Kiếm Lai
Chương 257: Thiếu niên nghiện rượu
161@-Chẳng biết từ lúc nào ông lão đã rời khỏi lầu trúc, đứng bên vách đá, đi tới bên cạnh Trần Bình An, cười hỏi:
- Thế nào, chịu đựng qua được một cửa ải lớn, đang nhớ lại cực khổ trước kia, nghĩ đến hạnh phúc hôm nay sao?
Trần Bình An bị cắt đứt suy nghĩ, uống một hớp rượu, quay đầu cười nói:
- Như vậy có phải không tốt lắm?
Ông lão mặc một bộ áo vải trắng, có vẻ rất gọn gàng sạch sẽ:
- Không tốt lắm? Rất tốt. Người sống không có hi vọng thì rất nhàm chán. Chịu được cực khổ, hưởng được hạnh phúc, đó mới là anh hùng thật sự. Lúc chịu khổ thì đừng cứ gặp người khác lại nhắc tới cái khổ của mình, lúc hưởng phúc thì cứ yên tâm thoải mái hưởng thụ. Mình dựa vào bản lĩnh kiếm được cuộc sống tốt đẹp, tại sao chỉ có thể nấp ở trong chăn cười lén?
Trần Bình An gật đầu:
- Có vài lời nếu nói ra chắc lão tiền bối sẽ không thích, nhưng lại là lời thật lòng của tôi, lão tiền bối có muốn nghe không? Tôi chưa từng nói với người khác, kể cả bằng hữu tốt nhất của tôi là Lưu Tiện Dương.
Ông lão ngồi xuống bên cạnh thiếu niên:
- Hả, mấy chuyện vặt vãnh thê thảm khi còn bé sao? Được thôi, nói ra để lão phu cùng chung vui.
Trần Bình An uống một hớp rượu, cũng không nổi nóng, chậm rãi nói:
- Mặc dù mỗi ngày tôi luyện quyền đau đến mức kêu gào, còn lén khóc mấy lần, nhưng vẫn cảm thấy đời này khó chịu nhất là khi còn bé. Một là lần đầu tiên tự mình vào núi hái thuốc, tôi còn nhớ rõ, mặt trời trên đầu rất lớn, tôi vác một cái gùi cao ngang với người mình. Khi đó tôi rất ngây thơ, nghĩ rằng gùi lớn thì có thể chứa nhiều dược liệu hơn, mẹ sẽ càng nhanh khỏe. Sau đó đi đến lúc rách cả da trên vai, bị nắng chiếu mồ hôi chảy ra, đau đớn nóng rát. Chủ yếu là lúc ấy tôi chỉ mới vừa ra khỏi trấn nhỏ, nghĩ tới phải chịu đau như vậy suốt một ngày, thật là có suy nghĩ muốn chết.
Ông lão cười nhạo, lại không phải cười Trần Bình An, mà là nhớ tới con cháu họ Thôi. Đám nhãi con ăn ngon mặc đẹp kia lúc luyện quyền, mới đứng thế thôi đã giống như chịu uất ức rất lớn, trở về nhà liền bắt đầu cáo trạng với cha mẹ. Hoặc là mùa đông lạnh lẽo mặc áo lông cáo tham gia tiết học buổi sáng tại nhà, đã cảm thấy mình chịu khổ cực lớn nhất trên đời. Đêm giao thừa lại muốn đòi mấy vị tổ tông một bao lì xì thật lớn. Ông lão không thích những chuyện này, nhưng mấy huynh đệ cùng vai vế thì lại chấp nhận, trẻ con biết khóc thì sẽ có kẹo ăn mà.
Trần Bình An tiếp tục nói:
- Lần thứ hai là đói. Lu gạo trong nhà đã thấy đáy, những gì có thể bán đều đã bán rồi. Đói cả ngày lại không có mặt mũi đi xin người khác, bèn đi tới đi lui trong ngõ, hi vọng người khác chủ động lên tiếng, hỏi tôi có muốn tiện thể vào ăn một bữa cơm không.
- Mùa đông năm ấy thật sự quá lạnh. Thời tiết hè thu thì không sao, nhà có nghèo thì mặc ít quần áo cũng được. Hơn nữa lên núi hái thuốc không chỉ kiếm được chút tiền, còn có thể thuận tiện mang về một ít rau dại trái cây. Hoặc là mượn hàng xóm láng giềng búa sắt, đi vào khe suối nhỏ gõ đá, có thể khiến cho cá nhỏ nấp ở bên dưới bị ngất. Về nhà dán vào trên tường phơi nắng, hoàn toàn không cần chấm dầu muối, phơi khô là có thể ăn, còn ăn khá ngon.
- Nhưng mùa đông năm ấy thật sự không có cách nào, không xin người ta thì sẽ chết đói, phải làm sao đây? Lúc đầu da mặt tôi mỏng, không ngừng tự nói với mình: “Trần Bình An, ngươi đã đáp ứng với mẹ sau này sẽ sống tốt, sao cha mẹ mới đi được một năm lại giống như ăn xin vậy”. Cho nên lúc đó nằm ở trên giường, cảm thấy có thể chịu đựng qua cơn đói kia, nào biết không có chuyện đói ngất đi, ngược lại càng đói càng tỉnh táo. Không có cách nào, tôi đánh phải rời khỏi giường đi ra ngoài sân, lại đi bộ trong ngõ, mấy lần muốn gõ cửa nhưng lại thu tay về, làm thế nào cũng không mở miệng được.
- Sau đó tôi tự nói với mình, sẽ đi qua ngõ Nê Bình một chuyến cuối cùng, nếu vẫn không có ai mở cửa, vậy tôi sẽ đi gõ cửa xin người khác giúp đỡ. Chỉ là trong lòng yên lặng thề, sau này tôi lớn lên, nhất định sẽ báo đáp gia đình chịu cho mình cơm ăn. Cuối cùng tôi bắt đầu đi từ chỗ nhà tổ Tào gia, đi thẳng đến cuối ngõ chỗ nhà Cố Xán vẫn không có ai mở cửa.
Nói đến đây, vẻ mặt Trần Bình An cũng không có bao nhiêu ủ rũ đau buồn, ngược lại càng rạng rỡ, giống như đã uống một ngụm rượu ngon nhất:
- Tôi cũng chỉ đành sụt sịt trở về, nhưng chưa đi được mấy bước, cổng nhà phía sau bỗng kêu lẹt kẹt mở ra. Lúc đầu tôi không dám quay lại, nhưng có người lại chủ động gọi tôi. Tôi vội vàng lau mặt, quay đầu nhìn, trông thấy một người hàng xóm đang xách một lò lửa. Chính là loại bếp lò bên trong bằng đồng, bên ngoài bằng trúc, có thể xách trong tay tùy ý đi dạo. Bà ta dường như cũng rất bất ngờ khi nhìn thấy tôi.
Ông lão tấm tắc nói:
- Trời không tuyệt đường người, thế là thằng nhóc ngươi được ăn một bữa cơm no miễn phí?
Trần Bình An chùi mặt, đều là nước mắt, nhưng vẻ mặt lại tươi cười:
- Không đâu. Người hàng xóm kia ngẫm nghĩ, mỉm cười hỏi tôi: “Tiểu Bình An, cháu thật sự biết vào núi hái thuốc, nhận ra được những dược liệu kia sao”. Tôi đương nhiên trả lời là nhận ra được, hơn nữa không hề khoác lác. Hai năm qua tôi thường xuyên vào núi hái thuốc, sắp quen thuộc hơn cả ngõ Nê Bình. Bà ta lại mỉm cười vẫy tay với tôi, lớn tiếng nói: “Vậy được rồi, tiểu Bình An, cháu qua đây, ta nhờ cháu một chuyện. Thân thể của ta không chịu lạnh nổi, cần mấy vị thảo dược để nấu canh bồi bổ thân thể. Thế nhưng tiệm thuốc Dương gia lại nhẫn tâm bán quá đắt, ta không mua nổi. Sang xuân tiểu Bình An cháu có thể vào núi hái thuốc không, ta sẽ trả tiền cho cháu, nhưng giá cả nhất định phải thấp hơn một chút”.
- Tôi đi qua thương lượng chuyện này, bà ta tiện tay đưa lò lửa của mình cho tôi. Chờ bàn bạc xong thấy tôi vẫn không dời bước, bèn cười hỏi: “Thế nào, chưa ăn cơm, còn muốn ăn uống miễn phí à? Không được, trừ khi tính vào tiền dược liệu, nếu không ta không thể để cháu vào cửa”.
Hắn mỉm cười nhìn về phương xa:
- Sau khi cha mẹ qua đời, có loại ánh mắt nào mà tôi chưa từng thấy qua? Rất nhiều bạn cùng lứa mắng tôi là mầm họa khắc chết cha mẹ, cho dù tôi đứng từ xa nhìn bọn họ thả diều, hoặc là xuống sông mò cá, đều sẽ bị một số người cầm đá đập. Còn có một số người lớn thích mắng tôi là tạp chủng, nói rằng loại ti tiện như tôi dù có làm trâu làm ngựa cho nhà phú quý cũng ngại bẩn, còn chướng mắt hơn đống sứ vỡ ở núi sứ cũ.
- Nhưng ngày đó người phụ nữ kia trò chuyện với tôi như vậy, nói rằng phải tốn tiền mới có thể ăn cơm, lão tiền bối ngài không biết tôi vui đến thế nào đâu. Lúc vào nhà dùng cơm, trong thoáng chốc nước mắt của tôi đã chảy đầy mặt. Bà ta lại nói đùa: “Ấy, tiểu Bình An, tay nghề của ta quá tốt hay là quá kém, còn có thể khiến người khác ăn ra nước mắt”. Lúc ấy tôi cũng chỉ dám cúi đầu và cơm, nói là ăn ngon.
Ông lão ừ một tiếng, nhắc nhở:
- Ngươi có nghĩ tới không, thật ra người hàng xóm kia muốn giúp ngươi, nhưng đã đổi một cách thức tốt hơn.
Trần Bình An gật đầu nói:
- Lúc đầu không nghĩ tới, sau đó ăn cơm tính tiền nhiều lần, rất nhanh đã hiểu được.
Người hàng xóm kia chính là mẹ của Cố Xán. Cho nên mỗi lần bà ta cãi nhau với người khác, Trần Bình An đều sẽ ở bên cạnh nhìn. Mấy lần cãi nhau quá hăng say, bà ta bị một đám phu nhân xông lên cào mặt túm tóc, Trần Bình An đều sẽ chạy đến bảo vệ bà ta. Hắn cũng không đánh trả, mặc cho đám phu nhân kia trút giận lên đầu mình.
Trước giờ Trần Bình An không cảm thấy mình là người tốt bụng quá mức. Tặng cho Cố Xán một con cá chạch nhỏ thì sao? Biết nó là một cơ duyên lớn thì thế nào? Hắn vốn không đau lòng.
Khi thế giới này có ý tốt với mình, nhất định phải quý trọng, dù là lớn hay nhỏ.
Lão Diêu từng nói, thứ thuộc về ngươi thì hãy giữ cho kỹ, thứ không thuộc về ngươi thì đừng nên nghĩ nhiều. Khi đó Trần Bình An cảm thấy đây là đạo lý tốt nhất. Trên đời không ai thiếu nợ ngươi, nhưng ngươi đã thiếu nợ người khác thì đừng làm ngơ.
Sau đó Trần Bình An đối xử với Lưu Tiện Dương cũng như vậy. Lên núi hái thuốc dù sao cũng không phải là kế hoạch lâu dài, chính Lưu Tiện Dương đã dạy hắn đặt bẫy bắt thú hoang, chế tạo cung thô sơ, làm thế nào câu cá. Sau khi đến lò gốm làm việc, vẫn là Lưu Tiện Dương lớn tuổi hơn đã che chở cho hắn.
Cứ như vậy Trần Bình An vất vả từ một đứa trẻ sống đến thiếu niên, sống đến khi có thể tự nuôi mình. Tuy hắn rất muốn nói đạo lý, nhưng nếu liên quan đến Cố Xán hoặc Lưu Tiện Dương, chẳng hạn như chuyện con vượn Bàn Sơn kia, vậy thì nói đạo lý cái rắm, chỉ cần đủ bản lĩnh thì đánh đến chết mới thôi.
Hắn còn từng nói với một cô nương xứ khác, nếu sau này tìm được một cô nương tốt như mẹ mình, cho dù nàng bị Đạo Tổ gì đó ức hiếp, hắn vẫn sẽ xắn tay áo lao vào đánh. Có đánh thắng hay không là một chuyện, có chịu vì vợ mà đánh trận này hay không lại là chuyện khác. Cưới được một cô vợ tốt như vậy, không biết yêu quý thì hắn cảm thấy thẹn với lòng.
Đương nhiên cô nương tốt như vậy, Trần Bình An cảm thấy đã tìm được rồi, nhưng còn chưa nói cho nàng biết, vì vậy hắn mới phải đi vào giang hồ một chuyến. Hắn nhất định phải mang theo hai thanh kiếm mà mình lén đặt tên là “Hàng Yêu” và “Trừ Ma”, đi đến bên cạnh nàng, lấy can đảm lớn tiếng nói với nàng: “Ninh cô nương, Ninh Diêu! Bất kể cô có thích tôi hay không, tôi vẫn thích cô, rất thích”. Còn như là ăn tát hay không làm bằng hữu được nữa, cũng phải mặt dày nói với nàng rồi tính sau.
Ông lão đoạt lấy hồ lô nuôi kiếm trong tay Trần Bình An, ngẩng đầu uống một ngụm rượu lớn, cũng không lập tức ném trả cho hắn, bực bội nói:
- Rượu thật tệ. Ngươi cứ tiếp tục nói, chuyện vặt vãnh buồn bực cũng chỉ xứng làm thức nhắm cho rượu này mà thôi.
Trần Bình An ngẫm nghĩ, hai tay lồng trong tay áo:
- Sau khi chịu đựng qua mùa đông năm ấy, tôi giống như đã mở mang đầu óc, da mặt cũng dày hơn. Nếu đói đến mức không chịu nổi thì sẽ đi xin cơm người khác, sau đó mỗi lần đều ghi nhớ trong lòng, thầm nghĩ sau khi băng tan có thể vào núi, kiếm được tiền sẽ trả lại cho bọn họ. Khi có cụ già tốt bụng chủ động tặng quần áo cũ, tôi đều thành thật cầm lấy, sẽ không cảm thấy ngại ngùng nói rằng trong nhà không thiếu đồ.
- Trong mấy năm đó tôi liều mạng vào núi hái thuốc, nhưng vẫn kiếm được rất ít tiến. Thật sự là sức lực quá nhỏ, trong khi rất nhiều dược liệu ở tiệm thuốc Dương gia lại khó tìm. Điều này cũng rất bình thường, dược liệu dễ tìm làm sao có thể giúp tôi kiếm được số tiền như vậy, đúng không?
- Cho nên tôi mới giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Buổi sáng giúp bọn họ đến giếng Thiết Tỏa xách.nước, khi có việc đồng áng cũng đến giúp. Buổi tối sẽ ngồi ở đó giúp bọn họ giành nước, tránh bị người khác chặn đứt kênh mương. Tôi không dám làm cứng, chỉ trốn ở phía xa, đợi những trai tráng kia rời khỏi mới lén lút đào lên, dẫn nguồn nước vào ruộng nhà hàng xóm. Đợi đến khi ruộng đầy nước, tôi mới đi lấp lại đập chắn kênh rạch. Vì chuyện này mà tôi bị người khác đuổi đánh rất nhiều lần, may mà tôi mặc dù còn nhỏ nhưng chạy rất nhanh, số lần thật sự chịu thiệt cũng không nhiều.
Ông lão thong thả uống rượu, ngoài miệng nói rượu không ngon, nhưng lại uống không ít hết ngụm này đến ngụm khác, lỗ tai nghe những chuyện nhỏ quê mùa cũng không cảm thấy phiền muộn.
Trần Bình An nói hết những lời thật lòng, cảm thấy sảng khoái hơn nhiều, bèn đưa tay lấy lại bầu rượu.
Ông lão nhấc khuỷu tay lên, gạt phăng bàn tay của thiếu niên, không khách sáo nói:
- Đợi lát nữa. Trần Bình An, ngươi nói nhiều chuyện vặt vãnh như vậy, có muốn nghe lão phu nói một ít đạo lý lớn không có tác dụng lắm? Ngay cả năm xưa lão phu đứng trên đỉnh cao võ đạo, cũng cảm thấy những lời này không đáng một xu. Có muốn nghe thử không?
Trần Bình An cười bảo:
- Nói đi, tôi rất thích nghe người khác nói đạo lý.
Ông lão đứng lên:
- Tại một đỉnh núi ở Trung Thổ Thần Châu, lão phu đã từng vô tình gặp được một lão thư sinh phong thái nho nhã. Khi đó còn không biết thân phận của ông ta, sau này đại khái đoán ra một chút. Chỉ là không lĩnh hội được dụng ý sâu xa của ông ta, mới có cảnh ngộ thê thảm trở thành lão điên sau này. Đừng thấy lão phu là võ phu thuần túy, luôn miệng nói tới quyền lý, thật ra lại xuất thân từ người đọc sách chính hiệu, đã đọc rất nhiều sách. Lúc ấy trò chuyện với lão thư sinh, ta đã thỉnh giáo ông ta một số chuyện nghĩ không thông, sau đó lão thư sinh đã đại khái nói một chút đạo lý của mình.
Ông lão xách bầu rượu bắt đầu tản bộ, đi lượn vòng:
- Lão thư sinh kia nói, chúng ta sống trong một thế đạo rất phức tạp. Rất nhiều người, cho dù là người đọc sách học vấn cực cao, lời nói và việc làm vẫn sẽ mâu thuẫn. Chúng ta đã thấy nhiều chuyện không có đạo lý, khó tránh khỏi sẽ hỏi, có phải đạo lý trong sách là sai, hoặc là những đạo lý kia còn chưa nói thấu, còn chưa nói hết. Như vậy vấn đề lại tới, phải làm sao đây? Chúng ta nên đối xử thế nào với cái thế giới mà rất nhiều người ngoài miệng nói đạo lý, làm việc lại không có đạo lý?
- Biện pháp thì có. Một loại là sống đơn thuần, ta nắm tay rất cứng, kiếm thuật rất mạnh, đạo pháp rất cao, liền dùng chúng để phá vỡ một số thứ. Vấn đề phức tạp được giải quyết một cách đơn giản, chỉ cần ta vui vẻ là được rồi. Trời đất có quy củ ràng buộc ta, ta liền dùng một quyền đánh vỡ; thế gian có đại đạo áp chế ta, ta có một kiếm phá vạn pháp. Cho dù tạm thời không làm được như vậy, nhưng vẫn sẽ luôn đi theo con đường này. Người như thế có tồn tại, nhưng không thể người người đều như vậy. Lão phu chính là loại người này.
- Một loại người khác sống rất thông minh, cố gắng tiết kiệm tâm sức, hai chữ “quy củ” chính là dùng để lách luật. Nếu người đọc sách làm như vậy thì thành khuyển nho rồi (những nhà triết học coi thường hiện thực xã hội). Hoặc là lựa chọn giữa tình và lý, chọn thứ phù hợp với cái tình của mình, nhưng không phú hợp với cái lý của thế gian, khiến cho tất cả đều đến vì lợi, đi cũng vì lợi. Nếu có thể đổi chữ “lợi” này thành chữ “lễ”, thế đạo sẽ tốt biết bao?
- Một loại người cuối cùng sống rất nhàm chán, suy nghĩ vấn đề phức tạp càng phức tạp hơn, moi nát đạo lý, cẩn thận sắp xếp, từ từ suy xét. Có thể khi làm việc lại đi một vòng lớn, cuối cùng phát hiện lại trở về vị trí ban đầu. Nhưng thật sự không có tác dụng sao? Vẫn là có, sau khi nghĩ thông trong lòng sẽ rất thoải mái, giống như... giống như uống một ngụm rượu lâu năm, ấm áp vui vẻ.
- Thánh nhân Nho gia mà người đọc sách chúng ta sùng bái, thực ra không chí thiện chí mỹ như thế nhân tưởng tượng. Nhưng học vấn thật sự của Nho gia cũng không phức tạp như vậy, cho dù không tán đồng với bốn chữ “nhân tính vốn thiện” cũng không sao, rốt cuộc vẫn có thể khuyên người ta hướng thiện.
Ông lão tản bộ từng vòng, cuối cùng dừng bước:
- Lão phu không dám xác định lão thư sinh kia có phải là người đó hay không. Nhưng hôm nay hồi tưởng lại, nếu thật là người đó, vậy ông ấy chịu ôn hòa nói những chuyện này với ta thật không dễ dàng. Dù sao khi đó lão phu chạy đến Trung Thổ Thần Châu là để đập quán của người ta.
Ông lão giơ cánh tay lên, lại uống một ngụm rượu lớn, tiện tay ném hồ lô nuôi kiếm cho thiếu niên, nhìn về phương xa cao giọng cười lớn:
- Năm xưa du lịch bốn phương, lời nói hùng hồn đầy bụng, không thốt ra thì không thoải mái.
Ông ta đứng bên vách đá, một chân bước ra, nhìn lên trời:
- Khi ta đi lại giữa trời đất, mặt trời gay gắt, trăng sáng trên không, phải hỏi ta một câu, trời đất có đủ sáng sủa không?
Ông ta quay đầu cười hỏi:
- Trần Bình An, ngươi cảm thấy có đủ không?
Trần Bình An đang định cúi đầu uống một hớp rượu, nghe hỏi đành phải ngẩng đầu lên, mơ mơ màng màng nói:
- Không đủ lắm?
Ông lão cười ha hả, đưa tay chỉ về phương xa:
- Khi ta đi lại giữa giang hồ, sông lớn cuồn cuộn, dòng nước ào ạt, phải hỏi ta một câu, nước sông có đủ giải khát không?
Trần Bình An tranh thủ thời gian vội vàng uống một hớp rượu. Sau khi nghe lời nói hào sảng của ông lão, bỗng dưng hắn cũng có một chút hào khí. Một tay cầm bầu rượu, tay kia nắm tại nện xuống đầu gối, lớn tiếng nói:
- Không đủ!
Ông lão lại nói:
- Khi ta đi lại trên đỉnh núi, cung vàng điện ngọc, tiên nhân biển mây, phải hỏi ta một câu, gió núi có đủ mát mẻ không?
Trần Bình An mặt đỏ bừng lại uống một ngụm rượu lớn, mượn ý say dồi dào, mặt tỏa hào quang, lần đầu tiên thoải mái cười lớn nói:
- Không đủ, không đủ! Kém xa không đủ! Rượu không đủ, nước sông gió núi không đủ! Đều không đủ!
Bên phía lầu trúc, hai đứa trẻ đưa mắt nhìn nhau. Cô bé váy hồng hơi lo lắng, lão gia nhà mình liệu có biến thành một tên bợm nhậu hay không? Thằng bé áo xanh thì đầy bụng nghi ngờ: “Lão gia phát điên rồi sao? Chẳng lẽ luyện quyền đến ngu ngốc rồi? Hà, vậy ta có cần chăm chỉ tu hành nữa không? Hay là làm biếng mấy ngày?”
Cuối cùng Trần Bình An cả người lẫn ghế đều say ngã.
Từ đó giang hồ đã có thêm một thiếu niên nghiện rượu.
Kiếm Lai
- Thế nào, chịu đựng qua được một cửa ải lớn, đang nhớ lại cực khổ trước kia, nghĩ đến hạnh phúc hôm nay sao?
Trần Bình An bị cắt đứt suy nghĩ, uống một hớp rượu, quay đầu cười nói:
- Như vậy có phải không tốt lắm?
Ông lão mặc một bộ áo vải trắng, có vẻ rất gọn gàng sạch sẽ:
- Không tốt lắm? Rất tốt. Người sống không có hi vọng thì rất nhàm chán. Chịu được cực khổ, hưởng được hạnh phúc, đó mới là anh hùng thật sự. Lúc chịu khổ thì đừng cứ gặp người khác lại nhắc tới cái khổ của mình, lúc hưởng phúc thì cứ yên tâm thoải mái hưởng thụ. Mình dựa vào bản lĩnh kiếm được cuộc sống tốt đẹp, tại sao chỉ có thể nấp ở trong chăn cười lén?
Trần Bình An gật đầu:
- Có vài lời nếu nói ra chắc lão tiền bối sẽ không thích, nhưng lại là lời thật lòng của tôi, lão tiền bối có muốn nghe không? Tôi chưa từng nói với người khác, kể cả bằng hữu tốt nhất của tôi là Lưu Tiện Dương.
Ông lão ngồi xuống bên cạnh thiếu niên:
- Hả, mấy chuyện vặt vãnh thê thảm khi còn bé sao? Được thôi, nói ra để lão phu cùng chung vui.
Trần Bình An uống một hớp rượu, cũng không nổi nóng, chậm rãi nói:
- Mặc dù mỗi ngày tôi luyện quyền đau đến mức kêu gào, còn lén khóc mấy lần, nhưng vẫn cảm thấy đời này khó chịu nhất là khi còn bé. Một là lần đầu tiên tự mình vào núi hái thuốc, tôi còn nhớ rõ, mặt trời trên đầu rất lớn, tôi vác một cái gùi cao ngang với người mình. Khi đó tôi rất ngây thơ, nghĩ rằng gùi lớn thì có thể chứa nhiều dược liệu hơn, mẹ sẽ càng nhanh khỏe. Sau đó đi đến lúc rách cả da trên vai, bị nắng chiếu mồ hôi chảy ra, đau đớn nóng rát. Chủ yếu là lúc ấy tôi chỉ mới vừa ra khỏi trấn nhỏ, nghĩ tới phải chịu đau như vậy suốt một ngày, thật là có suy nghĩ muốn chết.
Ông lão cười nhạo, lại không phải cười Trần Bình An, mà là nhớ tới con cháu họ Thôi. Đám nhãi con ăn ngon mặc đẹp kia lúc luyện quyền, mới đứng thế thôi đã giống như chịu uất ức rất lớn, trở về nhà liền bắt đầu cáo trạng với cha mẹ. Hoặc là mùa đông lạnh lẽo mặc áo lông cáo tham gia tiết học buổi sáng tại nhà, đã cảm thấy mình chịu khổ cực lớn nhất trên đời. Đêm giao thừa lại muốn đòi mấy vị tổ tông một bao lì xì thật lớn. Ông lão không thích những chuyện này, nhưng mấy huynh đệ cùng vai vế thì lại chấp nhận, trẻ con biết khóc thì sẽ có kẹo ăn mà.
Trần Bình An tiếp tục nói:
- Lần thứ hai là đói. Lu gạo trong nhà đã thấy đáy, những gì có thể bán đều đã bán rồi. Đói cả ngày lại không có mặt mũi đi xin người khác, bèn đi tới đi lui trong ngõ, hi vọng người khác chủ động lên tiếng, hỏi tôi có muốn tiện thể vào ăn một bữa cơm không.
- Mùa đông năm ấy thật sự quá lạnh. Thời tiết hè thu thì không sao, nhà có nghèo thì mặc ít quần áo cũng được. Hơn nữa lên núi hái thuốc không chỉ kiếm được chút tiền, còn có thể thuận tiện mang về một ít rau dại trái cây. Hoặc là mượn hàng xóm láng giềng búa sắt, đi vào khe suối nhỏ gõ đá, có thể khiến cho cá nhỏ nấp ở bên dưới bị ngất. Về nhà dán vào trên tường phơi nắng, hoàn toàn không cần chấm dầu muối, phơi khô là có thể ăn, còn ăn khá ngon.
- Nhưng mùa đông năm ấy thật sự không có cách nào, không xin người ta thì sẽ chết đói, phải làm sao đây? Lúc đầu da mặt tôi mỏng, không ngừng tự nói với mình: “Trần Bình An, ngươi đã đáp ứng với mẹ sau này sẽ sống tốt, sao cha mẹ mới đi được một năm lại giống như ăn xin vậy”. Cho nên lúc đó nằm ở trên giường, cảm thấy có thể chịu đựng qua cơn đói kia, nào biết không có chuyện đói ngất đi, ngược lại càng đói càng tỉnh táo. Không có cách nào, tôi đánh phải rời khỏi giường đi ra ngoài sân, lại đi bộ trong ngõ, mấy lần muốn gõ cửa nhưng lại thu tay về, làm thế nào cũng không mở miệng được.
- Sau đó tôi tự nói với mình, sẽ đi qua ngõ Nê Bình một chuyến cuối cùng, nếu vẫn không có ai mở cửa, vậy tôi sẽ đi gõ cửa xin người khác giúp đỡ. Chỉ là trong lòng yên lặng thề, sau này tôi lớn lên, nhất định sẽ báo đáp gia đình chịu cho mình cơm ăn. Cuối cùng tôi bắt đầu đi từ chỗ nhà tổ Tào gia, đi thẳng đến cuối ngõ chỗ nhà Cố Xán vẫn không có ai mở cửa.
Nói đến đây, vẻ mặt Trần Bình An cũng không có bao nhiêu ủ rũ đau buồn, ngược lại càng rạng rỡ, giống như đã uống một ngụm rượu ngon nhất:
- Tôi cũng chỉ đành sụt sịt trở về, nhưng chưa đi được mấy bước, cổng nhà phía sau bỗng kêu lẹt kẹt mở ra. Lúc đầu tôi không dám quay lại, nhưng có người lại chủ động gọi tôi. Tôi vội vàng lau mặt, quay đầu nhìn, trông thấy một người hàng xóm đang xách một lò lửa. Chính là loại bếp lò bên trong bằng đồng, bên ngoài bằng trúc, có thể xách trong tay tùy ý đi dạo. Bà ta dường như cũng rất bất ngờ khi nhìn thấy tôi.
Ông lão tấm tắc nói:
- Trời không tuyệt đường người, thế là thằng nhóc ngươi được ăn một bữa cơm no miễn phí?
Trần Bình An chùi mặt, đều là nước mắt, nhưng vẻ mặt lại tươi cười:
- Không đâu. Người hàng xóm kia ngẫm nghĩ, mỉm cười hỏi tôi: “Tiểu Bình An, cháu thật sự biết vào núi hái thuốc, nhận ra được những dược liệu kia sao”. Tôi đương nhiên trả lời là nhận ra được, hơn nữa không hề khoác lác. Hai năm qua tôi thường xuyên vào núi hái thuốc, sắp quen thuộc hơn cả ngõ Nê Bình. Bà ta lại mỉm cười vẫy tay với tôi, lớn tiếng nói: “Vậy được rồi, tiểu Bình An, cháu qua đây, ta nhờ cháu một chuyện. Thân thể của ta không chịu lạnh nổi, cần mấy vị thảo dược để nấu canh bồi bổ thân thể. Thế nhưng tiệm thuốc Dương gia lại nhẫn tâm bán quá đắt, ta không mua nổi. Sang xuân tiểu Bình An cháu có thể vào núi hái thuốc không, ta sẽ trả tiền cho cháu, nhưng giá cả nhất định phải thấp hơn một chút”.
- Tôi đi qua thương lượng chuyện này, bà ta tiện tay đưa lò lửa của mình cho tôi. Chờ bàn bạc xong thấy tôi vẫn không dời bước, bèn cười hỏi: “Thế nào, chưa ăn cơm, còn muốn ăn uống miễn phí à? Không được, trừ khi tính vào tiền dược liệu, nếu không ta không thể để cháu vào cửa”.
Hắn mỉm cười nhìn về phương xa:
- Sau khi cha mẹ qua đời, có loại ánh mắt nào mà tôi chưa từng thấy qua? Rất nhiều bạn cùng lứa mắng tôi là mầm họa khắc chết cha mẹ, cho dù tôi đứng từ xa nhìn bọn họ thả diều, hoặc là xuống sông mò cá, đều sẽ bị một số người cầm đá đập. Còn có một số người lớn thích mắng tôi là tạp chủng, nói rằng loại ti tiện như tôi dù có làm trâu làm ngựa cho nhà phú quý cũng ngại bẩn, còn chướng mắt hơn đống sứ vỡ ở núi sứ cũ.
- Nhưng ngày đó người phụ nữ kia trò chuyện với tôi như vậy, nói rằng phải tốn tiền mới có thể ăn cơm, lão tiền bối ngài không biết tôi vui đến thế nào đâu. Lúc vào nhà dùng cơm, trong thoáng chốc nước mắt của tôi đã chảy đầy mặt. Bà ta lại nói đùa: “Ấy, tiểu Bình An, tay nghề của ta quá tốt hay là quá kém, còn có thể khiến người khác ăn ra nước mắt”. Lúc ấy tôi cũng chỉ dám cúi đầu và cơm, nói là ăn ngon.
Ông lão ừ một tiếng, nhắc nhở:
- Ngươi có nghĩ tới không, thật ra người hàng xóm kia muốn giúp ngươi, nhưng đã đổi một cách thức tốt hơn.
Trần Bình An gật đầu nói:
- Lúc đầu không nghĩ tới, sau đó ăn cơm tính tiền nhiều lần, rất nhanh đã hiểu được.
Người hàng xóm kia chính là mẹ của Cố Xán. Cho nên mỗi lần bà ta cãi nhau với người khác, Trần Bình An đều sẽ ở bên cạnh nhìn. Mấy lần cãi nhau quá hăng say, bà ta bị một đám phu nhân xông lên cào mặt túm tóc, Trần Bình An đều sẽ chạy đến bảo vệ bà ta. Hắn cũng không đánh trả, mặc cho đám phu nhân kia trút giận lên đầu mình.
Trước giờ Trần Bình An không cảm thấy mình là người tốt bụng quá mức. Tặng cho Cố Xán một con cá chạch nhỏ thì sao? Biết nó là một cơ duyên lớn thì thế nào? Hắn vốn không đau lòng.
Khi thế giới này có ý tốt với mình, nhất định phải quý trọng, dù là lớn hay nhỏ.
Lão Diêu từng nói, thứ thuộc về ngươi thì hãy giữ cho kỹ, thứ không thuộc về ngươi thì đừng nên nghĩ nhiều. Khi đó Trần Bình An cảm thấy đây là đạo lý tốt nhất. Trên đời không ai thiếu nợ ngươi, nhưng ngươi đã thiếu nợ người khác thì đừng làm ngơ.
Sau đó Trần Bình An đối xử với Lưu Tiện Dương cũng như vậy. Lên núi hái thuốc dù sao cũng không phải là kế hoạch lâu dài, chính Lưu Tiện Dương đã dạy hắn đặt bẫy bắt thú hoang, chế tạo cung thô sơ, làm thế nào câu cá. Sau khi đến lò gốm làm việc, vẫn là Lưu Tiện Dương lớn tuổi hơn đã che chở cho hắn.
Cứ như vậy Trần Bình An vất vả từ một đứa trẻ sống đến thiếu niên, sống đến khi có thể tự nuôi mình. Tuy hắn rất muốn nói đạo lý, nhưng nếu liên quan đến Cố Xán hoặc Lưu Tiện Dương, chẳng hạn như chuyện con vượn Bàn Sơn kia, vậy thì nói đạo lý cái rắm, chỉ cần đủ bản lĩnh thì đánh đến chết mới thôi.
Hắn còn từng nói với một cô nương xứ khác, nếu sau này tìm được một cô nương tốt như mẹ mình, cho dù nàng bị Đạo Tổ gì đó ức hiếp, hắn vẫn sẽ xắn tay áo lao vào đánh. Có đánh thắng hay không là một chuyện, có chịu vì vợ mà đánh trận này hay không lại là chuyện khác. Cưới được một cô vợ tốt như vậy, không biết yêu quý thì hắn cảm thấy thẹn với lòng.
Đương nhiên cô nương tốt như vậy, Trần Bình An cảm thấy đã tìm được rồi, nhưng còn chưa nói cho nàng biết, vì vậy hắn mới phải đi vào giang hồ một chuyến. Hắn nhất định phải mang theo hai thanh kiếm mà mình lén đặt tên là “Hàng Yêu” và “Trừ Ma”, đi đến bên cạnh nàng, lấy can đảm lớn tiếng nói với nàng: “Ninh cô nương, Ninh Diêu! Bất kể cô có thích tôi hay không, tôi vẫn thích cô, rất thích”. Còn như là ăn tát hay không làm bằng hữu được nữa, cũng phải mặt dày nói với nàng rồi tính sau.
Ông lão đoạt lấy hồ lô nuôi kiếm trong tay Trần Bình An, ngẩng đầu uống một ngụm rượu lớn, cũng không lập tức ném trả cho hắn, bực bội nói:
- Rượu thật tệ. Ngươi cứ tiếp tục nói, chuyện vặt vãnh buồn bực cũng chỉ xứng làm thức nhắm cho rượu này mà thôi.
Trần Bình An ngẫm nghĩ, hai tay lồng trong tay áo:
- Sau khi chịu đựng qua mùa đông năm ấy, tôi giống như đã mở mang đầu óc, da mặt cũng dày hơn. Nếu đói đến mức không chịu nổi thì sẽ đi xin cơm người khác, sau đó mỗi lần đều ghi nhớ trong lòng, thầm nghĩ sau khi băng tan có thể vào núi, kiếm được tiền sẽ trả lại cho bọn họ. Khi có cụ già tốt bụng chủ động tặng quần áo cũ, tôi đều thành thật cầm lấy, sẽ không cảm thấy ngại ngùng nói rằng trong nhà không thiếu đồ.
- Trong mấy năm đó tôi liều mạng vào núi hái thuốc, nhưng vẫn kiếm được rất ít tiến. Thật sự là sức lực quá nhỏ, trong khi rất nhiều dược liệu ở tiệm thuốc Dương gia lại khó tìm. Điều này cũng rất bình thường, dược liệu dễ tìm làm sao có thể giúp tôi kiếm được số tiền như vậy, đúng không?
- Cho nên tôi mới giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Buổi sáng giúp bọn họ đến giếng Thiết Tỏa xách.nước, khi có việc đồng áng cũng đến giúp. Buổi tối sẽ ngồi ở đó giúp bọn họ giành nước, tránh bị người khác chặn đứt kênh mương. Tôi không dám làm cứng, chỉ trốn ở phía xa, đợi những trai tráng kia rời khỏi mới lén lút đào lên, dẫn nguồn nước vào ruộng nhà hàng xóm. Đợi đến khi ruộng đầy nước, tôi mới đi lấp lại đập chắn kênh rạch. Vì chuyện này mà tôi bị người khác đuổi đánh rất nhiều lần, may mà tôi mặc dù còn nhỏ nhưng chạy rất nhanh, số lần thật sự chịu thiệt cũng không nhiều.
Ông lão thong thả uống rượu, ngoài miệng nói rượu không ngon, nhưng lại uống không ít hết ngụm này đến ngụm khác, lỗ tai nghe những chuyện nhỏ quê mùa cũng không cảm thấy phiền muộn.
Trần Bình An nói hết những lời thật lòng, cảm thấy sảng khoái hơn nhiều, bèn đưa tay lấy lại bầu rượu.
Ông lão nhấc khuỷu tay lên, gạt phăng bàn tay của thiếu niên, không khách sáo nói:
- Đợi lát nữa. Trần Bình An, ngươi nói nhiều chuyện vặt vãnh như vậy, có muốn nghe lão phu nói một ít đạo lý lớn không có tác dụng lắm? Ngay cả năm xưa lão phu đứng trên đỉnh cao võ đạo, cũng cảm thấy những lời này không đáng một xu. Có muốn nghe thử không?
Trần Bình An cười bảo:
- Nói đi, tôi rất thích nghe người khác nói đạo lý.
Ông lão đứng lên:
- Tại một đỉnh núi ở Trung Thổ Thần Châu, lão phu đã từng vô tình gặp được một lão thư sinh phong thái nho nhã. Khi đó còn không biết thân phận của ông ta, sau này đại khái đoán ra một chút. Chỉ là không lĩnh hội được dụng ý sâu xa của ông ta, mới có cảnh ngộ thê thảm trở thành lão điên sau này. Đừng thấy lão phu là võ phu thuần túy, luôn miệng nói tới quyền lý, thật ra lại xuất thân từ người đọc sách chính hiệu, đã đọc rất nhiều sách. Lúc ấy trò chuyện với lão thư sinh, ta đã thỉnh giáo ông ta một số chuyện nghĩ không thông, sau đó lão thư sinh đã đại khái nói một chút đạo lý của mình.
Ông lão xách bầu rượu bắt đầu tản bộ, đi lượn vòng:
- Lão thư sinh kia nói, chúng ta sống trong một thế đạo rất phức tạp. Rất nhiều người, cho dù là người đọc sách học vấn cực cao, lời nói và việc làm vẫn sẽ mâu thuẫn. Chúng ta đã thấy nhiều chuyện không có đạo lý, khó tránh khỏi sẽ hỏi, có phải đạo lý trong sách là sai, hoặc là những đạo lý kia còn chưa nói thấu, còn chưa nói hết. Như vậy vấn đề lại tới, phải làm sao đây? Chúng ta nên đối xử thế nào với cái thế giới mà rất nhiều người ngoài miệng nói đạo lý, làm việc lại không có đạo lý?
- Biện pháp thì có. Một loại là sống đơn thuần, ta nắm tay rất cứng, kiếm thuật rất mạnh, đạo pháp rất cao, liền dùng chúng để phá vỡ một số thứ. Vấn đề phức tạp được giải quyết một cách đơn giản, chỉ cần ta vui vẻ là được rồi. Trời đất có quy củ ràng buộc ta, ta liền dùng một quyền đánh vỡ; thế gian có đại đạo áp chế ta, ta có một kiếm phá vạn pháp. Cho dù tạm thời không làm được như vậy, nhưng vẫn sẽ luôn đi theo con đường này. Người như thế có tồn tại, nhưng không thể người người đều như vậy. Lão phu chính là loại người này.
- Một loại người khác sống rất thông minh, cố gắng tiết kiệm tâm sức, hai chữ “quy củ” chính là dùng để lách luật. Nếu người đọc sách làm như vậy thì thành khuyển nho rồi (những nhà triết học coi thường hiện thực xã hội). Hoặc là lựa chọn giữa tình và lý, chọn thứ phù hợp với cái tình của mình, nhưng không phú hợp với cái lý của thế gian, khiến cho tất cả đều đến vì lợi, đi cũng vì lợi. Nếu có thể đổi chữ “lợi” này thành chữ “lễ”, thế đạo sẽ tốt biết bao?
- Một loại người cuối cùng sống rất nhàm chán, suy nghĩ vấn đề phức tạp càng phức tạp hơn, moi nát đạo lý, cẩn thận sắp xếp, từ từ suy xét. Có thể khi làm việc lại đi một vòng lớn, cuối cùng phát hiện lại trở về vị trí ban đầu. Nhưng thật sự không có tác dụng sao? Vẫn là có, sau khi nghĩ thông trong lòng sẽ rất thoải mái, giống như... giống như uống một ngụm rượu lâu năm, ấm áp vui vẻ.
- Thánh nhân Nho gia mà người đọc sách chúng ta sùng bái, thực ra không chí thiện chí mỹ như thế nhân tưởng tượng. Nhưng học vấn thật sự của Nho gia cũng không phức tạp như vậy, cho dù không tán đồng với bốn chữ “nhân tính vốn thiện” cũng không sao, rốt cuộc vẫn có thể khuyên người ta hướng thiện.
Ông lão tản bộ từng vòng, cuối cùng dừng bước:
- Lão phu không dám xác định lão thư sinh kia có phải là người đó hay không. Nhưng hôm nay hồi tưởng lại, nếu thật là người đó, vậy ông ấy chịu ôn hòa nói những chuyện này với ta thật không dễ dàng. Dù sao khi đó lão phu chạy đến Trung Thổ Thần Châu là để đập quán của người ta.
Ông lão giơ cánh tay lên, lại uống một ngụm rượu lớn, tiện tay ném hồ lô nuôi kiếm cho thiếu niên, nhìn về phương xa cao giọng cười lớn:
- Năm xưa du lịch bốn phương, lời nói hùng hồn đầy bụng, không thốt ra thì không thoải mái.
Ông ta đứng bên vách đá, một chân bước ra, nhìn lên trời:
- Khi ta đi lại giữa trời đất, mặt trời gay gắt, trăng sáng trên không, phải hỏi ta một câu, trời đất có đủ sáng sủa không?
Ông ta quay đầu cười hỏi:
- Trần Bình An, ngươi cảm thấy có đủ không?
Trần Bình An đang định cúi đầu uống một hớp rượu, nghe hỏi đành phải ngẩng đầu lên, mơ mơ màng màng nói:
- Không đủ lắm?
Ông lão cười ha hả, đưa tay chỉ về phương xa:
- Khi ta đi lại giữa giang hồ, sông lớn cuồn cuộn, dòng nước ào ạt, phải hỏi ta một câu, nước sông có đủ giải khát không?
Trần Bình An tranh thủ thời gian vội vàng uống một hớp rượu. Sau khi nghe lời nói hào sảng của ông lão, bỗng dưng hắn cũng có một chút hào khí. Một tay cầm bầu rượu, tay kia nắm tại nện xuống đầu gối, lớn tiếng nói:
- Không đủ!
Ông lão lại nói:
- Khi ta đi lại trên đỉnh núi, cung vàng điện ngọc, tiên nhân biển mây, phải hỏi ta một câu, gió núi có đủ mát mẻ không?
Trần Bình An mặt đỏ bừng lại uống một ngụm rượu lớn, mượn ý say dồi dào, mặt tỏa hào quang, lần đầu tiên thoải mái cười lớn nói:
- Không đủ, không đủ! Kém xa không đủ! Rượu không đủ, nước sông gió núi không đủ! Đều không đủ!
Bên phía lầu trúc, hai đứa trẻ đưa mắt nhìn nhau. Cô bé váy hồng hơi lo lắng, lão gia nhà mình liệu có biến thành một tên bợm nhậu hay không? Thằng bé áo xanh thì đầy bụng nghi ngờ: “Lão gia phát điên rồi sao? Chẳng lẽ luyện quyền đến ngu ngốc rồi? Hà, vậy ta có cần chăm chỉ tu hành nữa không? Hay là làm biếng mấy ngày?”
Cuối cùng Trần Bình An cả người lẫn ghế đều say ngã.
Từ đó giang hồ đã có thêm một thiếu niên nghiện rượu.
Kiếm Lai
Đánh giá:
Truyện Kiếm Lai
Story
Chương 257: Thiếu niên nghiện rượu
10.0/10 từ 30 lượt.