Hồ Sơ Bí Ẩn
Chương 758: Đại học dân khánh (2)
121@-Có điều, bài trí trong vườn trường của Đại học Dân Khánh thực ra chẳng liên quan gì đến chúng tôi cả. Chúng tôi cũng chỉ đi loanh quanh ở một khu vực cổ nhất nơi này, còn những phân khu khác thì thực sự hơi xa.
Phân khu được xem là cổ nhất và cũng là nơi được xây dựng sớm nhất, thiết kế của nó mang phong cách vườn trường cổ điển, các tòa nhà cùng lắm là năm sáu tầng, không có tòa lầu cao, có một vài tòa nhà vừa nhìn vào đã biết lâu năm rồi, có một số nơi sau khi trải qua một phen tu sửa thì toàn bộ hình dáng vẫn giữ được hơi thở thời đại.
Ngoài ra còn có dải cây xanh trong vườn trường.
Trường Đại học Dân Khánh thành lập cũng một hai trăm năm rồi. Lúc thành lập đương nhiên không phải là đại học mang tính tổng hợp theo hướng hiện đại hóa, thời đó cũng không có các phân khu chiếm diện tích lớn như thế. Trong khuôn viên trường cũng chẳng có cảnh quan và cây cối đáng kể. Nhưng sau một hai trăm năm này, trong số cây cối được trồng sau đó đã có những loại quý hiếm có tiếng.
Dọc đường đi, chúng tôi bắt gặp vài cây cổ thụ được vây tròn, bên cạnh đặt một tấm biển giới thiệu.
Tiếp tục đi, chúng tôi tới khu vực trường học được xây dựng sớm nhất và bảo tồn đến ngày nay của Đại học Dân Khánh.
Chỉ có một tòa nhà một tầng bằng gỗ kiểu cổ nằm dưới bóng cây râm mát, nhìn vào rất có phong cách riêng.
Ở ngay cổng treo biển “bảo tàng trưng bày lịch sử trường”. Chỗ này rõ ràng đã được sửa sang lại, không còn làm giảng đường và văn phòng nữa, mà trở thành một tòa nhà tựa như viện bảo tàng.
Đúng lúc này bảo tàng trưng bày lịch sử trường đang mở cửa, có không ít người tham quan trong ấy, phần đông là người trung niên, khá ít sinh viên. Tôi nghĩ chắc họ đều là phụ huynh đưa con em đi thi.
Chúng tôi cũng vào tham quan một vòng.
Trong bảo tàng, hình ảnh cũ không ít, còn có cả những văn kiện của chính phủ có liên quan đến Đại học Dân Khánh và các văn kiện thông báo được lưu hành trong trường. Trên bảng tóm tắt quá trình phát triển có ghi lại những đợt cải cách thay đổi trọng đại của trường. Ngoài ra, còn có nội dung giới thiệu của cựu sinh viên khóa trước. Đại học Dân Khánh trước thời Kiến quốc thực sự từng cho ra lò một vài người rất nổi tiếng, được nằm trong danh nhân lịch sử của sách giáo khoa tiểu học và trung học. Sau thời Kiến quốc, thành tích giáo dục của Đại học Dân Khánh vẫn rất nổi bật, mấy năm gần đây còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Nhưng có lẽ vì đã chìm dần vào trong sự lắng đọng của thời gian và cũng có lẽ vì tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên tên tuổi của các cựu sinh viên đó đã không còn nổi bật nữa.
Chúng tôi dạo một vòng, ngay lúc đi ra từ cửa sau của bảo tàng trưng bày liền nhìn thấy một đám người không giống chúng tôi.
“Chụp ảnh cưới à.” Gã Béo xuýt xoa.
Đám người đang ở phía sau bảo tàng trưng bày lịch sử khiến người ta dễ dàng đoán định được thân phận và chiếc áo cưới màu trắng của cô dâu là một minh chứng rõ ràng nhất.
Tí Còi liếc nhìn Gã Béo một cái: “Có phải ngày vui của cậu cũng sắp đến rồi không?”
Gã Béo đỏ mặt, bối rối nói: “Tôi cảm thấy Duyệt Duyệt rất tốt, nhưng chúng tôi yêu nhau chưa được bao lâu…”
Quách Ngọc Khuyết tỏ ra cực kì hứng thú với đề tài này: “Thật không? Hai người chưa về ra mắt hai bên phải không?”
“Ừ. Anh cũng đang nghĩ sắp tới chắc phải gặp hai bên một lần.” Gã Béo thành thật nói.
Chúng tôi không chú ý mấy đến cái đám chụp hình bên kia.
Đến khuôn viên vườn trường để chụp hình thật ra chẳng phải là chuyện gì lạ.
Chúng tôi không nán lại xem, đang định vòng qua để rời đi. Nhưng xung quanh chỗ đó còn có nhiều người đang hiếu kì đứng xem. Đặc biệt là mấy dì mấy chú, chắc là chưa từng trải nghiệm cảm giác đến vườn trường chụp ảnh cưới là như thế nào.
Tôi chợt nghe thấy hai dì trung niên, vừa đứng sau lưng thợ chụp ảnh để xem, vừa không ngừng ngậm ngùi cảm thán:
“Tiểu Ngô bao giờ đãi rượu mừng đây?”
“Chắc phải sang năm. Hình như năm nay chưa đặt được nhà hàng.”
“Thời gian này đang mùa cưới mà.”
“Còn không phải à…”
Xem ra là người quen.
Trong lòng tôi thoáng xẹt qua một ý niệm, nhưng chưa nghĩ ngợi gì nhiều.
Năm người chúng tôi đã đi trọn một vòng, trở lại cổng trường Đại học Dân Khánh.
Đây đương nhiên là cổng chính của trường, tính ra thì cũng đã lâu năm rồi, nhưng không xưa cũ bằng bảo tàng trưng bày lịch sử khi nãy.
Tiết Tĩnh Duyệt đang đứng đợi chúng tôi ở đây.
Gã Béo là tích cực nhất, vội vàng bước đến, cái bụng run lên từng đợt. Tiết Tĩnh Duyệt không biết vì nhìn thấy bạn trai, hay đang nhìn cái bụng của bạn trai, mà bụm miệng cười tủm tỉm.
Chúng tôi chào hỏi nhau, Tiết Tĩnh Duyệt liền hỏi thăm thi đợt hai của em gái tôi.
Tôi nhìn đồng hồ nói: “Chắc vẫn phải đợi lát nữa cũng nên.”
Giờ mới trôi qua hơn một tiếng đồng hồ. Cuộc thi đông người như thế, dù đã chia chuyên ngành nhưng cũng không thể nhanh được. Huống hồ Tài chính là chuyên ngành lớn, người đăng kí cũng khá nhiều.
Chúng tôi vừa trò chuyện vừa đi ngược trở lại.
Chỗ thi của kỳ thi đợt hai lần này nằm ở lầu giảng đường chính của Đại học Dân Khánh, một tòa nhà 5 tầng đối ứng với cổng chính của trường, vẻ ngoài ngay ngắn, không có gì đặc sắc nhưng khiến người ta vừa nhìn vào đã biết ngay là trường học.
Lúc này số phụ huynh đợi ở cổng chính đã đông lên, một số là đi ra từ tòa giảng đường nhỏ hơn một chút ở bên cạnh. Tòa lầu đó là nơi nghỉ ngơi do nhà trường chuẩn bị cho phụ huynh học sinh nghỉ ngơi. Cũng chỉ có Đại học Dân Khánh mới đủ hào phóng dành hẳn một tòa lầu giảng đường cho các phụ huynh đưa con em đi thi nghỉ ngơi.
Có không ít các thí sinh lần lượt đi ra sau khi thi xong.
Tôi đoán là em gái chắc cũng sắp ra rồi.
Lúc này bên ngoài trường học vang lên tiếng xe cảnh sát và xe cứu thương.
Ban đầu thì tôi cũng không để tâm, nhưng những âm thanh ấy mỗi lúc một gần hơn khiến cả đám không khỏi quay đầu lại.
Không chỉ chúng tôi, một số phụ huynh đang đứng đợi gần cổng và các thí sinh đã thi xong cũng đều nhìn về phía cổng trường.
Bây giờ có một số giáo viên và nhân viên tình nguyện chạy đến hướng dẫn giữ trật tự và yêu cầu những người đang đứng gần cổng nhường lối cho xe chạy vào.
Chúng tôi theo sự hướng dẫn tránh ra, thoáng chốc đã nhìn thấy xe cảnh sát và xe cứu thương chạy vào trong trường.
Có xe cứu thương đã đành, còn có cả xe cảnh sát nữa, khiến chúng tôi không khỏi đưa mắt nhìn nhau.
Những người đang đứng đợi ở đây bắt đầu phát ra những âm thanh xì xầm bàn tán. Có người liền hỏi thăm các giáo viên và nhân viên tình nguyện, nhưng họ kỳ thực cũng chẳng biết xảy ra chuyện gì.
Địa điểm xảy ra rõ ràng không phải ở đây, mà là ở khu trường học bên trong.
“Anh à, mọi người đang nhìn gì vậy?”
Tiếng của em gái khiến tôi quay đầu lại.
Nó tỏ ra rất tò mò, trông mắt theo hướng chúng tôi đang nhìn: “Hình như lúc nãy nghe thấy tiếng xe cứu thương.”
“Ừ. Em thi sao rồi?” Tôi chuyển đề tài ngay.
Nhỏ em cũng không quan tâm chuyện đó nữa, ríu rít nhắc lại mấy câu hỏi mà giáo viên hỏi khi thi vấn đáp.
Kỳ thi ứng tuyển tự do, đề bài là do nhà trường tự đưa ra, hay nói một cách chính xác hơn là do giáo viên phỏng vấn tự ra đề, hơn nữa không ràng buộc bởi các quy chế thi chính quy, hoàn toàn có thể hình dung như ngựa hoang thoát cương vậy.
Tí Còi đối với chuyện này rất rành rọt, bàn tán xôn xao với nhỏ em về chủ đề này, còn pha trò khiến nó cười toe toét. Quách Ngọc Khiết chốc chốc cũng chen vào một vài câu.
Chúng tôi quyết định trưa nay sẽ đi ăn trên con đường ăn uống bên cạnh trường Đại học Dân Khánh.
Đến trường mà không đến con đường bán các món ăn vặt này thì là một thiếu sót lớn.
Con đường ăn vặt của Đại học Dân Khánh cũng tương tự như các trường khác, hai bên đường đầy các quán ăn, đủ các loại thức ăn vặt được cho là không tốt với sức khỏe, có thể nói là muốn gì có đó.
Chúng tôi chọn một quán thịt nướng. Đến giữa trưa thì các quán bán món nướng đã bắt đầu bán, tưng bừng tấp nập và cũng chỉ vùng gần trường đại học mới có.
Chủ quán là một người đàn ông trung niên râu ria xồm xoàm, trong quán được phép mang đồ ăn bên ngoài vào.
Lúc này trong quán đã đông nghẹt, ông chủ xếp thêm bàn ghế nhựa ra tận lề đường. Chúng tôi cũng chọn đại một bàn trống, sau khi chọn món xong, nhỏ em và mấy chị em phụ nữ muốn đi đến tiệm trước mặt mua đồ uống và món ngọt, để đám đàn ông con trai ở lại giữ chỗ.
Hồ Sơ Bí Ẩn
Phân khu được xem là cổ nhất và cũng là nơi được xây dựng sớm nhất, thiết kế của nó mang phong cách vườn trường cổ điển, các tòa nhà cùng lắm là năm sáu tầng, không có tòa lầu cao, có một vài tòa nhà vừa nhìn vào đã biết lâu năm rồi, có một số nơi sau khi trải qua một phen tu sửa thì toàn bộ hình dáng vẫn giữ được hơi thở thời đại.
Ngoài ra còn có dải cây xanh trong vườn trường.
Trường Đại học Dân Khánh thành lập cũng một hai trăm năm rồi. Lúc thành lập đương nhiên không phải là đại học mang tính tổng hợp theo hướng hiện đại hóa, thời đó cũng không có các phân khu chiếm diện tích lớn như thế. Trong khuôn viên trường cũng chẳng có cảnh quan và cây cối đáng kể. Nhưng sau một hai trăm năm này, trong số cây cối được trồng sau đó đã có những loại quý hiếm có tiếng.
Dọc đường đi, chúng tôi bắt gặp vài cây cổ thụ được vây tròn, bên cạnh đặt một tấm biển giới thiệu.
Tiếp tục đi, chúng tôi tới khu vực trường học được xây dựng sớm nhất và bảo tồn đến ngày nay của Đại học Dân Khánh.
Chỉ có một tòa nhà một tầng bằng gỗ kiểu cổ nằm dưới bóng cây râm mát, nhìn vào rất có phong cách riêng.
Ở ngay cổng treo biển “bảo tàng trưng bày lịch sử trường”. Chỗ này rõ ràng đã được sửa sang lại, không còn làm giảng đường và văn phòng nữa, mà trở thành một tòa nhà tựa như viện bảo tàng.
Đúng lúc này bảo tàng trưng bày lịch sử trường đang mở cửa, có không ít người tham quan trong ấy, phần đông là người trung niên, khá ít sinh viên. Tôi nghĩ chắc họ đều là phụ huynh đưa con em đi thi.
Chúng tôi cũng vào tham quan một vòng.
Trong bảo tàng, hình ảnh cũ không ít, còn có cả những văn kiện của chính phủ có liên quan đến Đại học Dân Khánh và các văn kiện thông báo được lưu hành trong trường. Trên bảng tóm tắt quá trình phát triển có ghi lại những đợt cải cách thay đổi trọng đại của trường. Ngoài ra, còn có nội dung giới thiệu của cựu sinh viên khóa trước. Đại học Dân Khánh trước thời Kiến quốc thực sự từng cho ra lò một vài người rất nổi tiếng, được nằm trong danh nhân lịch sử của sách giáo khoa tiểu học và trung học. Sau thời Kiến quốc, thành tích giáo dục của Đại học Dân Khánh vẫn rất nổi bật, mấy năm gần đây còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Nhưng có lẽ vì đã chìm dần vào trong sự lắng đọng của thời gian và cũng có lẽ vì tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên tên tuổi của các cựu sinh viên đó đã không còn nổi bật nữa.
Chúng tôi dạo một vòng, ngay lúc đi ra từ cửa sau của bảo tàng trưng bày liền nhìn thấy một đám người không giống chúng tôi.
“Chụp ảnh cưới à.” Gã Béo xuýt xoa.
Đám người đang ở phía sau bảo tàng trưng bày lịch sử khiến người ta dễ dàng đoán định được thân phận và chiếc áo cưới màu trắng của cô dâu là một minh chứng rõ ràng nhất.
Tí Còi liếc nhìn Gã Béo một cái: “Có phải ngày vui của cậu cũng sắp đến rồi không?”
Gã Béo đỏ mặt, bối rối nói: “Tôi cảm thấy Duyệt Duyệt rất tốt, nhưng chúng tôi yêu nhau chưa được bao lâu…”
Quách Ngọc Khuyết tỏ ra cực kì hứng thú với đề tài này: “Thật không? Hai người chưa về ra mắt hai bên phải không?”
“Ừ. Anh cũng đang nghĩ sắp tới chắc phải gặp hai bên một lần.” Gã Béo thành thật nói.
Chúng tôi không chú ý mấy đến cái đám chụp hình bên kia.
Đến khuôn viên vườn trường để chụp hình thật ra chẳng phải là chuyện gì lạ.
Chúng tôi không nán lại xem, đang định vòng qua để rời đi. Nhưng xung quanh chỗ đó còn có nhiều người đang hiếu kì đứng xem. Đặc biệt là mấy dì mấy chú, chắc là chưa từng trải nghiệm cảm giác đến vườn trường chụp ảnh cưới là như thế nào.
Tôi chợt nghe thấy hai dì trung niên, vừa đứng sau lưng thợ chụp ảnh để xem, vừa không ngừng ngậm ngùi cảm thán:
“Tiểu Ngô bao giờ đãi rượu mừng đây?”
“Chắc phải sang năm. Hình như năm nay chưa đặt được nhà hàng.”
“Thời gian này đang mùa cưới mà.”
“Còn không phải à…”
Xem ra là người quen.
Trong lòng tôi thoáng xẹt qua một ý niệm, nhưng chưa nghĩ ngợi gì nhiều.
Năm người chúng tôi đã đi trọn một vòng, trở lại cổng trường Đại học Dân Khánh.
Đây đương nhiên là cổng chính của trường, tính ra thì cũng đã lâu năm rồi, nhưng không xưa cũ bằng bảo tàng trưng bày lịch sử khi nãy.
Tiết Tĩnh Duyệt đang đứng đợi chúng tôi ở đây.
Gã Béo là tích cực nhất, vội vàng bước đến, cái bụng run lên từng đợt. Tiết Tĩnh Duyệt không biết vì nhìn thấy bạn trai, hay đang nhìn cái bụng của bạn trai, mà bụm miệng cười tủm tỉm.
Chúng tôi chào hỏi nhau, Tiết Tĩnh Duyệt liền hỏi thăm thi đợt hai của em gái tôi.
Tôi nhìn đồng hồ nói: “Chắc vẫn phải đợi lát nữa cũng nên.”
Giờ mới trôi qua hơn một tiếng đồng hồ. Cuộc thi đông người như thế, dù đã chia chuyên ngành nhưng cũng không thể nhanh được. Huống hồ Tài chính là chuyên ngành lớn, người đăng kí cũng khá nhiều.
Chúng tôi vừa trò chuyện vừa đi ngược trở lại.
Chỗ thi của kỳ thi đợt hai lần này nằm ở lầu giảng đường chính của Đại học Dân Khánh, một tòa nhà 5 tầng đối ứng với cổng chính của trường, vẻ ngoài ngay ngắn, không có gì đặc sắc nhưng khiến người ta vừa nhìn vào đã biết ngay là trường học.
Lúc này số phụ huynh đợi ở cổng chính đã đông lên, một số là đi ra từ tòa giảng đường nhỏ hơn một chút ở bên cạnh. Tòa lầu đó là nơi nghỉ ngơi do nhà trường chuẩn bị cho phụ huynh học sinh nghỉ ngơi. Cũng chỉ có Đại học Dân Khánh mới đủ hào phóng dành hẳn một tòa lầu giảng đường cho các phụ huynh đưa con em đi thi nghỉ ngơi.
Có không ít các thí sinh lần lượt đi ra sau khi thi xong.
Tôi đoán là em gái chắc cũng sắp ra rồi.
Lúc này bên ngoài trường học vang lên tiếng xe cảnh sát và xe cứu thương.
Ban đầu thì tôi cũng không để tâm, nhưng những âm thanh ấy mỗi lúc một gần hơn khiến cả đám không khỏi quay đầu lại.
Không chỉ chúng tôi, một số phụ huynh đang đứng đợi gần cổng và các thí sinh đã thi xong cũng đều nhìn về phía cổng trường.
Bây giờ có một số giáo viên và nhân viên tình nguyện chạy đến hướng dẫn giữ trật tự và yêu cầu những người đang đứng gần cổng nhường lối cho xe chạy vào.
Chúng tôi theo sự hướng dẫn tránh ra, thoáng chốc đã nhìn thấy xe cảnh sát và xe cứu thương chạy vào trong trường.
Có xe cứu thương đã đành, còn có cả xe cảnh sát nữa, khiến chúng tôi không khỏi đưa mắt nhìn nhau.
Những người đang đứng đợi ở đây bắt đầu phát ra những âm thanh xì xầm bàn tán. Có người liền hỏi thăm các giáo viên và nhân viên tình nguyện, nhưng họ kỳ thực cũng chẳng biết xảy ra chuyện gì.
Địa điểm xảy ra rõ ràng không phải ở đây, mà là ở khu trường học bên trong.
“Anh à, mọi người đang nhìn gì vậy?”
Tiếng của em gái khiến tôi quay đầu lại.
Nó tỏ ra rất tò mò, trông mắt theo hướng chúng tôi đang nhìn: “Hình như lúc nãy nghe thấy tiếng xe cứu thương.”
“Ừ. Em thi sao rồi?” Tôi chuyển đề tài ngay.
Nhỏ em cũng không quan tâm chuyện đó nữa, ríu rít nhắc lại mấy câu hỏi mà giáo viên hỏi khi thi vấn đáp.
Kỳ thi ứng tuyển tự do, đề bài là do nhà trường tự đưa ra, hay nói một cách chính xác hơn là do giáo viên phỏng vấn tự ra đề, hơn nữa không ràng buộc bởi các quy chế thi chính quy, hoàn toàn có thể hình dung như ngựa hoang thoát cương vậy.
Tí Còi đối với chuyện này rất rành rọt, bàn tán xôn xao với nhỏ em về chủ đề này, còn pha trò khiến nó cười toe toét. Quách Ngọc Khiết chốc chốc cũng chen vào một vài câu.
Chúng tôi quyết định trưa nay sẽ đi ăn trên con đường ăn uống bên cạnh trường Đại học Dân Khánh.
Đến trường mà không đến con đường bán các món ăn vặt này thì là một thiếu sót lớn.
Con đường ăn vặt của Đại học Dân Khánh cũng tương tự như các trường khác, hai bên đường đầy các quán ăn, đủ các loại thức ăn vặt được cho là không tốt với sức khỏe, có thể nói là muốn gì có đó.
Chúng tôi chọn một quán thịt nướng. Đến giữa trưa thì các quán bán món nướng đã bắt đầu bán, tưng bừng tấp nập và cũng chỉ vùng gần trường đại học mới có.
Chủ quán là một người đàn ông trung niên râu ria xồm xoàm, trong quán được phép mang đồ ăn bên ngoài vào.
Lúc này trong quán đã đông nghẹt, ông chủ xếp thêm bàn ghế nhựa ra tận lề đường. Chúng tôi cũng chọn đại một bàn trống, sau khi chọn món xong, nhỏ em và mấy chị em phụ nữ muốn đi đến tiệm trước mặt mua đồ uống và món ngọt, để đám đàn ông con trai ở lại giữ chỗ.
Hồ Sơ Bí Ẩn
Đánh giá:
Truyện Hồ Sơ Bí Ẩn
Story
Chương 758: Đại học dân khánh (2)
9.8/10 từ 53 lượt.