Mỉm Cười Đợi Em Ở Kiếp Sau
Chương 2
71@-Hơn tám năm về trước, cô là học sinh của Nhạc viện, chuyên ngành violon. Ba mẹ cô đều là những nghệ sĩ nghèo, sau khi ba Như Quỳnh bị tai nạn giao thông mất khi cô mới hai tuổi thì gia cảnh càng khó khăn. Mẹ cô liên miên đau ốm, hai mẹ con phải chuyển đến sống cùng bác ruột, tức chị gái của mẹ và nhờ cậy gia đình họ.
Cuộc sống sẽ tạm yên ổn nếu không có một ngày bác trai và anh họ sa vào lô đề, cá độ rồi ngập trong những khoản vay nặng lãi. Trong nhà còn cái gì giá trị đều phải đem đi cầm cố hết, căn nhà rộng rãi cũng phải bán đi, cả thảy sáu người dọn về một căn hộ lụp xụp không quá ba mươi mét vuông. Xe đạp mini của Như Quỳnh cũng phải đem cầm cố, mỗi ngày cô phải đi bộ gần năm cây số đến trường.
Tuy có vất vả hơn nhưng Như Quỳnh không bao giờ mở miệng oán than, ước mơ của cô là được chọn đi tham dự cuộc thi biểu diễn violon quốc tế trong năm tới. Chỉ không ngờ rằng một buổi sáng thức dậy, cây đàn violon quý do cha cô để lại đã không cánh mà bay. Như Quỳnh lập tức chạy đi hỏi bác trai, thấy ông ta đang uống rượu ở đầu ngõ.
- Đàn của mày á? – Giọng ông ta léo nhéo – Bán rồi, được có mười triệu thôi… Con ranh này, mày đang nhìn tao với ánh mắt gì vậy?
Nói rồi dúi đầu Như Quỳnh xuống đất, tiếp tục mắng chửi:
- Mày quên là mười mấy năm qua mẹ con mày ăn bám vào ai à? Không có bọn tao thì mày chết đói ngoài đường lâu rồi… Mày đúng là đứa vong ơn bạc nghĩa, lại còn không biết điều. Con nhà lính tính nhà quan, mày nghĩ mày là tiểu thư nhà giàu sao mà đòi theo học nhạc viện?
Như Quỳnh cắn chặt răng không kêu la một lời, hai tay ôm chặt đầu, đợi cho ông đánh chửi chán rồi bỏ đi. Bà chủ quán rượu ban nãy muốn chạy ra can nhưng lại không dám dây vào người đàn ông tính tình chí phèo, sau khi ông ta loạng choạng đi rồi mới bước đến đỡ Như Quỳnh dậy. Phủi quần phủi áo cho cô, bà ta có phần thương cảm nói:
- Lúc nãy thấy lão ta nhờ thằng Phương xe ôm chở đi bán cây đàn, cháu thử đến hỏi nó xem, biết địa chỉ rồi thì tìm cách từ từ chuộc lại…
…
…
Đi chợ cơm nước cho cả nhà xong, Như Quỳnh lại đến trường. Tuy hôm nay không có đàn để luyện tập nhưng cô vẫn muốn nghe giảng, không muốn bỏ lỡ một buổi học nào. Buổi chiều trởi đổ mưa lớn, Như Quỳnh vẫn không ngần ngại giương chiếc dù cũ lên đi bộ, định không quay về nhà mà tìm đến địa chỉ của người đã mua cây đàn.
Mới bước khỏi cổng trường chừng trăm mét, phía sau có một người thanh niên lao xe đạp đuổi theo cô, gọi lớn:
- Quỳnh! Đợi đã, anh chở em về!
Cô quay đầu lại, nhận ra đó là anh hàng xóm cũ của mình, Quang Triệu. Hắn dừng xe, nhấc lên vạt sau của chiếc áo mưa dài rộng, ý bảo cô chui vào. Song Như Quỳnh vẫn không nhúc nhích, cô nhìn hắn mấy giây rồi lắc đầu, bình tĩnh từ chối:
- Thôi, em còn phải ghé qua chỗ này đã. Anh mau về đi, không phải buổi tối anh còn phải đi dạy thêm à?
Gương mặt anh tuấn điểm chút ngây ngô của Quang Triệu chợt hiện lên chút vẻ thất vọng. Hắn tháo kính mắt bị nước mưa hắt ướt xuống, vuốt mặt kính qua loa rồi lại đeo lên, vẫn mỉm cười nói:
- Em đi đâu, anh đưa em đi. Nay trời mưa, bọn học sinh lại xin nghỉ hết cho xem!
Quang Triệu quen cô đã mười lăm năm. Hồi nhỏ, trong đám trẻ con cùng khu phố thì cô chơi thân với hắn nhất, nhưng từ khi hắn đi học đại học còn cô cũng chuyển nhà thì không còn cơ hội gặp gỡ như trước. Biết cô phải đi bộ đến trường, Quang Triệu nhiều lần không quản việc trèo qua cổng kí túc xá từ sớm, đi ngược mười cây số đến nhà cô chở cô đi học rồi mới quay lại trường mình. Chỉ tiếc là cô đã sớm thẳng thừng từ chối vì không muốn phiền hà cho hắn.
Hắn kéo tay cô lại, định trùm áo mưa lên cho cô nhưng cô lại né tránh. Cô biết Quang Triệu đang nói dối, dù không dạy thêm nhưng chắc chắn buổi tối hắn vẫn còn nhận hàng đống vỏ hộp về gấp để kiếm thêm thu nhập. Gia cảnh của Quang Triệu cũng không khá lắm, cha hắn tái hôn với người khác, hắn ngoài có một đứa em ruột ra thì còn có hai đứa em cùng cha khác mẹ.
- Như Quỳnh, em còn muốn giằng co với anh đến bao giờ thế? – Quang Triệu có phần buồn bực nói.
- Anh về đi, hôm nay em thực sự có việc riêng, anh cùng đi sẽ không tiện… – Cô nhìn anh gần như khẩn cầu, trên đời này cô sợ nhất là hàm ơn người khác, nếu không phải vì hoàn cảnh khó khăn cùng bệnh tình của mẹ cần có người để mắt tới thì không đời nào cô muốn ăn nhờ ở đậu nhà bác.
Nói rồi cô nhanh chân rảo bước dưới mưa, mặc cho hắn đầy thấy vọng hụt hẫng đứng đó nhìn theo bóng cô.
Hắn cảm thấy Như Quỳnh càng ngày càng xa lánh mình…
…
…
Chiều tối.
Mưa ngớt cũng là lúc Như Quỳnh tìm đến địa chỉ được người xe ôm mách cho. Cô nhìn lên tấm biển lớn có chữ Lavender, phỏng đoán nơi này dường như là một quán bar? Không dám bước chân vào nhưng nghĩ đến việc phải tìm lại cây đàn cha để lại, cô đánh liều đi vào. Nghe nói người mua cây violon là một phụ nữ làm việc ở đây, có tên Thanh Nguyệt.
Quán bar này không quá mức ồn ào và nhốn nháo như trong tưởng tượng của cô, không có nhạc vũ trường xập xình, không có tiếng reo hò loạn lạc. Trái lại nó dường như có quy củ riêng, sảnh ngoài tương đối yên ắng, dưới ánh đèn mờ ảo, có một vài nhóm người đang uống rượu cùng nhau trên những lô ghế riêng, cũng không có tiếp viên nữ ăn mặc hở hang hầu rượu. Có lẽ nơi này chỉ giống như chỗ để người ta trao đổi làm ăn một cách kín đáo. Thanh Nguyệt là quản lý ở đây, hóa ra chị ta đã mua cây violon với giá bốn mươi triệu, trong đó ba mươi triệu là trừ vào khoản nợ của bác trai cô. Số tiền lớn như vậy, Như Quỳnh không có cách nào xoay sở. Thanh Nguyệt thấy cô cũng có nỗi khổ tâm, bèn gợi ý cho Như Quỳnh công việc làm thêm ở đây, bằng chính cây violon của cha mình để trừ nợ…
Như vậy mỗi ngày trừ chủ nhật, buổi tối từ bảy giờ đến mười giờ, nhiệm vụ của Như Quỳnh là chơi violon cùng với dàn nhạc sống, đôi khi chơi theo yêu cầu của khách. Chỗ này xuất hiện rất nhiều kiểu người, từ doanh nhân bình thường cho đến giới hắc đạo, tuy nhiên không một ai khiếm nhã sỗ sàng với cô. Đây cũng là quy định riêng cho chủ nhân quán bar này lập nên, nghe nói ông ta muốn một nơi tương đối yên tĩnh sạch sẽ, ít nhất là không ngửi thấy mùi sắc dục thối nát như ở các nơi khác. Mọi người đến đây đều tôn trọng quy định đó, bởi lẽ họ nể chính ông chủ của quán bar này.
Như Quỳnh lại nghe đồn, ông chủ cũng là người làm ăn lớn trong giới xã hội đen, nhưng là một người vô cùng có nguyên tắc. Ông ta từ khi hai mươi lăm tuổi đã thu phục được phân nửa các bang phái hắc đạo, được kẻ kẻ suy tôn làm đại ca.
Cô dĩ nhiên cũng tò mò muốn biết ông chủ mà bao người phải dè chừng đó trông như thế nào, liệu có giống như liên tưởng của cô, là một ông bác mặt lạnh tanh đeo kính râm như mafia Hàn Quốc? Như Quỳnh nhẩm tính rằng khoảng hơn nửa năm sẽ trả hết nợ, ông ta thỉnh thoảng vài ba tháng lại ghé qua đây một lần, chắc là cũng có cơ hội để thấy mặt “nhân vật truyền thuyết” này…
…
…
Làm việc được một tuần, đột nhiên thấy Quang Triệu xuất hiện ở chỗ cô, thì ra anh vẫn kiên quyết theo đuổi cô. Anh đã nghỉ dạy thêm, đến đây học pha chế. Như Quỳnh một mực khuyên anh trở về, nhưng Quang Triệu đã biết mọi chuyện, anh muốn chung sức cùng cô trả nợ và quan trọng hơn là anh lo lắng cho cô, muốn bảo vệ cô…
Như Quỳnh từng rất cảm động, tuy nhiên cô không nghĩ đó là tình cảm nam nữ, trong lòng cô, Quang Triệu giống như một người anh trai tốt bụng chất phác vậy…
Rồi khi người ấy xuất hiện, cô càng không có cơ hội đem tình yêu đáp trả anh. Và cũng vì nhiều chuyện xảy đến, cuộc đời của họ buộc phải rẽ theo những hướng khác.
Mỉm Cười Đợi Em Ở Kiếp Sau
Cuộc sống sẽ tạm yên ổn nếu không có một ngày bác trai và anh họ sa vào lô đề, cá độ rồi ngập trong những khoản vay nặng lãi. Trong nhà còn cái gì giá trị đều phải đem đi cầm cố hết, căn nhà rộng rãi cũng phải bán đi, cả thảy sáu người dọn về một căn hộ lụp xụp không quá ba mươi mét vuông. Xe đạp mini của Như Quỳnh cũng phải đem cầm cố, mỗi ngày cô phải đi bộ gần năm cây số đến trường.
Tuy có vất vả hơn nhưng Như Quỳnh không bao giờ mở miệng oán than, ước mơ của cô là được chọn đi tham dự cuộc thi biểu diễn violon quốc tế trong năm tới. Chỉ không ngờ rằng một buổi sáng thức dậy, cây đàn violon quý do cha cô để lại đã không cánh mà bay. Như Quỳnh lập tức chạy đi hỏi bác trai, thấy ông ta đang uống rượu ở đầu ngõ.
- Đàn của mày á? – Giọng ông ta léo nhéo – Bán rồi, được có mười triệu thôi… Con ranh này, mày đang nhìn tao với ánh mắt gì vậy?
Nói rồi dúi đầu Như Quỳnh xuống đất, tiếp tục mắng chửi:
- Mày quên là mười mấy năm qua mẹ con mày ăn bám vào ai à? Không có bọn tao thì mày chết đói ngoài đường lâu rồi… Mày đúng là đứa vong ơn bạc nghĩa, lại còn không biết điều. Con nhà lính tính nhà quan, mày nghĩ mày là tiểu thư nhà giàu sao mà đòi theo học nhạc viện?
Như Quỳnh cắn chặt răng không kêu la một lời, hai tay ôm chặt đầu, đợi cho ông đánh chửi chán rồi bỏ đi. Bà chủ quán rượu ban nãy muốn chạy ra can nhưng lại không dám dây vào người đàn ông tính tình chí phèo, sau khi ông ta loạng choạng đi rồi mới bước đến đỡ Như Quỳnh dậy. Phủi quần phủi áo cho cô, bà ta có phần thương cảm nói:
- Lúc nãy thấy lão ta nhờ thằng Phương xe ôm chở đi bán cây đàn, cháu thử đến hỏi nó xem, biết địa chỉ rồi thì tìm cách từ từ chuộc lại…
…
…
Đi chợ cơm nước cho cả nhà xong, Như Quỳnh lại đến trường. Tuy hôm nay không có đàn để luyện tập nhưng cô vẫn muốn nghe giảng, không muốn bỏ lỡ một buổi học nào. Buổi chiều trởi đổ mưa lớn, Như Quỳnh vẫn không ngần ngại giương chiếc dù cũ lên đi bộ, định không quay về nhà mà tìm đến địa chỉ của người đã mua cây đàn.
Mới bước khỏi cổng trường chừng trăm mét, phía sau có một người thanh niên lao xe đạp đuổi theo cô, gọi lớn:
- Quỳnh! Đợi đã, anh chở em về!
Cô quay đầu lại, nhận ra đó là anh hàng xóm cũ của mình, Quang Triệu. Hắn dừng xe, nhấc lên vạt sau của chiếc áo mưa dài rộng, ý bảo cô chui vào. Song Như Quỳnh vẫn không nhúc nhích, cô nhìn hắn mấy giây rồi lắc đầu, bình tĩnh từ chối:
- Thôi, em còn phải ghé qua chỗ này đã. Anh mau về đi, không phải buổi tối anh còn phải đi dạy thêm à?
Gương mặt anh tuấn điểm chút ngây ngô của Quang Triệu chợt hiện lên chút vẻ thất vọng. Hắn tháo kính mắt bị nước mưa hắt ướt xuống, vuốt mặt kính qua loa rồi lại đeo lên, vẫn mỉm cười nói:
- Em đi đâu, anh đưa em đi. Nay trời mưa, bọn học sinh lại xin nghỉ hết cho xem!
Quang Triệu quen cô đã mười lăm năm. Hồi nhỏ, trong đám trẻ con cùng khu phố thì cô chơi thân với hắn nhất, nhưng từ khi hắn đi học đại học còn cô cũng chuyển nhà thì không còn cơ hội gặp gỡ như trước. Biết cô phải đi bộ đến trường, Quang Triệu nhiều lần không quản việc trèo qua cổng kí túc xá từ sớm, đi ngược mười cây số đến nhà cô chở cô đi học rồi mới quay lại trường mình. Chỉ tiếc là cô đã sớm thẳng thừng từ chối vì không muốn phiền hà cho hắn.
Hắn kéo tay cô lại, định trùm áo mưa lên cho cô nhưng cô lại né tránh. Cô biết Quang Triệu đang nói dối, dù không dạy thêm nhưng chắc chắn buổi tối hắn vẫn còn nhận hàng đống vỏ hộp về gấp để kiếm thêm thu nhập. Gia cảnh của Quang Triệu cũng không khá lắm, cha hắn tái hôn với người khác, hắn ngoài có một đứa em ruột ra thì còn có hai đứa em cùng cha khác mẹ.
- Như Quỳnh, em còn muốn giằng co với anh đến bao giờ thế? – Quang Triệu có phần buồn bực nói.
- Anh về đi, hôm nay em thực sự có việc riêng, anh cùng đi sẽ không tiện… – Cô nhìn anh gần như khẩn cầu, trên đời này cô sợ nhất là hàm ơn người khác, nếu không phải vì hoàn cảnh khó khăn cùng bệnh tình của mẹ cần có người để mắt tới thì không đời nào cô muốn ăn nhờ ở đậu nhà bác.
Nói rồi cô nhanh chân rảo bước dưới mưa, mặc cho hắn đầy thấy vọng hụt hẫng đứng đó nhìn theo bóng cô.
Hắn cảm thấy Như Quỳnh càng ngày càng xa lánh mình…
…
…
Chiều tối.
Mưa ngớt cũng là lúc Như Quỳnh tìm đến địa chỉ được người xe ôm mách cho. Cô nhìn lên tấm biển lớn có chữ Lavender, phỏng đoán nơi này dường như là một quán bar? Không dám bước chân vào nhưng nghĩ đến việc phải tìm lại cây đàn cha để lại, cô đánh liều đi vào. Nghe nói người mua cây violon là một phụ nữ làm việc ở đây, có tên Thanh Nguyệt.
Quán bar này không quá mức ồn ào và nhốn nháo như trong tưởng tượng của cô, không có nhạc vũ trường xập xình, không có tiếng reo hò loạn lạc. Trái lại nó dường như có quy củ riêng, sảnh ngoài tương đối yên ắng, dưới ánh đèn mờ ảo, có một vài nhóm người đang uống rượu cùng nhau trên những lô ghế riêng, cũng không có tiếp viên nữ ăn mặc hở hang hầu rượu. Có lẽ nơi này chỉ giống như chỗ để người ta trao đổi làm ăn một cách kín đáo. Thanh Nguyệt là quản lý ở đây, hóa ra chị ta đã mua cây violon với giá bốn mươi triệu, trong đó ba mươi triệu là trừ vào khoản nợ của bác trai cô. Số tiền lớn như vậy, Như Quỳnh không có cách nào xoay sở. Thanh Nguyệt thấy cô cũng có nỗi khổ tâm, bèn gợi ý cho Như Quỳnh công việc làm thêm ở đây, bằng chính cây violon của cha mình để trừ nợ…
Như vậy mỗi ngày trừ chủ nhật, buổi tối từ bảy giờ đến mười giờ, nhiệm vụ của Như Quỳnh là chơi violon cùng với dàn nhạc sống, đôi khi chơi theo yêu cầu của khách. Chỗ này xuất hiện rất nhiều kiểu người, từ doanh nhân bình thường cho đến giới hắc đạo, tuy nhiên không một ai khiếm nhã sỗ sàng với cô. Đây cũng là quy định riêng cho chủ nhân quán bar này lập nên, nghe nói ông ta muốn một nơi tương đối yên tĩnh sạch sẽ, ít nhất là không ngửi thấy mùi sắc dục thối nát như ở các nơi khác. Mọi người đến đây đều tôn trọng quy định đó, bởi lẽ họ nể chính ông chủ của quán bar này.
Như Quỳnh lại nghe đồn, ông chủ cũng là người làm ăn lớn trong giới xã hội đen, nhưng là một người vô cùng có nguyên tắc. Ông ta từ khi hai mươi lăm tuổi đã thu phục được phân nửa các bang phái hắc đạo, được kẻ kẻ suy tôn làm đại ca.
Cô dĩ nhiên cũng tò mò muốn biết ông chủ mà bao người phải dè chừng đó trông như thế nào, liệu có giống như liên tưởng của cô, là một ông bác mặt lạnh tanh đeo kính râm như mafia Hàn Quốc? Như Quỳnh nhẩm tính rằng khoảng hơn nửa năm sẽ trả hết nợ, ông ta thỉnh thoảng vài ba tháng lại ghé qua đây một lần, chắc là cũng có cơ hội để thấy mặt “nhân vật truyền thuyết” này…
…
…
Làm việc được một tuần, đột nhiên thấy Quang Triệu xuất hiện ở chỗ cô, thì ra anh vẫn kiên quyết theo đuổi cô. Anh đã nghỉ dạy thêm, đến đây học pha chế. Như Quỳnh một mực khuyên anh trở về, nhưng Quang Triệu đã biết mọi chuyện, anh muốn chung sức cùng cô trả nợ và quan trọng hơn là anh lo lắng cho cô, muốn bảo vệ cô…
Như Quỳnh từng rất cảm động, tuy nhiên cô không nghĩ đó là tình cảm nam nữ, trong lòng cô, Quang Triệu giống như một người anh trai tốt bụng chất phác vậy…
Rồi khi người ấy xuất hiện, cô càng không có cơ hội đem tình yêu đáp trả anh. Và cũng vì nhiều chuyện xảy đến, cuộc đời của họ buộc phải rẽ theo những hướng khác.
Mỉm Cười Đợi Em Ở Kiếp Sau
Đánh giá:
Truyện Mỉm Cười Đợi Em Ở Kiếp Sau
Story
Chương 2
10.0/10 từ 13 lượt.