều không hề có gì bất thường.”
Bùi Thận gật đầu, nhủ thầm Bắc Quan là nơi đặt trạm thu thuế hải quan nội địa, nổi tiếng với chợ đêm cùng thuyền bè chở khách trên kênh đào ngày đêm tấp nập. Y nhàn nhạt nói: “Nàng có đến gần bến tàu hay thuyền bè không?”
Trần Tùng Mặc lắc đầu: “Phu nhân chỉ đi tới những điểm thú vị thôi. Đi ngang qua tiệm cá sẽ hỏi thăm giá ốc, thấy một một quán trà bán nước đun từ lá lúa cũng sẽ mua thử một chén để uống, còn ghé sạp nhỏ mua vài ba quả hồng vuông Tiêu Sơn. Ngang qua một nhà, thấy bà lão đang nấu lá tre, phu nhân nghỉ chân nhìn một lát, còn tò mò bước lên bắt chuyện hỏi han.”
Bùi Thận biết nàng bị vây trong nhà quá lâu, khó khăn lắm mới khỏe hẳn, cho nên mới muốn đi tới những nơi tưng bừng náo nhiệt nhất mà dạo cho đã thèm.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện tới cửa viện sau, Trần Tùng Mặc do dự một lát, khom người nói: “Gia, vậy lần sau phu nhân ra ngoài, có cần theo sau hỏi thăm cẩn thận như hôm nay nữa không?”
Bùi Thận nhàn nhạt đáp: “Không cần.” Mưa thu kéo dài hơn nửa tháng, mực nước trên sông Phần, Vị Hà, Hoàng Hà tăng vọt. Nếu gây vỡ đê, khu vực ba tỉnh Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông e là lưu dân sẽ nổi lên bốn phía. Triều đình chắc chắn sẽ trưng thêm lương thực từ khu vực Tô Hàng, thuế hải quan nội địa sẽ chồng thêm thuế thuyền bè. Nếu còn vướng vào loạn giặc Oa, Hồ Lỗ, Nữ Chân, Bùi Thận rút đâu ra người nữa để mà theo rà soát những nơi Thẩm Lan đi liệu có gì bất thường?
Bùi Thận đi thẳng vào phòng chính của viện sau, thấy mùng màn đã buông xuống, trong nhà yên ắng không tiếng động, y đoán Thẩm Lan hẳn đã ngủ say, liền hạ giọng dặn dò Tử Ngọc: “Ngày mai nói với phu nhân, bên ngoài độ này rất là bất ổn, bảo nàng bớt ra ngoài lại.” Rút củi dưới đáy nồi là được rồi, việc gì phải phí thêm người đi kiểm tra.
Tử Ngọc nào dám hỏi vì sao không cho phu nhân ra ngoài, chỉ gật đầu bảo dạ.
Bùi Thận dặn dò xong, tắm gội thay quần áo trở về. Y vén rèm châu, xốc mùng màn, thấy nàng ngủ ngon lành, cánh tay ngọc ngà trắng sứ vươn ra ngoài, gò má xinh xắn ửng hồng, dáng vẻ ngây thơ như đứa trẻ.
Bùi Thận bỗng thấy lòng nhộn nhạo, nhưng ngặt nỗi y đã đồng ý tuân theo kỳ hạn một tháng với nàng, thế nên chỉ đành thở dài một tiếng, ra ngoài tắm lại một lần, mới quay về ôm Thẩm Lan chìm vào giấc ngủ.
Hôm sau, lúc Thẩm Lan tỉnh lại đã không còn thấy bóng dáng Bùi Thận đâu nữa. Tử Ngọc Lục Nhụy bưng thau đồng, khăn bông tới rửa mặt cho nàng. Tử Ngọc vắt khô khăn đưa cho Thẩm Lan, trù trừ nói: “Phu nhân, Gia tối hôm qua có dặn độ này ngoài kia loạn lạc, bảo phu nhân hạn chế ra ngoài.”
Thẩm Lan khẽ ngừng lại, rồi nghĩ y chỉ bảo nàng bớt ra ngoài, chứ không phải cấm tiệt không cho nàng đi. Huống hồ trước đó vài ngày y vừa đồng ý để nàng làm Bồ Tát một tháng, hẳn là không đến nỗi đòi cấm túc nàng ngay lúc này.
Thẩm Lan thong thả lau mặt, gật đầu: “Ta biết rồi, ít đi là được.”
Đã là cuối tháng bảy, Bùi Thận ngày ngày đi sớm về trễ. Thẩm Lan thì ngủ sớm, lần nào cũng bỏ lỡ phút giây gặp mặt. Nhưng nàng vốn cũng muốn bỏ lỡ, cho nên không quá bận lòng.
Bùi Thận bảo nàng bớt ra ngoài, Thẩm Lan cũng giả vờ nghe lời ở lì trong phủ qua năm sáu ngày, mới dẫn hộ vệ nha hoàn ra ngoài đi dạo một lần.
Mưa thu rả rích rơi suốt tháng bảy, đến tận tháng tám vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Thẩm Lan vốn định bụng nghỉ ngơi bốn, năm ngày, chờ tới mùng bảy, mùng tám tháng tám sẽ tới cửa hàng bạc tìm Ngọc Dung. Dùng mấy lần ra ngoài trước đó lót đường, lần này hẳn là sẽ không ai sinh lòng nghi ngờ nàng.
Thẩm Lan đã tính toán đâu ra đấy xong, ngờ đâu chuyện nàng lo lắng nhất đã xảy ra.
Thẩm Lan từ đợt uống thuốc điều trị cơ thể, chu kì đến luôn rất chính xác. Mỗi tháng đều đúng vào mùng năm, hiếm khi xê xích gì nhiều. Vậy mà lần này đã là mùng bảy mùng tám, quỳ thủy của nàng mãi vẫn chưa tới.
Nàng không dám chắc chắn, sợ mình suy nghĩ nhiều vì chỉ lệch có hai ngày mà thôi. Nhưng cũng sợ nếu là thật sự mang thai, nên làm thế nào cho đúng? Muốn bỏ thai, Bùi Thận nhất định không cho phép. Nếu sinh ra nó, vậy chẳng phải cả đời đều bị nhốt ở nơi này?
Viện sau chỉ là một ô vuông bé tí. Nàng phải khom lưng cúi đầu, tự xưng di nương với con ruột của mình, uốn gối hành lễ với chủ mẫu tương lai, tồn tại dựa vào sự sủng ái nuông chiều của Bùi Thận…
Nghĩ đến đây, lòng Thẩm Lan trào dâng một nỗi tuyệt vọng. Bản thân nàng hệt như bị ngâm dưới nước đá, nghẹn ngào không thở nổi. Lục phủ ngũ tạng ngày càng buốt giá, tưởng như có gió bắc thổi vào tận xương cốt, đau đến nàng tái mét không còn chút máu.
Nàng ngồi trên ghế ngơ ngẩn trông ra cửa sổ, thấy ngoài hiên mưa phùn lành lạnh, từ từ gột rửa thảm cỏ xanh ngắt trong vườn.
Mưa gió triền miên, sầu giăng ngập lối. (1)
Ủng hộ admin bằng 1 click vào đây: link mã giảm giá sàn S
Chú thích:
Lịch sử Chợ đêm Bắc Quan tham khảo tại đây (tiếng trung)
1: nguyên văn “Tà phong tế vũ, loạn sầu như chức.” câu trích trong bài Hạ tân lang – Cửu nhật của Lưu Khắc Trang thời Tống.
Ta Không Làm Thiếp
Bắc Quan nằm ngoài cổng Võ Lâm, giáp với sông Thượng Đường, cảng Đức Thắng, là nơi thương nhân tụ tập, hàng hóa lưu thông từ xưa đến nay.
Thẩm Lan khó khăn lắm mới có cơ hội ra ngoài hít thở không khí, nàng vừa đi vừa ngắm nghía, ngay cả sạp thịt hàng cá ven đường cũng không bỏ qua. Chờ đi dạo đã thấm mệt, nàng ghé vỉa hè mua ít thức ăn nhẹ lót dạ, ngồi nghỉ ngơi một lát, lại lựa hai cửa hàng tơ lụa vào dạo một vòng, tốn hơn nửa buổi chiều.
Về đến phủ, nàng vội vàng tắm gội thay quần áo. Bùi Thận mãi chưa trở lại, Thẩm Lan chờ cơm tối hơi tiêu, cũng không đợi Bùi Thận mà lo ngủ trước.
Canh hai, Bùi Thận mới lo xong công việc, sai Trần Tùng Mặc giơ ngọn đèn sừng dê, bung chiếc ô giấy lụa phù dung hồng quay về viện sau.
Đêm sâu sương lạnh, trăng ẩn sao thưa, mưa thu tí tách tí tách rơi. Bùi Thận ngang qua hành lang, nương tiếng mưa rơi, bỗng nhiên hỏi: “Đã điều tra rồi chưa?”
Trần Tùng Mặc hiểu ý, lập tức gật đầu: “Phu nhân hôm nay tới hai cửa hàng tơ lụa dạo quanh. Một cửa hàng ở khu vực cầu Lục Gia, chủ yếu bán đồ đạc phía nam, phần nhiều có tơ lụa Tô Hàng, vải bông Tùng Giang, tất cả đều là hàng cao cấp. Cửa hàng còn lại nằm ở hẻm Phạm Phủ, bán lụa là cùng một số loại chỉ thêu.”
“Bình Sơn đưa tiền rồi hỏi thăm tiểu nhị của hai chỗ này. Họ đều là người địa phương sống lâu năm tại đây, gần đây không nhận người mới vào làm, cũng không quen biết gì gia tộc Dương thị ở Tô Châu cả.”
“Ngoài ra, Bình Sơn cũng đi hỏi thăm thêm hàng xóm láng giềng sống quanh cửa hàng. Cửa hàng ở cầu Lục Gia là con cháu kế thừa của tổ tiên để lại, đến nay cũng đã hơn bốn mươi năm. Còn cửa hàng ở hẻm Phạm Phủ là do một người góa chồng lập nên, bây giờ đã giao lại cho con trai lo liệu, tuổi đời cũng đã hai mươi năm. Cả hai đều không hề có gì bất thường.”
Bùi Thận gật đầu, nhủ thầm Bắc Quan là nơi đặt trạm thu thuế hải quan nội địa, nổi tiếng với chợ đêm cùng thuyền bè chở khách trên kênh đào ngày đêm tấp nập. Y nhàn nhạt nói: “Nàng có đến gần bến tàu hay thuyền bè không?”
Trần Tùng Mặc lắc đầu: “Phu nhân chỉ đi tới những điểm thú vị thôi. Đi ngang qua tiệm cá sẽ hỏi thăm giá ốc, thấy một một quán trà bán nước đun từ lá lúa cũng sẽ mua thử một chén để uống, còn ghé sạp nhỏ mua vài ba quả hồng vuông Tiêu Sơn. Ngang qua một nhà, thấy bà lão đang nấu lá tre, phu nhân nghỉ chân nhìn một lát, còn tò mò bước lên bắt chuyện hỏi han.”
Bùi Thận biết nàng bị vây trong nhà quá lâu, khó khăn lắm mới khỏe hẳn, cho nên mới muốn đi tới những nơi tưng bừng náo nhiệt nhất mà dạo cho đã thèm.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện tới cửa viện sau, Trần Tùng Mặc do dự một lát, khom người nói: “Gia, vậy lần sau phu nhân ra ngoài, có cần theo sau hỏi thăm cẩn thận như hôm nay nữa không?”
Bùi Thận nhàn nhạt đáp: “Không cần.” Mưa thu kéo dài hơn nửa tháng, mực nước trên sông Phần, Vị Hà, Hoàng Hà tăng vọt. Nếu gây vỡ đê, khu vực ba tỉnh Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông e là lưu dân sẽ nổi lên bốn phía. Triều đình chắc chắn sẽ trưng thêm lương thực từ khu vực Tô Hàng, thuế hải quan nội địa sẽ chồng thêm thuế thuyền bè. Nếu còn vướng vào loạn giặc Oa, Hồ Lỗ, Nữ Chân, Bùi Thận rút đâu ra người nữa để mà theo rà soát những nơi Thẩm Lan đi liệu có gì bất thường?
Bùi Thận đi thẳng vào phòng chính của viện sau, thấy mùng màn đã buông xuống, trong nhà yên ắng không tiếng động, y đoán Thẩm Lan hẳn đã ngủ say, liền hạ giọng dặn dò Tử Ngọc: “Ngày mai nói với phu nhân, bên ngoài độ này rất là bất ổn, bảo nàng bớt ra ngoài lại.” Rút củi dưới đáy nồi là được rồi, việc gì phải phí thêm người đi kiểm tra.
Tử Ngọc nào dám hỏi vì sao không cho phu nhân ra ngoài, chỉ gật đầu bảo dạ.
Bùi Thận dặn dò xong, tắm gội thay quần áo trở về. Y vén rèm châu, xốc mùng màn, thấy nàng ngủ ngon lành, cánh tay ngọc ngà trắng sứ vươn ra ngoài, gò má xinh xắn ửng hồng, dáng vẻ ngây thơ như đứa trẻ.
Bùi Thận bỗng thấy lòng nhộn nhạo, nhưng ngặt nỗi y đã đồng ý tuân theo kỳ hạn một tháng với nàng, thế nên chỉ đành thở dài một tiếng, ra ngoài tắm lại một lần, mới quay về ôm Thẩm Lan chìm vào giấc ngủ.
Hôm sau, lúc Thẩm Lan tỉnh lại đã không còn thấy bóng dáng Bùi Thận đâu nữa. Tử Ngọc Lục Nhụy bưng thau đồng, khăn bông tới rửa mặt cho nàng. Tử Ngọc vắt khô khăn đưa cho Thẩm Lan, trù trừ nói: “Phu nhân, Gia tối hôm qua có dặn độ này ngoài kia loạn lạc, bảo phu nhân hạn chế ra ngoài.”
Thẩm Lan khẽ ngừng lại, rồi nghĩ y chỉ bảo nàng bớt ra ngoài, chứ không phải cấm tiệt không cho nàng đi. Huống hồ trước đó vài ngày y vừa đồng ý để nàng làm Bồ Tát một tháng, hẳn là không đến nỗi đòi cấm túc nàng ngay lúc này.
Thẩm Lan thong thả lau mặt, gật đầu: “Ta biết rồi, ít đi là được.”
Đã là cuối tháng bảy, Bùi Thận ngày ngày đi sớm về trễ. Thẩm Lan thì ngủ sớm, lần nào cũng bỏ lỡ phút giây gặp mặt. Nhưng nàng vốn cũng muốn bỏ lỡ, cho nên không quá bận lòng.
Bùi Thận bảo nàng bớt ra ngoài, Thẩm Lan cũng giả vờ nghe lời ở lì trong phủ qua năm sáu ngày, mới dẫn hộ vệ nha hoàn ra ngoài đi dạo một lần.
Mưa thu rả rích rơi suốt tháng bảy, đến tận tháng tám vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Thẩm Lan vốn định bụng nghỉ ngơi bốn, năm ngày, chờ tới mùng bảy, mùng tám tháng tám sẽ tới cửa hàng bạc tìm Ngọc Dung. Dùng mấy lần ra ngoài trước đó lót đường, lần này hẳn là sẽ không ai sinh lòng nghi ngờ nàng.
Thẩm Lan đã tính toán đâu ra đấy xong, ngờ đâu chuyện nàng lo lắng nhất đã xảy ra.
Thẩm Lan từ đợt uống thuốc điều trị cơ thể, chu kì đến luôn rất chính xác. Mỗi tháng đều đúng vào mùng năm, hiếm khi xê xích gì nhiều. Vậy mà lần này đã là mùng bảy mùng tám, quỳ thủy của nàng mãi vẫn chưa tới.
Nàng không dám chắc chắn, sợ mình suy nghĩ nhiều vì chỉ lệch có hai ngày mà thôi. Nhưng cũng sợ nếu là thật sự mang thai, nên làm thế nào cho đúng? Muốn bỏ thai, Bùi Thận nhất định không cho phép. Nếu sinh ra nó, vậy chẳng phải cả đời đều bị nhốt ở nơi này?
Viện sau chỉ là một ô vuông bé tí. Nàng phải khom lưng cúi đầu, tự xưng di nương với con ruột của mình, uốn gối hành lễ với chủ mẫu tương lai, tồn tại dựa vào sự sủng ái nuông chiều của Bùi Thận…
Nghĩ đến đây, lòng Thẩm Lan trào dâng một nỗi tuyệt vọng. Bản thân nàng hệt như bị ngâm dưới nước đá, nghẹn ngào không thở nổi. Lục phủ ngũ tạng ngày càng buốt giá, tưởng như có gió bắc thổi vào tận xương cốt, đau đến nàng tái mét không còn chút máu.
Nàng ngồi trên ghế ngơ ngẩn trông ra cửa sổ, thấy ngoài hiên mưa phùn lành lạnh, từ từ gột rửa thảm cỏ xanh ngắt trong vườn.
Mưa gió triền miên, sầu giăng ngập lối. (1)
Ủng hộ admin bằng 1 click vào đây: link mã giảm giá sàn S
Chú thích:
Lịch sử Chợ đêm Bắc Quan tham khảo tại đây (tiếng trung)
1: nguyên văn “Tà phong tế vũ, loạn sầu như chức.” câu trích trong bài Hạ tân lang – Cửu nhật của Lưu Khắc Trang thời Tống.
Ta Không Làm Thiếp
Đánh giá:
Truyện Ta Không Làm Thiếp
Story
Chương 70: Thật thật giả giả
9.3/10 từ 45 lượt.