Khó Bề Hòa Hợp
Chương 2: Chu Sưởng
169@-Chẳng bao lâu sau, chiếc xe đã tới trước cổng biệt thự của Kinh Hải Bình. Kinh Hồng mới cất hai tập tài liệu mình vừa kiểm tra và duyệt thì tài xế đã mở cửa xe ra.
Kinh Hồng bước xuống rồi nói với tài xế, “Cậu về trước đi.”
Tài xế hỏi, “Vậy xe thì sao, anh ở lại à?”
“Không cần đâu,” Kinh Hồng nói, “cậu lái về đi. Sáng mai vẫn đón tôi ở Trúc Hương Thanh Vận.” Ý là đêm nay anh vẫn sẽ quay về nhà của mình, cũng chính là căn hộ một mặt bằng rộng hơn ba trăm mét vuông ở khu Trúc Hương Thanh Vận kia. Có điều vì để tiện cho tài xế, anh sẽ không lái chiếc xe này.
“Vâng.” Tài xế đã trở lại với dáng vẻ lịch sự thường ngày, như thể vụ nóng máu khi nãy chỉ là ảo giác của Kinh Hồng, “Vậy giám đốc Kinh đi thong thả.”
***
Kinh Hồng tiến vào cổng chính thì cha mẹ anh là Kinh Hải Bình và Tưởng Mai đã ra đón.
Kinh Hải Bình đã qua tuổi sáu mươi, tóc ông đã bạc nửa đầu nhưng tinh thần vẫn rất tốt, hai má hơi gầy, diện mạo nho nhã cùng cặp kính gọng vàng. Biệt danh “thương nhân nhà Nho” của Kinh Hải Bình tồn tại cũng vì dáng người ông gầy, đường nét gương mặt ôn hòa, khí chất nhã nhặn, tác phong ung dung, chưa kể còn là người duy nhất tốt nghiệp từ Thanh Hoa Bắc Đại trong số những người sáng lập nên “Big 4”.
Ông làm việc tại một viện nghiên cứu trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, đến năm 1997 thì từ chức ra ngoài tự xây dựng sự nghiệp.
Mẹ của Kinh Hồng là Tưởng Mai thì hoàn toàn khác với những gì mọi người tưởng tượng, không phải một bà chủ xinh đẹp dịu dàng mà vốn là nhân viên đời đầu của Oceanwide. Kinh Hải Bình là nhân viên số 0 thì Tưởng Mai là nhân viên số 3, nói cách khác, ngoài Kinh Hải Bình thì Tưởng Mai là người thứ ba gia nhập Oceanwide. Phải biết là hồi những năm 90, một phụ nữ lựa chọn nhảy ra khỏi hệ thống biên chế yên ổn để tham gia vào một công ty nhỏ mới thành lập chỉ có ba người là chuyện cực kỳ khó khăn. Nhưng khi ấy thứ nhất là Tưởng Mai muốn giúp Kinh Hải Bình, thứ hai là cũng thấy được sức mạnh tiềm tàng của Internet ở Trung Quốc. Đó là thời điểm mà chỉ mới hơn một năm kể từ khi bộ bưu chính viễn thông xây dựng đường dây chuyên dụng 64K kết nối với Hoa Kỳ thông qua công ty Sprint của Mỹ và bắt đầu cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho xã hội Trung Quốc. Về sau Oceanwide cho ra mắt trang web cá nhân và email, kể từ đó, số lượng người dùng tăng vọt, xã hội cũng gọi “email” bằng biệt danh trìu mến “y muội”. Cho đến tận trước khi về hưu, Tưởng Mai vẫn là COO (giám đốc điều hành) của Tập đoàn Oceanwide, mà giờ đã nghỉ hưu rồi thì bà vẫn là một nhân tố muốn giúp Kinh Hải Bình. Từ hồi Kinh Hồng còn rất nhỏ, những nhân viên kỳ cựu của Oceanwide đã nói, “Mẹ của cháu trước giờ vẫn luôn là một người phụ nữ mạnh mẽ, ngày sinh cháu vẫn còn làm việc trong văn phòng đấy!”
*Vào ngày 20 tháng 4 năm 1994, một đường dây chuyên dụng quốc tế 64K đã được kết nối với Internet từ trung tâm mạng máy tính của Viện Khoa học Trung Quốc thông qua Tập đoàn Sprint của Hoa Kỳ, nhờ đó Trung Quốc đã chính thức được thế giới công nhận là quốc gia thứ 77 có Internet đầy đủ chức năng.
Kinh Hồng đi vào phòng khách thì thấy đầu bếp đã dọn xong bữa tối, Kinh Hải Bình chú trọng việc dưỡng sinh nên ngoài một nhóm đầu bếp riêng thì còn có một chuyên viên dinh dưỡng thiết kế thực đơn.
“Thay đồ rồi ăn cơm nhé?” Tưởng Mai hỏi.
“Vâng, con xong ngay đây.” Kinh Hồng vừa lên tầng vừa cởi cúc. Hôm nay anh mặc một chiếc sơ mi màu xanh đậm, Oceanwide làm về mảng Internet nên CEO cũng không cần phải đóng bộ comple từ sáng đến tối, mặc business casual* là được.
*Business casual là phong cách được áp dụng bởi đa số những người làm văn phòng ở các nước phương Tây từ những năm 1990. Đây là thuật ngữ chỉ kiểu trang phục không quá trang trọng như suit nhưng vẫn tạo ấn tượng chuyên nghiệp và phong thái của một người làm kinh doanh.
Khi anh quay xuống phòng ăn thì Kinh Hải Bình và Tưởng Mai đã ngồi chờ sẵn.
Kinh Hải Bình hỏi về tình hình gần đây của Oceanwide, Kinh Hồng cũng trả lời từng câu một. Thực ra kể từ sau khi rời khỏi ghế CEO và chuyển sang làm chủ tịch hội đồng quản trị của Oceanwide, Kinh Hải Bình vẫn thường xuyên hỏi về tình hình của tập đoàn, hồi đầu Kinh Hồng phải hỏi ý kiến cha mình rất nhiều, nhưng dần dần bản thân anh đã có thể xử lý mọi việc một cách trơn tru, cập nhật về “tình hình dạo này” trên bàn cơm một chút là được, Kinh Hải Bình cũng sẽ không nhận xét gì thêm.
Nói xong chuyện của công ty, Kinh Hồng lại chuyển chủ đề sang vụ chạm mặt khi nãy.
Quả nhiên Kinh Hải Bình lập tức tỏ ra chán ghét, “Chu Sưởng giống y thằng bố nó. Cái xe ấy là của Chu Bất Quần, sau khi Chu Bất Quần lui về thì con trai lão dùng luôn.”
Kinh Hồng, “… Vâng.” Chỉ là một cái xe mà thôi, chẳng có gì đáng nói.
Trên thực tế, Kinh Hồng cũng chưa thấy Chu Sưởng làm chuyện gì vượt quá giới hạn.
Kinh Hải Bình lại nói, “Con mới nói hai đứa lại đánh nhau vì hợp đồng của Côn Bằng và Hoa Vi à…” Kinh Hải Bình thở dài, “Sau vụ uống say, thằng nhóc Chu Sưởng đó khá kín đáo hồi mới tiếp quản, khi ấy ba còn tưởng nó chỉ là đứa giá áo túi cơm không được tích sự gì, ai ngờ dạo này càng ngày càng quyết liệt.”
“Về chuyện này thì con lại hiểu.” Kinh Hồng ăn một miếng vịt quay, “Chuyện đã qua một năm rưỡi rồi mà cũng không thấy động tĩnh gì sau đó. Nếu giờ không hành động quyết liệt thì thị trường sẽ rơi vào tay chúng ta hết, tương lai Thanh Huy cũng đi tong luôn. Cậu ta sẽ không thể từ bỏ cạnh tranh chỉ vì một chút rủi ro. Quả thực cậu ta đã làm khó chúng ta trong suốt nửa năm qua.”
Tưởng Mai nghe xong thì cười nói, “Giống nhau nên hiểu nhau ghê.”
Kinh Hồng cạn lời, anh hỏi lại, “Gì chứ?”
Kinh Hải Bình nhấp một ngụm rượu vang nhỏ, sau đó ông chợt nói, “Thấy rượu vang, ba lại nhớ đến một chuyện hồi Chu Bất Quần mới gây dựng sự nghiệp.”
Kinh Hồng cũng tiếp lời, “Là gì ạ?”
“Ba chưa kể à?” Kinh Hải Bình cũng không chắc chắn lắm, “Chắc là tầm năm 99? Hay năm bao nhiêu ấy, Thanh Huy tổ chức cuộc họp thường niên của công ty và mời tất cả các nhà lãnh đạo thành phố đến.”
Kinh Hồng nói, “Chưa kể đâu, ba nói tiếp đi.” Kinh Hồng đã từng kể rất nhiều “phốt” của Chu Bất Quần, nhưng đúng là chưa từng nói đến chuyện này. Kinh Hồng có trí nhớ tốt nên anh rất chắc chắn.
“Ừ, vậy để ba kể tiếp.” Kinh Hải Bình lại nhấp một ngụm, “Tiết mục khép lại ngày hôm đó là do chính Chu Bất Quần biểu diễn! Lão cứ thế này, như này này, cầm một ly rượu vang vừa hát vừa đi trên sân khấu.” Kinh Hải Bình nhập vai sống động như thật.
Kinh Hồng hỏi, “Sau đó thì sao ạ?”
Kinh Hải Bình kể tiếp, “Sau đó á, đang hát thì Chu Bất Quần đi xuống. Lão cầm ly rượu vừa hát vừa đi tới trước mặt một vị lãnh đạo… Đến khi hát tới câu cuối cùng thì Chu Bất Quần quỳ xuống, giơ ly rượu lên mời lãnh đạo… Con đoán xem tối hôm đó lão hát bài gì?”
“Con không đoán được.” Kinh Hồng bỏ qua luôn, “Con không biết mấy bài hồi những năm 90 đâu.”
Kinh Hải Bình nói xong còn chêm thêm một câu thịnh hành trên mạng bây giờ, “Ba quỳ luôn!”
Kinh Hồng nghe xong, vậy mà lại bật cười thành tiếng.
Anh nói, “Tuy con sẽ không làm như vậy, nhưng con thấy rất hài.”
Kinh Hải Bình lắc đầu rồi nói, “May mà Chu Bất Quần là sinh viên nên mới làm cái việc đó được.”
Từ lời của những nhân viên kỳ cựu trong Oceanwide, từ lâu Kinh Hải Bình đã biết giới hạn dưới của đứa con trai này thấp hơn ông rất nhiều, thủ đoạn cũng hiểm hơn ông. Nhưng ông không thể can thiệp vào bất cứ chuyện gì vì thương trường hôm nay tàn khốc hơn thời của ông rất nhiều. Hồi những năm 90, đâu đâu cũng là vàng ròng, về cơ bản thì chỉ cần có ý tưởng tốt và sản phẩm tốt thì chắc chắn sẽ thành công. Ông hiểu rõ trong lòng, chỉ cần con trai không đi chệch khỏi phương hướng tổng thể là sẽ ổn.
Nói về chuyện “Ba chén rượu ngon kính dâng người thân”, Kinh Hồng thật sự cảm thấy buồn cười. A dua nịnh hót mà thôi, vốn chẳng là gì so với những chuyện tệ hại mà Chu Bất Quần từng làm. Nhưng Kinh Hồng cũng hiểu thái độ chán ghét của cha mình. Cha anh sinh vào những năm 60, là người tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, có lý tưởng và hoài bão, luôn được gọi là “thương nhân nhà Nho”, vậy nên ông không thích những doanh nhân đầu cơ không có danh dự là chuyện quá bình thường. Đương nhiên cha anh ghét Chu Bất Quần chủ yếu là vì những lý do khác, ví dụ như ăn cắp ý tưởng sản phẩm của những công ty mới thành lập, hoặc là cố tống những nhà báo từng chỉ trích phê bình mình vào tù v.v. Chu Bất Quần còn bị gọi là “cha đẻ của quảng cáo sai sự thật” vì từng làm một “liên minh quảng cáo”. Dù gì Kinh Hải Bình cũng là doanh nhân, cũng chưa đến mức nảy sinh ác cảm với một người vì người đó “khom lưng khuỵu gối”, ông không ấu trĩ như thế.
Kinh Hồng nghĩ một lát lại hỏi, “Cuối cùng thì sao ạ, vị lãnh đạo đó có uống không?”
Kinh Hải Bình phẫn nộ nói, “Uống chứ. Một hơi cạn ly luôn. Thời đó không giống với bây giờ, với một số người thì chiêu này vẫn hữu dụng.”
Kinh Hồng lại cười phì một tiếng. Không phải vì cái kết nực cười của câu chuyện này mà là vì dáng vẻ buồn cười của cha mình.
“Hồi đầu Chu Bất Quần cứ như con chó pug ấy.” Kinh Hải Bình không hổ là sinh viên xuất sắc của Thanh Hoa, đi xa vậy rồi vẫn quay được về chủ đề chính, ông vung tay lên và nói, “Về sau công việc làm ăn phát đạt, cảm thấy tương lai hứa hẹn, thấy bản thân rất giỏi nên bắt đầu khoe mẽ, còn chơi cả Maybach. Bầy đàn bu vào, huênh hoang tự mãn, dường như không ai nhớ cái hồi lão như con chó pug kia nữa.”
Đỉnh thật, Kinh Hồng thầm nhủ trong lòng: Đã quay về Maybach rồi.
Bỗng nhiên Tưởng Mai lên tiếng, “Hình như gần đây Chu Sưởng mới thu mua Việt Quan nhỉ?”
Kinh Hồng gật đầu, “Vâng.”
Kinh Hồng và Kinh Hải Bình đều rất thích cảm giác khi mẹ/vợ mình có thể tham gia vào chủ đề công việc. Trong các gia đình doanh nghiệp bình thường, dường như chủ đề nói chuyện của bà chủ chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày.
“Lạ thật.” Tưởng Mai lại hỏi, “Chẳng phải ông chủ của Việt Quan vẫn luôn chửi Chu Sưởng mà? Sao Chu Sưởng còn muốn thu mua công ty đó?”
Việt Quan là mạng xã hội ra đời sớm nhất của Trung Quốc, còn Thanh Huy khởi đầu là một công cụ tìm kiếm, trước đó còn có đợt suýt văng ra khỏi “Big 4 Tech”. Nhưng mấy năm trước, Thanh Huy đã trở lại vị thế hàng đầu một lần nữa nhờ vào dịch vụ web* điện toán đám mây cùng với mạng xã hội video, thậm chí còn vượt qua hai công ty còn lại để xếp ngang hàng với Oceanwide. Điểm tăng trưởng lớn nhất của Thanh Huy hiện nay là điện toán đám mây và mạng xã hội dựa trên video, vì vậy ông chủ của Việt Quan vẫn luôn chửi Chu Sưởng, dù gì cũng có xung đột lợi ích trực tiếp.
Nhưng không ai ngờ tới, vậy mà Chu Sưởng lại đột nhiên đề xuất việc mua lại toàn bộ công ty Việt Quan, thậm chí còn đưa ra một lời chào mua công khai* có điều kiện, chưa kể cái giá đề xuất còn rất hấp dẫn đối với nhóm cổ đông. Ban đầu ông chủ Việt Quan sốt xình xịch đi khắp nơi tìm cách mua ngược lại quyền kiểm soát, kêu gọi cổ đông tuyệt đối đừng bán cổ phần cho Chu Sưởng, nhưng vào một buổi tối, ông chủ nọ đột nhiên sáng dạ và cảm thấy, “Không đúng, chờ chút, Chu Sưởng bằng lòng chi nhiều tiền như vậy thì tội gì mình không bán? Đừng nói những cổ đông khác muốn bán mà chính mình cũng rất muốn bán ấy chứ!” Thế là ban giám đốc của Việt Quan bỗng nhiên thay đổi quyết định và chấp nhận lời đề nghị của Thanh Huy.
*Chào mua công khai là việc tổ chức, cá nhân đề nghị công khai về việc mua mua một phần (hoặc toàn bộ) số cổ phiếu của một công ty đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của một quỹ đóng. Đây là một dạng mua có tính chất “thôn tính”, trong đó một chủ thể đề nghị mua một số lượng lớn các chứng khoán đủ để chi phối công ty mục tiêu.
Tưởng Mai cảm thấy khó hiểu, “Bị chửi suốt mà Chu Sưởng vẫn còn ra giá thu mua Việt Quan à? Tự dâng cả núi vàng núi bạc cho ông giám đốc bên kia?” Bị chửi xong mua đứt công ty người ta là chuyện chỉ có trong tiểu thuyết, trên thực tế hành động này chẳng có gì khí phách cả, bên được mua kia còn có thể đếm tiền đến mức chuột rút tay.
“Con không biết.” Nói đến đây thì Kinh Hồng cũng xong bữa, anh chậm rãi dùng khăn ăn lau miệng rồi bình thản nói tiếp, “Nhưng con cảm thấy Chu Sưởng sẽ không thật sự làm vậy đâu.”
“Vậy…”
Kinh Hồng đặt khăn ăn sang một bên, tốc độ nói vẫn chậm rì rì, “Theo con thấy, chắc chắn Chu Sưởng đang có ý đồ xấu.”
Vậy mà Tưởng Mai lại bật cười.
Nhưng Kinh Hồng cảm thấy như vậy thật, chắc chắn Chu Sưởng đang định làm gì đó xấu xa.
Việt Quan toang rồi.
***
Ăn tối xong, Kinh Hồng và Kinh Hải Bình cùng xem một chương trình dưỡng sinh, Tưởng Mai lại đi tới nói với Kinh Hồng, “Con trai, con thích ăn đồ ngọt nhất mà, biết con về nhà nên bác Phó lại làm thêm mấy cái bánh ngọt nhỏ đấy.”
“Dạ?” Kinh Hồng nhìn qua bác gái ở trong, “Cảm ơn bác Phó.”
Bác Phó đã lớn tuổi, bà đã làm việc cho gia đình Kinh Hải Bình hai mươi ba năm, tận mắt chứng kiến Kinh Hồng trưởng thành. Hồi đó Kinh Hải Bình và Tưởng Mai quá bận rộn với công việc và luôn về nhà muộn, bác Phó là người đã chăm sóc Kinh Hồng suốt thời trung học. Sau khi ăn nên làm ra, Kinh Hải Bình cũng không học đòi thuê đoàn quản gia như mấy đại gia khác, ông không quen với việc tư bản hóa như vậy. Kinh Hải Bình chỉ thuê thêm một chuyên gia dinh dưỡng, một nhóm đầu bếp và một đội dọn vệ sinh vào mấy năm trước, sau khi bản thân bắt đầu dưỡng già và bác Phó cũng đã cao tuổi mà thôi. Hàng ngày bọn họ sẽ đến làm rồi về, bác Phó chỉ phụ trách những việc ngoài lề.
Kinh Hải Bình từng khinh thường nói rằng nhà Chu Bất Quần rất phù phiếm, khăn ăn gấp hình thiên nga, đũa cũng phải xếp theo hình, quản gia theo phong cách Tây dọn bát đĩa lên thì ngón cái không được chạm vào bát đĩa, phải nâng khay bằng bốn ngón tay mà bát đĩa không được phép lung lay, Chu Bất Quần còn khoe mẽ nói rằng quản gia phải tập luyện bằng bóng bàn, tức là để đầy bóng bàn lên đĩa, quản gia bưng đĩa đi phải không được làm bóng bàn lăn qua lăn lại. Rồi gì mà phải khử trùng ly rượu bằng hơi, phải đảm bảo ly không còn vệt nước sau khi lau… Kinh Hải Bình nói: Không thể chịu nổi. Kinh Hồng hiểu rằng “không thể chịu nổi” đồng nghĩa với “ghét nhất cái đám làm màu”.
Kinh Hồng thích đồ ngọt, hồi trước không thích nhưng mấy năm gần đây đã mở khóa được bản năng của con người, thế là đâm ra thích. Chỉ là khẩu vị của anh là kiểu Trung Quốc, ngọt quá cũng không được. Làm CEO ba mươi hai tuổi, sở thích này có vẻ trẻ con, nhưng may mắn thay anh vẫn có nhà, có người nhà, còn có những người giống như người nhà.
Thực ra “bánh ngọt nhỏ” là bánh su kem, chỉ là lần nào Tưởng Mai cũng gọi là “bánh ngọt nhỏ”.
Kinh Hồng lại nói “Cảm ơn bác Phó” rồi cầm chiếc có vị phô mai muối biển mà anh thích nhất lên. Tuy đã lâu không nấu cơm tối nữa nhưng đôi khi bác Phó vẫn cố gắng làm cho Kinh Hồng vài món mà anh thích. Bà luôn nói chắc chắn Kinh Hồng vẫn thích đồ bà làm nhất.
Kinh Hồng cầm su kem lên rồi rướn cổ cắn một miếng, lớp vỏ ngoài xốp giòn, nhân phô mai mằn mặn lập tức kích thích vị giác của anh.
Rất ngon.
“Kinh Hồng!” Tưởng Mai bỗng tất tả cầm một cái xô hứng đi tới, “Hứng vụn vào đây! Đừng có ăn vãi lung tung!”
Kinh Hồng, “…”
Tưởng Mai nhét cái xô hứng vào giữa đầu gối Kinh Hồng, “Cầm lấy! Vụn bánh khó dọn lắm, đừng có làm vương vãi ra khắp ghế sofa, bác Phó đã hơn sáu mươi tuổi rồi!” Kinh Hải Bình và Tưởng Mai đều thuộc tầng lớp thoát nghèo những năm 60, còn là phần tử trí thức thế hệ trước nên không giống như những người giàu có. Thậm chí những gì mà bọn họ thường ăn và dùng cũng chẳng khác mấy so với người khác.
“Giám đốc Tưởng à,” Kinh Hồng ngoan ngoãn kéo cái xô tới rồi ghẹo người mẹ đã về hưu của mình, “con đã ba mươi hai tuổi rồi. Chắc chắn người khác không biết CEO của Oceanwide ở nhà ăn gì cũng phải dùng xô hứng đâu.”
Tưởng Mai mỉm cười, “Ăn bánh ngọt nhỏ mà rơi vụn ra còn mất mặt hơn ăn bánh ngọt nhỏ phải dùng xô hứng đấy.”
Kinh Hồng ngẫm nghĩ, “Làm gì đến mức đó? Sao con cảm thấy…”
“Đến mức đó đấy.” Vậy mà lúc này Tưởng Mai lại thể hiện ra sự cương quyết cố chấp của một người phụ nữ độc lập, bà ngắt lời Kinh Hồng, “Vậy con muốn bị đối thủ Chu Sưởng của con nhìn thấy mình ăn bánh ngọt nhỏ rơi vụn ra hay là muốn cậu ấy nhìn thấy mình ăn bánh ôm xô hứng? Con thấy vế nào dễ chấp nhận hơn?”
Kinh Hồng đơ luôn.
Phép loại suy kiểu quái gì vậy.
Anh nhìn mẹ bằng đôi mắt suýt nữa thành tam bạch và bị mọi người nói là nặng sát khí của mình, sau đó bất lực hỏi, “Con không chọn vế nào cả, được chưa?”
Hết chương 2.
Lời tác giả:
Mà sự thật là cả hai tình huống đó đều sẽ bị người ta nhìn thấy thôi, thắp nến.
Không hổ là cựu COO của Tập đoàn Oceanwide, năng lực tranh luận siêu mạnh.
Khó Bề Hòa Hợp
Kinh Hồng bước xuống rồi nói với tài xế, “Cậu về trước đi.”
Tài xế hỏi, “Vậy xe thì sao, anh ở lại à?”
“Không cần đâu,” Kinh Hồng nói, “cậu lái về đi. Sáng mai vẫn đón tôi ở Trúc Hương Thanh Vận.” Ý là đêm nay anh vẫn sẽ quay về nhà của mình, cũng chính là căn hộ một mặt bằng rộng hơn ba trăm mét vuông ở khu Trúc Hương Thanh Vận kia. Có điều vì để tiện cho tài xế, anh sẽ không lái chiếc xe này.
“Vâng.” Tài xế đã trở lại với dáng vẻ lịch sự thường ngày, như thể vụ nóng máu khi nãy chỉ là ảo giác của Kinh Hồng, “Vậy giám đốc Kinh đi thong thả.”
***
Kinh Hồng tiến vào cổng chính thì cha mẹ anh là Kinh Hải Bình và Tưởng Mai đã ra đón.
Kinh Hải Bình đã qua tuổi sáu mươi, tóc ông đã bạc nửa đầu nhưng tinh thần vẫn rất tốt, hai má hơi gầy, diện mạo nho nhã cùng cặp kính gọng vàng. Biệt danh “thương nhân nhà Nho” của Kinh Hải Bình tồn tại cũng vì dáng người ông gầy, đường nét gương mặt ôn hòa, khí chất nhã nhặn, tác phong ung dung, chưa kể còn là người duy nhất tốt nghiệp từ Thanh Hoa Bắc Đại trong số những người sáng lập nên “Big 4”.
Ông làm việc tại một viện nghiên cứu trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, đến năm 1997 thì từ chức ra ngoài tự xây dựng sự nghiệp.
Mẹ của Kinh Hồng là Tưởng Mai thì hoàn toàn khác với những gì mọi người tưởng tượng, không phải một bà chủ xinh đẹp dịu dàng mà vốn là nhân viên đời đầu của Oceanwide. Kinh Hải Bình là nhân viên số 0 thì Tưởng Mai là nhân viên số 3, nói cách khác, ngoài Kinh Hải Bình thì Tưởng Mai là người thứ ba gia nhập Oceanwide. Phải biết là hồi những năm 90, một phụ nữ lựa chọn nhảy ra khỏi hệ thống biên chế yên ổn để tham gia vào một công ty nhỏ mới thành lập chỉ có ba người là chuyện cực kỳ khó khăn. Nhưng khi ấy thứ nhất là Tưởng Mai muốn giúp Kinh Hải Bình, thứ hai là cũng thấy được sức mạnh tiềm tàng của Internet ở Trung Quốc. Đó là thời điểm mà chỉ mới hơn một năm kể từ khi bộ bưu chính viễn thông xây dựng đường dây chuyên dụng 64K kết nối với Hoa Kỳ thông qua công ty Sprint của Mỹ và bắt đầu cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho xã hội Trung Quốc. Về sau Oceanwide cho ra mắt trang web cá nhân và email, kể từ đó, số lượng người dùng tăng vọt, xã hội cũng gọi “email” bằng biệt danh trìu mến “y muội”. Cho đến tận trước khi về hưu, Tưởng Mai vẫn là COO (giám đốc điều hành) của Tập đoàn Oceanwide, mà giờ đã nghỉ hưu rồi thì bà vẫn là một nhân tố muốn giúp Kinh Hải Bình. Từ hồi Kinh Hồng còn rất nhỏ, những nhân viên kỳ cựu của Oceanwide đã nói, “Mẹ của cháu trước giờ vẫn luôn là một người phụ nữ mạnh mẽ, ngày sinh cháu vẫn còn làm việc trong văn phòng đấy!”
*Vào ngày 20 tháng 4 năm 1994, một đường dây chuyên dụng quốc tế 64K đã được kết nối với Internet từ trung tâm mạng máy tính của Viện Khoa học Trung Quốc thông qua Tập đoàn Sprint của Hoa Kỳ, nhờ đó Trung Quốc đã chính thức được thế giới công nhận là quốc gia thứ 77 có Internet đầy đủ chức năng.
Kinh Hồng đi vào phòng khách thì thấy đầu bếp đã dọn xong bữa tối, Kinh Hải Bình chú trọng việc dưỡng sinh nên ngoài một nhóm đầu bếp riêng thì còn có một chuyên viên dinh dưỡng thiết kế thực đơn.
“Thay đồ rồi ăn cơm nhé?” Tưởng Mai hỏi.
“Vâng, con xong ngay đây.” Kinh Hồng vừa lên tầng vừa cởi cúc. Hôm nay anh mặc một chiếc sơ mi màu xanh đậm, Oceanwide làm về mảng Internet nên CEO cũng không cần phải đóng bộ comple từ sáng đến tối, mặc business casual* là được.
*Business casual là phong cách được áp dụng bởi đa số những người làm văn phòng ở các nước phương Tây từ những năm 1990. Đây là thuật ngữ chỉ kiểu trang phục không quá trang trọng như suit nhưng vẫn tạo ấn tượng chuyên nghiệp và phong thái của một người làm kinh doanh.
Khi anh quay xuống phòng ăn thì Kinh Hải Bình và Tưởng Mai đã ngồi chờ sẵn.
Kinh Hải Bình hỏi về tình hình gần đây của Oceanwide, Kinh Hồng cũng trả lời từng câu một. Thực ra kể từ sau khi rời khỏi ghế CEO và chuyển sang làm chủ tịch hội đồng quản trị của Oceanwide, Kinh Hải Bình vẫn thường xuyên hỏi về tình hình của tập đoàn, hồi đầu Kinh Hồng phải hỏi ý kiến cha mình rất nhiều, nhưng dần dần bản thân anh đã có thể xử lý mọi việc một cách trơn tru, cập nhật về “tình hình dạo này” trên bàn cơm một chút là được, Kinh Hải Bình cũng sẽ không nhận xét gì thêm.
Nói xong chuyện của công ty, Kinh Hồng lại chuyển chủ đề sang vụ chạm mặt khi nãy.
Quả nhiên Kinh Hải Bình lập tức tỏ ra chán ghét, “Chu Sưởng giống y thằng bố nó. Cái xe ấy là của Chu Bất Quần, sau khi Chu Bất Quần lui về thì con trai lão dùng luôn.”
Kinh Hồng, “… Vâng.” Chỉ là một cái xe mà thôi, chẳng có gì đáng nói.
Trên thực tế, Kinh Hồng cũng chưa thấy Chu Sưởng làm chuyện gì vượt quá giới hạn.
Kinh Hải Bình lại nói, “Con mới nói hai đứa lại đánh nhau vì hợp đồng của Côn Bằng và Hoa Vi à…” Kinh Hải Bình thở dài, “Sau vụ uống say, thằng nhóc Chu Sưởng đó khá kín đáo hồi mới tiếp quản, khi ấy ba còn tưởng nó chỉ là đứa giá áo túi cơm không được tích sự gì, ai ngờ dạo này càng ngày càng quyết liệt.”
“Về chuyện này thì con lại hiểu.” Kinh Hồng ăn một miếng vịt quay, “Chuyện đã qua một năm rưỡi rồi mà cũng không thấy động tĩnh gì sau đó. Nếu giờ không hành động quyết liệt thì thị trường sẽ rơi vào tay chúng ta hết, tương lai Thanh Huy cũng đi tong luôn. Cậu ta sẽ không thể từ bỏ cạnh tranh chỉ vì một chút rủi ro. Quả thực cậu ta đã làm khó chúng ta trong suốt nửa năm qua.”
Tưởng Mai nghe xong thì cười nói, “Giống nhau nên hiểu nhau ghê.”
Kinh Hồng cạn lời, anh hỏi lại, “Gì chứ?”
Kinh Hải Bình nhấp một ngụm rượu vang nhỏ, sau đó ông chợt nói, “Thấy rượu vang, ba lại nhớ đến một chuyện hồi Chu Bất Quần mới gây dựng sự nghiệp.”
Kinh Hồng cũng tiếp lời, “Là gì ạ?”
“Ba chưa kể à?” Kinh Hải Bình cũng không chắc chắn lắm, “Chắc là tầm năm 99? Hay năm bao nhiêu ấy, Thanh Huy tổ chức cuộc họp thường niên của công ty và mời tất cả các nhà lãnh đạo thành phố đến.”
Kinh Hồng nói, “Chưa kể đâu, ba nói tiếp đi.” Kinh Hồng đã từng kể rất nhiều “phốt” của Chu Bất Quần, nhưng đúng là chưa từng nói đến chuyện này. Kinh Hồng có trí nhớ tốt nên anh rất chắc chắn.
“Ừ, vậy để ba kể tiếp.” Kinh Hải Bình lại nhấp một ngụm, “Tiết mục khép lại ngày hôm đó là do chính Chu Bất Quần biểu diễn! Lão cứ thế này, như này này, cầm một ly rượu vang vừa hát vừa đi trên sân khấu.” Kinh Hải Bình nhập vai sống động như thật.
Kinh Hồng hỏi, “Sau đó thì sao ạ?”
Kinh Hải Bình kể tiếp, “Sau đó á, đang hát thì Chu Bất Quần đi xuống. Lão cầm ly rượu vừa hát vừa đi tới trước mặt một vị lãnh đạo… Đến khi hát tới câu cuối cùng thì Chu Bất Quần quỳ xuống, giơ ly rượu lên mời lãnh đạo… Con đoán xem tối hôm đó lão hát bài gì?”
“Con không đoán được.” Kinh Hồng bỏ qua luôn, “Con không biết mấy bài hồi những năm 90 đâu.”
Kinh Hải Bình nói xong còn chêm thêm một câu thịnh hành trên mạng bây giờ, “Ba quỳ luôn!”
Kinh Hồng nghe xong, vậy mà lại bật cười thành tiếng.
Anh nói, “Tuy con sẽ không làm như vậy, nhưng con thấy rất hài.”
Kinh Hải Bình lắc đầu rồi nói, “May mà Chu Bất Quần là sinh viên nên mới làm cái việc đó được.”
Từ lời của những nhân viên kỳ cựu trong Oceanwide, từ lâu Kinh Hải Bình đã biết giới hạn dưới của đứa con trai này thấp hơn ông rất nhiều, thủ đoạn cũng hiểm hơn ông. Nhưng ông không thể can thiệp vào bất cứ chuyện gì vì thương trường hôm nay tàn khốc hơn thời của ông rất nhiều. Hồi những năm 90, đâu đâu cũng là vàng ròng, về cơ bản thì chỉ cần có ý tưởng tốt và sản phẩm tốt thì chắc chắn sẽ thành công. Ông hiểu rõ trong lòng, chỉ cần con trai không đi chệch khỏi phương hướng tổng thể là sẽ ổn.
Nói về chuyện “Ba chén rượu ngon kính dâng người thân”, Kinh Hồng thật sự cảm thấy buồn cười. A dua nịnh hót mà thôi, vốn chẳng là gì so với những chuyện tệ hại mà Chu Bất Quần từng làm. Nhưng Kinh Hồng cũng hiểu thái độ chán ghét của cha mình. Cha anh sinh vào những năm 60, là người tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, có lý tưởng và hoài bão, luôn được gọi là “thương nhân nhà Nho”, vậy nên ông không thích những doanh nhân đầu cơ không có danh dự là chuyện quá bình thường. Đương nhiên cha anh ghét Chu Bất Quần chủ yếu là vì những lý do khác, ví dụ như ăn cắp ý tưởng sản phẩm của những công ty mới thành lập, hoặc là cố tống những nhà báo từng chỉ trích phê bình mình vào tù v.v. Chu Bất Quần còn bị gọi là “cha đẻ của quảng cáo sai sự thật” vì từng làm một “liên minh quảng cáo”. Dù gì Kinh Hải Bình cũng là doanh nhân, cũng chưa đến mức nảy sinh ác cảm với một người vì người đó “khom lưng khuỵu gối”, ông không ấu trĩ như thế.
Kinh Hồng nghĩ một lát lại hỏi, “Cuối cùng thì sao ạ, vị lãnh đạo đó có uống không?”
Kinh Hải Bình phẫn nộ nói, “Uống chứ. Một hơi cạn ly luôn. Thời đó không giống với bây giờ, với một số người thì chiêu này vẫn hữu dụng.”
Kinh Hồng lại cười phì một tiếng. Không phải vì cái kết nực cười của câu chuyện này mà là vì dáng vẻ buồn cười của cha mình.
“Hồi đầu Chu Bất Quần cứ như con chó pug ấy.” Kinh Hải Bình không hổ là sinh viên xuất sắc của Thanh Hoa, đi xa vậy rồi vẫn quay được về chủ đề chính, ông vung tay lên và nói, “Về sau công việc làm ăn phát đạt, cảm thấy tương lai hứa hẹn, thấy bản thân rất giỏi nên bắt đầu khoe mẽ, còn chơi cả Maybach. Bầy đàn bu vào, huênh hoang tự mãn, dường như không ai nhớ cái hồi lão như con chó pug kia nữa.”
Đỉnh thật, Kinh Hồng thầm nhủ trong lòng: Đã quay về Maybach rồi.
Bỗng nhiên Tưởng Mai lên tiếng, “Hình như gần đây Chu Sưởng mới thu mua Việt Quan nhỉ?”
Kinh Hồng gật đầu, “Vâng.”
Kinh Hồng và Kinh Hải Bình đều rất thích cảm giác khi mẹ/vợ mình có thể tham gia vào chủ đề công việc. Trong các gia đình doanh nghiệp bình thường, dường như chủ đề nói chuyện của bà chủ chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày.
“Lạ thật.” Tưởng Mai lại hỏi, “Chẳng phải ông chủ của Việt Quan vẫn luôn chửi Chu Sưởng mà? Sao Chu Sưởng còn muốn thu mua công ty đó?”
Việt Quan là mạng xã hội ra đời sớm nhất của Trung Quốc, còn Thanh Huy khởi đầu là một công cụ tìm kiếm, trước đó còn có đợt suýt văng ra khỏi “Big 4 Tech”. Nhưng mấy năm trước, Thanh Huy đã trở lại vị thế hàng đầu một lần nữa nhờ vào dịch vụ web* điện toán đám mây cùng với mạng xã hội video, thậm chí còn vượt qua hai công ty còn lại để xếp ngang hàng với Oceanwide. Điểm tăng trưởng lớn nhất của Thanh Huy hiện nay là điện toán đám mây và mạng xã hội dựa trên video, vì vậy ông chủ của Việt Quan vẫn luôn chửi Chu Sưởng, dù gì cũng có xung đột lợi ích trực tiếp.
Nhưng không ai ngờ tới, vậy mà Chu Sưởng lại đột nhiên đề xuất việc mua lại toàn bộ công ty Việt Quan, thậm chí còn đưa ra một lời chào mua công khai* có điều kiện, chưa kể cái giá đề xuất còn rất hấp dẫn đối với nhóm cổ đông. Ban đầu ông chủ Việt Quan sốt xình xịch đi khắp nơi tìm cách mua ngược lại quyền kiểm soát, kêu gọi cổ đông tuyệt đối đừng bán cổ phần cho Chu Sưởng, nhưng vào một buổi tối, ông chủ nọ đột nhiên sáng dạ và cảm thấy, “Không đúng, chờ chút, Chu Sưởng bằng lòng chi nhiều tiền như vậy thì tội gì mình không bán? Đừng nói những cổ đông khác muốn bán mà chính mình cũng rất muốn bán ấy chứ!” Thế là ban giám đốc của Việt Quan bỗng nhiên thay đổi quyết định và chấp nhận lời đề nghị của Thanh Huy.
*Chào mua công khai là việc tổ chức, cá nhân đề nghị công khai về việc mua mua một phần (hoặc toàn bộ) số cổ phiếu của một công ty đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của một quỹ đóng. Đây là một dạng mua có tính chất “thôn tính”, trong đó một chủ thể đề nghị mua một số lượng lớn các chứng khoán đủ để chi phối công ty mục tiêu.
Tưởng Mai cảm thấy khó hiểu, “Bị chửi suốt mà Chu Sưởng vẫn còn ra giá thu mua Việt Quan à? Tự dâng cả núi vàng núi bạc cho ông giám đốc bên kia?” Bị chửi xong mua đứt công ty người ta là chuyện chỉ có trong tiểu thuyết, trên thực tế hành động này chẳng có gì khí phách cả, bên được mua kia còn có thể đếm tiền đến mức chuột rút tay.
“Con không biết.” Nói đến đây thì Kinh Hồng cũng xong bữa, anh chậm rãi dùng khăn ăn lau miệng rồi bình thản nói tiếp, “Nhưng con cảm thấy Chu Sưởng sẽ không thật sự làm vậy đâu.”
“Vậy…”
Kinh Hồng đặt khăn ăn sang một bên, tốc độ nói vẫn chậm rì rì, “Theo con thấy, chắc chắn Chu Sưởng đang có ý đồ xấu.”
Vậy mà Tưởng Mai lại bật cười.
Nhưng Kinh Hồng cảm thấy như vậy thật, chắc chắn Chu Sưởng đang định làm gì đó xấu xa.
Việt Quan toang rồi.
***
Ăn tối xong, Kinh Hồng và Kinh Hải Bình cùng xem một chương trình dưỡng sinh, Tưởng Mai lại đi tới nói với Kinh Hồng, “Con trai, con thích ăn đồ ngọt nhất mà, biết con về nhà nên bác Phó lại làm thêm mấy cái bánh ngọt nhỏ đấy.”
“Dạ?” Kinh Hồng nhìn qua bác gái ở trong, “Cảm ơn bác Phó.”
Bác Phó đã lớn tuổi, bà đã làm việc cho gia đình Kinh Hải Bình hai mươi ba năm, tận mắt chứng kiến Kinh Hồng trưởng thành. Hồi đó Kinh Hải Bình và Tưởng Mai quá bận rộn với công việc và luôn về nhà muộn, bác Phó là người đã chăm sóc Kinh Hồng suốt thời trung học. Sau khi ăn nên làm ra, Kinh Hải Bình cũng không học đòi thuê đoàn quản gia như mấy đại gia khác, ông không quen với việc tư bản hóa như vậy. Kinh Hải Bình chỉ thuê thêm một chuyên gia dinh dưỡng, một nhóm đầu bếp và một đội dọn vệ sinh vào mấy năm trước, sau khi bản thân bắt đầu dưỡng già và bác Phó cũng đã cao tuổi mà thôi. Hàng ngày bọn họ sẽ đến làm rồi về, bác Phó chỉ phụ trách những việc ngoài lề.
Kinh Hải Bình từng khinh thường nói rằng nhà Chu Bất Quần rất phù phiếm, khăn ăn gấp hình thiên nga, đũa cũng phải xếp theo hình, quản gia theo phong cách Tây dọn bát đĩa lên thì ngón cái không được chạm vào bát đĩa, phải nâng khay bằng bốn ngón tay mà bát đĩa không được phép lung lay, Chu Bất Quần còn khoe mẽ nói rằng quản gia phải tập luyện bằng bóng bàn, tức là để đầy bóng bàn lên đĩa, quản gia bưng đĩa đi phải không được làm bóng bàn lăn qua lăn lại. Rồi gì mà phải khử trùng ly rượu bằng hơi, phải đảm bảo ly không còn vệt nước sau khi lau… Kinh Hải Bình nói: Không thể chịu nổi. Kinh Hồng hiểu rằng “không thể chịu nổi” đồng nghĩa với “ghét nhất cái đám làm màu”.
Kinh Hồng thích đồ ngọt, hồi trước không thích nhưng mấy năm gần đây đã mở khóa được bản năng của con người, thế là đâm ra thích. Chỉ là khẩu vị của anh là kiểu Trung Quốc, ngọt quá cũng không được. Làm CEO ba mươi hai tuổi, sở thích này có vẻ trẻ con, nhưng may mắn thay anh vẫn có nhà, có người nhà, còn có những người giống như người nhà.
Thực ra “bánh ngọt nhỏ” là bánh su kem, chỉ là lần nào Tưởng Mai cũng gọi là “bánh ngọt nhỏ”.
Kinh Hồng lại nói “Cảm ơn bác Phó” rồi cầm chiếc có vị phô mai muối biển mà anh thích nhất lên. Tuy đã lâu không nấu cơm tối nữa nhưng đôi khi bác Phó vẫn cố gắng làm cho Kinh Hồng vài món mà anh thích. Bà luôn nói chắc chắn Kinh Hồng vẫn thích đồ bà làm nhất.
Kinh Hồng cầm su kem lên rồi rướn cổ cắn một miếng, lớp vỏ ngoài xốp giòn, nhân phô mai mằn mặn lập tức kích thích vị giác của anh.
Rất ngon.
“Kinh Hồng!” Tưởng Mai bỗng tất tả cầm một cái xô hứng đi tới, “Hứng vụn vào đây! Đừng có ăn vãi lung tung!”
Kinh Hồng, “…”
Tưởng Mai nhét cái xô hứng vào giữa đầu gối Kinh Hồng, “Cầm lấy! Vụn bánh khó dọn lắm, đừng có làm vương vãi ra khắp ghế sofa, bác Phó đã hơn sáu mươi tuổi rồi!” Kinh Hải Bình và Tưởng Mai đều thuộc tầng lớp thoát nghèo những năm 60, còn là phần tử trí thức thế hệ trước nên không giống như những người giàu có. Thậm chí những gì mà bọn họ thường ăn và dùng cũng chẳng khác mấy so với người khác.
“Giám đốc Tưởng à,” Kinh Hồng ngoan ngoãn kéo cái xô tới rồi ghẹo người mẹ đã về hưu của mình, “con đã ba mươi hai tuổi rồi. Chắc chắn người khác không biết CEO của Oceanwide ở nhà ăn gì cũng phải dùng xô hứng đâu.”
Tưởng Mai mỉm cười, “Ăn bánh ngọt nhỏ mà rơi vụn ra còn mất mặt hơn ăn bánh ngọt nhỏ phải dùng xô hứng đấy.”
Kinh Hồng ngẫm nghĩ, “Làm gì đến mức đó? Sao con cảm thấy…”
“Đến mức đó đấy.” Vậy mà lúc này Tưởng Mai lại thể hiện ra sự cương quyết cố chấp của một người phụ nữ độc lập, bà ngắt lời Kinh Hồng, “Vậy con muốn bị đối thủ Chu Sưởng của con nhìn thấy mình ăn bánh ngọt nhỏ rơi vụn ra hay là muốn cậu ấy nhìn thấy mình ăn bánh ôm xô hứng? Con thấy vế nào dễ chấp nhận hơn?”
Kinh Hồng đơ luôn.
Phép loại suy kiểu quái gì vậy.
Anh nhìn mẹ bằng đôi mắt suýt nữa thành tam bạch và bị mọi người nói là nặng sát khí của mình, sau đó bất lực hỏi, “Con không chọn vế nào cả, được chưa?”
Hết chương 2.
Lời tác giả:
Mà sự thật là cả hai tình huống đó đều sẽ bị người ta nhìn thấy thôi, thắp nến.
Không hổ là cựu COO của Tập đoàn Oceanwide, năng lực tranh luận siêu mạnh.
Khó Bề Hòa Hợp
Đánh giá:
Truyện Khó Bề Hòa Hợp
Story
Chương 2: Chu Sưởng
10.0/10 từ 28 lượt.