Hồ Sơ Bí Ẩn
Chương 1655: Mã số 059 – Bàn tay chết chóc (1)
93@-Mã số sự kiện: 059
Tên sự kiện: Bàn tay chết chóc
Người ủy thác: Thẩm Vọng Thư
Giới tính: Nữ
Tuổi: 31
Nghề nghiệp: Dẫn chương trình
Gia đình: Cha mẹ
Địa chỉ liên hệ: Nhà số XXXX, tòa lầu chung cư Tân Thành, thành phố Dân Khánh
Số điện thoại liên hệ: 188XXXXXXXX
Diễn biến sự kiện:
Ngày 3 tháng 12 năm 2009, người ủy thác lần đầu đến Phòng Nghiên cứu Hiện tượng Quái dị Thanh Diệp. File ghi âm: 05920091203.wav.
“… Cảm ơn.”
“Cô Thẩm1là người dẫn chương trình của đài truyền hình Dân Khánh ư?”
“Dẫn chương trình của kênh thời sự Dân Khánh. Có điều không phải phát thanh viên thời sự trưa và tối. Tôi dẫn chương trình vào khoảng hai giờ chiều, chủ yếu dẫn các tin thời sự của những hãng truyền thông khác. Báo chí, truyền hình… nội dung tin tức cũng là về đời sống, ví dụ như ở đâu ùn tắc giao thông, nông8dân ở đâu trồng ra loại dưa hấu siêu lớn…”
“Vâng.”
“Phù… Chuyện… bắt đầu vào hơn một tháng trước. Tôi có thể chắc chắn, đó là một tháng trước, trong bản tin ngày 27 tháng 10. Hôm đó là một bản tin địa phương của kênh BCC (Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Trung Quốc), đăng lên hành vi phạm pháp do camera quan sát trên đường quay lại. Họ đã biên tập thành một video, là2một hoạt động tuyên truyền cho tháng trật tự an toàn giao thông địa phương. Chương trình tôi làm đã dẫn lại tin tức này. Lúc thuyết trình, đã dùng tivi màn hình cảm ứng. Lúc đó tôi tạm dừng video, khoanh tròn người đi đường leo qua dải phân cách trái phép.”
“File video gốc không đánh dấu sẵn sao?”
“Không.”
“Trong đoạn video ấy, có tất cả bốn hành vi phạm pháp, bốn người4đi đường vi phạm, tôi đánh dấu hai lần, đều do hình ảnh từ camera khá mờ, khoảng cách tương đối xa, cho nên… Đại khái là vậy…”
“Vâng.”
“Sau đó vào khoảng cuối tháng 10, tôi sắp xếp lại tài liệu, phát hiện một mẩu tin tức đưa tin người đi đường vượt dải phân cách trái phép, bị tông chết. Địa điểm ở ngay bên cạnh tổng công ty BCC. Vốn dĩ tôi định làm một cuộc so sánh. Chương trình của tôi không dùng được, nhưng chương trình khác của đài thì dùng được, nên đã báo một tiếng với ban biên tập bên ấy. Tôi đã nhận được câu trả lời, chính là người đó. Ý tôi là…”
“Cô không cần vội, có thể thuật lại một chút diễn biến của toàn bộ sự tình.”
“Vâng… Người đồng nghiệp đó khi ấy đã nói với tôi một cách rất tự nhiên. Mẩu tin này chẳng phải đã phát rồi sao? Trong bản tin phát vào ngày 27 tôi có đề cập đến việc anh ta đã bị tông chết. Chuyện này không khớp với kí ức của tôi. Tôi nhớ trong video camera khi ấy, anh ta vượt qua dải phân cách, sau khi đợi hai chiếc xe đi qua, mới băng qua đường. Nhưng trong video mà đồng nghiệp cho tôi xem thì anh ta vừa leo qua dải phân cách, liền bị tông phải. Chết ngay tại chỗ. Tôi từng kiểm chứng lại, tìm chương trình của mình trong hôm ấy, trong chương trình… cũng đúng như vậy… Tôi trong chương trình, đang thuyết trình về cái chết của anh ta.”
“Cô không có đoạn kí ức ấy?”
“Không có. Trong kí ức của tôi thì không phải như vậy. Do khoảng cách thời gian rất ngắn, chưa đến một tuần, nên tôi còn nhớ rất rõ. Nhưng bản thu hình, video camera trong chương trình thì không thể làm giả được. Lúc đó tôi cứ ngỡ là sức khỏe của mình… Có thể đầu óc đã bị trục trặc, có thể bị nhầm lẫn với những bản tin khác.”
“Cô không quan tâm lắm đến chuyện này.”
“Đúng. Chẳng quan tâm mấy. Đến tháng 11, ngày 8 tháng 11, trong các tin tức được phát sóng trong hôm ấy, có mẩu tin liên quan đến móc túi tại trạm xe lửa ở thủ đô. Tôi cũng vậy, đã làm động tác đánh dấu, đánh dấu gã móc túi trong đám đông. Đến ngày 11 tháng 11, tôi phát hiện trong mẩu tin ấy, gã móc túi sau khi bị bắt gặp ngay tại chỗ đã đột phát bệnh tim, đột tử. Trong video, người đó ngã thẳng xuống đất mà chết. Camera cũng ghi lại phản ứng của những người xung quanh. Rất chân thực, chẳng hề có cảm giác bất hợp lý, cứ như ngay từ lúc đầu sự tình đã diễn ra như thế rồi. Ngay cả tôi khi thuyết trình trong chương trình, cũng cực kỳ chân thực. Nhưng tôi lại chẳng có bất kì kí ức liên quan nào, trong kí ức của tôi, anh ta bị cảnh sát mặc đồ thường dân bắt được. Trong quá trình ấy còn có đoạn video camera khoảng một phút quay cảnh chạy trốn, truy bắt cũng mất luôn.”
“Đây là vụ thứ hai?”
“Đúng… vụ thứ hai. Lúc ấy tôi không thể xem nhẹ vấn đề này được nữa. Tôi đã hỏi đồng nghiệp, kí ức của họ cũng như vậy. Tôi đã đến bệnh viện làm kiểm tra, sức khỏe của tôi không có vấn đề gì. Ngoài ra, tôi cũng đã rà soát lại những mẩu tin tương tự, chẳng có cái nào khớp với kí ức của tôi. Trong ấy, chắc chắn đã phát sinh trục trặc gì đó.”
“…”
“Phù… sau đó… sau đó tôi đã, đã thử một lần… Chính là ngày hôm kia, tôi đã thử… Có một mẩu tin, quay cảnh chồng đánh đập vợ con trên đường phố… Tôi… đoạn video ấy không cần thiết phải khoanh tròn, là video do người đi đường quay lại toàn bộ quá trình ấy, quay chính diện. Đối phương còn phát sinh xung đột với người đi đường. Khi đài nước ngoài đưa tin, đã biên tập lại, nhưng nội dung rất rõ. Tôi… tôi bấm tạm dừng, khoanh… khoanh tròn người đàn ông ấy qua màn hình…”
“Nội dung của bản tin gốc là gì?”
“Ông ta bị người đi đường ngăn lại, có người báo cảnh sát, cảnh sát đưa ông ta đi, chắc là làm công tác giáo dục cảnh cáo và phạt tiền. Nơi xảy ra chuyện là trước cổng khu dân cư, có người dân trong khu bảo ông ta thường xuyên bạo hành như vậy. Trước đó đã đánh vợ đến nhập viện, còn từng đánh bị thương cha vợ. Tình hình vợ con ông ta thì không thấy nhắc đến.”
“Sau việc làm của cô thì chuyện thành thế nào?”
“…”
“Ông ta đã chết đúng không?”
“… Đúng…”
“Nguyên nhân?”
“Tai nạn ngoài ý muốn, là tai nạn. Dây điện trên cổng khu dân cư đột nhiên rớt xuống, trúng vào ông ta. Sau khi té xuống, ông ta lại bị vợ giẫm phải mạn sườn, rồi… Cực kỳ bất ngờ…. Tôi… tôi không biết phải tả thế nào… Trong video có tiếng hô hoán, còn có tiếng cười, tiếng chửi… ban đầu chẳng ai nhận ra ông ta đã chết. Mãi đến khi ông ta hộc máu; vợ con ông ta và cả những người đi đường xung quanh đã rất… rất sửng sốt… Gọi xe cấp cứu, lúc bác sĩ đến thì ông ta đã chết rồi. Chỉ vì thế… lúc thuyết trình, tôi đã dùng từ ‘có tính hí kịch’…”
“Cô cảm thấy cách dùng từ của mình có vấn đề?”
“Đúng… Tôi, tôi có thể cảm nhận được… Hai lần trước đó, kịch bản của tôi rất bình thường, chỉ thường dùng ‘một bi kịch đã phát sinh’, ‘Bây giờ, bi kịch đã xảy ra’, ‘Tai nạn đã xảy ra’… Nhưng lần đó… có lẽ người khác không nhận ra, nhưng… nhưng tôi nghe ra… Khi đang nói về sự kiện này, khi đang nói về sự kiện này, tôi rất vui…. Cũng không vui kiểu kia, mà là… là vui trên nỗi đau của người khác, kiểu… kiểu đó là quả báo… đối với cái chết của người đàn ông ấy, tôi vui vì kết cục ấy.”
“Trong kí ức của cô, khi bản thân dẫn chương trình, tâm trạng như thế nào?”
“Thấp thỏm và… hưng phấn… Tôi đã suy nghĩ, suy nghĩ rất kĩ. Muốn thử nghiệm và rất chắc chắn. Tôi rà soát lại bản tin mấy ngày hôm ấy. Người đàn ông đó… Khi đọc được tin ấy tôi đã rất tức giận và cũng chắc chắn, ông ta sẽ chết, có lẽ… Khi khoanh tròn, tay tôi đã run… run rẩy thực sự! Tôi chưa bao giờ làm chuyện như thế. Thật không thể tin nổi, nhưng đích xác là tôi… đích xác là tôi đã giết người…”
“Cô Thẩm, trước đó cô có từng trải qua chuyện gì đặc biệt không?”
“Gì cơ?”
“Cô cũng biết, chỗ chúng tôi là phòng nghiên cứu hiện tượng quái dị. Trước đây, cô có trải nghiệm nào về phương diện quái dị không? Có từng nhìn thấy hiện tượng quái dị chưa? Nhìn thấy ma, cảm nhận được âm khí, hoặc đánh dấu lên người hay vật nào đó?”
Hồ Sơ Bí Ẩn
Tên sự kiện: Bàn tay chết chóc
Người ủy thác: Thẩm Vọng Thư
Giới tính: Nữ
Tuổi: 31
Nghề nghiệp: Dẫn chương trình
Gia đình: Cha mẹ
Địa chỉ liên hệ: Nhà số XXXX, tòa lầu chung cư Tân Thành, thành phố Dân Khánh
Số điện thoại liên hệ: 188XXXXXXXX
Diễn biến sự kiện:
Ngày 3 tháng 12 năm 2009, người ủy thác lần đầu đến Phòng Nghiên cứu Hiện tượng Quái dị Thanh Diệp. File ghi âm: 05920091203.wav.
“… Cảm ơn.”
“Cô Thẩm1là người dẫn chương trình của đài truyền hình Dân Khánh ư?”
“Dẫn chương trình của kênh thời sự Dân Khánh. Có điều không phải phát thanh viên thời sự trưa và tối. Tôi dẫn chương trình vào khoảng hai giờ chiều, chủ yếu dẫn các tin thời sự của những hãng truyền thông khác. Báo chí, truyền hình… nội dung tin tức cũng là về đời sống, ví dụ như ở đâu ùn tắc giao thông, nông8dân ở đâu trồng ra loại dưa hấu siêu lớn…”
“Vâng.”
“Phù… Chuyện… bắt đầu vào hơn một tháng trước. Tôi có thể chắc chắn, đó là một tháng trước, trong bản tin ngày 27 tháng 10. Hôm đó là một bản tin địa phương của kênh BCC (Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Trung Quốc), đăng lên hành vi phạm pháp do camera quan sát trên đường quay lại. Họ đã biên tập thành một video, là2một hoạt động tuyên truyền cho tháng trật tự an toàn giao thông địa phương. Chương trình tôi làm đã dẫn lại tin tức này. Lúc thuyết trình, đã dùng tivi màn hình cảm ứng. Lúc đó tôi tạm dừng video, khoanh tròn người đi đường leo qua dải phân cách trái phép.”
“File video gốc không đánh dấu sẵn sao?”
“Không.”
“Trong đoạn video ấy, có tất cả bốn hành vi phạm pháp, bốn người4đi đường vi phạm, tôi đánh dấu hai lần, đều do hình ảnh từ camera khá mờ, khoảng cách tương đối xa, cho nên… Đại khái là vậy…”
“Vâng.”
“Sau đó vào khoảng cuối tháng 10, tôi sắp xếp lại tài liệu, phát hiện một mẩu tin tức đưa tin người đi đường vượt dải phân cách trái phép, bị tông chết. Địa điểm ở ngay bên cạnh tổng công ty BCC. Vốn dĩ tôi định làm một cuộc so sánh. Chương trình của tôi không dùng được, nhưng chương trình khác của đài thì dùng được, nên đã báo một tiếng với ban biên tập bên ấy. Tôi đã nhận được câu trả lời, chính là người đó. Ý tôi là…”
“Cô không cần vội, có thể thuật lại một chút diễn biến của toàn bộ sự tình.”
“Vâng… Người đồng nghiệp đó khi ấy đã nói với tôi một cách rất tự nhiên. Mẩu tin này chẳng phải đã phát rồi sao? Trong bản tin phát vào ngày 27 tôi có đề cập đến việc anh ta đã bị tông chết. Chuyện này không khớp với kí ức của tôi. Tôi nhớ trong video camera khi ấy, anh ta vượt qua dải phân cách, sau khi đợi hai chiếc xe đi qua, mới băng qua đường. Nhưng trong video mà đồng nghiệp cho tôi xem thì anh ta vừa leo qua dải phân cách, liền bị tông phải. Chết ngay tại chỗ. Tôi từng kiểm chứng lại, tìm chương trình của mình trong hôm ấy, trong chương trình… cũng đúng như vậy… Tôi trong chương trình, đang thuyết trình về cái chết của anh ta.”
“Cô không có đoạn kí ức ấy?”
“Không có. Trong kí ức của tôi thì không phải như vậy. Do khoảng cách thời gian rất ngắn, chưa đến một tuần, nên tôi còn nhớ rất rõ. Nhưng bản thu hình, video camera trong chương trình thì không thể làm giả được. Lúc đó tôi cứ ngỡ là sức khỏe của mình… Có thể đầu óc đã bị trục trặc, có thể bị nhầm lẫn với những bản tin khác.”
“Cô không quan tâm lắm đến chuyện này.”
“Đúng. Chẳng quan tâm mấy. Đến tháng 11, ngày 8 tháng 11, trong các tin tức được phát sóng trong hôm ấy, có mẩu tin liên quan đến móc túi tại trạm xe lửa ở thủ đô. Tôi cũng vậy, đã làm động tác đánh dấu, đánh dấu gã móc túi trong đám đông. Đến ngày 11 tháng 11, tôi phát hiện trong mẩu tin ấy, gã móc túi sau khi bị bắt gặp ngay tại chỗ đã đột phát bệnh tim, đột tử. Trong video, người đó ngã thẳng xuống đất mà chết. Camera cũng ghi lại phản ứng của những người xung quanh. Rất chân thực, chẳng hề có cảm giác bất hợp lý, cứ như ngay từ lúc đầu sự tình đã diễn ra như thế rồi. Ngay cả tôi khi thuyết trình trong chương trình, cũng cực kỳ chân thực. Nhưng tôi lại chẳng có bất kì kí ức liên quan nào, trong kí ức của tôi, anh ta bị cảnh sát mặc đồ thường dân bắt được. Trong quá trình ấy còn có đoạn video camera khoảng một phút quay cảnh chạy trốn, truy bắt cũng mất luôn.”
“Đây là vụ thứ hai?”
“Đúng… vụ thứ hai. Lúc ấy tôi không thể xem nhẹ vấn đề này được nữa. Tôi đã hỏi đồng nghiệp, kí ức của họ cũng như vậy. Tôi đã đến bệnh viện làm kiểm tra, sức khỏe của tôi không có vấn đề gì. Ngoài ra, tôi cũng đã rà soát lại những mẩu tin tương tự, chẳng có cái nào khớp với kí ức của tôi. Trong ấy, chắc chắn đã phát sinh trục trặc gì đó.”
“…”
“Phù… sau đó… sau đó tôi đã, đã thử một lần… Chính là ngày hôm kia, tôi đã thử… Có một mẩu tin, quay cảnh chồng đánh đập vợ con trên đường phố… Tôi… đoạn video ấy không cần thiết phải khoanh tròn, là video do người đi đường quay lại toàn bộ quá trình ấy, quay chính diện. Đối phương còn phát sinh xung đột với người đi đường. Khi đài nước ngoài đưa tin, đã biên tập lại, nhưng nội dung rất rõ. Tôi… tôi bấm tạm dừng, khoanh… khoanh tròn người đàn ông ấy qua màn hình…”
“Nội dung của bản tin gốc là gì?”
“Ông ta bị người đi đường ngăn lại, có người báo cảnh sát, cảnh sát đưa ông ta đi, chắc là làm công tác giáo dục cảnh cáo và phạt tiền. Nơi xảy ra chuyện là trước cổng khu dân cư, có người dân trong khu bảo ông ta thường xuyên bạo hành như vậy. Trước đó đã đánh vợ đến nhập viện, còn từng đánh bị thương cha vợ. Tình hình vợ con ông ta thì không thấy nhắc đến.”
“Sau việc làm của cô thì chuyện thành thế nào?”
“…”
“Ông ta đã chết đúng không?”
“… Đúng…”
“Nguyên nhân?”
“Tai nạn ngoài ý muốn, là tai nạn. Dây điện trên cổng khu dân cư đột nhiên rớt xuống, trúng vào ông ta. Sau khi té xuống, ông ta lại bị vợ giẫm phải mạn sườn, rồi… Cực kỳ bất ngờ…. Tôi… tôi không biết phải tả thế nào… Trong video có tiếng hô hoán, còn có tiếng cười, tiếng chửi… ban đầu chẳng ai nhận ra ông ta đã chết. Mãi đến khi ông ta hộc máu; vợ con ông ta và cả những người đi đường xung quanh đã rất… rất sửng sốt… Gọi xe cấp cứu, lúc bác sĩ đến thì ông ta đã chết rồi. Chỉ vì thế… lúc thuyết trình, tôi đã dùng từ ‘có tính hí kịch’…”
“Cô cảm thấy cách dùng từ của mình có vấn đề?”
“Đúng… Tôi, tôi có thể cảm nhận được… Hai lần trước đó, kịch bản của tôi rất bình thường, chỉ thường dùng ‘một bi kịch đã phát sinh’, ‘Bây giờ, bi kịch đã xảy ra’, ‘Tai nạn đã xảy ra’… Nhưng lần đó… có lẽ người khác không nhận ra, nhưng… nhưng tôi nghe ra… Khi đang nói về sự kiện này, khi đang nói về sự kiện này, tôi rất vui…. Cũng không vui kiểu kia, mà là… là vui trên nỗi đau của người khác, kiểu… kiểu đó là quả báo… đối với cái chết của người đàn ông ấy, tôi vui vì kết cục ấy.”
“Trong kí ức của cô, khi bản thân dẫn chương trình, tâm trạng như thế nào?”
“Thấp thỏm và… hưng phấn… Tôi đã suy nghĩ, suy nghĩ rất kĩ. Muốn thử nghiệm và rất chắc chắn. Tôi rà soát lại bản tin mấy ngày hôm ấy. Người đàn ông đó… Khi đọc được tin ấy tôi đã rất tức giận và cũng chắc chắn, ông ta sẽ chết, có lẽ… Khi khoanh tròn, tay tôi đã run… run rẩy thực sự! Tôi chưa bao giờ làm chuyện như thế. Thật không thể tin nổi, nhưng đích xác là tôi… đích xác là tôi đã giết người…”
“Cô Thẩm, trước đó cô có từng trải qua chuyện gì đặc biệt không?”
“Gì cơ?”
“Cô cũng biết, chỗ chúng tôi là phòng nghiên cứu hiện tượng quái dị. Trước đây, cô có trải nghiệm nào về phương diện quái dị không? Có từng nhìn thấy hiện tượng quái dị chưa? Nhìn thấy ma, cảm nhận được âm khí, hoặc đánh dấu lên người hay vật nào đó?”
Hồ Sơ Bí Ẩn
Đánh giá:
Truyện Hồ Sơ Bí Ẩn
Story
Chương 1655: Mã số 059 – Bàn tay chết chóc (1)
9.8/10 từ 53 lượt.