Mười Bảy Tuổi, Bạn Thích Ai?
Chương 112
143@-Bắc Kinh tháng mười một đã vào đông giá, trong quán ăn Nhật chất đầy các anh chị em công sở làm ở gần đến ăn, không khí khá là ấm cúng, dễ chịu.
Tôi và Tưởng Dực ngồi song song nhau trên quầy, áo khoác xếp lại bỏ trong giỏ dưới chân. Cậu ấy gọi một phần bento cá hồi hun khói, tôi gọi một tô ramen, không lấy kem.
Lúc đợi đồ ăn ra, cả hai chẳng ai cất tiếng, im lặng nhấp trà lúa mạch phần mình.
Tưởng Dực bày bát đũa cho tôi, hỏi một câu: "Hình và file ghi âm đưa người chụp hình không sao chứ?"
"Chắc không sao nữa đâu." Tôi cúi đầu, không thì ngoài sức tưởng tượng của tôi về con người mất. Chẳng qua, dù có vấn đề đi nữa cũng không lo, "Bên cậu không phải cũng có ghi âm mà? Tớ thấy PR của cậu chụp cả hình."
Nếu không phải thấy cậu ấy để máy ghi âm lên bàn ngay lúc vừa bắt đầu phỏng vấn, có lẽ tôi chẳng tài nào yên tâm đi tin tưởng ai. Tưởng Dực ngẩn ra, chốc sau cậu ấy lắc đầu, bật cười: "File ghi âm bên tớ có, nhưng hình chụp không nhiều."
"Cũng chẳng cần nhiều đâu, với lại theo trực giác tớ nghĩ chắc không có chuyện gì nữa."
Đang lúc trò chuyện thì ramen ra, còn nóng tôi lựa lựa gắp một miếng, theo thói quen định vươn đầu qua nhòm phần cơm của Tưởng Dực, song lại vội ngoảnh lại. Ngay giây sau đó, Tưởng Dực cũng theo thói quen gắp một miếng cá hồi đã nướng chín đưa sang cho tôi.
Theo phản ứng, tôi toan né đi.
Hai người đều sững mất một thoáng.
Cậu ấy cụp mắt xuống, hơi thu đũa về, hỏi tôi: "Cậu ăn thử không?" Tôi cúi đầu, đẩy tô ramen qua, "Để đây đi." Tưởng Dực làm y lời tôi, còn gắp cho tôi một ít rong biển tươi.
Cá hồi hun khói chín vừa, tôi cắn một miếng: "Cũng ngon ấy."
"Cậu thích thì lần sau dẫn cậu đi ăn sashimi tiếp..."
Cậu ấy ngưng ngang ở giữa câu.
Tôi coi như không nghe thấy gì, quay thẳng đầu lại ăn mì, "Bao giờ cậu về Mỹ?"
"Tháng sau." Cậu ấy nói xong, sựng lại một thoáng tự nhiên lại thêm vào: "Hoặc cuối năm cũng được."
Tôi làm thinh, "hoặc cuối năm cũng được" là cái kiểu gì? Về hay không về với cậu cứ như trò trẻ con ấy. "Chỉ cần về Mỹ kịp đón năm mới với bên ông ngoại tớ là được."
Tôi im lặng.
Câu giải thích này mù mờ chả đâu ra đâu, cũng không nói là về nước làm gì, đi nữa hay không đi, làm tôi hơi hơi sống lại cảm giác giận điên tiết tại trường thi năm ấy. Nhưng cũng chẳng muốn hỏi cho rõ.
Cuối cùng vẫn không nhịn được, tôi quấy mấy cọng mì, lặp lại: "Cậu về được một tháng rồi." Hôm nay tôi đã nói câu này tới lần thứ ba.
"Ừ." Cậu ấy cũng lần thứ ba đáp mỗi chữ "Ừ".
Tôi không tài nào mở miệng hỏi, "Tại sao về lâu vậy không nói tớ một tiếng?" Cậu ấy cũng không chịu chủ động nói gì. Tôi đâm bực, giọng cao lên: "Vậy cậu ở đâu?"
"Khách sạn."
"Tại sao không về nhà ở?"
Ông bà cậu ấy những năm 90 từ Hongkong thuyên chuyển về nước, trường học có phân cho căn nhà, mấy năm trước hai cụ về ở hẳn tại quê ở Giang Nam, căn nhà cứ để trống đó. Lúc tôi vừa tới Bắc Kinh, dì Phùng còn hỏi tôi có muốn ở không...
"... Cũng không thường xuyên về." Tôi im bặt.
Hai người câm như hến hồi lâu, cuối cùng tôi không kềm được, lại hỏi: "Về sau cậu còn về nữa không." "Chắc cũng về." Cũng chẳng có vẻ gì chắc chắn.
Tôi tắc tị luôn.
Nghĩa là chả tính chuyện về hẳn. "Tớ..."
"Cậu..."
Điện thoại của tôi reng lên, Niệm Từ hỏi: "Doanh Tử, phỏng vấn sao rồi?"
"Ổn ấy, tớ tới kịp lúc." Tôi đáp, sau lại thêm một câu, "Tớ vừa gặp Tưởng Dực này." "Sao cơ?" Khó thấy à nha, Niệm Từ mà cũng kinh ngạc.
"Cậu ấy đang ở cạnh tớ, cậu nói chuyện với cậu ấy không?" Tôi đưa điện thoại đến bên tai Tưởng Dực.
Cậu ấy chần chừ cầm lấy, ở bên đầu kia Niệm Từ im lìm y chang, cách đường dây điện thoại cũng cảm thấy được hai vị đang đờ ra như khúc gỗ. Sau năm giây im re từ cả hai phía, một bụng tức giận của tôi cũng bị cảnh tượng hơi bị tếu này làm cho tức cười. Rốt cuộc, Niệm Từ cất lời, giọng nhẹ nhàng như thường: "Cậu về rồi à?"
"Ừ." Tưởng Dực đáp lại khô không khốc. "Cậu giỏi ghê đấy."
Tưởng Dực:...
Niệm Từ chả lòng vòng, nói luôn: "Về rồi thì trước nhất hẹn gặp nhau một lần đi."
Tưởng Dực khựng lại: "Mai tớ có chuyến bay Thượng Hải, cuối tuần về." Tôi cúi đầu, nghịch đôi đũa trên tay.
Niệm Từ cũng không dồn ép: "Vậy đợi cậu từ Thượng Hải về rồi nói."
Tôi lấy lại điện thoại huyên thuyên thêm mấy câu với Niệm Từ, lúc cúp điện thoại tiện ngó thời gian, chiều tôi còn một môn, giờ về là vừa kịp. "Tớ phải về rồi." Tôi vừa nói vừa cầm áo khoác lên, tay đụng phải áo nỉ của cậu ấy, lớp nỉ mịn màng nhưng vẫn còn đọng hơi giá bên ngoài.
Tưởng Dực cũng bỏ đũa xuống, đứng dậy nói: "Tớ tiễn cậu." "Không cần đâu." Tôi cấp tốc quàng khăn cổ.
Bọn tôi đứng nhìn nhau một thoáng.
Tôi lắc lắc ngón tay, lưỡng lự hỏi: "Cậu, cậu có số trong nước đúng không..." Đây là chiêu phỏng vấn, chừa cho người ta đường lui, cũng là cho mình đường lui. Cậu ấy về nước để công tác, đương nhiên sẽ có số điện thoại trong nước, nhưng nếu cậu ấy bảo là không có, thì sẽ ít đau lòng hơn là cậu ấy nói không muốn cho tôi hay... "Có, để tớ gọi cậu." Không ngờ được là, cậu ấy đáp cực nhanh.
Tôi ngẩng phắt đầu lên: "Vậy số tớ là 131..."
Chưa đọc hết dãy số, điện thoại trên tay tôi đã reng.
Trong một thoáng, mặt Tưởng Dực lộ vẻ hoảng loạn hiếm thấy, lông mi thật dài cũng không che được đôi tròng đen đang đảo qua lại. Cùng lúc ấy tôi cũng hiểu ra một chuyện: Điện thoại của Tưởng Dực đã lưu số của tôi từ lâu.
"Cậu, cậu có điện thoại của tớ..." Tôi nói, cả hai đâm nín thinh.
Tôi chớp mắt một cái, tự nhiên nước mắt cứ thế lăn xuống, mắt nhoè đi. "Cậu, đừng khóc." Trong giọng của Tưởng Dực có vẻ bất lực.
Tôi cúi đầu, nhỏ tiếng nói: "Cậu đã có số điện thoại của tớ mà về cũng không nói một tiếng..." Cậu ấy không tiếp lời.
Tôi sụt sịt mũi, ngước lên nhìn vào mắt cậu ấy: "Cậu có số của tớ tại sao không nói một tiếng, dù về một đôi tháng đi nữa, cậu cứ nói một tiếng thôi, cũng đâu có sao..."
Giữa quán ăn Nhật tương đối yên tĩnh, giọng của tôi lanh lảnh vang, nhưng có bị chung quanh nhìn tôi cũng trơ rồi, chẳng biết ngượng ngùng là gì.
Phút chốc ấy, tôi chỉ thấy bụng dạ rối tinh rối mù, không biết nên thấy an ủi vì cậu ấy vẫn giữ phương thức liên lạc của tôi, hay nên đau lòng là dù có phương thức liên lạc đi nữa người ta vẫn chẳng liên lạc, đã lâu thế rồi.
"Về nước bao nhiêu ngày, ở ngay Bắc Kinh, sao cậu lại không nói với tớ tiếng nào, cũng không ngó ngàng gì tới tớ..." "Tớ có qua chỗ cậu." Tưởng Dực gian nan giải thích.
"Lúc nào?" Tôi gạt lệ ngẩng lên, cậu ấy mím môi không nói, tôi biết tỏng ngay.
"Cậu còn gạt tớ? Cậu còn học cả cách lừa gạt cơ đấy, à đúng, cậu từ nhỏ đã giỏi lừa gạt. Thi đại học gạt tớ, hồi nhỏ chia nhà cũng thế, Tưởng Dực cậu là tên lừa đảo!"
Còn ở thêm giây nào chắc mình chịu không nổi mất, tôi xách túi xoay người chạy thẳng ra, mặc kệ cậu ấy với gọi phía sau. Tim tôi dâng lên cảm giác giống như nước tương pha mù tạt, hăng hăng, mặn mặn, lẫn lộn đủ thứ.
Tôi đâm đầu chạy một mạch hết ba con đường, hít hít mũi đi vào trạm tàu. Toa tàu trưa thoáng hơn hẳn bình thường, nhưng tôi lại thấy bí bức thở không nổi.
Điện thoại đúng lúc ấy reng lên, tôi vội nhận cuộc gọi, Tưởng Dực độp ngay, giọng vừa lạnh vừa dữ: "Cậu chạy đâu rồi hả!?" Cái người này cơn giận còn to hơn cả tôi.
"Tớ về trường!"
Tưởng đại gia chừng đang nghiến răng, cười gằn: "Mấy năm không gặp, chạy tiến bộ ghê nhỉ." "Cảm ơn lời khen, cậu ở Mỹ ba năm bị rút giò à hay là sao."
"Má nó tớ không phải tính tiền à!" Cậu ấy bật ra câu chửi thề. Tôi sững người.
Nghĩ đến cảnh cái tên ấy tay chân quýnh quýu bị phục vụ chặn lại đưa hoá đơn, tuy mũi tôi vẫn hơi xon xót, nhưng mà tự dưng thấy tức cười.
Tiếng còi xe rú rít vẳng trong ống nghe, Tưởng Dực bất lực, nhẹ giọng xuống nói: "Giờ cậu đang ở đâu? Nói đi tớ sang đón." "Không cần đâu." Tôi bỗng nhớ ra, nhấn mạnh một câu: "Tiền ramen lần sau tớ đưa lại."
Cứ nghĩ Tưởng Dực sẽ đốp chát lại, nhưng cả nửa buổi đầu kia chẳng nghe tiếng đáp.
Trong phút chốc, tôi hiểu ra sự im lặng này nghĩa là gì, tim nhói lên, sụt sịt mũi nói vội, đầy miễn cưỡng: "Cậu, cậu không cần thì thôi..."
Cậu không cần tiền, thì thôi.
Cậu không cần gặp mặt, thì thôi.
Bởi vì, không thôi thì tớ cũng biết làm sao được... "Nếu không có gì vậy không nói nữa, tớ..."
"Không thể thôi." Vậy mà, Tưởng Dực lại cất tiếng. Tôi ngẩn người: "Sao cơ?"
Đầu bên kia, Tưởng Dực nói: "Tớ từ Thượng Hải về sẽ qua trường cậu, cậu đưa tiền lại cho tớ."
========
Mười Bảy Tuổi, Bạn Thích Ai?
Tôi và Tưởng Dực ngồi song song nhau trên quầy, áo khoác xếp lại bỏ trong giỏ dưới chân. Cậu ấy gọi một phần bento cá hồi hun khói, tôi gọi một tô ramen, không lấy kem.
Lúc đợi đồ ăn ra, cả hai chẳng ai cất tiếng, im lặng nhấp trà lúa mạch phần mình.
Tưởng Dực bày bát đũa cho tôi, hỏi một câu: "Hình và file ghi âm đưa người chụp hình không sao chứ?"
"Chắc không sao nữa đâu." Tôi cúi đầu, không thì ngoài sức tưởng tượng của tôi về con người mất. Chẳng qua, dù có vấn đề đi nữa cũng không lo, "Bên cậu không phải cũng có ghi âm mà? Tớ thấy PR của cậu chụp cả hình."
Nếu không phải thấy cậu ấy để máy ghi âm lên bàn ngay lúc vừa bắt đầu phỏng vấn, có lẽ tôi chẳng tài nào yên tâm đi tin tưởng ai. Tưởng Dực ngẩn ra, chốc sau cậu ấy lắc đầu, bật cười: "File ghi âm bên tớ có, nhưng hình chụp không nhiều."
"Cũng chẳng cần nhiều đâu, với lại theo trực giác tớ nghĩ chắc không có chuyện gì nữa."
Đang lúc trò chuyện thì ramen ra, còn nóng tôi lựa lựa gắp một miếng, theo thói quen định vươn đầu qua nhòm phần cơm của Tưởng Dực, song lại vội ngoảnh lại. Ngay giây sau đó, Tưởng Dực cũng theo thói quen gắp một miếng cá hồi đã nướng chín đưa sang cho tôi.
Theo phản ứng, tôi toan né đi.
Hai người đều sững mất một thoáng.
Cậu ấy cụp mắt xuống, hơi thu đũa về, hỏi tôi: "Cậu ăn thử không?" Tôi cúi đầu, đẩy tô ramen qua, "Để đây đi." Tưởng Dực làm y lời tôi, còn gắp cho tôi một ít rong biển tươi.
Cá hồi hun khói chín vừa, tôi cắn một miếng: "Cũng ngon ấy."
"Cậu thích thì lần sau dẫn cậu đi ăn sashimi tiếp..."
Cậu ấy ngưng ngang ở giữa câu.
Tôi coi như không nghe thấy gì, quay thẳng đầu lại ăn mì, "Bao giờ cậu về Mỹ?"
"Tháng sau." Cậu ấy nói xong, sựng lại một thoáng tự nhiên lại thêm vào: "Hoặc cuối năm cũng được."
Tôi làm thinh, "hoặc cuối năm cũng được" là cái kiểu gì? Về hay không về với cậu cứ như trò trẻ con ấy. "Chỉ cần về Mỹ kịp đón năm mới với bên ông ngoại tớ là được."
Tôi im lặng.
Câu giải thích này mù mờ chả đâu ra đâu, cũng không nói là về nước làm gì, đi nữa hay không đi, làm tôi hơi hơi sống lại cảm giác giận điên tiết tại trường thi năm ấy. Nhưng cũng chẳng muốn hỏi cho rõ.
Cuối cùng vẫn không nhịn được, tôi quấy mấy cọng mì, lặp lại: "Cậu về được một tháng rồi." Hôm nay tôi đã nói câu này tới lần thứ ba.
"Ừ." Cậu ấy cũng lần thứ ba đáp mỗi chữ "Ừ".
Tôi không tài nào mở miệng hỏi, "Tại sao về lâu vậy không nói tớ một tiếng?" Cậu ấy cũng không chịu chủ động nói gì. Tôi đâm bực, giọng cao lên: "Vậy cậu ở đâu?"
"Khách sạn."
"Tại sao không về nhà ở?"
Ông bà cậu ấy những năm 90 từ Hongkong thuyên chuyển về nước, trường học có phân cho căn nhà, mấy năm trước hai cụ về ở hẳn tại quê ở Giang Nam, căn nhà cứ để trống đó. Lúc tôi vừa tới Bắc Kinh, dì Phùng còn hỏi tôi có muốn ở không...
"... Cũng không thường xuyên về." Tôi im bặt.
Hai người câm như hến hồi lâu, cuối cùng tôi không kềm được, lại hỏi: "Về sau cậu còn về nữa không." "Chắc cũng về." Cũng chẳng có vẻ gì chắc chắn.
Tôi tắc tị luôn.
Nghĩa là chả tính chuyện về hẳn. "Tớ..."
"Cậu..."
Điện thoại của tôi reng lên, Niệm Từ hỏi: "Doanh Tử, phỏng vấn sao rồi?"
"Ổn ấy, tớ tới kịp lúc." Tôi đáp, sau lại thêm một câu, "Tớ vừa gặp Tưởng Dực này." "Sao cơ?" Khó thấy à nha, Niệm Từ mà cũng kinh ngạc.
"Cậu ấy đang ở cạnh tớ, cậu nói chuyện với cậu ấy không?" Tôi đưa điện thoại đến bên tai Tưởng Dực.
Cậu ấy chần chừ cầm lấy, ở bên đầu kia Niệm Từ im lìm y chang, cách đường dây điện thoại cũng cảm thấy được hai vị đang đờ ra như khúc gỗ. Sau năm giây im re từ cả hai phía, một bụng tức giận của tôi cũng bị cảnh tượng hơi bị tếu này làm cho tức cười. Rốt cuộc, Niệm Từ cất lời, giọng nhẹ nhàng như thường: "Cậu về rồi à?"
"Ừ." Tưởng Dực đáp lại khô không khốc. "Cậu giỏi ghê đấy."
Tưởng Dực:...
Niệm Từ chả lòng vòng, nói luôn: "Về rồi thì trước nhất hẹn gặp nhau một lần đi."
Tưởng Dực khựng lại: "Mai tớ có chuyến bay Thượng Hải, cuối tuần về." Tôi cúi đầu, nghịch đôi đũa trên tay.
Niệm Từ cũng không dồn ép: "Vậy đợi cậu từ Thượng Hải về rồi nói."
Tôi lấy lại điện thoại huyên thuyên thêm mấy câu với Niệm Từ, lúc cúp điện thoại tiện ngó thời gian, chiều tôi còn một môn, giờ về là vừa kịp. "Tớ phải về rồi." Tôi vừa nói vừa cầm áo khoác lên, tay đụng phải áo nỉ của cậu ấy, lớp nỉ mịn màng nhưng vẫn còn đọng hơi giá bên ngoài.
Tưởng Dực cũng bỏ đũa xuống, đứng dậy nói: "Tớ tiễn cậu." "Không cần đâu." Tôi cấp tốc quàng khăn cổ.
Bọn tôi đứng nhìn nhau một thoáng.
Tôi lắc lắc ngón tay, lưỡng lự hỏi: "Cậu, cậu có số trong nước đúng không..." Đây là chiêu phỏng vấn, chừa cho người ta đường lui, cũng là cho mình đường lui. Cậu ấy về nước để công tác, đương nhiên sẽ có số điện thoại trong nước, nhưng nếu cậu ấy bảo là không có, thì sẽ ít đau lòng hơn là cậu ấy nói không muốn cho tôi hay... "Có, để tớ gọi cậu." Không ngờ được là, cậu ấy đáp cực nhanh.
Tôi ngẩng phắt đầu lên: "Vậy số tớ là 131..."
Chưa đọc hết dãy số, điện thoại trên tay tôi đã reng.
Trong một thoáng, mặt Tưởng Dực lộ vẻ hoảng loạn hiếm thấy, lông mi thật dài cũng không che được đôi tròng đen đang đảo qua lại. Cùng lúc ấy tôi cũng hiểu ra một chuyện: Điện thoại của Tưởng Dực đã lưu số của tôi từ lâu.
"Cậu, cậu có điện thoại của tớ..." Tôi nói, cả hai đâm nín thinh.
Tôi chớp mắt một cái, tự nhiên nước mắt cứ thế lăn xuống, mắt nhoè đi. "Cậu, đừng khóc." Trong giọng của Tưởng Dực có vẻ bất lực.
Tôi cúi đầu, nhỏ tiếng nói: "Cậu đã có số điện thoại của tớ mà về cũng không nói một tiếng..." Cậu ấy không tiếp lời.
Tôi sụt sịt mũi, ngước lên nhìn vào mắt cậu ấy: "Cậu có số của tớ tại sao không nói một tiếng, dù về một đôi tháng đi nữa, cậu cứ nói một tiếng thôi, cũng đâu có sao..."
Giữa quán ăn Nhật tương đối yên tĩnh, giọng của tôi lanh lảnh vang, nhưng có bị chung quanh nhìn tôi cũng trơ rồi, chẳng biết ngượng ngùng là gì.
Phút chốc ấy, tôi chỉ thấy bụng dạ rối tinh rối mù, không biết nên thấy an ủi vì cậu ấy vẫn giữ phương thức liên lạc của tôi, hay nên đau lòng là dù có phương thức liên lạc đi nữa người ta vẫn chẳng liên lạc, đã lâu thế rồi.
"Về nước bao nhiêu ngày, ở ngay Bắc Kinh, sao cậu lại không nói với tớ tiếng nào, cũng không ngó ngàng gì tới tớ..." "Tớ có qua chỗ cậu." Tưởng Dực gian nan giải thích.
"Lúc nào?" Tôi gạt lệ ngẩng lên, cậu ấy mím môi không nói, tôi biết tỏng ngay.
"Cậu còn gạt tớ? Cậu còn học cả cách lừa gạt cơ đấy, à đúng, cậu từ nhỏ đã giỏi lừa gạt. Thi đại học gạt tớ, hồi nhỏ chia nhà cũng thế, Tưởng Dực cậu là tên lừa đảo!"
Còn ở thêm giây nào chắc mình chịu không nổi mất, tôi xách túi xoay người chạy thẳng ra, mặc kệ cậu ấy với gọi phía sau. Tim tôi dâng lên cảm giác giống như nước tương pha mù tạt, hăng hăng, mặn mặn, lẫn lộn đủ thứ.
Tôi đâm đầu chạy một mạch hết ba con đường, hít hít mũi đi vào trạm tàu. Toa tàu trưa thoáng hơn hẳn bình thường, nhưng tôi lại thấy bí bức thở không nổi.
Điện thoại đúng lúc ấy reng lên, tôi vội nhận cuộc gọi, Tưởng Dực độp ngay, giọng vừa lạnh vừa dữ: "Cậu chạy đâu rồi hả!?" Cái người này cơn giận còn to hơn cả tôi.
"Tớ về trường!"
Tưởng đại gia chừng đang nghiến răng, cười gằn: "Mấy năm không gặp, chạy tiến bộ ghê nhỉ." "Cảm ơn lời khen, cậu ở Mỹ ba năm bị rút giò à hay là sao."
"Má nó tớ không phải tính tiền à!" Cậu ấy bật ra câu chửi thề. Tôi sững người.
Nghĩ đến cảnh cái tên ấy tay chân quýnh quýu bị phục vụ chặn lại đưa hoá đơn, tuy mũi tôi vẫn hơi xon xót, nhưng mà tự dưng thấy tức cười.
Tiếng còi xe rú rít vẳng trong ống nghe, Tưởng Dực bất lực, nhẹ giọng xuống nói: "Giờ cậu đang ở đâu? Nói đi tớ sang đón." "Không cần đâu." Tôi bỗng nhớ ra, nhấn mạnh một câu: "Tiền ramen lần sau tớ đưa lại."
Cứ nghĩ Tưởng Dực sẽ đốp chát lại, nhưng cả nửa buổi đầu kia chẳng nghe tiếng đáp.
Trong phút chốc, tôi hiểu ra sự im lặng này nghĩa là gì, tim nhói lên, sụt sịt mũi nói vội, đầy miễn cưỡng: "Cậu, cậu không cần thì thôi..."
Cậu không cần tiền, thì thôi.
Cậu không cần gặp mặt, thì thôi.
Bởi vì, không thôi thì tớ cũng biết làm sao được... "Nếu không có gì vậy không nói nữa, tớ..."
"Không thể thôi." Vậy mà, Tưởng Dực lại cất tiếng. Tôi ngẩn người: "Sao cơ?"
Đầu bên kia, Tưởng Dực nói: "Tớ từ Thượng Hải về sẽ qua trường cậu, cậu đưa tiền lại cho tớ."
========
Mười Bảy Tuổi, Bạn Thích Ai?
Đánh giá:
Truyện Mười Bảy Tuổi, Bạn Thích Ai?
Story
Chương 112
10.0/10 từ 48 lượt.