Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn
Chương 2098
Hạt lúa vốn không thông dụng, một là bởi vì nó khó trồng, cần tưới nước rất nhiều, hai là bởi vì sản lượng của nó quá thấp.
Nếu chăm chỉ cày cấy, một mẫu đất có thể thu hoạch được hơn năm mươi trăm cân đã có thể nói là bội thu rồi.
Đấy là tính nguyên vỏ trấu, còn nếu xát hết trấu đi thì số lượng còn ít hơn nhiều.
Ngụy Vô Nhai có thể thu hoạch hơn một trăm cân lúa trên một mẫu đất, là đã vượt xa mức trung bình.
“Tiểu ca, Kim tiên sinh tìm được hạt giống gì cho Ngụy thần y, mà có thể sản xuất ra được nhiều lúa vậy?”
Dân coi lương thực là trời, dân chúng vốn chỉ quan tâm tới tình hình chiến sự nơi đất Tân, nhưng khi biết được Ngụy Vô Nhai gieo lúa mỗi mẫu đất thu được hơn một trăm cân, họ càng tò mò về việc này hơn.
Trước khi chính thức làm việc, các người đưa thư được. tập trung đến làng Tây Hà để được huấn luyện gấp, Kim Phi đã từng nói trong đại hội huấn luyện rằng, nhiệm vụ chủ yếu của người đưa thư hiện nay chính là tuyên truyền kiến thức nông nghiệp của tờ thứ ba.
Anh ta nghe hỏi vậy thì nói: “Hạt giống mà Kim tiên sinh tìm được, sang năm mới có thể thí ng . Năm nay hạt giống mà Ngụy tiên sinh dùng chính là giống lúa thường gặp. ở Đại Khang ta”
“Vậy sao ngài ấy có thể thu hoạch được nhiều lương thực đến thế?” Người dân hỏi.
“Bởi vì ủ phân!” Người đưa thư trả lời “Ủ phân là gì?”
Dân chúng nhìn nhau, họ đều không hiểu ý nghĩa của từ này.
Hiện tại, Đại Khang còn chưa có điều kiện sản xuất phân bón hóa học, khi dọn dẹp nhà xí, người dân dùng nước phân tưới vào đất, coi như là bón phân.
Trước tiên, không nói phương pháp bón phân này có tỷ lệ chuẩn không, cũng không nói bón như vậy có đúng khoa học hay không, mà quan trọng là số lượng phân bón quá ít.
Cả một năm, một gia đình có thể cho ra được bao nhiêu phân hòa nước? Và số lượng đó có thể tưới được bao nhiêu đất?
Không phải người dân không có ý thức bón phân, mà do. bọn họ không có phân bón.
Họ nghe nói Kim Phi tìm được phương pháp tạo ra phân bón thì rất hứng thú.
“Mọi người đừng vội, giờ ta sẽ nói cho mọi người phương. pháp ủ phân ngay bây giờ đây!”
Người đưa thư lật tới tờ báo thứ ba, anh ta bắt đầu đọc. phương pháp ủ phân.
Ủ phân không khó, nó chỉ có đơn giản vài bước mà thôi, người đưa thư đọc một lát là xong.
“Xin ngài lặp lại lần nữa, vừa rồi ta không nghe rõ.” Người dân đứng ở phía sau bục gỗ hô to.
“Được, vậy mọi người đừng nói chuyện, ta lại đọc lại lần nữa.
Đến khi người dân yên lặng, người đưa thư lại đọc lại các bước ủ phân mấy lần, sau khi xác nhận mọi người đều học được mới buông tờ báo xuống.
“Trước khi tới, tiên sinh nói, mùa đông chính là thời gian tốt nhất để dùng bùn ao ủ phân, khi về mọi người nên làm ngay, để sang năm tới mùa gieo giống thì có thể bón phân vào ruộng luôn.” Người đưa thư nhắc nhở.
Đây cũng là lý do vì sao Kim Phi đặt phương pháp ủ phân ở phần đầu tiên của tờ nông nghiệp.
Thời tiết thu đông lượng mưa ít, ao hồ đa số sẽ cạn nước.
Phù sa dưới đáy ao chính là nguyên liệu để ủ phân, giờ đúng là lúc để đào bùn ao lên.
Lỡ mất thời gian này thì phải chờ đến tận năm sau.
Cho dù có được hạt giống lúa nước L, nhưng cần thời gian để thí nghiệm, cấy trồng, nên chắc chản không thể gieo trồng vào vụ xuân sang năm được, chỉ có biện pháp ủ phân là có thể tạm thời tăng sản lượng lương thực.
“Trừ bùn ao ra, thì phân tro sau khi đốt củi cũng là phân bón rất tốt, mọi người có thể trộn vào trong.” Người đưa thư lại nhắc nhở.
“Nhớ rồi ạ!”
“Không ngờ Kim tiên sinh và Ngụy thần y còn biết làm nông cơ đấy!”
“Kim tiên sinh còn nói gì nữa không?”
Dân chúng nhớ được biện pháp ủ phân rồi, thì hỏi tiếp.
“Tiên sinh còn viết một bài thơ ngắn, tốt nhất là mọi người nên thuộc đi!”
Người đưa thư lấy một tờ giấy mới từ trong cái túi nhỏ đeo trên lưng, lại dùng hồ dán tờ giấy đó lên bảng cáo thị bên cạnh bục gỗ.
Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn