Mê Án Đường Triều
53: Quán Trà Ven Đường
Vụ án tại quán trọ Bằng Lai đã làm ảnh hưởng đến lộ trình của Trần Cẩn Phong.
Khi họ rời khỏi huyện thành thì đã gần giữa trưa, trông thấy mặt trời đã lên đỉnh đầu, mấy người họ quyết định dừng chân nghỉ ngơi uống nước tại một quán trà ven đường.
Đây là một quán trà lộ thiên, chủ quán là một đôi vợ chồng đã ở tuổi bảy mươi.
Quán trà không lớn lắm, chỉ có thể xếp khoảng bốn năm chiếc bàn.
Lúc mấy người đến trong quán không có khách, ông chủ khập khiễng bước tới, ông dùng bàn tay gầy guộc tựa cây gỗ khô cầm chiếc khăn vải sạch sẽ lau qua mặt bàn, trên mặt nở nụ cười tươi rói.
"Xin hỏi cụ đây là nơi nào ạ?" Trần Cẩn Phong hỏi ông.
Ông cụ cười đáp: "Đây là ranh giới giữa huyện Hoài Cốc và huyện Dương Khúc, đi tiếp sẽ tới huyện Hoài Cốc.
Quan khách muốn tới huyện Hoài Cốc sao?"
Trần Cẩn Phong chỉ cười mà không trả lời ông cụ.
Ông cụ lau bàn xong bèn đứng thẳng người dậy gọi bà cụ: "Bà ơi, trà đã pha xong chưa?"
"Được rồi được rồi đây." Bà cụ một tay cầm tách trà, tay kia cầm ấm trà bước tới.
Nhưng không may bà cụ bị vướng chân nên ngã nhào, cốc chén trên tay cũng rơi xuống đất.
"Bà xem bà xem, đã bảo bao nhiêu lần là đừng cầm một lúc nhiều đồ như thế, bà cứ không nghe tôi cơ, giờ thì biết mặt rồi, bà ngã có đau không?" Ông cụ vội vàng đi tới chỗ bà cụ, đưa tay đỡ bà dậy.
Ông chẳng quan tâm đến ấm chén bị vỡ dưới đất mà chỉ chuyên tâm giúp bà cụ phủi bụi đất trên người và quan sát xem bà có bị thương ở đâu không, tựa như đang thương xót cho một báu vật quý giá.
Bốn người Trần Cẩn Phong vốn định ra đỡ bà cụ nhưng khi được chứng kiến khung cảnh nồng ấm giữa hai người, cả bốn đều ngây người nhìn.
"Già cả rồi, tay chân cũng vô dụng, lại còn làm ảnh hưởng đến ông lão, quan khách đừng chê cười." Bà cụ mỉm cười với nhóm ng Trần Cẩn Phong tỏ ý xin lỗi.
Trần Cẩn Phong cười đáp: "Cụ ơi, con cháu của hai cụ đâu ạ?"
"Thôi đừng nhắc tới nữa." Cụ ông tiếp lời: "Mấy năm trước Đột Quyết xâm phạm nên bị bắt đi tòng quân đến nay vẫn chẳng có tin tức, có lẽ chúng tôi cũng chẳng còn hi vọng gì nữa rồi."
Nghe đến đây Tiểu Đào chợt nhớ tới ca ca mình, bất giác tâm trạng liền chùng xuống, không biết bây giờ huynh ấy thế nào rồi, còn sống hay đã hi sinh.
Trần Cẩn Phong liếc nhìn Tiểu Đào, thấy hai mắt nàng đã ướt lệ, biết câu nói này khiến nàng xúc động nên đã thay đổi chủ đề.
"Cụ ơi, cụ ở đây được bao lâu rồi ạ?" Trần Cẩn Phong hỏi.
"Hầy, tôi sống ở đây từ bé, chớp mắt mà cũng gần bảy mươi năm rồi.
Đời người mới ngắn làm sao!" Ông cụ còn đang cảm khái, bà cụ đã đi chuẩn bị bộ đồ trà mới ra trước mặt Trần Cẩn Phong: "Ngày nào ông ấy cũng cảm thán, không biết bao giờ mới hết đây.
Từ ngày tôi với ông ấy kết duyên phu thê, chưa một ngày nào tôi không nghe ông ấy than thở, mấy chục năm rồi mà cũng không biết chán!"
Ông cụ nghe vậy thì bất bình nói: "Lời tôi nói là lời từ trong lòng, lời từ trong lòng bà có hiểu không, bà không hiểu thì đừng có nói mò!"
Bà cụ vẫn giữ nguyên nụ cười, chỉ thốt ra hai chữ: "Thích không?"
Thấy vậy ông cụ lại mềm giọng: "Không dám không dám, cho tôi ít thể diện đi, quan khách vẫn còn đang ở đây mà." Nói đoạn ông cụ lặng lẽ trốn vào trong nhà.
Thấy cụ ông và cụ bà trêu đùa nhau, bốn người Trần Cẩn Phong đều cố gắng nhịn cười.
Bà cụ nhìn thấy ông cụ đã ngoan ngoãn vào nhà, quay đầu cười với mấy người họ: "Để các vị chê cười rồi."
Trần Cẩn Phong nhìn bà cụ, đáp: "Không đâu ạ, hai cụ nói chuyện vui vẻ như vậy thật sự khiến người khác ngưỡng mộ.
Bà cụ hiểu ý chàng, nói: "Cũng giống nhau cả thôi, tôi thấy các vị cũng nên lên đường thôi, đã trưa rồi, e là hôm nay không đi được hết huyện Hoài Cốc rồi.
Sau khi vào huyện thành, ở phía nam thành có một hộ gia đình, họ là họ hàng của chúng tôi, tôi thấy các vị đến đó dừng chân thì hơn."
"Cảm tạ cụ, làm phiền cụ như này thật ngại quá ạ." Từ tận đáy lòng mình, Trần Cẩn Phong vô cùng cảm kích bà cụ, nói thực lòng rong ruổi trên đường nhiều ngày như vậy, chấp nhận cho chàng ở lại dừng chân cũng chỉ có mỗi gia đình cụ, xem ra người nhà nông cũng có sự lương thiện của họ.
"Không sao đâu, các quán trọ mở ra đều là để làm ăn nên họ phải để ý đến mấy việc này, còn chúng tôi toàn người làm nông thì để ý làm gì.
Bước ra ngoài cuộc sống ai cũng có chỗ khó cả." Nói đoạn cụ bà gọi vọng vào trong nhà: "Ông đang làm gì đấy, ngủ mất rồi à, đã mang nước cho khách chưa?"
"Tới liền đây tới liền đây." Ông cụ vừa nói vừa lật đật bê ấm trà ra, dường nhân những bước chân của ông cũng nhanh nhẹn hơn.
Sau khi ăn uống no đủ xong, bốn người cảm tạ hai vợ chồng ông cụ rồi đi về phía nam huyện thành.
Mặc dù không muốn đến làm phiền họ hàng của hai ông bà như chăng còn cách nào khác, chỉ có thể để lại chút ngân lượng để bày tỏ thành ý.
Lúc này cách quán trà không xe, một người đang len lút theo dõi nhất cử nhất động của bốn người Trần Cẩn Phong, trong lòng hắn vô cùng lo lắng.
Thấy bốn người đứng dậy rời đi, sự lo lắng trên mặt hắn càng lộ rõ, hắn len lén đi theo họ, lẩm bẩm trong miệng: Sao tên kia vẫn chưa quay lại nhỉ, không biết có phải xảy ra chuyện gì rồi không.
Trần Cẩn Phong vừa rời đi chưa được bao lâu, Tấu Thái Tiêu bỗng cảm thấy sau lưng có tiếng động nhỏ, anh gật đầu với Trình Xung.
Trình Xung cũng cảm nhận được điều ấy nên nhỏ giọng nói với Trần Cẩn Phong: "Phong thiếu gia, người theo dõi chúng ta lại xuất hiện rồi."
Mí mắt Trần Cẩn Phong hơi cụp xuống, con ngươi đen láy tự hắc trân châu của chàng nằm nấp dưới hàng mi rậm.
Chàng thấp giọng đáp lời Trình Xung: "Đi đi."
Trình Xung nhận lệnh, một mình đi về phía trước, để lại ba người Trần Cẩn Phong, Tấu Thái Tiêu và Tiểu Đào đi chậm lại phía sau.
Trình Xung nhanh chân rời đi, sau đó nấp vào một góc bên đường, rất nhanh sau khi Trần Cẩn Phong đi qua, một nam tử đầu đội mũ vải, ăn mặc bình thường, gương mặt đầy vẻ sốt ruột thậm thụt theo sau lưng họ.
Thỉnh thoảng lại thấy hắn nấp vào đâu đó, thỉnh thoảng lại ló đầu ra quan sát.
Ngay khi người này đi ngang qua chỗ Trình Xung, anh lao nhanh ra như tên bắn, kề kiếm sát cổ hắn ta..
Mê Án Đường Triều