Đời Này Đẹp Lắm, Giống Như Lời Người Nói
Chương 61
137@-Những thiếu niên đó tan biến trong làn gió - Lão Yêu.
Tôi vẫn nhớ như in ngày hôm đó. Nắng ấm gió nhẹ, cỏ dưới thềm cao tới đầu gối, đám côn trùng cuối hè liều mạng rả rích, còn tôi tựa ở góc tường đọc thơ.
- --ĐỌC FULL TẠI TRUYENFULL.VN---
Có người đẩy cửa sổ ra nói: “Bạn gì ơi, phiền quá đấy.”
Tôi quay người lại, thấy được thiếu niên kia.
Khi đó mặt mày thiếu niên được ánh nắng chiếu rọi, vẻ mặt hăng hái dọa chú chim sẻ trên cây bay mất, làm cho tôi thấp thỏm ngắm nhìn.
Tình yêu của thiếu nữ tới bất ngờ không kịp đề phòng, cứ như vậy, tôi đã phải lòng người thiếu niên kia.
Cậu thiếu niên ngồi ngay sau lưng tôi, thường xuyên nắm tóc tôi, gọi tên tôi. Tôi lườm cậu ấy, cậu ấy càng cười to hơn, nhưng cũng chẳng giận tôi.
Tôi thích cậu thiếu niên ấy vô cùng, thích gặp phải cậu ấy trên hành lang tràn đầy ánh nắng ban trưa. Cậu ấy vừa chơi bóng xong, mồ hôi nóng hôi hổi, toàn thân tràn ngập mùi nắng.
Tôi thích cậu thiếu niên ấy vô cùng, thích giờ tan học cậu ấy vừa nghe MP3 vừa đứng lên sửa bài tập của tôi.
Tôi thích thiếu cậu niên ấy vô cùng, thích nghe cậu ấy gọi tên tôi lúc tàu điện lay động qua đường số 54, cậu ấy vừa chê tôi chạy chậm vừa nhường chỗ cho tôi ngồi.
Tôi thích cậu thiếu niên ấy vô cùng, thích nằm úp sấp trên bệ cửa sổ lớp học, lén nhìn theo cậu ấy đeo balo ngang qua.
Ai cũng thích cậu thiếu niên kia.
Lúc cậu ấy xuống sân chơi bóng, rất nhiều bạn nữ đều vây quanh cái sân kia. Tôi nhân lúc phát thanh âm nhạc, ghé vào bệ cửa sổ phòng phát thanh, nhìn cậu ấy dẫn bóng, vượt qua người khác, ném bóng, rồi lại nghe tiếng đám con gái ngoài sân hoan hô. Cậu ấy thường xuyên chạy đến trước mặt cô gái xinh đẹp kia, nhận nước trong tay cô gái ấy, ngửa đầu uống cạn.
Ai cũng thích cậu thiếu niên kia.
Cậu ấy ôm đàn guitar ngồi trên sân khấu, áo sơ mi đồng phục màu trắng vương cánh hoa tháng Năm, cậu ấy cũng không phủi đi, mà vừa cười vừa nói: “Tặng bài hát này cho cô gái trong lòng tôi.” Cậu ấy nhắm mắt hát một bài tình ca, tiếng hát tươi sáng rực rỡ bầu trời đầu hạ. Lát sau, ánh nắng chiều tản mạn dần lan tràn tới bên đó, mọi ánh mắt đổ dồn vào cậu ấy, vun đắp cậu ấy bằng sự nhiệt tình nhất năm tháng thanh xuân, khiến cậu ấy càng thêm tuyệt vời.
Ai cũng thích cậu thiếu niên kia.
Cậu ấy đứng trên bục giảng, viết lên bảng đen: “Nếu như ngày mai tôi phải đi xa, tôi muốn mang theo cơ thể mình và túi da của em.” Thầy nói cậu ấy viết nhăng viết cuội, phạt cậu ấy đứng hai tiết. Cậu ấy đứng cuối lớp chịu phạt, nhưng vẫn còn cười nói đùa: “Tình yêu của thiếu niên chính là một trận hỏa hoạn, đốt cho người ta thương tích đầy mình.”
Tôi nhìn cậu ấy, nụ cười tỏa nắng của người này chẳng bao giờ bị sầu lo bao phủ.
Tôi yêu cậu thiếu niên ấy, cũng không ghen tị với những cô bạn khác. Tôi thấy rất nhiều bạn nữ đỏ mặt nhét một lá thư tình vào tay cậu ấy, cậu ấy như tập mãi thành quen, nhét thư tình vào cặp. Tôi cũng muốn viết thư tình cho cậu thiếu niên tôi yêu, nhưng cậu ấy ngồi ngay sau lưng tôi, có thể vừa liếc mắt là thấy tôi sau chồng sách bài tập. Chỉ khi đêm khuya, tôi trùm kín chăn, bật đèn pin, trở tay viết thư tình. Tôi viết: “Hi! Trận tuyết đầu đông chí, tớ thấy cậu ở trạm tàu điện, tuyết nhuộm trắng tóc cậu, tớ như thấy được khi cậu già đi, vui vẻ tự tại.” Tôi còn viết: “Tớ muốn du lịch vòng quanh thế giới với cậu.” Tôi viết: “Chờ khi nào cậu đi, tớ muốn đứng ở sân thượng tiễn cậu. Sân thượng rất cao, tớ vừa vươn tay là chạm được tới máy bay chở cậu đi. Tớ sẽ cản máy bay lại, tìm được cậu, nói với cậu rằng: Tạm biệt, cậu thiếu niên!”
Tôi yêu cậu thiếu niên ấy, yêu cậu thiếu niên khác biệt một trời một vực với tôi.
Ngày nào cũng thế, khi tôi đeo cặp đi học sẽ không nhịn được mà quay đầu lại, tôi thấp thỏm ra khỏi nhà, chỉ sợ một bước chân này sẽ khiến tôi không còn gặp lại được mẹ nữa; Mà khi tôi ngồi trên tàu điện đường số 54, thấy cậu ấy, tôi lại cảm thấy mình đang đi về phía ánh sáng. Tôi sống lặp đi lặp lại giữa nơm nớp sợ hãi và hi vọng mong ngóng, cứ một ngày lại một ngày.
Tôi thích cậu ấy vô cùng, cực kỳ muốn cho cậu ấy biết tôi thích cậu ấy nhường nào. Tôi muốn mặc một bộ quần áo đẹp nhất, đi tới buổi hẹn bóng rổ. Tôi muốn nhào vào lòng cậu ấy khi cậu ấy thắng, ghé tới bên tai cậu ấy rồi hét: “Tớ yêu cậu!” Nhưng tôi vừa bước một chân ra cửa, mẹ tôi đã ngã xuống đất ngất xỉu. Từ lâu tôi đã học được cách bình tĩnh, tôi cầm điện thoại gọi cấp cứu, sau đó gọi tới công ty của bố tôi. Cuối cùng, tôi ngồi xổm xuống cạnh mẹ, ấn nhân trung của bà, mở tay bà ra. Từ lâu tôi đã kiên cường cứng cỏi. Nhưng sao hôm đó tôi lại khóc chứ? À, vì ngày đó tôi vốn định thổ lộ với cậu thiếu niên kia.
Tôi thích cậu ấy vô cùng, cực kỳ muốn cho cậu ấy biết tôi thích cậu ấy nhường nào. Tôi muốn nắm tay cậu ấy khi cậu ấy đưa tôi về nhà buổi tối, nói với cậu ấy: “Đêm khuya dài dằng dặc, tớ rất sợ tối, cậu trở thành ngọn đèn chiếu sáng cho tớ được không?” Nhưng mỗi khi tôi duỗi tay về phía trước, lại nhớ đến bố rưng rưng nước mắt nói: “Con phải học cho giỏi nghe chưa, tuyệt đối đừng yêu sớm. Phải học thật giỏi, vậy thì mẹ con mới yên tâm được.” Vậy là tôi thu tay mình về, chôn sâu tình yêu dành cho cậu ấy xuống đáy lòng, từ giờ trở đi không bao giờ dám nói. Tôi muốn làm một học sinh có thành tích tốt, vậy thì mẹ tôi mới vui vẻ. Mẹ của tôi vui vẻ thì có thể sống thêm thật nhiều năm.
Tôi thích cậu ấy vô cùng, tôi kìm nén mọi hy vọng xa vời mà yêu cậu ấy. Tôi thích cậu ấy, tôi biến mình thành bạn thân nhất của cậu ấy. Chúng tôi cùng nhau vượt qua ba năm đẹp nhất cuộc đời, trong ba năm ấy, toàn bộ hoa mùa xuân, côn trùng mùa hạ, lá mùa thu, tuyết mùa đông, tất cả âm nhạc, phim ảnh, vũ đạo, thơ từ, tất cả ánh trăng, tiếng gió, mặt trời, mây bay đều hóa thành từng thước phim khắc sâu vào giấc mộng vô vọng của tôi, chỉ cần nhớ tới là tôi lại cảm thấy có thể vượt qua bất cứ đêm tối nào.
Tôi thích cậu ấy vô cùng, muốn tặng quà sinh nhật mười tám tuổi cho cậu ấy. Tôi nhốt mình trong phòng phát thanh giữa giờ học, ghi lại một đoạn băng. Tôi đọc cho cậu ấy nghe bài thơ tôi thích nhất, dùng bài hát tôi thích nhất năm ấy làm nhạc nền, nhớ kỹ tỉ mỉ từng nhịp, nhất định phải khớp với nhịp điệu của bài thơ ấy. Tôi ghi âm suốt một tháng. Tôi khi thì khóc, lúc lại cười, tôi ghi trọn buồn vui của mình vào cuộn băng, đó là toàn bộ sự chân thành tha thiết của tôi thời niên thiếu. Tôi nghĩ mình sẽ đưa cuộn băng này cho cậu ấy vào sinh nhật mười tám tuổi của cậu ấy. Nếu cậu ấy nghe, nhất định sẽ nghe ra toàn bộ tình yêu của tôi. Còn nếu cậu ấy không nghe, vậy nó sẽ hóa thành âm phù dài dằng dặc trong đời tôi, chỉ một âm vang lên rồi biến mất. Nhưng tôi chẳng thể dự sinh nhật mười tám tuổi của cậu ấy, mẹ tôi phải vào ICU, khi tôi tuyệt vọng không gì sánh được chờ ở ngoài ICU, tôi cũng không biết rằng, cậu thiếu niên của tôi từ giờ sẽ không bao giờ để ý tới tôi nữa.
Chúng tôi sắp chia lìa, nhưng cậu ấy không để ý đến tôi nữa.
Tôi đi tới chỗ cậu ấy, cười chào cậu ấy, cậu ấy lại hờ hững nhìn tôi hỏi: “Cậu là ai?”
Tôi xoay người sang chỗ khác, hỏi cậu ấy: “Hôm nay có cần tớ uống sữa hộ cậu không?” Cậu ấy nói: “Không cần.”
Tôi ôm bóng của cậu ấy, xoay người chạy, cậu ấy đuổi theo đoạt lấy bóng rổ, nói với tôi: “Sao cậu nhàm chán thế hả.”
Tôi đặt một đóa hoa nhỏ trên góc bàn cậu ấy, cậu ấy gạt đóa hoa xuống đất.
Tôi không cẩn thận quệt một vết mực trên áo sơ mi của cậu ấy, cậu ấy cởi áo vứt xuống bàn tôi: “Tôi không cần nữa.”
Tôi vẫn còn nhớ như in, trong lớp hôm ấy yên tĩnh vô cùng, cậu ấy cứ thế đi ngang qua tôi, không cho phép tôi làm bạn thân nhất của cậu ấy nữa. Tôi cố nén không khóc, nghĩ thầm: Không sao hết, bọn mình đều là trẻ con.
Tôi muốn giải thích với cậu ấy, nhưng cậu ấy lại vừa cười vừa nói: “Giải thích cái gì? Cậu đừng đặt nặng mình quá như thế. Tôi không để ý tới cậu chẳng qua là vì không thèm để ý tới cậu thôi. Bước chân của tôi nhanh, tôi cần tìm người bạn khác có tác dụng hơn.” Tôi gật đầu, nếu vậy, tôi chỉ có thể thừa nhận. Tôi nói với cậu ấy: “Ừ, thế cậu nhất định phải kết bạn nhiều vào, nếu không ra nước ngoài sẽ rất cô đơn.” Tôi xoay người rời khỏi tầm mắt cậu ấy, không rơi một giọt nước mắt.
Tôi rơi lệ vào một ngày trời mưa, hôm ấy, tôi thấy cậu ấy ở cổng trường cười ôm cô gái kia, chiếc ô của cô gái xoay tròn giữa không trung, giọt mưa bắn lên mặt tôi, tôi cảm thấy tim mình nứt ra một khe hở. Tôi đi giữa cơn mưa tầm tã, tôi nghĩ, mưa to như thế, tôi sẽ tỉnh táo hơn. Nhưng tôi không hề tỉnh táo, tôi đứng ở ven đường gọi điện thoại đến nhà cậu ấy, nghe được cậu ấy “alo” một tiếng, sau đó cô gái hỏi: Ai vậy? Cậu ấy nói: Không biết, chắc là gọi nhầm số.
Tôi cúp máy, về nhà. Tôi bị ốm, mẹ vừa ra khỏi ICU, tôi lại thêm phiền cho người nhà. Tôi rất hối hận, tôi không được ốm, sao tôi lại ốm cơ chứ? Tôi phải nhanh khỏe lại, tôi ném cậu ấy ra sau đầu.
Lúc tôi đến trường, tôi lại là tôi của trước kia. Tôi cười chào hỏi bạn học, cười đi ngang qua cậu ấy. Mỗi trưa tôi vẫn đến phòng phát thanh như thường lệ, tan học đều làm thêm một đề theo thường lệ. Tôi không nói chuyện với cậu ấy nữa.
Tối cuối cùng trước khi tốt nghiệp, tôi ngẩng đầu khỏi bàn học, quay ra nhìn bên ngoài cửa sổ. Bóng chúng tôi bị ánh đèn hắt lên cửa sổ, tôi thấy bút cậu ấy viết hờ trên lưng tôi cái gì. Tôi vội quay đầu lại nhìn cậu ấy, cậu ấy không kịp thu bút về, tôi hỏi: “Cậu đang viết gì đấy?”
Thật lâu sau cậu ấy mới trả lời: “Chúc cậu thi tốt.”
“Cảm ơn cậu.”
Cuối cùng chúng tôi đã tha thứ cho nhau vào thời điểm sắp rời xa.
Ngày thi xong, mấy người bạn chơi thân chúng tôi tụ tập tổ chức một buổi du lịch tốt nghiệp. Chúng tôi dùng bút lướt dọc bản đồ, cuối cùng chỉ vào Hulunbuir. Đó là lần đầu tiên trong đời chúng tôi độc lập đi xa, nhưng lại không thể hoàn thành. Tại cậu ấy phải rời đi sớm.
Tôi nói với cậu ấy: “Tớ đi tiễn cậu nhé?”
Cậu ấy nói: “Ừ.”
9 giờ sáng ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Mẹ tôi trên giường bệnh mở mắt ra, trông bà rất vui vẻ, còn nói với tôi: “Mau ra ngoài đi đâu chơi đi, đừng ở lỳ trong phòng bệnh mãi. Con đã ở đây mấy hôm rồi.”
“Con đi tiễn cậu ấy được không ạ?”
“Cậu bé con thầm mến ấy hả?”
“Vâng. Hôm nay cậu ấy đi.”
“Đi mau đi.”
Mẹ tôi mượn một chiếc di động của người chung phòng bệnh lâm sàng cho tôi: “Con chưa tới sân bay bao giờ, khi nào tới thì gọi cho cậu ấy.” Sau đó mẹ lén đưa tôi một trăm tệ.
9 giờ 30 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Tôi không nỡ tiêu tiền, ngồi tàu điện qua đường 54, trên tàu điện, tôi nhớ lại ba năm chúng tôi cùng nhau trải qua, từ nay về sau không còn cậu thiếu niên giúp tôi giành chỗ ngồi nữa.
10 giờ 10 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Tôi ngồi đến trạm cuối tàu điện qua đường 54 rồi mới gọi taxi, như thế thì rẻ hơn nhiều. Tôi lên xe taxi, gọi cho cậu ấy: “Alo, tớ xuất phát rồi, tớ đi tiễn cậu!”
Cậu ấy có vẻ rất vui: “Ừ, tớ chờ cậu ở sân bay.”
Tôi ngồi trên taxi nhìn mây bên ngoài, trời xanh mây trắng, lúc tụ lúc tán, vô cùng đẹp đẽ. Trong túi tôi là cuộn băng muốn tặng cậu ấy, tôi nghĩ, ít ra trước khi cậu ấy đi cũng phải nói cho cậu ấy biết tôi thương cậu ấy. Tôi nên nói thế nào bây giờ? Tôi muốn với cậu ấy rằng: Thời gian ba năm trôi qua nhanh chóng, chúng ta vẫn sẽ sống thêm mười lần ba năm, hai mươi lần ba năm nữa, thậm chí ba mươi lần ba năm. Nhưng tớ sẽ không bao giờ quên được ba năm này, tớ vẫn sẽ khắc ghi rằng mình đã dành thời gian tốt đẹp nhất cuộc đời để yêu cậu.
11 giờ 30 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006, mặt trời lên cao.
Sảnh chờ máy bay đang ở ngay trước mắt, tôi muốn tạm biệt cậu thiếu niên của tôi. Nhưng rồi điện thoại di động lại chợt vang lên, bố nói với tôi: “Con về nhanh đi, mẹ con…” Tôi rưng rưng nước mắt nhìn sảnh chờ máy bay cách tôi hơn mười mét. Tôi không đi được. Đúng thế, chỉ kém mười mét cuối cùng thôi, mà tôi lại không thể đi. Tôi gọi cho cậu ấy cuộc gọi cuối cùng, tôi nói: “Xin lỗi, tớ lại thất hẹn rồi.”
Cậu ấy nói: “Không sao, tớ đoán được mà. Chúc cậu tương lai xán lạn.” Xe của tôi không hề dừng lại, nhanh chóng đi về phía bệnh viện. Trong lúc đó, tôi thấy một chiếc máy bay cất cánh, cậu thiếu niên của tôi rời đi rồi.
12 giờ 40 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Lần này cậu thiếu niên của tôi rời đi không quay đầu lại nữa.
15 giờ 27 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Mẹ tôi đã rời xa tôi mãi mãi.
Từ đó trở đi, tôi không thể vượt qua mùa hè nào nữa, không còn nữa.
Tôi viết chuyên mục này là để kỷ niệm tuổi thiếu niên chết đi những năm tháng đó của tôi. Có lẽ đời này chúng ta sẽ không gặp lại nhau nữa. Vậy thì… chúc cậu sáng sớm vui vẻ, tới trưa an lành, ban đêm say giấc.
…
Lời tác giả:
Bạn nhìn mây trên trời đi, tán rồi lại tụ, tụ rồi lại tán. Cuộc đời xa nhau rồi lại gặp lại, cũng như vậy cả thôi.
Đời Này Đẹp Lắm, Giống Như Lời Người Nói
Tôi vẫn nhớ như in ngày hôm đó. Nắng ấm gió nhẹ, cỏ dưới thềm cao tới đầu gối, đám côn trùng cuối hè liều mạng rả rích, còn tôi tựa ở góc tường đọc thơ.
- --ĐỌC FULL TẠI TRUYENFULL.VN---
Có người đẩy cửa sổ ra nói: “Bạn gì ơi, phiền quá đấy.”
Tôi quay người lại, thấy được thiếu niên kia.
Khi đó mặt mày thiếu niên được ánh nắng chiếu rọi, vẻ mặt hăng hái dọa chú chim sẻ trên cây bay mất, làm cho tôi thấp thỏm ngắm nhìn.
Tình yêu của thiếu nữ tới bất ngờ không kịp đề phòng, cứ như vậy, tôi đã phải lòng người thiếu niên kia.
Cậu thiếu niên ngồi ngay sau lưng tôi, thường xuyên nắm tóc tôi, gọi tên tôi. Tôi lườm cậu ấy, cậu ấy càng cười to hơn, nhưng cũng chẳng giận tôi.
Tôi thích cậu thiếu niên ấy vô cùng, thích gặp phải cậu ấy trên hành lang tràn đầy ánh nắng ban trưa. Cậu ấy vừa chơi bóng xong, mồ hôi nóng hôi hổi, toàn thân tràn ngập mùi nắng.
Tôi thích cậu thiếu niên ấy vô cùng, thích giờ tan học cậu ấy vừa nghe MP3 vừa đứng lên sửa bài tập của tôi.
Tôi thích thiếu cậu niên ấy vô cùng, thích nghe cậu ấy gọi tên tôi lúc tàu điện lay động qua đường số 54, cậu ấy vừa chê tôi chạy chậm vừa nhường chỗ cho tôi ngồi.
Tôi thích cậu thiếu niên ấy vô cùng, thích nằm úp sấp trên bệ cửa sổ lớp học, lén nhìn theo cậu ấy đeo balo ngang qua.
Ai cũng thích cậu thiếu niên kia.
Lúc cậu ấy xuống sân chơi bóng, rất nhiều bạn nữ đều vây quanh cái sân kia. Tôi nhân lúc phát thanh âm nhạc, ghé vào bệ cửa sổ phòng phát thanh, nhìn cậu ấy dẫn bóng, vượt qua người khác, ném bóng, rồi lại nghe tiếng đám con gái ngoài sân hoan hô. Cậu ấy thường xuyên chạy đến trước mặt cô gái xinh đẹp kia, nhận nước trong tay cô gái ấy, ngửa đầu uống cạn.
Ai cũng thích cậu thiếu niên kia.
Cậu ấy ôm đàn guitar ngồi trên sân khấu, áo sơ mi đồng phục màu trắng vương cánh hoa tháng Năm, cậu ấy cũng không phủi đi, mà vừa cười vừa nói: “Tặng bài hát này cho cô gái trong lòng tôi.” Cậu ấy nhắm mắt hát một bài tình ca, tiếng hát tươi sáng rực rỡ bầu trời đầu hạ. Lát sau, ánh nắng chiều tản mạn dần lan tràn tới bên đó, mọi ánh mắt đổ dồn vào cậu ấy, vun đắp cậu ấy bằng sự nhiệt tình nhất năm tháng thanh xuân, khiến cậu ấy càng thêm tuyệt vời.
Ai cũng thích cậu thiếu niên kia.
Cậu ấy đứng trên bục giảng, viết lên bảng đen: “Nếu như ngày mai tôi phải đi xa, tôi muốn mang theo cơ thể mình và túi da của em.” Thầy nói cậu ấy viết nhăng viết cuội, phạt cậu ấy đứng hai tiết. Cậu ấy đứng cuối lớp chịu phạt, nhưng vẫn còn cười nói đùa: “Tình yêu của thiếu niên chính là một trận hỏa hoạn, đốt cho người ta thương tích đầy mình.”
Tôi nhìn cậu ấy, nụ cười tỏa nắng của người này chẳng bao giờ bị sầu lo bao phủ.
Tôi yêu cậu thiếu niên ấy, cũng không ghen tị với những cô bạn khác. Tôi thấy rất nhiều bạn nữ đỏ mặt nhét một lá thư tình vào tay cậu ấy, cậu ấy như tập mãi thành quen, nhét thư tình vào cặp. Tôi cũng muốn viết thư tình cho cậu thiếu niên tôi yêu, nhưng cậu ấy ngồi ngay sau lưng tôi, có thể vừa liếc mắt là thấy tôi sau chồng sách bài tập. Chỉ khi đêm khuya, tôi trùm kín chăn, bật đèn pin, trở tay viết thư tình. Tôi viết: “Hi! Trận tuyết đầu đông chí, tớ thấy cậu ở trạm tàu điện, tuyết nhuộm trắng tóc cậu, tớ như thấy được khi cậu già đi, vui vẻ tự tại.” Tôi còn viết: “Tớ muốn du lịch vòng quanh thế giới với cậu.” Tôi viết: “Chờ khi nào cậu đi, tớ muốn đứng ở sân thượng tiễn cậu. Sân thượng rất cao, tớ vừa vươn tay là chạm được tới máy bay chở cậu đi. Tớ sẽ cản máy bay lại, tìm được cậu, nói với cậu rằng: Tạm biệt, cậu thiếu niên!”
Tôi yêu cậu thiếu niên ấy, yêu cậu thiếu niên khác biệt một trời một vực với tôi.
Ngày nào cũng thế, khi tôi đeo cặp đi học sẽ không nhịn được mà quay đầu lại, tôi thấp thỏm ra khỏi nhà, chỉ sợ một bước chân này sẽ khiến tôi không còn gặp lại được mẹ nữa; Mà khi tôi ngồi trên tàu điện đường số 54, thấy cậu ấy, tôi lại cảm thấy mình đang đi về phía ánh sáng. Tôi sống lặp đi lặp lại giữa nơm nớp sợ hãi và hi vọng mong ngóng, cứ một ngày lại một ngày.
Tôi thích cậu ấy vô cùng, cực kỳ muốn cho cậu ấy biết tôi thích cậu ấy nhường nào. Tôi muốn mặc một bộ quần áo đẹp nhất, đi tới buổi hẹn bóng rổ. Tôi muốn nhào vào lòng cậu ấy khi cậu ấy thắng, ghé tới bên tai cậu ấy rồi hét: “Tớ yêu cậu!” Nhưng tôi vừa bước một chân ra cửa, mẹ tôi đã ngã xuống đất ngất xỉu. Từ lâu tôi đã học được cách bình tĩnh, tôi cầm điện thoại gọi cấp cứu, sau đó gọi tới công ty của bố tôi. Cuối cùng, tôi ngồi xổm xuống cạnh mẹ, ấn nhân trung của bà, mở tay bà ra. Từ lâu tôi đã kiên cường cứng cỏi. Nhưng sao hôm đó tôi lại khóc chứ? À, vì ngày đó tôi vốn định thổ lộ với cậu thiếu niên kia.
Tôi thích cậu ấy vô cùng, cực kỳ muốn cho cậu ấy biết tôi thích cậu ấy nhường nào. Tôi muốn nắm tay cậu ấy khi cậu ấy đưa tôi về nhà buổi tối, nói với cậu ấy: “Đêm khuya dài dằng dặc, tớ rất sợ tối, cậu trở thành ngọn đèn chiếu sáng cho tớ được không?” Nhưng mỗi khi tôi duỗi tay về phía trước, lại nhớ đến bố rưng rưng nước mắt nói: “Con phải học cho giỏi nghe chưa, tuyệt đối đừng yêu sớm. Phải học thật giỏi, vậy thì mẹ con mới yên tâm được.” Vậy là tôi thu tay mình về, chôn sâu tình yêu dành cho cậu ấy xuống đáy lòng, từ giờ trở đi không bao giờ dám nói. Tôi muốn làm một học sinh có thành tích tốt, vậy thì mẹ tôi mới vui vẻ. Mẹ của tôi vui vẻ thì có thể sống thêm thật nhiều năm.
Tôi thích cậu ấy vô cùng, tôi kìm nén mọi hy vọng xa vời mà yêu cậu ấy. Tôi thích cậu ấy, tôi biến mình thành bạn thân nhất của cậu ấy. Chúng tôi cùng nhau vượt qua ba năm đẹp nhất cuộc đời, trong ba năm ấy, toàn bộ hoa mùa xuân, côn trùng mùa hạ, lá mùa thu, tuyết mùa đông, tất cả âm nhạc, phim ảnh, vũ đạo, thơ từ, tất cả ánh trăng, tiếng gió, mặt trời, mây bay đều hóa thành từng thước phim khắc sâu vào giấc mộng vô vọng của tôi, chỉ cần nhớ tới là tôi lại cảm thấy có thể vượt qua bất cứ đêm tối nào.
Tôi thích cậu ấy vô cùng, muốn tặng quà sinh nhật mười tám tuổi cho cậu ấy. Tôi nhốt mình trong phòng phát thanh giữa giờ học, ghi lại một đoạn băng. Tôi đọc cho cậu ấy nghe bài thơ tôi thích nhất, dùng bài hát tôi thích nhất năm ấy làm nhạc nền, nhớ kỹ tỉ mỉ từng nhịp, nhất định phải khớp với nhịp điệu của bài thơ ấy. Tôi ghi âm suốt một tháng. Tôi khi thì khóc, lúc lại cười, tôi ghi trọn buồn vui của mình vào cuộn băng, đó là toàn bộ sự chân thành tha thiết của tôi thời niên thiếu. Tôi nghĩ mình sẽ đưa cuộn băng này cho cậu ấy vào sinh nhật mười tám tuổi của cậu ấy. Nếu cậu ấy nghe, nhất định sẽ nghe ra toàn bộ tình yêu của tôi. Còn nếu cậu ấy không nghe, vậy nó sẽ hóa thành âm phù dài dằng dặc trong đời tôi, chỉ một âm vang lên rồi biến mất. Nhưng tôi chẳng thể dự sinh nhật mười tám tuổi của cậu ấy, mẹ tôi phải vào ICU, khi tôi tuyệt vọng không gì sánh được chờ ở ngoài ICU, tôi cũng không biết rằng, cậu thiếu niên của tôi từ giờ sẽ không bao giờ để ý tới tôi nữa.
Chúng tôi sắp chia lìa, nhưng cậu ấy không để ý đến tôi nữa.
Tôi đi tới chỗ cậu ấy, cười chào cậu ấy, cậu ấy lại hờ hững nhìn tôi hỏi: “Cậu là ai?”
Tôi xoay người sang chỗ khác, hỏi cậu ấy: “Hôm nay có cần tớ uống sữa hộ cậu không?” Cậu ấy nói: “Không cần.”
Tôi ôm bóng của cậu ấy, xoay người chạy, cậu ấy đuổi theo đoạt lấy bóng rổ, nói với tôi: “Sao cậu nhàm chán thế hả.”
Tôi đặt một đóa hoa nhỏ trên góc bàn cậu ấy, cậu ấy gạt đóa hoa xuống đất.
Tôi không cẩn thận quệt một vết mực trên áo sơ mi của cậu ấy, cậu ấy cởi áo vứt xuống bàn tôi: “Tôi không cần nữa.”
Tôi vẫn còn nhớ như in, trong lớp hôm ấy yên tĩnh vô cùng, cậu ấy cứ thế đi ngang qua tôi, không cho phép tôi làm bạn thân nhất của cậu ấy nữa. Tôi cố nén không khóc, nghĩ thầm: Không sao hết, bọn mình đều là trẻ con.
Tôi muốn giải thích với cậu ấy, nhưng cậu ấy lại vừa cười vừa nói: “Giải thích cái gì? Cậu đừng đặt nặng mình quá như thế. Tôi không để ý tới cậu chẳng qua là vì không thèm để ý tới cậu thôi. Bước chân của tôi nhanh, tôi cần tìm người bạn khác có tác dụng hơn.” Tôi gật đầu, nếu vậy, tôi chỉ có thể thừa nhận. Tôi nói với cậu ấy: “Ừ, thế cậu nhất định phải kết bạn nhiều vào, nếu không ra nước ngoài sẽ rất cô đơn.” Tôi xoay người rời khỏi tầm mắt cậu ấy, không rơi một giọt nước mắt.
Tôi rơi lệ vào một ngày trời mưa, hôm ấy, tôi thấy cậu ấy ở cổng trường cười ôm cô gái kia, chiếc ô của cô gái xoay tròn giữa không trung, giọt mưa bắn lên mặt tôi, tôi cảm thấy tim mình nứt ra một khe hở. Tôi đi giữa cơn mưa tầm tã, tôi nghĩ, mưa to như thế, tôi sẽ tỉnh táo hơn. Nhưng tôi không hề tỉnh táo, tôi đứng ở ven đường gọi điện thoại đến nhà cậu ấy, nghe được cậu ấy “alo” một tiếng, sau đó cô gái hỏi: Ai vậy? Cậu ấy nói: Không biết, chắc là gọi nhầm số.
Tôi cúp máy, về nhà. Tôi bị ốm, mẹ vừa ra khỏi ICU, tôi lại thêm phiền cho người nhà. Tôi rất hối hận, tôi không được ốm, sao tôi lại ốm cơ chứ? Tôi phải nhanh khỏe lại, tôi ném cậu ấy ra sau đầu.
Lúc tôi đến trường, tôi lại là tôi của trước kia. Tôi cười chào hỏi bạn học, cười đi ngang qua cậu ấy. Mỗi trưa tôi vẫn đến phòng phát thanh như thường lệ, tan học đều làm thêm một đề theo thường lệ. Tôi không nói chuyện với cậu ấy nữa.
Tối cuối cùng trước khi tốt nghiệp, tôi ngẩng đầu khỏi bàn học, quay ra nhìn bên ngoài cửa sổ. Bóng chúng tôi bị ánh đèn hắt lên cửa sổ, tôi thấy bút cậu ấy viết hờ trên lưng tôi cái gì. Tôi vội quay đầu lại nhìn cậu ấy, cậu ấy không kịp thu bút về, tôi hỏi: “Cậu đang viết gì đấy?”
Thật lâu sau cậu ấy mới trả lời: “Chúc cậu thi tốt.”
“Cảm ơn cậu.”
Cuối cùng chúng tôi đã tha thứ cho nhau vào thời điểm sắp rời xa.
Ngày thi xong, mấy người bạn chơi thân chúng tôi tụ tập tổ chức một buổi du lịch tốt nghiệp. Chúng tôi dùng bút lướt dọc bản đồ, cuối cùng chỉ vào Hulunbuir. Đó là lần đầu tiên trong đời chúng tôi độc lập đi xa, nhưng lại không thể hoàn thành. Tại cậu ấy phải rời đi sớm.
Tôi nói với cậu ấy: “Tớ đi tiễn cậu nhé?”
Cậu ấy nói: “Ừ.”
9 giờ sáng ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Mẹ tôi trên giường bệnh mở mắt ra, trông bà rất vui vẻ, còn nói với tôi: “Mau ra ngoài đi đâu chơi đi, đừng ở lỳ trong phòng bệnh mãi. Con đã ở đây mấy hôm rồi.”
“Con đi tiễn cậu ấy được không ạ?”
“Cậu bé con thầm mến ấy hả?”
“Vâng. Hôm nay cậu ấy đi.”
“Đi mau đi.”
Mẹ tôi mượn một chiếc di động của người chung phòng bệnh lâm sàng cho tôi: “Con chưa tới sân bay bao giờ, khi nào tới thì gọi cho cậu ấy.” Sau đó mẹ lén đưa tôi một trăm tệ.
9 giờ 30 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Tôi không nỡ tiêu tiền, ngồi tàu điện qua đường 54, trên tàu điện, tôi nhớ lại ba năm chúng tôi cùng nhau trải qua, từ nay về sau không còn cậu thiếu niên giúp tôi giành chỗ ngồi nữa.
10 giờ 10 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Tôi ngồi đến trạm cuối tàu điện qua đường 54 rồi mới gọi taxi, như thế thì rẻ hơn nhiều. Tôi lên xe taxi, gọi cho cậu ấy: “Alo, tớ xuất phát rồi, tớ đi tiễn cậu!”
Cậu ấy có vẻ rất vui: “Ừ, tớ chờ cậu ở sân bay.”
Tôi ngồi trên taxi nhìn mây bên ngoài, trời xanh mây trắng, lúc tụ lúc tán, vô cùng đẹp đẽ. Trong túi tôi là cuộn băng muốn tặng cậu ấy, tôi nghĩ, ít ra trước khi cậu ấy đi cũng phải nói cho cậu ấy biết tôi thương cậu ấy. Tôi nên nói thế nào bây giờ? Tôi muốn với cậu ấy rằng: Thời gian ba năm trôi qua nhanh chóng, chúng ta vẫn sẽ sống thêm mười lần ba năm, hai mươi lần ba năm nữa, thậm chí ba mươi lần ba năm. Nhưng tớ sẽ không bao giờ quên được ba năm này, tớ vẫn sẽ khắc ghi rằng mình đã dành thời gian tốt đẹp nhất cuộc đời để yêu cậu.
11 giờ 30 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006, mặt trời lên cao.
Sảnh chờ máy bay đang ở ngay trước mắt, tôi muốn tạm biệt cậu thiếu niên của tôi. Nhưng rồi điện thoại di động lại chợt vang lên, bố nói với tôi: “Con về nhanh đi, mẹ con…” Tôi rưng rưng nước mắt nhìn sảnh chờ máy bay cách tôi hơn mười mét. Tôi không đi được. Đúng thế, chỉ kém mười mét cuối cùng thôi, mà tôi lại không thể đi. Tôi gọi cho cậu ấy cuộc gọi cuối cùng, tôi nói: “Xin lỗi, tớ lại thất hẹn rồi.”
Cậu ấy nói: “Không sao, tớ đoán được mà. Chúc cậu tương lai xán lạn.” Xe của tôi không hề dừng lại, nhanh chóng đi về phía bệnh viện. Trong lúc đó, tôi thấy một chiếc máy bay cất cánh, cậu thiếu niên của tôi rời đi rồi.
12 giờ 40 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Lần này cậu thiếu niên của tôi rời đi không quay đầu lại nữa.
15 giờ 27 phút ngày mùng 3 tháng 8 năm 2006.
Mẹ tôi đã rời xa tôi mãi mãi.
Từ đó trở đi, tôi không thể vượt qua mùa hè nào nữa, không còn nữa.
Tôi viết chuyên mục này là để kỷ niệm tuổi thiếu niên chết đi những năm tháng đó của tôi. Có lẽ đời này chúng ta sẽ không gặp lại nhau nữa. Vậy thì… chúc cậu sáng sớm vui vẻ, tới trưa an lành, ban đêm say giấc.
…
Lời tác giả:
Bạn nhìn mây trên trời đi, tán rồi lại tụ, tụ rồi lại tán. Cuộc đời xa nhau rồi lại gặp lại, cũng như vậy cả thôi.
Đời Này Đẹp Lắm, Giống Như Lời Người Nói
Đánh giá:
Truyện Đời Này Đẹp Lắm, Giống Như Lời Người Nói
Story
Chương 61
10.0/10 từ 31 lượt.