Người Tình Trí Mạng
Chương 490: Tần Thiên Bảo
Nhiêu Tôn ngồi bên dương dương tự đắc.
Anh ấy thầm nghĩ trong lòng: Đây đều là sự sắp xếp của ông trời, để cho Nguyễn Kỳ vô tình vào được Tần Xuyên, không những nghe ngóng được thông tin quan trọng mà còn có thể công hiến một phần sức lực cho họ, đúng là thiên thời, địa lợi, nhân hòa họ đều chiếm trọn.
Nhiêu Tôn có được suy nghĩ này, vẫn phải quay ngược trở về giây phút Lục Đông Thâm đứng dậy tiến vào trong từ đường.
Sự xuất hiện của đám sát thủ hoàn toàn không khiến họ bất ngờ. Ngược lại, họ đang chờ đợi khoảnh khắc này đến. Chỉ là họ không nghĩ bọn chúng sẽ chó cùng bứt giậu tới mức dùng bom.
Lục Đông Thâm tay kẹp điếu thuốc đi vào trong từ đường, chẳng bao lâu sau, ngọn lửa trong từ đường đã bùng lên.
Giống như Lục Đông Thâm nói: Làm ầm ĩ mọi chuyện lên.
Mà trước khi đám dân làng kịp đến dập lửa ở từ đường, bốn người họ trong vài phút ngắn ngủi đã bàn bạc xong một phương án kín kẽ.
Giả ngây giả ngô, mượn sức đánh sức, vờ "râu ông nọ cắm cằm bà kia" và cuối cùng là đổi trắng thay đen.
Sát thủ đã chết, nhưng trở thành một thứ công cụ tuyệt vời để lợi dụng.
Họ quyết định chụp tội lỗi của đám người này lên đầu người Tần Xuyên. Họ vừa chơi xấu vừa bất chấp đạo lý, sống chết không thừa nhận sát thủ theo họ vào trong thôn. Đương nhiên, muốn phản công một đòn cần phải có lý do để được ngồi xuống đàm phán.
Mà lý do này chính là bài vị của tổ tiên người Tần Xuyên.
Có thể xây dựng một từ đường lớn như vậy, xếp nhiều bài vị như vậy, có thể thấy người Tần Xuyên cực kỳ coi trọng đạo hiếu và Nho gia. Sự vinh nhục của tổ tiên ở trong lòng họ chiếm một vị trí lớn.
Làm ngọn lửa bốc cao, bảo vệ bài vị, màn kịch khổ nhục kế này do chính Lục Đông Thâm diễn.
Tiếp theo chính là đối đầu.
Họ khí thế bừng bừng, đòi lại công bằng với tư cách người bị hại, không có lý cũng phải giả vờ mình có lý ba phần. Lục Đông Thâm dĩ nhiên không cần bàn, sau một màn bị tính kế nhốt vào quan tài của người Tần Xuyên, anh có lý do để kêu oan. Nhiêu Tôn càng không cần nhắc. Tuy rằng trước đó anh ấy chưa giao đấu với người Tần Xuyên nhưng cũng bị thương trong quá trình quyết đấu với sát thủ. Cộng thêm bộ mặt bất chấp lý lẽ của anh ấy nữa, bẩm sinh đã cực kỳ giống một người không có chuyện còn bới ra chuyện. Thế nên anh ấy mà ngang ngược kêu oan thì cũng như thật.
Nếu như là một thôn làng sống cách xa thế giới thì trên thực tế, người ở đây cũng sẽ không có quá nhiều mưu mô quỷ kế. Họ nhất định sẽ là một đám người yêu ghét rõ ràng, tính cách đơn giản, thế nên chắc chắn về kế sách không thể bằng đám Lục Đông Thâm.
Quả nhiên, ngay cả những bô lão này cũng đều phải á khẩu trước sự lanh lợi mồm mép cộng thêm sự trắng trợn vô lý của họ.
Đương nhiên, mục đích của họ không phải để ép những bô lão này thừa nhận, vì dù sao sát thủ cũng không liên quan tới nơi này, không thể gán một tội danh vô cớ lên người ta, mà người ta cũng sẽ không nhận. Họ chỉ muốn chiếm một vị trí trống, chơi trò tâm lý chiến, để đám bô lão dù ít dù nhiều nảy sinh tâm lý áy náy, tiếp theo muốn bàn chuyện gì cũng suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Kiểu gì cũng cần có người đứng ra làm người giảng hòa.
Cho dù họ không sắp xếp từ trước thì những bô lão kia cũng sẽ nghĩ cách để làm dịu sự mâu thuẫn này.
Lúc này, Tưởng Ly có thể trở thành người ba phải.
Thế nên, dù tộc trưởng Tần không phát tín hiệu cầu cứu về phía Tưởng Ly, cô vẫn sẽ vờ khuyên răn Lục Đông Thâm bằng biểu cảm "cảm động lòng người" vào lúc tình thế giữa hai bên căng thẳng để khiến đối phương thấy rằng buổi đàm phán này vẫn còn khả năng hòa hoãn.
Nếu không có Nguyễn Kỳ, vậy thì kế hoạch của họ sau khi sắp xếp đến đây tiếp theo nên trực tiếp bàn tới chuyện bí kíp.
Thật ra cả ba người họ đều hiểu rõ trong lòng, việc này là rất khó.
Tần Vũ mang bí kíp của gia tộc đi bán đã phải nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất. Vậy thì việc họ ngang nhiên nhắc đến chưa biết chừng sẽ khiến đối phương tức giận phủi áo bỏ đi, hoàn toàn không nghe tiếp điều kiện trao đổi gì nữa. Thế nên, họ đã chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến trường kỳ.
Cách giải quyết tốt nhất là tìm ra điểm yếu của người Tần Xuyên để công kích.
Mà đúng lúc này, Nguyễn Kỳ lại xuất hiện một cách trùng hợp.
Sự xuất hiện của cô gái ấy giống như một cơn mưa kịp thời, giúp họ có đủ điều kiện để nói chuyện bí kíp với người Tần Xuyên, cũng chính là "có lợi cho nhau" mà Nguyễn Kỳ nhắc đến.
Sự xuất hiện của Nguyễn Kỳ mang đến cho họ những thôn tin cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất, họ hiểu được quy tắc nghỉ ngơi của người Tần Xuyên, cũng hiểu rõ nguyên nhân ban ngày còn yên ắng hơn cả ban đêm.
Ngẫm ra thì chuyện này cũng có liên quan tới tổ tiên của người Tần Xuyên, tổ tiên của họ vì muốn né tránh chiến loạn nên lựa chọn vùng núi hẻo lánh để ẩn cư. Nhưng tuy nói là sống cách xa thế giới, tổ tiên của người Tần Xuyên vẫn rất thận trọng, đổi thành làm việc ban đêm, nghỉ ngơi ban ngày, ngược hẳn với tác phong sinh hoạt của người bình thường. Như vậy, cho dù họ ra vào khu vực gần Tịch Lĩnh cũng sẽ không ai phát hiện ra.
Cứ như vậy, quy củ được truyền từ đời này qua đời khác, truyền thống cũng trở thành một thói quen.
Thế nên, tối đó Tưởng Ly nhìn thấy đồng tử của người Tần Xuyên trắng dã như mắt cá chết dưới ánh trăng là vì họ quanh năm không sưởi nắng, màu đồng tử cũng nhạt hơn rất nhiều so với người bên ngoài. Cộng thêm việc trăng hôm đó rất sáng, lại càng khiến con ngươi của người Tần Xuyên trở nên khác biệt.
Họ giống như loài cá không mắt sinh sống ở Tương Tây và vùng núi sâu Lĩnh Nam, vì quanh năm sống trong bóng tối nên khả năng của thị giác thoái hóa dần, ngược lại nâng cao năng lực cảm nhận dòng nước.
Thế nên, tối đó khi họ bám đuôi mới bị phát hiện, nhất là đám người khiêng quan tài, lại càng nhạy bén hơn với những động tĩnh trong đêm tối. Còn đám Tưởng Ly thì lại tự cho rằng mình đã náu mình rất kỹ, trên thực tế là không thoát khỏi khả năng cảm giác của người Tần Xuyên.
Thứ hai, người Tần Xuyên tôn thờ trời đất, có ngày tháng và nghi thức cúng bái riêng của mình. Người tế bái là Vu chúc trong thôn. Bà được người người kính trọng, lại nắm giữ quản lý mọi loại thuốc trong thôn. Vì thế ở trong mắt người Tần Xuyên, bà vừa là một Vu chúc có thể nói chuyện với thiên địa thần linh, cũng là một Vu y có thể trị bệnh cứu người. Bà là người được trời ban xuống để bảo vệ Tần Xuyên.
Thứ ba, cháu nội trong gia đình tộc trưởng Tần đang bị bệnh.
Điểm thứ ba này là quan trọng hàng đầu.
Vốn dĩ việc một đứa nhỏ bị bệnh không có gì quá kỳ lạ, đừng nói là ở vùng núi rừng. Kể ra trên thành phố, có con cái nhà nào chưa từng ốm? Con người ăn ngũ cốc tạp lương, sinh bệnh là điều khó tránh khỏi. Nhưng căn bệnh của đứa cháu này lại cực kỳ lạ, ngay cả Vu chúc của thôn cũng không thể trị khỏi.
Tần Xuyên, quy củ nghiêm ngặt, con trưởng hay cháu đích tôn đều được coi trọng hàng đầu.
Cháu nội của tộc trưởng Tần tên là Tần Thiên Bảo, là con trai của con trưởng nhà tộc trưởng Tần. Ngay từ việc đặt tên cho thằng bé đã có thể nhìn ra đây là một đứa cháu được cả gia tộc họ Tần yêu quý đến mức nào. Đây chính là đứa trẻ sau này sẽ thừa kế "đại nghiệp".
Tần Thiên Bảo năm nay mười hai tuổi, nghe nói đứa trẻ này ba tuổi đã đọc thuộc lòng hàng trăm bài thơ Đường từ Tống, biết Tứ thư Ngũ kinh, ghi nhớ hàng ngàn bài văn, Đệ tử quy*. Năm tuổi, nó bắt đầu học Đạo đức kinh và một loạt các bài văn Quốc học khác. Thậm chí tuổi còn nhỏ nhưng nó đã bắt đầu tiếp xúc với Tư trị thông giám**, rất có tầm nhìn về một số văn chương sử liệu.
*Được viết vào thời nhà Thanh dưới triều đại của Hoàng đế Khang Hy. Cuốn sách dựa trên giáo lý cổ xưa của nhà triết học Trung Quốc Khổng Tử, nhấn mạnh những điều cần thiết cơ bản để trở thành một người tốt và những hướng dẫn để sống hòa thuận với người khác.
**Tư trị thông giám là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang – nhà sử học thời Tống.
Đương nhiên, đứa trẻ này không phải là một con mọt sách.
Khi tuổi còn rất nhỏ, nó đã bắt đầu theo cha hoặc xuống ruộng đi cày hoặc vào sâu trong Tịch Lĩnh hái rau và giúp Vu chúc hái thảo dược, nó không hề có sự kiêu ngạo của một đứa cháu đích tôn. Mà bản thân các bô lão họ Tần cũng không bao giờ nuông chiều nó, từ nhỏ, những khổ cực vật vả nó chịu đựng còn nhiều hơn những đứa trẻ khác.
Người trong thôn chỉ cần nhắc đến Tần Thiên Bảo đều ngợi khen đứa trẻ này thông minh hiểu chuyện đến mức nào, ai cũng yêu quý nó thật lòng thật dạ.
Nhưng vào một ngày nọ, Tần Thiên Bảo ngủ mãi ngủ mãi bỗng nhiên gặp một giấc mơ lạ. Sau khi tỉnh dậy, nó gần như khóc đứt ruột đứt gan, sau khi nín khóc thì bắt đầu không màng tới ai hết, thường xuyên khóa chặt mình trong phòng không đi đâu. Cho dù có ra ngoài cũng không nói chuyện với mọi người xung quanh, hoàn toàn mất đi con người hoạt bát năng động trước đó, giống như sống ở một thế giới khác vậy.
Người Tình Trí Mạng
Anh ấy thầm nghĩ trong lòng: Đây đều là sự sắp xếp của ông trời, để cho Nguyễn Kỳ vô tình vào được Tần Xuyên, không những nghe ngóng được thông tin quan trọng mà còn có thể công hiến một phần sức lực cho họ, đúng là thiên thời, địa lợi, nhân hòa họ đều chiếm trọn.
Nhiêu Tôn có được suy nghĩ này, vẫn phải quay ngược trở về giây phút Lục Đông Thâm đứng dậy tiến vào trong từ đường.
Sự xuất hiện của đám sát thủ hoàn toàn không khiến họ bất ngờ. Ngược lại, họ đang chờ đợi khoảnh khắc này đến. Chỉ là họ không nghĩ bọn chúng sẽ chó cùng bứt giậu tới mức dùng bom.
Lục Đông Thâm tay kẹp điếu thuốc đi vào trong từ đường, chẳng bao lâu sau, ngọn lửa trong từ đường đã bùng lên.
Giống như Lục Đông Thâm nói: Làm ầm ĩ mọi chuyện lên.
Mà trước khi đám dân làng kịp đến dập lửa ở từ đường, bốn người họ trong vài phút ngắn ngủi đã bàn bạc xong một phương án kín kẽ.
Giả ngây giả ngô, mượn sức đánh sức, vờ "râu ông nọ cắm cằm bà kia" và cuối cùng là đổi trắng thay đen.
Sát thủ đã chết, nhưng trở thành một thứ công cụ tuyệt vời để lợi dụng.
Họ quyết định chụp tội lỗi của đám người này lên đầu người Tần Xuyên. Họ vừa chơi xấu vừa bất chấp đạo lý, sống chết không thừa nhận sát thủ theo họ vào trong thôn. Đương nhiên, muốn phản công một đòn cần phải có lý do để được ngồi xuống đàm phán.
Mà lý do này chính là bài vị của tổ tiên người Tần Xuyên.
Có thể xây dựng một từ đường lớn như vậy, xếp nhiều bài vị như vậy, có thể thấy người Tần Xuyên cực kỳ coi trọng đạo hiếu và Nho gia. Sự vinh nhục của tổ tiên ở trong lòng họ chiếm một vị trí lớn.
Làm ngọn lửa bốc cao, bảo vệ bài vị, màn kịch khổ nhục kế này do chính Lục Đông Thâm diễn.
Tiếp theo chính là đối đầu.
Họ khí thế bừng bừng, đòi lại công bằng với tư cách người bị hại, không có lý cũng phải giả vờ mình có lý ba phần. Lục Đông Thâm dĩ nhiên không cần bàn, sau một màn bị tính kế nhốt vào quan tài của người Tần Xuyên, anh có lý do để kêu oan. Nhiêu Tôn càng không cần nhắc. Tuy rằng trước đó anh ấy chưa giao đấu với người Tần Xuyên nhưng cũng bị thương trong quá trình quyết đấu với sát thủ. Cộng thêm bộ mặt bất chấp lý lẽ của anh ấy nữa, bẩm sinh đã cực kỳ giống một người không có chuyện còn bới ra chuyện. Thế nên anh ấy mà ngang ngược kêu oan thì cũng như thật.
Nếu như là một thôn làng sống cách xa thế giới thì trên thực tế, người ở đây cũng sẽ không có quá nhiều mưu mô quỷ kế. Họ nhất định sẽ là một đám người yêu ghét rõ ràng, tính cách đơn giản, thế nên chắc chắn về kế sách không thể bằng đám Lục Đông Thâm.
Quả nhiên, ngay cả những bô lão này cũng đều phải á khẩu trước sự lanh lợi mồm mép cộng thêm sự trắng trợn vô lý của họ.
Đương nhiên, mục đích của họ không phải để ép những bô lão này thừa nhận, vì dù sao sát thủ cũng không liên quan tới nơi này, không thể gán một tội danh vô cớ lên người ta, mà người ta cũng sẽ không nhận. Họ chỉ muốn chiếm một vị trí trống, chơi trò tâm lý chiến, để đám bô lão dù ít dù nhiều nảy sinh tâm lý áy náy, tiếp theo muốn bàn chuyện gì cũng suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Kiểu gì cũng cần có người đứng ra làm người giảng hòa.
Cho dù họ không sắp xếp từ trước thì những bô lão kia cũng sẽ nghĩ cách để làm dịu sự mâu thuẫn này.
Lúc này, Tưởng Ly có thể trở thành người ba phải.
Thế nên, dù tộc trưởng Tần không phát tín hiệu cầu cứu về phía Tưởng Ly, cô vẫn sẽ vờ khuyên răn Lục Đông Thâm bằng biểu cảm "cảm động lòng người" vào lúc tình thế giữa hai bên căng thẳng để khiến đối phương thấy rằng buổi đàm phán này vẫn còn khả năng hòa hoãn.
Nếu không có Nguyễn Kỳ, vậy thì kế hoạch của họ sau khi sắp xếp đến đây tiếp theo nên trực tiếp bàn tới chuyện bí kíp.
Thật ra cả ba người họ đều hiểu rõ trong lòng, việc này là rất khó.
Tần Vũ mang bí kíp của gia tộc đi bán đã phải nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất. Vậy thì việc họ ngang nhiên nhắc đến chưa biết chừng sẽ khiến đối phương tức giận phủi áo bỏ đi, hoàn toàn không nghe tiếp điều kiện trao đổi gì nữa. Thế nên, họ đã chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến trường kỳ.
Cách giải quyết tốt nhất là tìm ra điểm yếu của người Tần Xuyên để công kích.
Mà đúng lúc này, Nguyễn Kỳ lại xuất hiện một cách trùng hợp.
Sự xuất hiện của cô gái ấy giống như một cơn mưa kịp thời, giúp họ có đủ điều kiện để nói chuyện bí kíp với người Tần Xuyên, cũng chính là "có lợi cho nhau" mà Nguyễn Kỳ nhắc đến.
Sự xuất hiện của Nguyễn Kỳ mang đến cho họ những thôn tin cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất, họ hiểu được quy tắc nghỉ ngơi của người Tần Xuyên, cũng hiểu rõ nguyên nhân ban ngày còn yên ắng hơn cả ban đêm.
Ngẫm ra thì chuyện này cũng có liên quan tới tổ tiên của người Tần Xuyên, tổ tiên của họ vì muốn né tránh chiến loạn nên lựa chọn vùng núi hẻo lánh để ẩn cư. Nhưng tuy nói là sống cách xa thế giới, tổ tiên của người Tần Xuyên vẫn rất thận trọng, đổi thành làm việc ban đêm, nghỉ ngơi ban ngày, ngược hẳn với tác phong sinh hoạt của người bình thường. Như vậy, cho dù họ ra vào khu vực gần Tịch Lĩnh cũng sẽ không ai phát hiện ra.
Cứ như vậy, quy củ được truyền từ đời này qua đời khác, truyền thống cũng trở thành một thói quen.
Thế nên, tối đó Tưởng Ly nhìn thấy đồng tử của người Tần Xuyên trắng dã như mắt cá chết dưới ánh trăng là vì họ quanh năm không sưởi nắng, màu đồng tử cũng nhạt hơn rất nhiều so với người bên ngoài. Cộng thêm việc trăng hôm đó rất sáng, lại càng khiến con ngươi của người Tần Xuyên trở nên khác biệt.
Họ giống như loài cá không mắt sinh sống ở Tương Tây và vùng núi sâu Lĩnh Nam, vì quanh năm sống trong bóng tối nên khả năng của thị giác thoái hóa dần, ngược lại nâng cao năng lực cảm nhận dòng nước.
Thế nên, tối đó khi họ bám đuôi mới bị phát hiện, nhất là đám người khiêng quan tài, lại càng nhạy bén hơn với những động tĩnh trong đêm tối. Còn đám Tưởng Ly thì lại tự cho rằng mình đã náu mình rất kỹ, trên thực tế là không thoát khỏi khả năng cảm giác của người Tần Xuyên.
Thứ hai, người Tần Xuyên tôn thờ trời đất, có ngày tháng và nghi thức cúng bái riêng của mình. Người tế bái là Vu chúc trong thôn. Bà được người người kính trọng, lại nắm giữ quản lý mọi loại thuốc trong thôn. Vì thế ở trong mắt người Tần Xuyên, bà vừa là một Vu chúc có thể nói chuyện với thiên địa thần linh, cũng là một Vu y có thể trị bệnh cứu người. Bà là người được trời ban xuống để bảo vệ Tần Xuyên.
Thứ ba, cháu nội trong gia đình tộc trưởng Tần đang bị bệnh.
Điểm thứ ba này là quan trọng hàng đầu.
Vốn dĩ việc một đứa nhỏ bị bệnh không có gì quá kỳ lạ, đừng nói là ở vùng núi rừng. Kể ra trên thành phố, có con cái nhà nào chưa từng ốm? Con người ăn ngũ cốc tạp lương, sinh bệnh là điều khó tránh khỏi. Nhưng căn bệnh của đứa cháu này lại cực kỳ lạ, ngay cả Vu chúc của thôn cũng không thể trị khỏi.
Tần Xuyên, quy củ nghiêm ngặt, con trưởng hay cháu đích tôn đều được coi trọng hàng đầu.
Cháu nội của tộc trưởng Tần tên là Tần Thiên Bảo, là con trai của con trưởng nhà tộc trưởng Tần. Ngay từ việc đặt tên cho thằng bé đã có thể nhìn ra đây là một đứa cháu được cả gia tộc họ Tần yêu quý đến mức nào. Đây chính là đứa trẻ sau này sẽ thừa kế "đại nghiệp".
Tần Thiên Bảo năm nay mười hai tuổi, nghe nói đứa trẻ này ba tuổi đã đọc thuộc lòng hàng trăm bài thơ Đường từ Tống, biết Tứ thư Ngũ kinh, ghi nhớ hàng ngàn bài văn, Đệ tử quy*. Năm tuổi, nó bắt đầu học Đạo đức kinh và một loạt các bài văn Quốc học khác. Thậm chí tuổi còn nhỏ nhưng nó đã bắt đầu tiếp xúc với Tư trị thông giám**, rất có tầm nhìn về một số văn chương sử liệu.
*Được viết vào thời nhà Thanh dưới triều đại của Hoàng đế Khang Hy. Cuốn sách dựa trên giáo lý cổ xưa của nhà triết học Trung Quốc Khổng Tử, nhấn mạnh những điều cần thiết cơ bản để trở thành một người tốt và những hướng dẫn để sống hòa thuận với người khác.
**Tư trị thông giám là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang – nhà sử học thời Tống.
Đương nhiên, đứa trẻ này không phải là một con mọt sách.
Khi tuổi còn rất nhỏ, nó đã bắt đầu theo cha hoặc xuống ruộng đi cày hoặc vào sâu trong Tịch Lĩnh hái rau và giúp Vu chúc hái thảo dược, nó không hề có sự kiêu ngạo của một đứa cháu đích tôn. Mà bản thân các bô lão họ Tần cũng không bao giờ nuông chiều nó, từ nhỏ, những khổ cực vật vả nó chịu đựng còn nhiều hơn những đứa trẻ khác.
Người trong thôn chỉ cần nhắc đến Tần Thiên Bảo đều ngợi khen đứa trẻ này thông minh hiểu chuyện đến mức nào, ai cũng yêu quý nó thật lòng thật dạ.
Nhưng vào một ngày nọ, Tần Thiên Bảo ngủ mãi ngủ mãi bỗng nhiên gặp một giấc mơ lạ. Sau khi tỉnh dậy, nó gần như khóc đứt ruột đứt gan, sau khi nín khóc thì bắt đầu không màng tới ai hết, thường xuyên khóa chặt mình trong phòng không đi đâu. Cho dù có ra ngoài cũng không nói chuyện với mọi người xung quanh, hoàn toàn mất đi con người hoạt bát năng động trước đó, giống như sống ở một thế giới khác vậy.
Người Tình Trí Mạng
Đánh giá:
Truyện Người Tình Trí Mạng
Story
Chương 490: Tần Thiên Bảo
8.2/10 từ 34 lượt.