Một Tòa Thành Đang Chờ Anh
Chương 11
Type: Oanh
Tống Diệm, chúng ta làm lành đi!
Nữa đêm choẳng tỉnh, Hứa Thấm mơ thấy mình nói như thế. Cô của thời khắc tỉnh tó từng cảm thấy hoang mang tột đọ vì câu nói buột miệng này. Nếu lúc ấy anh đồng ý thật thì phải làm sao đây?
Cô có dám để bố mẹ biết không? Nhất định không dám!
Đưa nhau đi ttroons ư? Không chắ lắm!
Dù cô biết rõ điều đó là không thể nhưng hôm ấy, sao cô lại như phát điên, hệt người sắp chết đuối vớ đượcc tấm bè gỗ lầ anh, mong anh mau cứu cô thoát khỏi cuộc sống mòn mỏi này.
Nhưng nếu anh chịu giải thoát cho cô, lệu cô có dám quyết tuyệt vứt bỏ cuộc sống cũ, đứng lên chống lại gia đình hay không? Hứa thấm thừa biết câu trả lời của bản thân là gì. Vì thế, lúc anh thẳng thừng cự tuyệt, tuy có đau đớn tuyệt vọng, nhưng phần nào cô lại cảm thấy may mắn và an toàn vì không phải thay đổi nếp sống hiện nay của mình. Lòng cô luôn giằng xé trong mâu thuẫn như thế, chưa bao giờ kiên định.
Trong bóng đêm tĩnh lặng bao trùm, cô nghĩ lại chuyện hôm qua một lượt, chắc hẳn khi ấy trong mình xấu xí vô cùng. Và cô dám khẳng định rằng Tống Diệm đã thấy rõ bộ dạng xấu xí ẩn dưới lớp mặt nạ của cô, nên anh mớ chán ghét, mới khinh thường, mới không muốn quay về với cô, bước đi mà không buồn ngoảng lại lấy một lần.
Ba giờ sáng, cô vẫn cứ ngồi thẫn thờ trên giường như thế. Từng cơn lạnh buốt không biết từ đâu cứ rờn rợn khắp cánh tay. Hóa ra cửa sổ dang mở toang, gió đêm buốt giá ùa thẳng vào phòng.
Thời tiết phương Bắc thường hay trở lạnh đột ngột, không cho nguồi ta một chút thời gian thích ứng. Hay chăng mùa thu đã đến từ lâu rồi, nếu không, sao ban đêm lại lạnh buốt đến thế?
***
Hứa Thấm vốn là con gái phương Nam. Trước mười tuổi, cô sống ở Lương Thành gạo trắng nước trong, cá tôm trù phú. Từ bé, khuôn mặt cô đã có nét thanh tú, mái tóc óng ả mượt mà, lại có màu nâu bẩm sinh như được nhuộm, đẹp tựa con lai. Vào thời điểm những mái đầu sặc sỡ thành mốt, bạn bè cực kỳ hâm mộ màu tóc mày của Hứa Thấm. Nhưng điều khiến mọi người thực sự ai ước hơn cả chính là thân phận của cô.
“Con gái Thị trưởng.” Nghe oách biết mấy.
“Con gái nữ nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng.” Nghe lãng mạn xiết bao!
Từ bé, cô đã sống an nhiên trong căn biệt thự khổng lồ. Cô được nghe nhạc giao hưởng, ngắm nhìn những bức họa phong cách Phục hưng nổi tiếng, được học piano, violin, rồi đi du lịch khắp thế giới, dường như hưởng thụ trọn vẹn mọi ưu ái của cuộc sống. Thế mà, lớp vỏ bọc cuộc sống tốt đẹp kia vào một ngày nọ bỗng nhiên bị xé toạc.
Bố mẹ cô không còn ân ái bên nhâu nữ mà ngày đêm cãi vả. Mẹ cô gào thét chát chúa: “Tên bịp bợm, tôi sẽ kiện anh!” Bố cô thì gầm lên thô lỗ: “Không sống được thì ly hôn đi. Rốt cuộc cô muốn gì?”
Hứa thấm không biết bố cô đã lừa mẹ điều gì, cũng không biết rốt cuộc mẹ cô muốn gì. Sự khó hiểu này cứ kéo dài mãi, cho đến một đêm khuya nọ, mẹ cô đã tự tay châm lửa đốt trụi mái nhà hạnh phúc đó, thiêu chết chính mình và người chồng mình từng yêu thương. Và hình như bà cũng muốn thiêu chết luôn cả kết tinh tình yêu giữa hai người. Chính là Hứa Thấm.
May sao Hứa Thấm được cứu kịp thời và được đưa đến viện phúc lợi. tin đồn thất thiệt rộ lên khắp trường học, ánh mắt mọi người xung quanh nhìn cô cũng trở nên khác thường, ẩn chứa sự giễu cợt.
Mấy dì giúp việc và đám trẻ trong viện phúc lợi đều không ưa cô, luôn mang chuyện bố mẹ cô ra đẻ cười nhạo sau lưng. Đôi khi có sự gào thét phản kháng, đánh nhau với chúng. Sau mỗi lần như vậy, cô luôn bị các dì phạt đứng, phạt lao động, phạt nhịn đói, không cho ngủ. bạn học trong trường cũng quay ra bắt nạt cô.
“Hứa Thấm, sao không thấy xe xịn nhà mày đến đón nữa vậy?”
“Hứa Thấm, búp bê của mày đâu?”
“Hứa Thấm, sao mày không mang giày da nữa?”
Lũ trẻ còn ché chuyện nhà cô thành bài vè hát sau lưng cô, luôn giật tóc cô, đưa chân ngán đường khiến cô ngã sõng soài.
Càng ngày cô càng trầm mặc, thu mình lại như kẻ vô hình. Mãi cho đến một ngày, ông Mạnh Hoài Cẩn – cựu chiến hữu cũ của bố cô và bà Phó Văn Anh – vợ ông xuất hiện, họ nói với cô rằng: “Thấm Thấm, cô chú đón con về nhà đây.”
Mạnh Yến Thần mới mười hai tuổi cũng chìa tay ra với cô, cười ấm áp như vầng thái dương: “Thấm Thấm, anh là anh trai em.”
Năm mười tuổi ấy, Hứa Thấm đã chuyển đến phương Bắc xa xôi.
Mạnh Hoài Cẩn thương yêu chiều chuộng Hứa Thấm như con gáu ruột của mình. Ông thường nói kiếp này, ông và Hứa Thấm thật có duyên cha con. Hứa Thấm cũng yêu thương người cha nuôi này hệt như cha ruột của mình. Mẹ nuôi Phó Văn Anh cũng rất quan tâm đến cô. Có điều, theo mức đọ Hứa Thấm hòa nhập với gia đình này, sự thân thiết giữa cô và Yến Thần lại dẫn đến sự chú ý của bà.
Thời điểm Hứa Thấm mới đến Mạnh hia, Mạnh Hoài Cẩn mãi lo công việc nên rất út khi có thời gian quản thúc cô. Còn Phó Văn Anh với tính cách cao ngạo và nghiêm khắc trời sinh, là kiểu phụ nữ sống nặng về khuôn phép, nên khó tránh khỏi luôn khắc khe với đứa trẻ chưa quen thuộc với quy cũ trong nhà như Hứa Thấm. Lúc nào cô cũng nom nớp lo sợ, chỉ lo nếu Phó Văn Anh không hài lòng, cô sẽ bị đuổi về viện phúc lợi. Cô không dám tự tiện lên tiếng, không dám ra khỏi phòng đi lại. Mạnh Yến Thần thấy thế liền ở lì bên cô, xem cô khắc gỗ hết ngày này sang ngày khác.
Biết cô không dám mở miệng vì sợ phiền đến mẹ, Mạnh Yến Thần thường mở cửa đóng cửa ầm ầm khiến cả căn nhà ầm ĩ cả lên, sau đó sẵn sàn chịu trận mắng té tát từ mẹ. Biết Hứa Thấm không dám kén cá chọn canh, không dám gắp món mình thích, cũng không dám ăn quá nhiều vì sợ mẹ chê nuôi cô tốn tiền, Mạnh Yến Thần liền dẫn cô ra quán, cho cô ăn đến khi no căng bụng, lau sạch dầu mở trên miệng ròi mới dẫn về nhà. Biết cô không dám ngủ vì thường gặp ác mộng về vụ hỏa hoạn thảm khốc, thường mơ thấy bị người khác bắt nạt và chê cười, Mạnh Yến Thần thường kể chuyện cho cô nghe, vẽ tranh cho cô xem, vỗ về ru cô ngủ.
Thời gian chầm chậm trôi qua, hai đứa trẻ dần lớn lên thành thiếu niên, thiếu nữ phổng phao, xinh đẹp.
Tuy bên ngoài không ngớt lời khen hai người thân thiết như ruột thịt, nhưng dù sao họ cũng đâu phải anh trai em gái thật sự, khiến người làm mẹ nư bà khó tránh khỏi lo lắng hai đứa trẻ sẽ vượt rào. Cuối cùng, có một ngày, Phó Văn Anh nói muốn làm thủ tục nhận nuôi chính thức, đẻ Hứa Thấm đỏi tên thành Mạnh Thấm, nhập hẳn vào hộ khẩu nhà họ.
Hứa Thấm không chịu, ngồi bên bàn cơm rơi nước mắt, nói rõ dù cô thương bố Mạnh nhưng vẫn muốn giữ họ của bố ruột mình. Mạnh Hoài Cẩn không đành lòng, đè nghị cứ giữ nguyên, nói cái họ cũng chỉ là cách gọi mà thôi. Dù Thấm Thấm họ Hứa đi chăng nữa, cả đời này, cô vẫn là con gái rượi của ông. Vì vậy Phó Văn Anh vẫn cố chấp với chuyện này một cách kỳ lạ.
Sau cùng, nhờ Mạnh Yến Thần khuyên nhủ, Hứa Thấm cũng chịu nhường bước.
Một tháng sau khi lên cấp ba, Hứa Thấm đọt ngột xin chuyển đến ký túc xá trong trường, Phó Văn Anh đồng ý ngay.
Đây là lần đầu tiên cô ở ký túc xá. Mấy bạn khác đều học thẳng từ trường cấp hai trực thuộc nên quen biết nhau cả. Mạnh Hoài Cẩn sợ cô bị bắt nạt, liền huy động cả nhà cùng đưa cô đến tận ký túc xá. Mạnh Yến Thần còn mua cho cả đàm con gái cùng phòng cô cả núi đồ ăn vặt.
Thế nhưng hiệu quả chẳng là bao. Bởi Hứa Thấm quá kiệm lời, mặt mày luôn lạnh nhạt, trong khi mấy đứa còn lại ai ai cũng sôi nổi, đương nhiên thấy cô không hào đòng.
Hôm ấy, sau khi người nhà cô ra về, cả nhóm liền vây quanh nột nữ sinh trong phòng, trầm trồ về chiếc máy nghe băng cassette hiệu sony mới cứng, rối rít hỏi trong băng có bài gì hay không, đòi bật nghe thử như thế nào.
Có một cô nàng tốt bụng quay sang gọi Hứa Thấm: “Mạnh Thấm…” vừa qua dầu đã nhìn thấy chiếc đĩa CD màu đỏ rượu trên giường cô, lập tức hét ầm lên: “Woa, trong nước không bán máy chạy CD này đâu đấy! Trời ạ, chiếc màu đỏ này nhìn đồ thật còn đẹp hơn cả trên tờ rơi quảng cáo nữa!”
Hai nữ sinh khác cùng ló dầu qua xem, tò mò hỏi: “Bọn tớ có thể nghe thử không?”
Hứa Thấm nhẹ nhàng gật đầu.
“Ơ, sao lại có nhạc cổ điển thế này?”
“Thôi, cổ điển thì cổ điển, cứ nghe đi, coi như bồi dưỡng cảm xúc vậy.”
Ba đứa con gái hớn hở bật lên, Hứa Thấm dán chặt mắt vào vẻ mặt tươi rói của bọn họ.
“Mạnh Thấm, nhà cậu giàu lắm à?”
Hứa Thấm lắc đầu: “Bố mình chiều mình thôi.”
“Cái anh cáo lớn đẹp trai hồi nãy là anh trai cậu hả?”
Hứa Thấm không lên tiếng, cúi đầu sửa sang lại cái máy CD đã bị mọi người mượn xong vứt lung tung.
“Có thể giới thiệu cho mình không? Anh ấy đúng kiểu mình thích đấy!”
Hứa Thấm lắc đầu.
“Tại sao không được? Đừng có mà keo kiệt như thế chứ!” Cô nàng vẫn không ngừng đeo bám.
Hứa Thấm ngẩng đầu, vô cùng nghiêm túc đáp: “Anh ấy không thích kiểu người như cậu đâu.”
Không chỉ có cô nàng kia kinh ngạc mà cả phòng đều sửng sốt nhìn cô.
“Cậu làm sao thế hả?”
“Đúng vậy, nói vậy hơi quá đáng rồi đấy!”
“Chỉ giỡn thôi mà, không giới thiệu thì thôi, sao lại nói xách mẻ cái kiểu ấy?”
Hứa Thấm cứ thế lẳng lặng nắm chặt chiếc hộp đựng máy CD trong tay.
“Chẳng thèm giải thích câu nào luôn nữa chứ! Quá đáng thật!”
Bầu không khí làm quen vốn suôn sẻ là thế bỗng đông cứng lại kể từ giồ phút đó.
Bữa tối đầu tiên trong trường, chỉ có mình Hứa Thấm thui thủi ở căn tin.
Đến ngày tựu trường, cô vẫn một mình ngồi trong góc. Mấy bạn xung quanh đều quen thân từ trước, mình cô là học sinh từ xa chuyển đến, lại không hòa đồng cho lắm, đương nhiên không ai chú ý đến cô.
Giáo viên chủ nhiệm họ Lỗ bảo mọi người đứng lên tự giới thiệu về mình, còn có thể đặt câu hỏi cho nhau nữa. Đám thiếu niên mười lăm, mười sáu tuổi kia nhốn nháo cả lên. Hơn nữa, tất cả đều đã quen biết nhau cả rồi nên bày trò hổi đủ mọi chuyện nhảm nhí vớ vẩn. Ví dụ như hồi cấp hai có phải từng đi nhầm vào nhà vệ sinh nam hay không, hôm đại hội thể dục thể thao có phải đã tỏ tình thất bại không...Mấy chuyện mất mặt cứ thế tuôn ra như thác đổ, khiến bầu không khí trở nên vô cùng rộn rã.
Huyên náo mất cả một tiết, chuông báo hết giờ vang lên, thầy Lỗ định kết thúc: “Cả lớp đã giới thiệu xong rồi, vậy thì bây giờ...”
“ Thầy Lỗ!” Phía cuối phòng học vang lên một giọng nam ngông nghênh, truê chọc: “Con nhỏ này chưa giới thiệu kìa.”
“Con nhỏ” Hưa Thấm chầm chậm quay đầu lại, thấy một nam sinh cao ráo ngồi ở hàng ghế cuối cùng, khoác lên mình chiếc áo đồng phục rộng thùng thình, một chân gác lên ghế. Cậu ta hơi nghiêng đầu, ngón trỏ tay phải tahnr nhiên chỉ về phía cô.
Tiếng cười đùa cợt chợt im bặt, ánh mắt của cả đám học sinh đều hướng theo ngón tay cậu chỉ, đỏ dồn lên người cô.
Hứa Thấm không hồi hộp cũng chẳng thích thú, chỉ cất tiếng với giọng bình thản: “Chào các bạn, mình là Mạnh Thấm.”
Phần giới thiệu hoàn thành trong một câu gọn ỏn, người trên bục lẫn duối lớp đều im phăng phắc.
Thầy Lỗ bèn khích lệ cô nói thêm vài câu: “Mạnh Thấm, em có sở thích gì, chia sẻ với các bạn xem.”
Hứa Thấm lắc đầu: “Không có ạ!”
Thầy Lỗ xuống lớp: “Vậy, đến phần đặt câu hỏi, các em có gì muốn hỏi bạn ấy không?”
Bầu không khí tĩnh lặng vẫn bao trùm. Với một người không quen biết thì có cái quái gì để hỏi cơ chứ!
Đúng lúc này, giọng cậu nam sinh kia lại vang lên: “Chữ Mạnh nào, chữ Thấm nào thế?”
Hứa Thấm ngoan ngoãn đáp lại: “Mạnh là “Tử” trên “Mãnh” dưới, Thấm là “Tâm” có ba chấm “Thủy” phía trước”
“Ngoan lắm!” Cậu ta nhéch môi hào phóng khen, mái tóc lòa xòa che đi đôi mắt lấp lánh phản chiếu ánh đèn huỳnh quang.
“Anh Diệm lại trêu gái nữa rồi.” Mấy cậu nam sinh hò nhau cười ầm lên.
“Tống Diệm” Thầy Lỗ khẽ quát.
Có bạn học kịp phản ứng lại: “Tống Diệm cũng chưa tự giới thiệu đấy thầy ơi”
Cả lớp lại ồn ào như cái chợ, chứng tỏ cậu chính là kiểu nam sinh hư hỏng nhưng lại đuộc đám đông yêu thích.
Tống Diệm vẫn tỏ ra chẳng sợ trời chẳng sợ đất: “Nhìn mặt nhau chán rồi, tôi cần gì phải giới thiệu nữa. Thầy Lỗ, đến giờ tan học rồi kìa!” Nói xong liền đứng dậy, đi thẳng ra cửa lớp.
Đám học sinh còn lại nhao nhao bất mãn. “Còn chưa hỏi gì cơ mà!”
Tống Diệm đi ra khỏi phòng học, để lại cho cô bóng lưng cà lơ phất phơ.
Hứa Thấm tự thấy mình và Tống Diệm không hề có lấy một điểm chung nào. Cô ngoan ngoãn lên lớp, hết giờ thì trở về ký túc xá, làm gì cũng một mình, y như một cô hồn phiêu làng trong sân trường.
Còn tên Tống Diệm kia đi đến đâu cũng kéo cả đàn cả lũ, được không biết bao nhiêu bạn nam nữ vây quanh. Chỉ cần có mặt cậu, lớp học liền ầm ĩ lên. Cậu chuyên bùng học, không chịu là bài tập, thậm chí còn hút thuốc, đánh nhau, có khi mất tích nguyên ngày.
Nhưng vào một lần tan trường ngày cuối tuần, Tống Diệm lại đột ngột chặn đường Hứa Thấm, tuyên bố với cô là cậu thích cô. Hai người đứng đó, mặt đối mặt, trừng mắt đọ nhau mất hơn một giờ. Cuối cùng, người nhượng bọ là Tống Diệm.
Cậu có vẻ chán chường, đành lấy một điếu thuốc ra châm lửa, rts mọt hơi rồi mới quay lại nhìn Hứa Thấm, vẻ mặt như đang trách móc: “Em đúng là cái đồ không thức thời”. Nhưng chỉ một lác sau, cậu lại nở nụ cười khẽ khàng, giơ tay lên vò tóc cô, hất hàm nói: “Đi đi!”
Hứa Thấm cất bước bỏ đi, lúc ngang qua cậu còn nghe thấy lời hẹn: “Sang tuần gặp!”
Cậu thả cô về, không gây khó dễ cho cô nữa.
Về đến nhà, Hứa Thấm không hề có thái đọ khác thường nào, chỉ nói bị tắc đường, không mảy may nhắc đến chuyện bị Tống Diệm “quấy rối”.
Nhưng thứ Hai, lại không thấy Tống Diệm đi học.
Một Tòa Thành Đang Chờ Anh
Tống Diệm, chúng ta làm lành đi!
Nữa đêm choẳng tỉnh, Hứa Thấm mơ thấy mình nói như thế. Cô của thời khắc tỉnh tó từng cảm thấy hoang mang tột đọ vì câu nói buột miệng này. Nếu lúc ấy anh đồng ý thật thì phải làm sao đây?
Cô có dám để bố mẹ biết không? Nhất định không dám!
Đưa nhau đi ttroons ư? Không chắ lắm!
Dù cô biết rõ điều đó là không thể nhưng hôm ấy, sao cô lại như phát điên, hệt người sắp chết đuối vớ đượcc tấm bè gỗ lầ anh, mong anh mau cứu cô thoát khỏi cuộc sống mòn mỏi này.
Nhưng nếu anh chịu giải thoát cho cô, lệu cô có dám quyết tuyệt vứt bỏ cuộc sống cũ, đứng lên chống lại gia đình hay không? Hứa thấm thừa biết câu trả lời của bản thân là gì. Vì thế, lúc anh thẳng thừng cự tuyệt, tuy có đau đớn tuyệt vọng, nhưng phần nào cô lại cảm thấy may mắn và an toàn vì không phải thay đổi nếp sống hiện nay của mình. Lòng cô luôn giằng xé trong mâu thuẫn như thế, chưa bao giờ kiên định.
Trong bóng đêm tĩnh lặng bao trùm, cô nghĩ lại chuyện hôm qua một lượt, chắc hẳn khi ấy trong mình xấu xí vô cùng. Và cô dám khẳng định rằng Tống Diệm đã thấy rõ bộ dạng xấu xí ẩn dưới lớp mặt nạ của cô, nên anh mớ chán ghét, mới khinh thường, mới không muốn quay về với cô, bước đi mà không buồn ngoảng lại lấy một lần.
Ba giờ sáng, cô vẫn cứ ngồi thẫn thờ trên giường như thế. Từng cơn lạnh buốt không biết từ đâu cứ rờn rợn khắp cánh tay. Hóa ra cửa sổ dang mở toang, gió đêm buốt giá ùa thẳng vào phòng.
Thời tiết phương Bắc thường hay trở lạnh đột ngột, không cho nguồi ta một chút thời gian thích ứng. Hay chăng mùa thu đã đến từ lâu rồi, nếu không, sao ban đêm lại lạnh buốt đến thế?
***
Hứa Thấm vốn là con gái phương Nam. Trước mười tuổi, cô sống ở Lương Thành gạo trắng nước trong, cá tôm trù phú. Từ bé, khuôn mặt cô đã có nét thanh tú, mái tóc óng ả mượt mà, lại có màu nâu bẩm sinh như được nhuộm, đẹp tựa con lai. Vào thời điểm những mái đầu sặc sỡ thành mốt, bạn bè cực kỳ hâm mộ màu tóc mày của Hứa Thấm. Nhưng điều khiến mọi người thực sự ai ước hơn cả chính là thân phận của cô.
“Con gái Thị trưởng.” Nghe oách biết mấy.
“Con gái nữ nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng.” Nghe lãng mạn xiết bao!
Từ bé, cô đã sống an nhiên trong căn biệt thự khổng lồ. Cô được nghe nhạc giao hưởng, ngắm nhìn những bức họa phong cách Phục hưng nổi tiếng, được học piano, violin, rồi đi du lịch khắp thế giới, dường như hưởng thụ trọn vẹn mọi ưu ái của cuộc sống. Thế mà, lớp vỏ bọc cuộc sống tốt đẹp kia vào một ngày nọ bỗng nhiên bị xé toạc.
Bố mẹ cô không còn ân ái bên nhâu nữ mà ngày đêm cãi vả. Mẹ cô gào thét chát chúa: “Tên bịp bợm, tôi sẽ kiện anh!” Bố cô thì gầm lên thô lỗ: “Không sống được thì ly hôn đi. Rốt cuộc cô muốn gì?”
Hứa thấm không biết bố cô đã lừa mẹ điều gì, cũng không biết rốt cuộc mẹ cô muốn gì. Sự khó hiểu này cứ kéo dài mãi, cho đến một đêm khuya nọ, mẹ cô đã tự tay châm lửa đốt trụi mái nhà hạnh phúc đó, thiêu chết chính mình và người chồng mình từng yêu thương. Và hình như bà cũng muốn thiêu chết luôn cả kết tinh tình yêu giữa hai người. Chính là Hứa Thấm.
May sao Hứa Thấm được cứu kịp thời và được đưa đến viện phúc lợi. tin đồn thất thiệt rộ lên khắp trường học, ánh mắt mọi người xung quanh nhìn cô cũng trở nên khác thường, ẩn chứa sự giễu cợt.
Mấy dì giúp việc và đám trẻ trong viện phúc lợi đều không ưa cô, luôn mang chuyện bố mẹ cô ra đẻ cười nhạo sau lưng. Đôi khi có sự gào thét phản kháng, đánh nhau với chúng. Sau mỗi lần như vậy, cô luôn bị các dì phạt đứng, phạt lao động, phạt nhịn đói, không cho ngủ. bạn học trong trường cũng quay ra bắt nạt cô.
“Hứa Thấm, sao không thấy xe xịn nhà mày đến đón nữa vậy?”
“Hứa Thấm, búp bê của mày đâu?”
“Hứa Thấm, sao mày không mang giày da nữa?”
Lũ trẻ còn ché chuyện nhà cô thành bài vè hát sau lưng cô, luôn giật tóc cô, đưa chân ngán đường khiến cô ngã sõng soài.
Càng ngày cô càng trầm mặc, thu mình lại như kẻ vô hình. Mãi cho đến một ngày, ông Mạnh Hoài Cẩn – cựu chiến hữu cũ của bố cô và bà Phó Văn Anh – vợ ông xuất hiện, họ nói với cô rằng: “Thấm Thấm, cô chú đón con về nhà đây.”
Mạnh Yến Thần mới mười hai tuổi cũng chìa tay ra với cô, cười ấm áp như vầng thái dương: “Thấm Thấm, anh là anh trai em.”
Năm mười tuổi ấy, Hứa Thấm đã chuyển đến phương Bắc xa xôi.
Mạnh Hoài Cẩn thương yêu chiều chuộng Hứa Thấm như con gáu ruột của mình. Ông thường nói kiếp này, ông và Hứa Thấm thật có duyên cha con. Hứa Thấm cũng yêu thương người cha nuôi này hệt như cha ruột của mình. Mẹ nuôi Phó Văn Anh cũng rất quan tâm đến cô. Có điều, theo mức đọ Hứa Thấm hòa nhập với gia đình này, sự thân thiết giữa cô và Yến Thần lại dẫn đến sự chú ý của bà.
Thời điểm Hứa Thấm mới đến Mạnh hia, Mạnh Hoài Cẩn mãi lo công việc nên rất út khi có thời gian quản thúc cô. Còn Phó Văn Anh với tính cách cao ngạo và nghiêm khắc trời sinh, là kiểu phụ nữ sống nặng về khuôn phép, nên khó tránh khỏi luôn khắc khe với đứa trẻ chưa quen thuộc với quy cũ trong nhà như Hứa Thấm. Lúc nào cô cũng nom nớp lo sợ, chỉ lo nếu Phó Văn Anh không hài lòng, cô sẽ bị đuổi về viện phúc lợi. Cô không dám tự tiện lên tiếng, không dám ra khỏi phòng đi lại. Mạnh Yến Thần thấy thế liền ở lì bên cô, xem cô khắc gỗ hết ngày này sang ngày khác.
Biết cô không dám mở miệng vì sợ phiền đến mẹ, Mạnh Yến Thần thường mở cửa đóng cửa ầm ầm khiến cả căn nhà ầm ĩ cả lên, sau đó sẵn sàn chịu trận mắng té tát từ mẹ. Biết Hứa Thấm không dám kén cá chọn canh, không dám gắp món mình thích, cũng không dám ăn quá nhiều vì sợ mẹ chê nuôi cô tốn tiền, Mạnh Yến Thần liền dẫn cô ra quán, cho cô ăn đến khi no căng bụng, lau sạch dầu mở trên miệng ròi mới dẫn về nhà. Biết cô không dám ngủ vì thường gặp ác mộng về vụ hỏa hoạn thảm khốc, thường mơ thấy bị người khác bắt nạt và chê cười, Mạnh Yến Thần thường kể chuyện cho cô nghe, vẽ tranh cho cô xem, vỗ về ru cô ngủ.
Thời gian chầm chậm trôi qua, hai đứa trẻ dần lớn lên thành thiếu niên, thiếu nữ phổng phao, xinh đẹp.
Tuy bên ngoài không ngớt lời khen hai người thân thiết như ruột thịt, nhưng dù sao họ cũng đâu phải anh trai em gái thật sự, khiến người làm mẹ nư bà khó tránh khỏi lo lắng hai đứa trẻ sẽ vượt rào. Cuối cùng, có một ngày, Phó Văn Anh nói muốn làm thủ tục nhận nuôi chính thức, đẻ Hứa Thấm đỏi tên thành Mạnh Thấm, nhập hẳn vào hộ khẩu nhà họ.
Hứa Thấm không chịu, ngồi bên bàn cơm rơi nước mắt, nói rõ dù cô thương bố Mạnh nhưng vẫn muốn giữ họ của bố ruột mình. Mạnh Hoài Cẩn không đành lòng, đè nghị cứ giữ nguyên, nói cái họ cũng chỉ là cách gọi mà thôi. Dù Thấm Thấm họ Hứa đi chăng nữa, cả đời này, cô vẫn là con gái rượi của ông. Vì vậy Phó Văn Anh vẫn cố chấp với chuyện này một cách kỳ lạ.
Sau cùng, nhờ Mạnh Yến Thần khuyên nhủ, Hứa Thấm cũng chịu nhường bước.
Một tháng sau khi lên cấp ba, Hứa Thấm đọt ngột xin chuyển đến ký túc xá trong trường, Phó Văn Anh đồng ý ngay.
Đây là lần đầu tiên cô ở ký túc xá. Mấy bạn khác đều học thẳng từ trường cấp hai trực thuộc nên quen biết nhau cả. Mạnh Hoài Cẩn sợ cô bị bắt nạt, liền huy động cả nhà cùng đưa cô đến tận ký túc xá. Mạnh Yến Thần còn mua cho cả đàm con gái cùng phòng cô cả núi đồ ăn vặt.
Thế nhưng hiệu quả chẳng là bao. Bởi Hứa Thấm quá kiệm lời, mặt mày luôn lạnh nhạt, trong khi mấy đứa còn lại ai ai cũng sôi nổi, đương nhiên thấy cô không hào đòng.
Hôm ấy, sau khi người nhà cô ra về, cả nhóm liền vây quanh nột nữ sinh trong phòng, trầm trồ về chiếc máy nghe băng cassette hiệu sony mới cứng, rối rít hỏi trong băng có bài gì hay không, đòi bật nghe thử như thế nào.
Có một cô nàng tốt bụng quay sang gọi Hứa Thấm: “Mạnh Thấm…” vừa qua dầu đã nhìn thấy chiếc đĩa CD màu đỏ rượu trên giường cô, lập tức hét ầm lên: “Woa, trong nước không bán máy chạy CD này đâu đấy! Trời ạ, chiếc màu đỏ này nhìn đồ thật còn đẹp hơn cả trên tờ rơi quảng cáo nữa!”
Hai nữ sinh khác cùng ló dầu qua xem, tò mò hỏi: “Bọn tớ có thể nghe thử không?”
Hứa Thấm nhẹ nhàng gật đầu.
“Ơ, sao lại có nhạc cổ điển thế này?”
“Thôi, cổ điển thì cổ điển, cứ nghe đi, coi như bồi dưỡng cảm xúc vậy.”
Ba đứa con gái hớn hở bật lên, Hứa Thấm dán chặt mắt vào vẻ mặt tươi rói của bọn họ.
“Mạnh Thấm, nhà cậu giàu lắm à?”
Hứa Thấm lắc đầu: “Bố mình chiều mình thôi.”
“Cái anh cáo lớn đẹp trai hồi nãy là anh trai cậu hả?”
Hứa Thấm không lên tiếng, cúi đầu sửa sang lại cái máy CD đã bị mọi người mượn xong vứt lung tung.
“Có thể giới thiệu cho mình không? Anh ấy đúng kiểu mình thích đấy!”
Hứa Thấm lắc đầu.
“Tại sao không được? Đừng có mà keo kiệt như thế chứ!” Cô nàng vẫn không ngừng đeo bám.
Hứa Thấm ngẩng đầu, vô cùng nghiêm túc đáp: “Anh ấy không thích kiểu người như cậu đâu.”
Không chỉ có cô nàng kia kinh ngạc mà cả phòng đều sửng sốt nhìn cô.
“Cậu làm sao thế hả?”
“Đúng vậy, nói vậy hơi quá đáng rồi đấy!”
“Chỉ giỡn thôi mà, không giới thiệu thì thôi, sao lại nói xách mẻ cái kiểu ấy?”
Hứa Thấm cứ thế lẳng lặng nắm chặt chiếc hộp đựng máy CD trong tay.
“Chẳng thèm giải thích câu nào luôn nữa chứ! Quá đáng thật!”
Bầu không khí làm quen vốn suôn sẻ là thế bỗng đông cứng lại kể từ giồ phút đó.
Bữa tối đầu tiên trong trường, chỉ có mình Hứa Thấm thui thủi ở căn tin.
Đến ngày tựu trường, cô vẫn một mình ngồi trong góc. Mấy bạn xung quanh đều quen thân từ trước, mình cô là học sinh từ xa chuyển đến, lại không hòa đồng cho lắm, đương nhiên không ai chú ý đến cô.
Giáo viên chủ nhiệm họ Lỗ bảo mọi người đứng lên tự giới thiệu về mình, còn có thể đặt câu hỏi cho nhau nữa. Đám thiếu niên mười lăm, mười sáu tuổi kia nhốn nháo cả lên. Hơn nữa, tất cả đều đã quen biết nhau cả rồi nên bày trò hổi đủ mọi chuyện nhảm nhí vớ vẩn. Ví dụ như hồi cấp hai có phải từng đi nhầm vào nhà vệ sinh nam hay không, hôm đại hội thể dục thể thao có phải đã tỏ tình thất bại không...Mấy chuyện mất mặt cứ thế tuôn ra như thác đổ, khiến bầu không khí trở nên vô cùng rộn rã.
Huyên náo mất cả một tiết, chuông báo hết giờ vang lên, thầy Lỗ định kết thúc: “Cả lớp đã giới thiệu xong rồi, vậy thì bây giờ...”
“ Thầy Lỗ!” Phía cuối phòng học vang lên một giọng nam ngông nghênh, truê chọc: “Con nhỏ này chưa giới thiệu kìa.”
“Con nhỏ” Hưa Thấm chầm chậm quay đầu lại, thấy một nam sinh cao ráo ngồi ở hàng ghế cuối cùng, khoác lên mình chiếc áo đồng phục rộng thùng thình, một chân gác lên ghế. Cậu ta hơi nghiêng đầu, ngón trỏ tay phải tahnr nhiên chỉ về phía cô.
Tiếng cười đùa cợt chợt im bặt, ánh mắt của cả đám học sinh đều hướng theo ngón tay cậu chỉ, đỏ dồn lên người cô.
Hứa Thấm không hồi hộp cũng chẳng thích thú, chỉ cất tiếng với giọng bình thản: “Chào các bạn, mình là Mạnh Thấm.”
Phần giới thiệu hoàn thành trong một câu gọn ỏn, người trên bục lẫn duối lớp đều im phăng phắc.
Thầy Lỗ bèn khích lệ cô nói thêm vài câu: “Mạnh Thấm, em có sở thích gì, chia sẻ với các bạn xem.”
Hứa Thấm lắc đầu: “Không có ạ!”
Thầy Lỗ xuống lớp: “Vậy, đến phần đặt câu hỏi, các em có gì muốn hỏi bạn ấy không?”
Bầu không khí tĩnh lặng vẫn bao trùm. Với một người không quen biết thì có cái quái gì để hỏi cơ chứ!
Đúng lúc này, giọng cậu nam sinh kia lại vang lên: “Chữ Mạnh nào, chữ Thấm nào thế?”
Hứa Thấm ngoan ngoãn đáp lại: “Mạnh là “Tử” trên “Mãnh” dưới, Thấm là “Tâm” có ba chấm “Thủy” phía trước”
“Ngoan lắm!” Cậu ta nhéch môi hào phóng khen, mái tóc lòa xòa che đi đôi mắt lấp lánh phản chiếu ánh đèn huỳnh quang.
“Anh Diệm lại trêu gái nữa rồi.” Mấy cậu nam sinh hò nhau cười ầm lên.
“Tống Diệm” Thầy Lỗ khẽ quát.
Có bạn học kịp phản ứng lại: “Tống Diệm cũng chưa tự giới thiệu đấy thầy ơi”
Cả lớp lại ồn ào như cái chợ, chứng tỏ cậu chính là kiểu nam sinh hư hỏng nhưng lại đuộc đám đông yêu thích.
Tống Diệm vẫn tỏ ra chẳng sợ trời chẳng sợ đất: “Nhìn mặt nhau chán rồi, tôi cần gì phải giới thiệu nữa. Thầy Lỗ, đến giờ tan học rồi kìa!” Nói xong liền đứng dậy, đi thẳng ra cửa lớp.
Đám học sinh còn lại nhao nhao bất mãn. “Còn chưa hỏi gì cơ mà!”
Tống Diệm đi ra khỏi phòng học, để lại cho cô bóng lưng cà lơ phất phơ.
Hứa Thấm tự thấy mình và Tống Diệm không hề có lấy một điểm chung nào. Cô ngoan ngoãn lên lớp, hết giờ thì trở về ký túc xá, làm gì cũng một mình, y như một cô hồn phiêu làng trong sân trường.
Còn tên Tống Diệm kia đi đến đâu cũng kéo cả đàn cả lũ, được không biết bao nhiêu bạn nam nữ vây quanh. Chỉ cần có mặt cậu, lớp học liền ầm ĩ lên. Cậu chuyên bùng học, không chịu là bài tập, thậm chí còn hút thuốc, đánh nhau, có khi mất tích nguyên ngày.
Nhưng vào một lần tan trường ngày cuối tuần, Tống Diệm lại đột ngột chặn đường Hứa Thấm, tuyên bố với cô là cậu thích cô. Hai người đứng đó, mặt đối mặt, trừng mắt đọ nhau mất hơn một giờ. Cuối cùng, người nhượng bọ là Tống Diệm.
Cậu có vẻ chán chường, đành lấy một điếu thuốc ra châm lửa, rts mọt hơi rồi mới quay lại nhìn Hứa Thấm, vẻ mặt như đang trách móc: “Em đúng là cái đồ không thức thời”. Nhưng chỉ một lác sau, cậu lại nở nụ cười khẽ khàng, giơ tay lên vò tóc cô, hất hàm nói: “Đi đi!”
Hứa Thấm cất bước bỏ đi, lúc ngang qua cậu còn nghe thấy lời hẹn: “Sang tuần gặp!”
Cậu thả cô về, không gây khó dễ cho cô nữa.
Về đến nhà, Hứa Thấm không hề có thái đọ khác thường nào, chỉ nói bị tắc đường, không mảy may nhắc đến chuyện bị Tống Diệm “quấy rối”.
Nhưng thứ Hai, lại không thấy Tống Diệm đi học.
Một Tòa Thành Đang Chờ Anh
Đánh giá:
Truyện Một Tòa Thành Đang Chờ Anh
Story
Chương 11
10.0/10 từ 34 lượt.