Nhất Phẩm Ngỗ Tác
Chương 16: Từ nay về sau đơn độc
113@-Trời tờ mờ sáng, sương mù phủ đầy thành trấn. Một thiếu niên gõ cửa nghĩa trang.
Người trông cửa cả đêm không ngủ, nghe ngóng không thấy trong thành có việc lớn, thấy thiếu niên trở về đúng hẹn, sắc mặt thả lỏng, vội vàng đưa hắn vào nhà chính.
Trên mặt đất nhà chính, xác chết vẫn đắp chiếu, khẩu trang, dây thừng, chậu than, vại giấm đều đặt trên mặt đất, than trong chậu đã cháy hết.
“Tiểu tử chờ đó, ta đi lấy thêm ít than đến. Chờ lát nữa ta giúp cậu cột xác chết vào người, cậu bước qua chậu than đi. Ôi!” Người trông cửa than thở. Mộ Hoài Sơn là thế hệ Ngỗ Tác già dặn kinh nghiệm ở Giang Nam, khám nghiệm tử thi cả đời, thay người tẩy tiếng oan cả đời, cuối cùng bản thân lại thành ma chết oan.
Ông lão còng lưng, rung đùi bưng chậu than đi xa, chỉ để lại một mình thiếu niên ở nhà chính.
Thiếu niên quỳ gối trước thi thể, bóng dáng rõ ràng hơn ban đêm, nắng sớm lại chiếu lên sống lưng thẳng tắp kia mạnh mẽ làm nó cong xuống.
Lúc người trông cửa trở về, nhà chính đã không có bóng người, lúc này cùng biến mất với thiếu niên kia còn có xác chết quấn trong chiếu trên đất. Trên mặt đất khẩu trang, dây thừng, vại giấm, không thiếu thứ gì mà còn có thêm một thứ đồ.
Một túi tiền bằng vải bố trắng.
Ông lão gác cửa ngẩn người, buông chậu than nhặt túi tiền lên. Cầm lên tay chỉ cảm thấy nặng trĩu, ông lão mở ra nhìn thấy bên trong là một nén bạc, khoảng một trăm lượng.
Ông lão nhìn về phía bóng người đã biến mất ngoài cửa, bạc này... là cho lão?
Trông coi nghĩa trang, cuộc sống thanh nhàn, chỉ có tiền bạc là còn ít hơn cả Ngỗ Tác, một năm cũng chỉ có hai lượng. Lão còng lưng không thể làm việc nặng, cũng không so đo ở chỗ này trông cửa cho người chết thì đen đủi. Chẳng qua lão chỉ mong lúc tuổi già có phòng ở có cơm ăn, đông không lạnh và đói chết là được. Một trăm lượng bạc đủ để lão giữ cửa nửa đời ở nghĩa trang này, cũng đủ cho lão về quê mua một căn nhà nhỏ, an yên hưởng tuổi già.
Không biết thiếu niên lấy đâu ra nhiều bạc vậy. Người trông cửa ngóng ra cửa, chợt thấy sương mù dần dần dày như dán hai mắt.
- -
Mặt trời chưa lên, sương nặng thành sâu.
Trên đường Quan Tài, thiếu niên đi vào làn sương, trên lưng cõng một xác chết, không đeo khẩu trang, không buộc dây thừng, chỉ cõng vậy giống như người còn sống.
Thiếu niên cong sống lưng, như cõng ngàn cân nặng không chịu nổi, phố càng như trống trải, người gầy yếu. Hắn đi rất chậm, mỗi một bước lại đều đặt ổn định vững chắc.
Đi qua nửa con phố, hắn vẫn dừng lại chỗ cửa hàng quan tài lớn nhất trên phố treo biển gỗ tùng mực đen kia, tiến lên gõ cửa.
Đêm qua bị người đánh thức, sáng nay lại bị đánh thức, tiểu nhị thật sự hơi bực. Hắn ta vừa mở cửa ra, còn chưa kịp nhìn ra người bên ngoài là ai thì đã ngửi được một mùi hôi trước! Hắn ta lấy tay áo che miệng mũi, liên tục lùi vài bước, giương mắt nhìn thấy thiếu niên đêm qua cõng một người trên lưng. Đầu người nọ mềm oặt, không nhìn thấy dáng người, chỉ nhìn thấy hai tay rũ xuống ở trên vai thiếu niên tím đen xanh lè, tản ra hàng loạt mùi hôi.
Người, người chết?
Tiểu nhị sợ hãi kinh hoàng. Trong tiệm này buôn bán đồ của người chết, nhưng thật sự cõng người chết vào tiệm thì đây là lần đầu hắn ta gặp được. Hắn ta há mồm muốn hô lên, một vật bỗng nhiên đập vào mặt hắn ta!
Hắn ta bị đập ngã xuống đất, máu mũi tí tách chảy xuống. Vật kia rơi xuống đất, nặng trĩu rất có trọng lượng. Đó là một túi tiền. Túi tiền bằng vải bố trắng mà gã sai vặt, nô tỳ ở các phủ lớn thành Biện Hà đều coi thường. Hắn ta mở ra nhìn, bên trong lại có mấy trăm lượng bạc và hai tấm ngân phiếu ngàn lượng!
Ánh mắt tiểu nhị đăm đăm, ngửa đầu nhìn thiếu niên đi vào trong tiệm, trong chốc lát quên luôn thiếu niên đang cõng người chết mà người chết đó còn tỏa ra mùi hôi.
“Hai, hai ngàn năm trăm lượng...” Trong lòng tiểu nhị sợ hãi e ngại, nào dám báo sai?
“Bên trong là hai ngàn tám trăm lượng. Ba trăm lượng chuẩn bị áo liệm giày mũ tốt, nến, tiền giấy, thuê thêm đội ngũ diễn tấu đưa ma, lại mời tiên sinh phong thủy chọn chỗ đẹp gần đây. Có đủ không?”
“Đủ, đủ!”
“Trong hôm nay có làm thỏa đáng được không?”
“Có thể...”
Mộ Thanh không nói chuyện nữa, chỉ đi đến bên cạnh quan tài lớn khắc hoa ở ngay giữa tiệm. Nàng đặt người vào trong quan tài rồi ngồi xuống đất canh giữ trước quan tài.
Tiểu nhị biết đây là có ý bảo hắn ta lập tức đi làm. Hắn ta không dám mở miệng nữa, chỉ cảm thấy thiếu niên này quá dọa người. Hắn ta vô thức nghe theo lời thiếu niên, nhanh chóng bò dậy từ trên mặt đất, lau máu mũi rồi đi làm việc.
Trong tiệm có sẵn áo liệm giày mũ, nến, tiền giấy, hắn ta cũng quen với người diễn tấu đưa ma và tiên sinh phong thủy, bởi vậy chưa cần tới một ngày, trước buổi trưa mọi chuyện đều đã thỏa đáng.
Tiên sinh phong thủy chọn một đỉnh núi cách ngoại thành mười dặm, lúc chạng vạng, linh quan trực tiếp khởi tang từ đường quan tài.
Chuyện không phát tang trong nhà như này trước nay ít nghe, nhưng càng chưa từng nghe nói đến chuyện thiếu niên lại cõng người từ trong quan tài ra trước khi khởi tang, chỉ bảo người diễn tấu đưa ma nâng quan tài không, tự mình cõng xác chết đi ở đằng trước đội ngũ.
Mộ Thanh nhớ đến khi còn nhỏ, một mình cha nuôi nấng nàng, luôn có chỗ chăm sóc không chu toàn. Có một năm mùa hè, nàng cảm nắng, ở trong phòng buồn, cha bèn cõng nàng đi bộ ở trong sân, đi tới nửa đêm. Từ đó về sau, mỗi lúc nàng bệnh, cha đều thích cõng nàng đi, dường như đi một lúc là bệnh cũng đi theo.
Sau đó nàng lớn, cuối cùng là nữ nhi, cha không tiện cõng nàng nữa. Khi đó nàng luôn muốn đợi cha già rồi, không thể đi đường nữa, nàng sẽ cõng ông, thay cho đôi chân của ông.
Không ngờ cha 46 tuổi, chưa đến lúc già, nàng đã phải cõng ông đi. Chỉ là lần đi này lại là lần cuối trong đời.
Trên đường, thiếu niên khoác áo trắng, cõng xác chết mở đường đi trước. Dân chúng đứng hóng chuyện ở hai bên đường nghe nói cõng người chết đều sợ dính đen đủi, trốn rất xa. Chỉ có mấy người cẩn thận phát hiện, đội ngũ đưa ma đi qua cửa phủ Thứ Sử, vòng mấy con phố, cuối cùng ra khỏi thành từ cửa Tây.
Tiệm quan tài ở ngay phố tây, cách cửa Tây cực gần. Nếu muốn từ cửa Tây ra khỏi thành, vì sao phải vòng đường xa?
Không ai biết trong lòng thiếu niên nghĩ gì.
Người diễn tấu đưa ma cũng không biết trong lòng thiếu niên nghĩ gì. Người mua nổi tử mộc quan không phú cũng quý, rất chú ý đến chuyện xây mộ. Có ai mà không tốn ba đến năm tháng, xây mộ lớn bia đẹp mới có thể an táng. Thiếu niên lại giản lược tất cả. Sau khi đến đỉnh núi cách ngoại thành mười dặm, đào hố, hạ quan, lấp lên một bao đất, dựng một tấm bia an táng, cũng không cần mọi người khóc mồ, đã để cho người rời đi.
Trước mộ mới, Mộ Thanh không khóc, cũng không nói gì, chỉ quỳ. Nàng quỳ từ trời tối đến bình minh, như từ kiếp trước đến kiếp này.
Kiếp trước, nàng đã sớm không nhớ rõ dáng vẻ của cha mẹ. Bọn họ rời khỏi nhân thế khi nàng còn quá nhỏ. Tuổi thơ của nàng là cuộc sống ăn nhờ ở đậu, thường xuyên cầm trong tay cơm thừa canh cặn. Từ lúc còn rất nhỏ, nàng đã biết mình chỉ có một mình trên cuộc đời này. Cho nên nàng cố gắng đọc sách, đua được cơ hội cử đi học nước ngoài, đua được tiền đồ xán lạn, lại chôn vùi trong một trận tai nạn xe cộ.
Kiếp này, một sợi u hồn gửi ở Mộ gia, từ đây cuộc sống thanh bần, nàng lại chưa từng phải ăn một bữa cơm lạnh nào. Vốn tưởng rằng tình thân dày nặng, tình thương của cha như núi, cuộc đời này cuối cùng nàng có chỗ dựa vào, không ngờ bỗng một ngày, nàng lại lẻ loi một mình.
Có lẽ cha chết vốn chính là lỗi của nàng.
Tuy cha lĩnh bổng lộc triều đình, nhưng lại là tiện tịch. Nha dịch trong nha môn đều coi thường ông ấy, thường xuyên quát mắng ông ấy. Khi đó thủ pháp khám nghiệm tử thi của cha cũng không cao minh. Đại Hưng còn giữ quy tắc cũ để đồ tể, lưu manh khám nghiệm tử thi. Người làm Ngỗ Tác ít, chưa nói tới chuyên nghiệp. Đại đa số Ngỗ Tác có phương pháp khám nghiệm tử thi riêng của mình, có khám nghiệm không cần chứng thực, còn có rất nhiều sai lầm.
Phàm tù tội không nặng bằng tử hình, tử hình chẳng nặng bằng bằng chứng, bằng chứng không nặng bằng kiểm nghiệm. Kiểm nghiệm sai, có thể sẽ uổng mạng bao người.
Không chỉ vậy, nguyên tắc phá án thời cổ đại là “Tình trạng nội tạng được phơi bày, không gì có thể chối cãi”, bởi đó là “khẩu cung” của kẻ trọng tội.
Khám nghiệm tử thi không đầy đủ, xử án nặng khẩu cung, có thể nghĩ có bao nhiêu án oan.
Nàng vô cùng kinh hãi nên âm thầm ra sức, dẫn đường sửa đúng, từng bước một đưa cha nổi danh trong ngành Ngỗ Tác Giang Nam. Từ khi cha nổi tiếng, từng vụ án ở huyện Cổ Thủy đều phá gọn gàng. Tri huyện thăng quan, tri huyện mới tới trông cậy vào cha để thăng quan. Bấy giờ người trong nha môn mới thay bằng gương mặt tươi cười với cha.
Nàng cho rằng đây là báo đáp của nàng với cha, không ngờ có một ngày, sự nổi tiếng này lại lấy mạng ông ấy...
Mộ Thanh quỳ gối trước mộ, gió núi thổi rơi chiếc lá mới trên ngọn cây già, dừng ở đầu vai nàng, khẽ run.
Ánh trăng đổi chỗ hoàng hôn, nắng sớm đổi chỗ ánh trăng, người quỳ trước mộ đập trán bình bịch, gió thổi vù vù. Nàng lạy cái thứ nhất: “Cha, nữ nhi bất hiếu...”
“Thủ phạm giết cha, nữ nhi nhất định điều tra sẽ ra!” Lạy cái thứ hai.
“Đợi báo thù xong, nữ nhi nhất định quay lại đưa quan tài của cha về huyện Cổ Thủy, hợp táng với mẹ.” Lạy cái thứ ba.
Sau khi lạy ba cái, Mộ Thanh đứng dậy, nắng sớm chiếu vào đầu vai thành một khoảng vàng rực.
Ngày hôm nay, mùng 4 tháng 6, năm thứ 18 Nguyên Long Đại Hưng.
Đại mạc đổi dời hoàng triều, xé rách một góc.
Nhất Phẩm Ngỗ Tác
Người trông cửa cả đêm không ngủ, nghe ngóng không thấy trong thành có việc lớn, thấy thiếu niên trở về đúng hẹn, sắc mặt thả lỏng, vội vàng đưa hắn vào nhà chính.
Trên mặt đất nhà chính, xác chết vẫn đắp chiếu, khẩu trang, dây thừng, chậu than, vại giấm đều đặt trên mặt đất, than trong chậu đã cháy hết.
“Tiểu tử chờ đó, ta đi lấy thêm ít than đến. Chờ lát nữa ta giúp cậu cột xác chết vào người, cậu bước qua chậu than đi. Ôi!” Người trông cửa than thở. Mộ Hoài Sơn là thế hệ Ngỗ Tác già dặn kinh nghiệm ở Giang Nam, khám nghiệm tử thi cả đời, thay người tẩy tiếng oan cả đời, cuối cùng bản thân lại thành ma chết oan.
Ông lão còng lưng, rung đùi bưng chậu than đi xa, chỉ để lại một mình thiếu niên ở nhà chính.
Thiếu niên quỳ gối trước thi thể, bóng dáng rõ ràng hơn ban đêm, nắng sớm lại chiếu lên sống lưng thẳng tắp kia mạnh mẽ làm nó cong xuống.
Lúc người trông cửa trở về, nhà chính đã không có bóng người, lúc này cùng biến mất với thiếu niên kia còn có xác chết quấn trong chiếu trên đất. Trên mặt đất khẩu trang, dây thừng, vại giấm, không thiếu thứ gì mà còn có thêm một thứ đồ.
Một túi tiền bằng vải bố trắng.
Ông lão gác cửa ngẩn người, buông chậu than nhặt túi tiền lên. Cầm lên tay chỉ cảm thấy nặng trĩu, ông lão mở ra nhìn thấy bên trong là một nén bạc, khoảng một trăm lượng.
Ông lão nhìn về phía bóng người đã biến mất ngoài cửa, bạc này... là cho lão?
Trông coi nghĩa trang, cuộc sống thanh nhàn, chỉ có tiền bạc là còn ít hơn cả Ngỗ Tác, một năm cũng chỉ có hai lượng. Lão còng lưng không thể làm việc nặng, cũng không so đo ở chỗ này trông cửa cho người chết thì đen đủi. Chẳng qua lão chỉ mong lúc tuổi già có phòng ở có cơm ăn, đông không lạnh và đói chết là được. Một trăm lượng bạc đủ để lão giữ cửa nửa đời ở nghĩa trang này, cũng đủ cho lão về quê mua một căn nhà nhỏ, an yên hưởng tuổi già.
Không biết thiếu niên lấy đâu ra nhiều bạc vậy. Người trông cửa ngóng ra cửa, chợt thấy sương mù dần dần dày như dán hai mắt.
- -
Mặt trời chưa lên, sương nặng thành sâu.
Trên đường Quan Tài, thiếu niên đi vào làn sương, trên lưng cõng một xác chết, không đeo khẩu trang, không buộc dây thừng, chỉ cõng vậy giống như người còn sống.
Thiếu niên cong sống lưng, như cõng ngàn cân nặng không chịu nổi, phố càng như trống trải, người gầy yếu. Hắn đi rất chậm, mỗi một bước lại đều đặt ổn định vững chắc.
Đi qua nửa con phố, hắn vẫn dừng lại chỗ cửa hàng quan tài lớn nhất trên phố treo biển gỗ tùng mực đen kia, tiến lên gõ cửa.
Đêm qua bị người đánh thức, sáng nay lại bị đánh thức, tiểu nhị thật sự hơi bực. Hắn ta vừa mở cửa ra, còn chưa kịp nhìn ra người bên ngoài là ai thì đã ngửi được một mùi hôi trước! Hắn ta lấy tay áo che miệng mũi, liên tục lùi vài bước, giương mắt nhìn thấy thiếu niên đêm qua cõng một người trên lưng. Đầu người nọ mềm oặt, không nhìn thấy dáng người, chỉ nhìn thấy hai tay rũ xuống ở trên vai thiếu niên tím đen xanh lè, tản ra hàng loạt mùi hôi.
Người, người chết?
Tiểu nhị sợ hãi kinh hoàng. Trong tiệm này buôn bán đồ của người chết, nhưng thật sự cõng người chết vào tiệm thì đây là lần đầu hắn ta gặp được. Hắn ta há mồm muốn hô lên, một vật bỗng nhiên đập vào mặt hắn ta!
Hắn ta bị đập ngã xuống đất, máu mũi tí tách chảy xuống. Vật kia rơi xuống đất, nặng trĩu rất có trọng lượng. Đó là một túi tiền. Túi tiền bằng vải bố trắng mà gã sai vặt, nô tỳ ở các phủ lớn thành Biện Hà đều coi thường. Hắn ta mở ra nhìn, bên trong lại có mấy trăm lượng bạc và hai tấm ngân phiếu ngàn lượng!
Ánh mắt tiểu nhị đăm đăm, ngửa đầu nhìn thiếu niên đi vào trong tiệm, trong chốc lát quên luôn thiếu niên đang cõng người chết mà người chết đó còn tỏa ra mùi hôi.
“Hai, hai ngàn năm trăm lượng...” Trong lòng tiểu nhị sợ hãi e ngại, nào dám báo sai?
“Bên trong là hai ngàn tám trăm lượng. Ba trăm lượng chuẩn bị áo liệm giày mũ tốt, nến, tiền giấy, thuê thêm đội ngũ diễn tấu đưa ma, lại mời tiên sinh phong thủy chọn chỗ đẹp gần đây. Có đủ không?”
“Đủ, đủ!”
“Trong hôm nay có làm thỏa đáng được không?”
“Có thể...”
Mộ Thanh không nói chuyện nữa, chỉ đi đến bên cạnh quan tài lớn khắc hoa ở ngay giữa tiệm. Nàng đặt người vào trong quan tài rồi ngồi xuống đất canh giữ trước quan tài.
Tiểu nhị biết đây là có ý bảo hắn ta lập tức đi làm. Hắn ta không dám mở miệng nữa, chỉ cảm thấy thiếu niên này quá dọa người. Hắn ta vô thức nghe theo lời thiếu niên, nhanh chóng bò dậy từ trên mặt đất, lau máu mũi rồi đi làm việc.
Trong tiệm có sẵn áo liệm giày mũ, nến, tiền giấy, hắn ta cũng quen với người diễn tấu đưa ma và tiên sinh phong thủy, bởi vậy chưa cần tới một ngày, trước buổi trưa mọi chuyện đều đã thỏa đáng.
Tiên sinh phong thủy chọn một đỉnh núi cách ngoại thành mười dặm, lúc chạng vạng, linh quan trực tiếp khởi tang từ đường quan tài.
Chuyện không phát tang trong nhà như này trước nay ít nghe, nhưng càng chưa từng nghe nói đến chuyện thiếu niên lại cõng người từ trong quan tài ra trước khi khởi tang, chỉ bảo người diễn tấu đưa ma nâng quan tài không, tự mình cõng xác chết đi ở đằng trước đội ngũ.
Mộ Thanh nhớ đến khi còn nhỏ, một mình cha nuôi nấng nàng, luôn có chỗ chăm sóc không chu toàn. Có một năm mùa hè, nàng cảm nắng, ở trong phòng buồn, cha bèn cõng nàng đi bộ ở trong sân, đi tới nửa đêm. Từ đó về sau, mỗi lúc nàng bệnh, cha đều thích cõng nàng đi, dường như đi một lúc là bệnh cũng đi theo.
Sau đó nàng lớn, cuối cùng là nữ nhi, cha không tiện cõng nàng nữa. Khi đó nàng luôn muốn đợi cha già rồi, không thể đi đường nữa, nàng sẽ cõng ông, thay cho đôi chân của ông.
Không ngờ cha 46 tuổi, chưa đến lúc già, nàng đã phải cõng ông đi. Chỉ là lần đi này lại là lần cuối trong đời.
Trên đường, thiếu niên khoác áo trắng, cõng xác chết mở đường đi trước. Dân chúng đứng hóng chuyện ở hai bên đường nghe nói cõng người chết đều sợ dính đen đủi, trốn rất xa. Chỉ có mấy người cẩn thận phát hiện, đội ngũ đưa ma đi qua cửa phủ Thứ Sử, vòng mấy con phố, cuối cùng ra khỏi thành từ cửa Tây.
Tiệm quan tài ở ngay phố tây, cách cửa Tây cực gần. Nếu muốn từ cửa Tây ra khỏi thành, vì sao phải vòng đường xa?
Không ai biết trong lòng thiếu niên nghĩ gì.
Người diễn tấu đưa ma cũng không biết trong lòng thiếu niên nghĩ gì. Người mua nổi tử mộc quan không phú cũng quý, rất chú ý đến chuyện xây mộ. Có ai mà không tốn ba đến năm tháng, xây mộ lớn bia đẹp mới có thể an táng. Thiếu niên lại giản lược tất cả. Sau khi đến đỉnh núi cách ngoại thành mười dặm, đào hố, hạ quan, lấp lên một bao đất, dựng một tấm bia an táng, cũng không cần mọi người khóc mồ, đã để cho người rời đi.
Trước mộ mới, Mộ Thanh không khóc, cũng không nói gì, chỉ quỳ. Nàng quỳ từ trời tối đến bình minh, như từ kiếp trước đến kiếp này.
Kiếp trước, nàng đã sớm không nhớ rõ dáng vẻ của cha mẹ. Bọn họ rời khỏi nhân thế khi nàng còn quá nhỏ. Tuổi thơ của nàng là cuộc sống ăn nhờ ở đậu, thường xuyên cầm trong tay cơm thừa canh cặn. Từ lúc còn rất nhỏ, nàng đã biết mình chỉ có một mình trên cuộc đời này. Cho nên nàng cố gắng đọc sách, đua được cơ hội cử đi học nước ngoài, đua được tiền đồ xán lạn, lại chôn vùi trong một trận tai nạn xe cộ.
Kiếp này, một sợi u hồn gửi ở Mộ gia, từ đây cuộc sống thanh bần, nàng lại chưa từng phải ăn một bữa cơm lạnh nào. Vốn tưởng rằng tình thân dày nặng, tình thương của cha như núi, cuộc đời này cuối cùng nàng có chỗ dựa vào, không ngờ bỗng một ngày, nàng lại lẻ loi một mình.
Có lẽ cha chết vốn chính là lỗi của nàng.
Tuy cha lĩnh bổng lộc triều đình, nhưng lại là tiện tịch. Nha dịch trong nha môn đều coi thường ông ấy, thường xuyên quát mắng ông ấy. Khi đó thủ pháp khám nghiệm tử thi của cha cũng không cao minh. Đại Hưng còn giữ quy tắc cũ để đồ tể, lưu manh khám nghiệm tử thi. Người làm Ngỗ Tác ít, chưa nói tới chuyên nghiệp. Đại đa số Ngỗ Tác có phương pháp khám nghiệm tử thi riêng của mình, có khám nghiệm không cần chứng thực, còn có rất nhiều sai lầm.
Phàm tù tội không nặng bằng tử hình, tử hình chẳng nặng bằng bằng chứng, bằng chứng không nặng bằng kiểm nghiệm. Kiểm nghiệm sai, có thể sẽ uổng mạng bao người.
Không chỉ vậy, nguyên tắc phá án thời cổ đại là “Tình trạng nội tạng được phơi bày, không gì có thể chối cãi”, bởi đó là “khẩu cung” của kẻ trọng tội.
Khám nghiệm tử thi không đầy đủ, xử án nặng khẩu cung, có thể nghĩ có bao nhiêu án oan.
Nàng vô cùng kinh hãi nên âm thầm ra sức, dẫn đường sửa đúng, từng bước một đưa cha nổi danh trong ngành Ngỗ Tác Giang Nam. Từ khi cha nổi tiếng, từng vụ án ở huyện Cổ Thủy đều phá gọn gàng. Tri huyện thăng quan, tri huyện mới tới trông cậy vào cha để thăng quan. Bấy giờ người trong nha môn mới thay bằng gương mặt tươi cười với cha.
Nàng cho rằng đây là báo đáp của nàng với cha, không ngờ có một ngày, sự nổi tiếng này lại lấy mạng ông ấy...
Mộ Thanh quỳ gối trước mộ, gió núi thổi rơi chiếc lá mới trên ngọn cây già, dừng ở đầu vai nàng, khẽ run.
Ánh trăng đổi chỗ hoàng hôn, nắng sớm đổi chỗ ánh trăng, người quỳ trước mộ đập trán bình bịch, gió thổi vù vù. Nàng lạy cái thứ nhất: “Cha, nữ nhi bất hiếu...”
“Thủ phạm giết cha, nữ nhi nhất định điều tra sẽ ra!” Lạy cái thứ hai.
“Đợi báo thù xong, nữ nhi nhất định quay lại đưa quan tài của cha về huyện Cổ Thủy, hợp táng với mẹ.” Lạy cái thứ ba.
Sau khi lạy ba cái, Mộ Thanh đứng dậy, nắng sớm chiếu vào đầu vai thành một khoảng vàng rực.
Ngày hôm nay, mùng 4 tháng 6, năm thứ 18 Nguyên Long Đại Hưng.
Đại mạc đổi dời hoàng triều, xé rách một góc.
Nhất Phẩm Ngỗ Tác
Đánh giá:
Truyện Nhất Phẩm Ngỗ Tác
Story
Chương 16: Từ nay về sau đơn độc
10.0/10 từ 11 lượt.