Hồ Sơ Bí Ẩn
Chương 617: Họp phụ huynh (1)
103@-Phát hiện ra vết máu, cũng có nghĩa là đã xác định được cặp vợ chồng đó đúng là đang ở Hối Hương, nhưng không tìm được người thì vẫn chưa biết họ sống chết thế nào.
Tí Còi lại một lần nữa làm điệu bộ chắp tay vái phật, thành tâm cầu khẩn cho Trần Lập và Trương Quỳnh đừng bao giờ xuất hiện trước lúc công tác giải tỏa di dời kết thúc.
Cho dù hai người đó xuất hiện lúc nào, với bộ dạng người sống hay xác chết thì công tác di dời và giải tỏa vẫn phải tiếp tục.
Cấp trên đã công bố mấy phương án đền bù giải tỏa, đếm đầu người, tính số gạch vỡ… dù sao cũng là sự thay đổi mới của những phương pháp cũ, giá đền bù cũng cần phải suy xét về vị trí của khu dân cư, giá nhà và giá trị bất động sản hiện giờ, tình hình của việc sắp xếp cho thuê nhà mới.
Trong đó đã được tính toán như thế nào thì mấy người chúng tôi đều không rõ, chỉ biết là chúng tôi lại chuẩn bị bận bịu rồi.
Đầu tiên, những phương án này cần phải được dán thông báo trong khu dân cư, sau khi giải thích cho người có quyền tài sản hiểu rõ thì sẽ tiến hành điền phiếu lựa chọn.
Nội dung cần đươc tuyên truyền lần này càng thêm chuyên nghiệp và phức tạp hơn.
Những nhân viên cơ sở hạ tầng như chúng tôi trước hết là phải trải qua một khóa huấn luyện bồi dưỡng để nắm rõ được nội dung của các phương án đền bù giải tỏa này, sau đó mới có thể giải thích cho người có quyền tài sản được.
Biểu hiện của Trần Hiểu Khâu là xuất sắc nhất. Cô ấy là thành viên hiểu rõ những phương án này nhanh nhất trong tổ. Còn tiến độ học tập của những người khác thì đều có trước có sau. Nhóm bên cạnh còn có đồng nghiệp đã bốn mươi tuổi, lớn tiếng than thở bản thân đã già như vậy rồi mà còn phải học mấy cái thứ này.
Đương nhiên, nếu như đổi thành chính mình đụng phải việc di dời thì sự hăng hái học tập chắc chắn còn mạnh mẽ hơn cả lúc thi đại học, suy nghĩ tính toán thật kĩ lưỡng về những phương án để chọn ra cái nào có lợi cho mình nhất.
Ngoài khóa huấn luyện bồi dưỡng về mảng này ra thì chúng tôi còn được học những khóa giáo dục tư tưởng Đảng, tiếp nhận sự dạy bảo của các sếp.
Chuyện di dời này không phải là thi cử ở trường học, cũng không phải đi phỏng vấn xin việc ở công ty. Học sinh và người xin việc đại đa số đều ngoan ngoãn nghe lời, nhưng có lúc cũng sẽ bị đau đầu. Còn những chuyện đau đầu đụng phải khi di dời thì chỉ có nhiều hơn chứ không có ít đi. Hơn nữa rất có khả năng sẽ có những người không thèm nói lý lẽ, kiểu như “Tôi không nghe, tôi không nghe, tôi cảm thấy làm thế này thì nhà tôi lấy thêm được nhiều tiền hơn, còn nếu như ít đi thì chắc chắn là do mấy người tham lam”, những người như thế cũng không phải là ít.
Tình hình thăm dò nguyện vọng của tổ chúng tôi trước đây cũng vậy, trong thôn Sáu Công Nông cũng có một số người và người nhà của người có quyền tài sản không thèm nói lý lẽ như thế.
Những tổ khác có khi còn nhiều hơn một chút.
Nhóm chúng tôi thảo luận riêng với nhau, chắc chắn là do những người có quyền tài sản lâu năm kia vì muốn dọn nhà, rời khỏi cái chỗ ma quỷ này càng sớm càng tốt cho nên thái độ cũng tích cực hơn rất nhiều. Ví dụ như Thường Phát Tài chẳng hạn, chỉ cần có thể dọn đi là được. Cũng có khá nhiều người chỉ cần đưa ra điều kiện tàm tạm là đồng ý ngay.
Tôi cũng chẳng biết như thế là họa hay là phúc nữa.
Công việc bận rộn như thế nên cũng khá lâu rồi tôi không đọc hồ sơ và cũng không gặp phải sự kiện quái dị nào.
Tôi cũng không biết trong đó có phải là do quan hệ nhân quả hay không, hay chỉ đơn giản là do tôi chỉ tập trung vào công việc, tâm tư không bị phân tán nên bên cạnh dù cho có xảy ra các hiện tượng quái dị thì tôi cũng không chú ý đến.
Không khí trong gia đình tôi gần đây cũng có chút kỳ lạ.
Em gái chỉ còn hơn một tháng nữa là thi đại học.
Em gái có lúc cũng ngồi thừ người, tâm thần không yên.
Tuy bây giờ đều nói đại học không phải là con đường duy nhất của đời người, xã hội hiện nay rất nhiều người dù chẳng học hành gì nhưng vẫn có thể gặp được thời cơ mà làm nên sự nghiệp. Nhưng đại học là con đường đơn giản nhất, có xác xuất thành công cao nhất và cũng quyết định tổng thể hướng đi trong bốn năm sắp tới của cuộc đời, thực sự là vô cùng quan trọng, nên chẳng một ai dám xem nhẹ cả.
Tôi thỉnh thoảng cũng nói bóng nói gió, truyền lại cho em gái một số kinh nghiệm thi cử.
Chỉ cần phát huy như lúc bình thường thì việc nó thi đậu vào một trường đại học nổi tiếng cũng không thành vấn đề.
Sắp đến trường số Mười Tám sẽ tổ chức buổi họp phụ huynh, thông thường thì tôi sẽ là người đi.
Vị trí tòa dạy học của trường cấp ba có hơi lệch, buổi tối đèn đuốc sáng trưng, đâu đó vang lên tiếng rì rầm của những phụ huynh đang trao đổi với nhau.
Toàn bộ ngôi trường bây giờ chỉ có nơi này là có âm thanh, có nhân khí.
Lúc tôi đi vào trường thì có để ý đến xung quanh, không nhìn thấy âm khí, cũng không thấy có gì khác thường. Tòa lầu dạy học mới xây và tòa lầu dạy học cũ đều không có vấn đề.
Tuổi tác của tôi chênh lệch rất lớn so với những phụ huynh xung quanh, nhưng vì có chung một chủ đề nói chuyện nên tham gia thảo luận cũng không có gì khó khăn cả.
“Con gái tôi muốn thi vào trường Đại học Công nghiệp Dân Khánh, còn tôi và vợ tôi thì cảm thấy nó thi vào trường Tài chính Kế toán hay Sư phạm thì tốt hơn.” Một người đàn ông trung niên hơi mập khẽ chau mày.
“Tôi lại muốn con tôi thi vào Đại học Công nghiệp Dân Khánh, nhưng nó thích máy tính, hơn nữa còn không phải bên phần mềm gì đó, cái đó… cái đó gọi là đa phương tiện hả? Là mấy cái hiệu ứng trong phim ấy, lại còn làm phim hoạt hình nữa. Bây giờ mà học cái đó thì về sau làm gì có tương lai?” Một người đàn ông trung niên khác oán giận nói.
Em gái tôi thì ngược lại không có suy nghĩ kiên định về mặt này, chủ yếu vẫn là xem thành tích, xem trường học, còn lĩnh vực chuyên môn thì xếp ở vị trí thứ hai cần suy xét. Về nghề nghiệp tương lai thì… hiện nay có mấy trường đại học tốt nghiệp ra có thể làm đúng nghề mà mình đã được học chứ?
Gia đình chúng tôi cũng chẳng có yêu cầu gì với em gái, đối với con trai trưởng như tôi thì cha mẹ cũng chỉ có thái độ “Con thấy vui là được”, chứ đừng nói tới đứa út trong nhà như nó.
Tôi vốn dĩ không hề suy nghĩ qua về chuyện này, nhưng không biết có phải do một năm trở lại đây đã chứng kiến quá nhiều chuyện sống chết và cũng nhìn thấy quá nhiều sự bi thảm trong số phận của nhóm Diệp Thanh hay không, mà bây giờ tôi lại cảm thấy câu nói của người xưa không sai một chút nào: “Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là phải vui vẻ”.
Phúc họa luôn thay đổi, loại chuyện này ai mà có thể nói chuẩn được đây.
Trước khi chết có thể được sống vui vẻ thì coi như cả cuộc đời đã viên mãn rồi.
Tôi vừa thất thần một lát thì cuộc nói chuyện của nhóm phụ huynh đã trở thành: học đại học ở địa phương vẫn tốt hơn là đi học ở chỗ khác xa nhà.
Cô giáo Lưu chủ nhiệm lớp đã vào phòng học, bảo các vị phụ huynh ổn định chỗ ngồi.
Nội dung cuộc họp phụ huynh lần này chủ yếu tập trung vào kế hoạch ôn tập và hướng dẫn tâm lý để chuẩn bị cho kì thi, ngoài ra còn điền vào bản nguyện vọng thi đại học nữa.
Ngành nghề của các trường đại học trong cả nước cùng tình hình xét tuyển mấy năm trước đều được biên tập chỉnh lý và in ra thành sách, rồi phát cho từng vị phụ huynh một. Đây là tài liệu do Bộ Giáo dục thành phố ấn hành, có thể xem là cẩm nang dành cho mỗi học sinh của thành phố.
Phần lớn thông tin đều nằm trong nội dung của cuốn sách, nhưng cũng có một vài giới thiệu tỉ mỉ về ngành nghề không nằm trong đó.
Cô Lưu điểm qua một số ngành nghề và trường đại học, có cả cuộc thi sơ khảo chiêu sinh tự chủ và thi đợt hai của mỗi trường học.
Em gái tôi trước đó đã đăng kí dự thi chiêu sinh tự chủ của trường Đại học Dân Khánh và cũng chỉ đăng kí ở chỗ này.
Xét từ thành tích học tập cho đến năng khiếu cá nhân thì em gái không có mặt nào đặc biệt xuất sắc, bản thân nó cũng không có một trường nào đặc biệt muốn thi vào, nên cứ hết lòng ôn tập để chuẩn bị thi, không giống như một số thí sinh đăng kí khá nhiều trường, để rồi sắp tới đây phải chuẩn bị chạy sô khắp nơi.
Gia đình chúng tôi cũng không quá kỳ vọng vào chuyện này, giống như việc mua vé số vậy, trúng thì rất tốt, không trúng thì tiếp tục cần mẫn đi làm kiếm tiền thôi.
Kết quả sơ khảo hai ngày nữa sẽ có, sau khi kì thi tốt nghiệp kết thúc thì sẽ tiến hành thi đợt hai.
Trọng điểm của những lời cô giáo Lưu nói đều là ở cuộc thi đại học, hi vọng học sinh và phụ huynh không cần phải quá lưu ý vào cuộc thi sơ khảo tự chủ của mỗi trường.
Cuộc họp chính kết thúc, tiếp đến là thảo luận riêng một phụ huynh một giáo viên, có các thầy cô giáo bộ môn và bên giáo vụ cũng đến giúp đỡ.
Tôi nghiêm túc trao đổi với một giáo viên bên phòng giáo vụ.
Đó là một cô giáo đã đứng tuổi, đầu lốm đốm tóc bạc, đeo kính lão, nói năng chậm rãi từ tốn, nhưng thái độ hết sức nhã nhặn, giải thích cũng rất tỉ mỉ. Sau khi xem sổ điểm của em gái thì cô liền hỏi sở thích của nó, sau đó lật tài liệu danh sách ngành nghề của các trường đại học khi nãy ra, rồi bắt đầu đề xuất cho tôi trường nào, chuyên ngành nào phù hợp.
Chợt trong góc phòng học vang lên tiếng khóc của phụ nữ.
Hồ Sơ Bí Ẩn
Tí Còi lại một lần nữa làm điệu bộ chắp tay vái phật, thành tâm cầu khẩn cho Trần Lập và Trương Quỳnh đừng bao giờ xuất hiện trước lúc công tác giải tỏa di dời kết thúc.
Cho dù hai người đó xuất hiện lúc nào, với bộ dạng người sống hay xác chết thì công tác di dời và giải tỏa vẫn phải tiếp tục.
Cấp trên đã công bố mấy phương án đền bù giải tỏa, đếm đầu người, tính số gạch vỡ… dù sao cũng là sự thay đổi mới của những phương pháp cũ, giá đền bù cũng cần phải suy xét về vị trí của khu dân cư, giá nhà và giá trị bất động sản hiện giờ, tình hình của việc sắp xếp cho thuê nhà mới.
Trong đó đã được tính toán như thế nào thì mấy người chúng tôi đều không rõ, chỉ biết là chúng tôi lại chuẩn bị bận bịu rồi.
Đầu tiên, những phương án này cần phải được dán thông báo trong khu dân cư, sau khi giải thích cho người có quyền tài sản hiểu rõ thì sẽ tiến hành điền phiếu lựa chọn.
Nội dung cần đươc tuyên truyền lần này càng thêm chuyên nghiệp và phức tạp hơn.
Những nhân viên cơ sở hạ tầng như chúng tôi trước hết là phải trải qua một khóa huấn luyện bồi dưỡng để nắm rõ được nội dung của các phương án đền bù giải tỏa này, sau đó mới có thể giải thích cho người có quyền tài sản được.
Biểu hiện của Trần Hiểu Khâu là xuất sắc nhất. Cô ấy là thành viên hiểu rõ những phương án này nhanh nhất trong tổ. Còn tiến độ học tập của những người khác thì đều có trước có sau. Nhóm bên cạnh còn có đồng nghiệp đã bốn mươi tuổi, lớn tiếng than thở bản thân đã già như vậy rồi mà còn phải học mấy cái thứ này.
Đương nhiên, nếu như đổi thành chính mình đụng phải việc di dời thì sự hăng hái học tập chắc chắn còn mạnh mẽ hơn cả lúc thi đại học, suy nghĩ tính toán thật kĩ lưỡng về những phương án để chọn ra cái nào có lợi cho mình nhất.
Ngoài khóa huấn luyện bồi dưỡng về mảng này ra thì chúng tôi còn được học những khóa giáo dục tư tưởng Đảng, tiếp nhận sự dạy bảo của các sếp.
Chuyện di dời này không phải là thi cử ở trường học, cũng không phải đi phỏng vấn xin việc ở công ty. Học sinh và người xin việc đại đa số đều ngoan ngoãn nghe lời, nhưng có lúc cũng sẽ bị đau đầu. Còn những chuyện đau đầu đụng phải khi di dời thì chỉ có nhiều hơn chứ không có ít đi. Hơn nữa rất có khả năng sẽ có những người không thèm nói lý lẽ, kiểu như “Tôi không nghe, tôi không nghe, tôi cảm thấy làm thế này thì nhà tôi lấy thêm được nhiều tiền hơn, còn nếu như ít đi thì chắc chắn là do mấy người tham lam”, những người như thế cũng không phải là ít.
Tình hình thăm dò nguyện vọng của tổ chúng tôi trước đây cũng vậy, trong thôn Sáu Công Nông cũng có một số người và người nhà của người có quyền tài sản không thèm nói lý lẽ như thế.
Những tổ khác có khi còn nhiều hơn một chút.
Nhóm chúng tôi thảo luận riêng với nhau, chắc chắn là do những người có quyền tài sản lâu năm kia vì muốn dọn nhà, rời khỏi cái chỗ ma quỷ này càng sớm càng tốt cho nên thái độ cũng tích cực hơn rất nhiều. Ví dụ như Thường Phát Tài chẳng hạn, chỉ cần có thể dọn đi là được. Cũng có khá nhiều người chỉ cần đưa ra điều kiện tàm tạm là đồng ý ngay.
Tôi cũng chẳng biết như thế là họa hay là phúc nữa.
Công việc bận rộn như thế nên cũng khá lâu rồi tôi không đọc hồ sơ và cũng không gặp phải sự kiện quái dị nào.
Tôi cũng không biết trong đó có phải là do quan hệ nhân quả hay không, hay chỉ đơn giản là do tôi chỉ tập trung vào công việc, tâm tư không bị phân tán nên bên cạnh dù cho có xảy ra các hiện tượng quái dị thì tôi cũng không chú ý đến.
Không khí trong gia đình tôi gần đây cũng có chút kỳ lạ.
Em gái chỉ còn hơn một tháng nữa là thi đại học.
Em gái có lúc cũng ngồi thừ người, tâm thần không yên.
Tuy bây giờ đều nói đại học không phải là con đường duy nhất của đời người, xã hội hiện nay rất nhiều người dù chẳng học hành gì nhưng vẫn có thể gặp được thời cơ mà làm nên sự nghiệp. Nhưng đại học là con đường đơn giản nhất, có xác xuất thành công cao nhất và cũng quyết định tổng thể hướng đi trong bốn năm sắp tới của cuộc đời, thực sự là vô cùng quan trọng, nên chẳng một ai dám xem nhẹ cả.
Tôi thỉnh thoảng cũng nói bóng nói gió, truyền lại cho em gái một số kinh nghiệm thi cử.
Chỉ cần phát huy như lúc bình thường thì việc nó thi đậu vào một trường đại học nổi tiếng cũng không thành vấn đề.
Sắp đến trường số Mười Tám sẽ tổ chức buổi họp phụ huynh, thông thường thì tôi sẽ là người đi.
Vị trí tòa dạy học của trường cấp ba có hơi lệch, buổi tối đèn đuốc sáng trưng, đâu đó vang lên tiếng rì rầm của những phụ huynh đang trao đổi với nhau.
Toàn bộ ngôi trường bây giờ chỉ có nơi này là có âm thanh, có nhân khí.
Lúc tôi đi vào trường thì có để ý đến xung quanh, không nhìn thấy âm khí, cũng không thấy có gì khác thường. Tòa lầu dạy học mới xây và tòa lầu dạy học cũ đều không có vấn đề.
Tuổi tác của tôi chênh lệch rất lớn so với những phụ huynh xung quanh, nhưng vì có chung một chủ đề nói chuyện nên tham gia thảo luận cũng không có gì khó khăn cả.
“Con gái tôi muốn thi vào trường Đại học Công nghiệp Dân Khánh, còn tôi và vợ tôi thì cảm thấy nó thi vào trường Tài chính Kế toán hay Sư phạm thì tốt hơn.” Một người đàn ông trung niên hơi mập khẽ chau mày.
“Tôi lại muốn con tôi thi vào Đại học Công nghiệp Dân Khánh, nhưng nó thích máy tính, hơn nữa còn không phải bên phần mềm gì đó, cái đó… cái đó gọi là đa phương tiện hả? Là mấy cái hiệu ứng trong phim ấy, lại còn làm phim hoạt hình nữa. Bây giờ mà học cái đó thì về sau làm gì có tương lai?” Một người đàn ông trung niên khác oán giận nói.
Em gái tôi thì ngược lại không có suy nghĩ kiên định về mặt này, chủ yếu vẫn là xem thành tích, xem trường học, còn lĩnh vực chuyên môn thì xếp ở vị trí thứ hai cần suy xét. Về nghề nghiệp tương lai thì… hiện nay có mấy trường đại học tốt nghiệp ra có thể làm đúng nghề mà mình đã được học chứ?
Gia đình chúng tôi cũng chẳng có yêu cầu gì với em gái, đối với con trai trưởng như tôi thì cha mẹ cũng chỉ có thái độ “Con thấy vui là được”, chứ đừng nói tới đứa út trong nhà như nó.
Tôi vốn dĩ không hề suy nghĩ qua về chuyện này, nhưng không biết có phải do một năm trở lại đây đã chứng kiến quá nhiều chuyện sống chết và cũng nhìn thấy quá nhiều sự bi thảm trong số phận của nhóm Diệp Thanh hay không, mà bây giờ tôi lại cảm thấy câu nói của người xưa không sai một chút nào: “Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là phải vui vẻ”.
Phúc họa luôn thay đổi, loại chuyện này ai mà có thể nói chuẩn được đây.
Trước khi chết có thể được sống vui vẻ thì coi như cả cuộc đời đã viên mãn rồi.
Tôi vừa thất thần một lát thì cuộc nói chuyện của nhóm phụ huynh đã trở thành: học đại học ở địa phương vẫn tốt hơn là đi học ở chỗ khác xa nhà.
Cô giáo Lưu chủ nhiệm lớp đã vào phòng học, bảo các vị phụ huynh ổn định chỗ ngồi.
Nội dung cuộc họp phụ huynh lần này chủ yếu tập trung vào kế hoạch ôn tập và hướng dẫn tâm lý để chuẩn bị cho kì thi, ngoài ra còn điền vào bản nguyện vọng thi đại học nữa.
Ngành nghề của các trường đại học trong cả nước cùng tình hình xét tuyển mấy năm trước đều được biên tập chỉnh lý và in ra thành sách, rồi phát cho từng vị phụ huynh một. Đây là tài liệu do Bộ Giáo dục thành phố ấn hành, có thể xem là cẩm nang dành cho mỗi học sinh của thành phố.
Phần lớn thông tin đều nằm trong nội dung của cuốn sách, nhưng cũng có một vài giới thiệu tỉ mỉ về ngành nghề không nằm trong đó.
Cô Lưu điểm qua một số ngành nghề và trường đại học, có cả cuộc thi sơ khảo chiêu sinh tự chủ và thi đợt hai của mỗi trường học.
Em gái tôi trước đó đã đăng kí dự thi chiêu sinh tự chủ của trường Đại học Dân Khánh và cũng chỉ đăng kí ở chỗ này.
Xét từ thành tích học tập cho đến năng khiếu cá nhân thì em gái không có mặt nào đặc biệt xuất sắc, bản thân nó cũng không có một trường nào đặc biệt muốn thi vào, nên cứ hết lòng ôn tập để chuẩn bị thi, không giống như một số thí sinh đăng kí khá nhiều trường, để rồi sắp tới đây phải chuẩn bị chạy sô khắp nơi.
Gia đình chúng tôi cũng không quá kỳ vọng vào chuyện này, giống như việc mua vé số vậy, trúng thì rất tốt, không trúng thì tiếp tục cần mẫn đi làm kiếm tiền thôi.
Kết quả sơ khảo hai ngày nữa sẽ có, sau khi kì thi tốt nghiệp kết thúc thì sẽ tiến hành thi đợt hai.
Trọng điểm của những lời cô giáo Lưu nói đều là ở cuộc thi đại học, hi vọng học sinh và phụ huynh không cần phải quá lưu ý vào cuộc thi sơ khảo tự chủ của mỗi trường.
Cuộc họp chính kết thúc, tiếp đến là thảo luận riêng một phụ huynh một giáo viên, có các thầy cô giáo bộ môn và bên giáo vụ cũng đến giúp đỡ.
Tôi nghiêm túc trao đổi với một giáo viên bên phòng giáo vụ.
Đó là một cô giáo đã đứng tuổi, đầu lốm đốm tóc bạc, đeo kính lão, nói năng chậm rãi từ tốn, nhưng thái độ hết sức nhã nhặn, giải thích cũng rất tỉ mỉ. Sau khi xem sổ điểm của em gái thì cô liền hỏi sở thích của nó, sau đó lật tài liệu danh sách ngành nghề của các trường đại học khi nãy ra, rồi bắt đầu đề xuất cho tôi trường nào, chuyên ngành nào phù hợp.
Chợt trong góc phòng học vang lên tiếng khóc của phụ nữ.
Hồ Sơ Bí Ẩn
Đánh giá:
Truyện Hồ Sơ Bí Ẩn
Story
Chương 617: Họp phụ huynh (1)
9.8/10 từ 53 lượt.