Nhặt Ánh Bình Minh

Chương 29: 29: Góp Nhặt Lần Thứ Hai Mươi Chín Chung Thuyền

100@-


Dưới chân đồi, Tuyết Nùng bung cây dù của Liễu Tức Phong ra chuẩn bị đi lên tìm bọn họ, vừa lúc thấy hai người lò dò trở xuống, liền nói: "Tưởng các anh lạc đường rồi chứ, làm gì mà đi lâu thế?"
Câu này vốn chỉ thuận miệng trách bâng quơ, Lý Kinh Trọc lại mặt lạnh như tiền đáp: "Không làm gì hết."
Ánh mắt Tuyết Nùng trở nên kỳ quái, cố hắng giọng thật to: "Khụ, em biết rồi, không làm gì cả."
"Đi dùng trà thôi." Lý Kinh Trọc tiếp tục mặt không cảm xúc bước nhanh về phía đình nghỉ mát.
Tuyết Nùng ở phía sau chỉ chỉ theo bóng lưng Lý Kinh Trọc, lén làm khẩu hình với Liễu Tức Phong: Anh Kinh Trọc nhất định là khó theo đuổi lắm nhỉ.
Liễu Tức Phong gật đầu như thật, khoa trương làm khẩu hình lại: Siêu, khó, luôn.
Về đến đình nhỏ, Liễu Tức Phong châm thêm trà cho hai người kia, cuối cùng đến phiên hắn thì Tuyết Nùng lại đề nghị: "Để em làm cho, anh vất vả rồi."
Một câu hai nghĩa, Liễu Tức Phong rất muốn cười nhưng ngại có Lý Kinh Trọc nên không dám, Tuyết Nùng cho Liễu Tức Phong một ánh mắt ra vẻ "em hiểu mà".
Lý Kinh Trọc liếc hắn một cái, Liễu Tức Phong chỉ vào đồ đạc bọn họ mang theo: "Tôi muốn xem cậu vẽ tranh." Lại quay sang nói với Tuyết Nùng, "Em thấy cậu ấy vẽ tranh chưa? Là tranh truyền thống.

Anh Kinh Trọc của em dù là vẽ tỉ mỉ hay vẽ chấm phá truyền thần đều rất đẹp."
Tuyết Nùng trả lời: "Em chỉ nghe mẹ kể từ ngày nhỏ tranh của anh Kinh Trọc đã được người ta khen nức nở rồi.

Nhưng so với thành tích học tập, cái đó chỉ là một sở trường nhỏ kể thêm vào cho đủ số thôi."
Liễu Tức Phong nói: "Cực kỳ đáng xem."
"Vẽ ở chỗ này luôn sao?" Lý Kinh Trọc nhìn ra xa bốn phía, tìm được một góc độ đẹp có hồ nước lạc giữa núi đồi trùng điệp, trên đỉnh đồi trà ở đằng xa còn có một ngôi đình lục giác nho nhỏ, anh cảm thấy rất được bèn cầm túi xách muốn lấy họa cụ ra.
Liễu Tức Phong bộc phát ra ý tưởng mới: "Này, chờ chút đã, hay là mình lên thuyền vẽ đi? Vừa chơi thuyền vừa xem cậu vẽ tranh không phải tình thú hơn à?"
Lý Kinh Trọc nói: "Cảnh vật sẽ di động."


Liễu Tức Phong: "Cậu cứ nhớ đại khái rồi vẽ lại là được."
Lý Kinh Trọc lại nói: "Thuyền tròng trành lắm."
Liễu Tức Phong: "Thì tôi chèo vững tay hơn một chút."
Lý Kinh Trọc chưa thôi: "Còn phải kê bàn lên thuyền, múc nước rửa bút các thứ nữa."
Liễu Tức Phong: "Tôi dọn bàn cho cậu, nước rửa bút thì cứ múc dưới hồ lên, quá tiện."
Lý Kinh Trọc quả thực không còn cách nào khác, chỉ có thể nói: "Thôi được."
Nếu Liễu Tức Phong đã muốn làm gì thì cho dù là trèo đèo lội suối, tiêu hết gia tài cũng phải làm cho bằng được, đừng nói là vẽ tranh trên thuyền, hắn có muốn vẽ tranh trên mặt trăng Lý Kinh Trọc cũng phải cố suy nghĩ biện pháp.

Trà và điểm tâm coi như lót dạ bữa trưa, sau khi ăn uống qua loa ba người bận rộn sắp xếp lại toàn bộ vật dụng, chỉ vì một ý tưởng nhất thời của Liễu Tức Phong.
Trời về chiều, mọi thứ cũng vừa bố trí xong.

Bọn họ lựa chọn một chiếc thuyền chèo sào, Liễu Tức Phong đứng ở đầu thuyền lãnh nhiệm vụ chống sào, Lý Kinh Trọc ngồi bên bàn xếp giữa thuyền, Tuyết Nùng ngồi phía đối diện anh.
Liễu Tức Phong rất hứng khởi hỏi Tuyết Nùng: "Người chèo thuyền trong vườn trà trước khi chèo thuyền hay nói thế nào? Đi thôi? Lên thôi? Chèo thôi?"
Lý Kinh Trọc buồn cười: "Không nói gì thì không chèo được à?"
Liễu Tức Phong nói: "Cái này gọi là tăng thêm hứng thú."
Tuyết Nùng ngẫm nghĩ: "Đúng thật là không nói gì, chắc là chèo thôi."
Liễu Tức Phong tự quyết định lấy, hét to: "Chèo nào ——" qua hai giây, "Ủa? Vì sao thuyền không đi."
Tuyết Nùng nhìn quanh, bật cười: "Anh chưa tháo dây thừng kìa."
Lý Kinh Trọc cũng cười: "Liễu Tức Phong, nếu muốn học lái thuyền thì chưa cần học ngôn ngữ trong nghề đâu, học cởi thừng trước được không."
Dây buộc thuyền được tháo, Liễu Tức Phong không hề có một chút ngượng ngùng vì sự cố vừa rồi, vẫn đầy hứng thú ngẩng cao đầu hét to lần nữa: "Chèo thôi ——"

Đồi trà hai bên bờ dần dần lùi ra sau, thuyền nhỏ bơi về hướng giữa lòng hồ.
Thuyền xem như không quá chao đảo nhưng cũng không hề vững vàng, nếu là đọc sách thì tạm được, vẽ tranh đúng là khá khó khăn.

Lý Kinh Trọc cầm bút lên, mất nửa ngày vẫn không thể hạ xuống, sau khi suy nghĩ hồi lâu đành phải tùy tay thoải mái đưa bút vẽ vài nét sơn thủy, chỉ giữ lại tinh thần chứ không tả hình cụ thể.
Liễu Tức Phong nhìn tranh, giọng điệu tiếc nuối: "Uầy, Lý Kinh Trọc, tay cậu đúng là không xong rồi."
Lý Kinh Trọc ném bút: "Rõ ràng là do anh chèo không xong.

Chính anh muốn tôi vẽ, bây giờ lại chê tôi làm không tốt."
Liễu Tức Phong nói: "Đừng vẽ nữa.

Chi bằng hát mấy bài tình ca sông nước nghe chơi đi."
Lý Kinh Trọc từ chối thẳng: "Không hát."
Liễu Tức Phong lại hỏi: "Tuyết Nùng có thể hát không?"
Tuyết Nùng lắc đầu, "Quê lắm ạ."

Lúc này Lý Kinh Trọc nhìn Liễu Tức Phong rất không vừa mắt, cũng tán thành: "Quê thật." Nhưng kỳ thật trong lòng anh rất muốn nghe, bởi vì anh đã nghe Liễu Tức Phong hát nhiều lần, bài hát ca từ quê mùa muốn độn thổ đến đâu hắn vẫn có thể hát trôi chảy, ngược lại còn có phong vị rất riêng.
Liễu Tức Phong thấy bọn họ không ai chịu hát, liền thoải mái hát Thuyền ca của Đặng Lệ Quân*, xong lại đến Phương trời sông nước .

Bấy giờ Lý Kinh Trọc mới biết chất giọng trầm thấp của hắn hóa ra rất hợp hát nhạc Đặng Lệ Quân, không ngọt ngào như bản gốc nhưng nhiều thêm vài phần thản nhiên.
Tiếng ca quanh quẩn, thuyền ra đến giữa hồ, giữa những ngọn đồi tràn ngập từng mảng mây đỏ tía xen kẽ những dải sơn trà màu đỏ sậm, càng lên cao mây càng chuyển từ tía thành xám rồi thành tím, bầu trời xanh ngắt giữa mây và núi cũng bị nhuộm cho hơi ngả vàng.

Bọn họ cùng ngắm nắng chiều, vì thế trên mặt và trong mắt đều hiện lên màu sắc tương tự như nhau.
Lý Kinh Trọc cảm nhận được độ ấm của ánh hoàng hôn, quay đầu nhìn về phía Liễu Tức Phong.

Thời khắc này rốt cuộc anh cũng biết vì sao luôn có người muốn bắt một tia nắng chiều tặng cho một người khác.

Đột nhiên anh rất muốn pha ra được màu sắc giống như vậy để vẽ đường chân trời, tô màu cho cả người đang chèo thuyền.
Liễu Tức Phong gần như đồng thời quay đầu nhìn Lý Kinh Trọc.
Hai người đối diện một lúc, Liễu Tức Phong khẽ bật cười, Lý Kinh Trọc cũng cười rộ lên.

Niềm vui chân chính phát ra từ trong tim, không ai nói gì, chỉ yên lặng, chỉ cần nhìn đối phương cười là tốt rồi.

Đêm này là đêm nao, thuyền lênh đênh giữa dòng; hôm nay là hôm nào, cùng thuyền với vương tử.

Việt Nhân Ca đã nói phải lòng, thì chính là phải lòng rồi.
—------------------
Chuyên mục ai rảnh thì đọc:
Việt Nhân Ca (Bài ca của người Việt): là một bài ca dao lưu truyền ở nước Sở thời Xuân Thu.


Theo "Thuyết uyển", thiên "Thiện thuyết", em cùng mẹ của Sở vương là Ngạc Quân Tử du thuyền trên sông, cô gái người nước Việt chèo thuyền hát một bài ca biểu thị lòng mến mộ ông.


Bài thơ được cô lái thuyền hát bằng tiếng Việt, nhưng ông dù không hiểu tiếng Việt mà nghe lời hát lấy làm yêu thích, nhờ người dịch sang tiếng Sở, chính là bài ca ở đây.

Ngạc Quân Tử hiểu được càng vui mừng cởi áo gấm khoác lên người cô gái.
Nguyên văn bốn câu dùng trong truyện là:
Kim tịch hà tịch hề?
Khiên chu trung lưu,
Kim nhật hà nhật hề?
Đắc dữ vương tử đồng chu.
Dịch thơ (bản dịch trên thivien.net)
Đêm này là đêm nao
Thuyền lênh đênh giữa dòng
Hôm nay là hôm nào
Cùng thuyền với vương tử
Và câu cuối bài là: Tâm duyệt quân hề quân bất tri.

(Ta phải lòng chàng nào có hay).



Nhặt Ánh Bình Minh
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá:
Truyện Nhặt Ánh Bình Minh Truyện Nhặt Ánh Bình Minh Story Chương 29: 29: Góp Nhặt Lần Thứ Hai Mươi Chín Chung Thuyền
10.0/10 từ 32 lượt.
loading...