Dệt Kén
Chương 39: C39: May sao
Tới nửa đêm về sáng hai đứa mới xong hẳn.
Đêm ở Tự Thành tĩnh lặng một cách u tối, phóng mắt nhìn ra từ tầng hai mươi bảy, bầu trời màu ngói xanh được nước mưa gột rửa.
Lê Đường đang ráng mở mắt, vừa thỏa mãn vừa không khỏi ghen tị hỏi Tưởng Lâu: "Anh học ở đâu ra đấy?"
"Học gì?"
"Thì mấy cái... kỹ thuật."
"Em đoán xem."
"Chắc chắn là xem trên mạng, chứ sao có thể tự thành thạo được."
Tưởng Lâu vắt tay ra sau eo Lê Đường, vuốt v e gần xương cụt của cậu: "Em thì sao, học ở đâu?"
Lê Đường biết hắn đang hỏi hình xăm, thành thật đáp: "Hồi trước em học ở thủ đô, trông thấy có người xăm tên người yêu trên cổ tay."
"Nếu chia tay thì phải làm sao."
"Đành xóa đi thôi. Nhưng nghe đâu không xóa sạch được, kiểu gì cũng còn một ít vết."
Nói đoạn Lê Đường nghiêng đầu nhìn Tưởng Lâu: "Em đã xăm thì không bao giờ nghĩ sẽ xóa."
Cậu chỉ muốn đổi lấy một lời hứa từ Tưởng Lâu, dù cho chỉ là chút ít cảm giác an toàn có được trong giờ phút này.
Nhưng Tưởng Lâu không lên tiếng.
Hắn tiếp tục mân mê quanh hình xăm. Lê Đường cắn môi, khó kìm hơi thở gấp gáp: "Đừng..."
Trong thế giới của riêng hai đứa tách biệt với bên ngoài, cái bóng hòa làm một hắt lên mặt tường.
Cả hai lại hôn nhau, không ai nhớ cuộc nói chuyện vừa diễn ra.
Trời sắp sáng, không hiểu sao Lê Đường hoàn toàn không buồn ngủ, tiềm thức không muốn ngủ vì sợ khi mở mắt ra, đêm quý giá này cứ thế trôi qua vội vã.
Cậu cũng chẳng muốn về nhà. Trước đây Lê Đường bám nhà và ỷ lại mẹ bao nhiêu thì bây giờ lại thích quấn quýt Tưởng Lâu bấy nhiêu.
Có lẽ đây cũng là một dạng chuyển di. [1]
[1] Chuyển di (Transference): Trong thuyết phân tâm, chuyển di xuất hiện khi một khách hàng "soi chiếu" những cảm xúc về một ai đó, đặc biệt là một người họ gặp trong thời thơ ấu, lên người trị liệu của mình.
Cậu sinh ra đã phải dựa dẫm vào một ai đó thì mới có thể sống tiếp.
Cậu không định ngủ nhưng lại quấn lấy Tưởng Lâu đòi nghe truyện trước khi ngủ.
Tưởng Lâu chần chừ giây lát, không ngờ hắn bắt đầu kể thật.
Hắn kể chuyện "Người nông dân và con rắn". Mùa đông lạnh giá, bác nông dân gặp một con rắn bị tê cóng. Bác ta cảm thấy rắn rất đáng thương, bèn ôm nó vào lòng sưởi ấm cho nó bằng nhiệt độ cơ thể mình. Rắn nhanh chóng tỉnh lại rồi bộc lộ bản tính hung ác, nó cắn bác nông dân. Trước khi chết bác nông dân thốt lên: "Ta đã cứu một con rắn độc đáng thương thì phải nhận lấy quả báo này!"
Câu chuyện quen thuộc, chắc hẳn hồi nhỏ cậu từng đọc trong tập truyện cổ tích.
"Đây là ngụ ngôn sao?" Lê Đường hỏi.
Tưởng Lâu biết cậu nói "ngụ ngôn" chứ không phải "dự ngôn", còn gật đầu. [2]
[2] Ngụ ngôn và dự ngôn đều đọc là /yùyán/. Dự ngôn là những lời cảnh báo, tiên lượng về những sự việc lớn sẽ xảy đến trong tương lai.
Lê Đường cười nói: "Sao anh kể chuyện còn phải dạy em vậy."
Tưởng Lâu hỏi cậu nghe xong có cảm nghĩ gì, Lê Đường trả lời rất khác thường: "Đầu tiên rắn sẽ không chết cóng trong môi trường tự nhiên, nếu nhiệt độ giảm thì nó sẽ đào hố ngủ đông, khi nào nhiệt độ tăng trở lại mới dậy hoạt động. Hơn nữa bây giờ là mùa xuân."
Mùa đông không thể làm người chết cóng, dĩ nhiên cũng không thể làm rắn chết cóng.
Tưởng Lâu cười: "Thảo nào em dốt Văn."
Góc độ nhìn nhận lạ lùng thế này, e rằng cậu rất khó kiếm điểm trong bài đọc hiểu.
Lê Đường bị chọc vào nỗi đau thì không chịu: "Thế anh nói xem, câu chuyện này nói lên đạo lý gì?"
Tưởng Lâu nhìn cậu, bình tĩnh đáp: "Bản tính của con người là ác."
Đúng lúc này túi quần nháy đỏ nhắc nhở hết pin.
Mà Lê Đương đang chú mục vào Tưởng Lâu nên không mảy may để ý.
Nét mặt hắn lạnh lùng khiến người ta sinh lòng sợ hãi, song cũng khiến người ta muốn gần gũi hơn, ghé tai lên ngực hắn lắng nghe trong đó là trái tim đang đập hay băng đá cứng chắc.
Nghĩ sao làm vậy, Lê Đường ôm Tưởng Lâu, áp tai vào lồ ng ngực hắn.
Nghe một chốc rồi cậu rút ra kết luận: "Em không tin."
Rõ ràng cơ thể anh ấm áp, tim anh đập mạnh mẽ và chân thực thế mà.
Cũng may đêm nay thật sự quá tuyệt diệu, còn sự mất tập trung ngắn ngủi ấy giống như một giai điệu có tạp âm, bị cắt bỏ không ghi vào đ ĩa nhạc.
Hai đứa ngày càng thân thiết, không ở trường thì hầu như đều kè kè bên nhau.
Cuối xuân, Lê Đường thường xuyên ra vào ngôi nhà nhỏ dưới chân núi và ở cạnh Tưởng Lâu cả đêm. Cả hai ôm hôn nhau sau một ngày nhiều bài vở, mệt đến mức không muốn nhúc nhích thì mở đại một bộ phim điện ảnh hoặc truyền hình.
Lê Đường thích Anh-Anh hơn nên đã giới thiệu "Tu viện Downton" cho Tưởng Lâu đang muốn nâng cao kỹ năng nghe nói tiếng Anh. Hai đứa tựa đầu vào nhau, Lê Đường mắng Bá tước Crawley chơi đùa tình cảm của người khác quá quá quắt, Tưởng Lâu thì cảm thấy Thomas không cảnh giác và ngu dốt hết sức; Lê Đường sốt ruột vì đại tiểu thư vẫn chưa chấp nhận anh họ, Tưởng Lâu lại cho rằng phải nhử lâu thì đàn ông mới biết trân trọng.
Lê Đường trầm ngâm: "Anh vừa nhử em đã cắn câu, chẳng phải mất giá lắm sao?"
Tưởng Lâu cúi xuống hôn cậu, ngậm d ái tai cậu: "Em nhử anh mà, anh mới mất giá."
Trong phim quản gia Carson gọi "My Lady" luôn miệng, Lê Đường bèn thân mật gọi Tưởng Lâu là "My Gentleman".
Tưởng Lâu mỉm cười, luồn tay vào áo Lê Đường vuốt v e da mềm, dùng hành động bỉ ổi nhưng thẳng thắn nói cho cậu biết "anh nào phải Gentleman".
Thời tiết ấm dần, kỳ thi đánh giá chung - một trong những cơ sở để xét tuyển đại học - đang đến gần, khối 11 bước vào giai đoạn ôn thi căng thẳng.
Tuy học bạ của Lê Đường vẫn ở thủ đô, không thi đánh giá chung tại Tự Thành, song suy cho cùng đây cũng là kỳ thi rất quan trọng trong quãng đời cấp ba, cậu không thể không coi trọng.
Lê Đường học ban tự nhiên thì các môn bắt buộc hầu hết đều là khoa học xã hội [3]. Mà các môn xã hội cần học thuộc lòng và lý giải, học thuộc miễn cưỡng tạm ổn còn lý giải thật sự là giế t chết Lê Đường. Cùng một bài phân tích ví dụ, học sinh khác luôn đưa ra ý chính rồi lần lượt phân tích, hướng bắt đầu của cậu lại lệch đi tận đẩu tận đâu, viết vài trăm chữ văn thơ lai láng nhưng không có nổi một câu đúng ý.
[3] Tác giả có giải thích là kỳ thi đánh giá chung này ví dụ nếu học tự nhiên thì phải thi các môn xã hội, thi đạt mới được tham gia thi đại học, cái này tùy vào từng địa phương.
Tưởng Lâu không kém môn Văn nhưng biết viết và biết dạy là hai chuyện khác nhau, môn xã hội không chuẩn xác logic như môn tự nhiên, hắn muốn cũng chẳng giúp được.
Cậu đành "khẩn khoản" mời Lý Tử Sơ xuống núi. Lý Tử Sơ đã sớm biết không dễ dạy Lê Đường môn xã hội, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng mới nhận việc mà vẫn trầm trồ trước tư duy làm bài bất ngờ không tưởng của Lê Đường. Cậu ta quả quyết: "Tôi thấy đời này con đường làm quan của cậu vô vọng rồi."
Lý Tử Sơ có một chị họ chuẩn bị thi công chức, đợt Tết đi thăm nhà cậu ta từng xem đề thi thật của chị, dạng câu hỏi trình bày chi tiết nhiều đến mức choáng ngợp, một đứa đang đi học như cậu ta nhìn cũng đau đầu.
Lê Đường lại không để ý: "Tôi không còn tư cách làm nhà nước từ lâu rồi."
Phần lớn các chức vụ công chức không cho phép có hình xăm, ngay cả kiểm tra sức khỏe cậu cũng không đạt ấy chứ.
Tất nhiên Lê Đường không kể chuyện hình xăm cho Lý Tử Sơ.
Đây là bí mật giữa cậu và Tưởng Lâu.
Dạy mấy ngày mà người có tinh thần cống hiến mạnh như Lý Tử Sơ cũng không chịu nổi cái đầu đất của Lê Đường.
Thậm chí cậu ta còn có suy nghĩ phủi tay không làm nữa: "Cậu thân với Tô Thấm Hàm lắm mà, người ta là cán sự môn Văn đấy."
Đến khi Lê Đường nhờ Tô Thấm Hàm, mới giảng mấy câu cô bạn đã không nhịn được bắt đầu bóc phốt.
Lê Đường không cùng lớp với Tưởng Lâu nên không biết chuyện: "Thân thế nào?"
"Cũng không gọi là thân lắm, tôi nhìn thấy hai lần, con nhỏ nói chuyện với Tưởng Lâu ở sân thể dục."
"Biết đâu là hỏi bài thì sao."
"Bài gì phải hỏi vào tiết thể dục?"
"... Chạy thế nào đỡ tốn sức chẳng hạn?" Lê Đường không cho rằng Tưởng Lâu sẽ cắm sừng mình, bởi vậy không để tâm: "Mà cậu từ bỏ Tưởng Lâu rồi còn gì?"
Tô Thấm Hàm đập bàn: "Thế cũng không thể cho Vương Nghiên vớ bở được."
Lê Đường: "..."
Cậu thầm nghĩ, vậy cậu cho tôi vớ bở được không?
*
Giờ nghỉ trưa, trong phòng học lớp 11A1, Tưởng Lâu nằm nhoài tại chỗ hơn mười phút, không ngủ được bèn ngồi dậy mở điện thoại.
Có lẽ do nhiệt độ tăng cao khiến hắn chán ăn, trưa nay cũng nhịn. Cũng có thể là vì chờ đợi khiến người ta nôn nóng.
Tưởng Lâu nhấn giữ nút nguồn, cột sóng ở góc trên bên phải lên đầy vạch, có vài tin nhắn Wechat nhảy ra.
Tất cả đều là tin nhắn của Lê Đường. Dù Tưởng Lâu đã nói vô số lần rằng ban ngày mình không mở máy thì cậu vẫn kiên trì nhắn cho hắn, dẫu cho không được trả lời.
Tin nhắn mới nhất gửi từ nửa tiếng trước, là một bức ảnh bữa ăn đơn giản gồm hai mặn một chay, Lê Đường nói: Chẳng mấy khi ra ngoài ăn mà không gặp anh, so sad~
Rồi cậu lại nhắn: Ăn xong đi lượn cửa hàng bách hóa mới mở ở cổng Đông trường, mong là có thể nhìn thấy cái gì knock my socks off
Đọc xong mấy tin nhắn của cậu, khóe môi Tưởng Lâu không kìm được giương lên.
Từ khi bắt đầu bổ túc tiếng Anh cho Tưởng Lâu, Lê Đường thường xuyên chêm những câu tiếng Anh ngắn vào cuộc trò chuyện, không phải làm màu nhưng có chút buồn cười.
Lúc này, tiếng Anh thỉnh thoảng xuất hiện như làn gió mát giữa tiết trời khô nóng, làm tâm trạng dễ chịu hơn nhiều.
Tuy nhiên sau đó, mấy tin nhắn lóe lên vội vã trên thanh thông báo lại khiến Tưởng Lâu nhíu mày.
Tin nhắn của Trương Chiêu Nguyệt.
Không biết cô lấy được số hắn từ đâu mà sau lần gặp trước thi thoảng lại liên lạc với hắn. Mới đầu là gọi điện thoại, Tưởng Lâu không nghe thì đổi sang nhắn tin. Cô không nói gì linh tinh, lần nào cũng đi thẳng vào vấn đề hỏi hắn cuối tuần có rảnh cùng đi ăn không, hoặc là mua quần áo mới cho hắn để ở cửa nhà, nhắc hắn nhớ lấy.
Tưởng Lâu không trả lời nhưng cũng không chặn số cô.
Có lẽ là bởi đống tin nhắn này chứa đầy cảm giác dè dặt muốn lấy lòng mà không biết cách, làm Tưởng Lâu sinh ra tâm lý xem kịch hay, tò mò cô còn có thể làm những gì.
Hắn muốn xem thử một người mẹ có thể làm đến mức nào để bảo vệ đứa con yêu dấu.
Dù sao thời gian còn lại đã không nhiều, coi như là chờ Easter Egg ở cuối phim cũng vô cùng thú vị.
Tin nhắn hôm nay có phần khác trước, Trương Chiêu Nguyệt gửi một đoạn văn mang tính chất giải thích: Tưởng Hồng Mai, tức cô của Tưởng Lâu, đã bị Trương Chiêu Nguyệt kiện vì tội chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tài sản ở đây là tiền trợ cấp nuôi dưỡng mà Trương Chiêu Nguyệt để lại khi ly hôn với bố Tưởng Lâu, sau khi bố Tưởng Lâu chết, Tưởng Hồng Mai trở thành người giám hộ của Tưởng Lâu và lấy đi số tiền ấy.
Hơn nữa Trương Chiêu Nguyệt đã liên lạc với trung tâm phúc lợi tìm hiểu tình hình năm xưa, thu thập bằng chứng, tìm luật sư tiến hành ước tính rồi chuyển trước toàn bộ số tiền này vào tài khoản ngân hàng của Tưởng Lâu.
Lướt lên trên quả nhiên có tin nhắn thông báo số dư.
Số tiền rất lớn, vào thời bây giờ cũng đủ để nuôi mấy đứa trẻ.
Tưởng Lâu bật cười.
Đương nhiên hắn biết có được đơn kiện này khó thế nào. Năm xưa không phải là hắn chưa từng nghĩ đến việc tìm kiếm giúp đỡ đòi lại phần mình, nhưng rõ ràng là chuyện hợp lẽ mà bắt tay vào làm lại gặp vô vàn trở ngại.
Tưởng Hồng Mai đã sớm nảy sinh suy nghĩ chiếm đoạt, số tiền ấy có một phần rất lớn được giữ trong tài khoản của bố Tưởng Lâu dưới sự xúi giục của bà ta, bố Tưởng Lâu vừa chết là bà ta yên tâm thoải mái ém nhẹm tiền. Không phải không thể truy cứu tài khoản đó, chẳng qua quá trình rườm rà phức tạp, một đứa nhóc không nơi nương tựa như Tưởng Lâu không có gì để trao đổi ngang giá, hiển nhiên không ai sẵn lòng bỏ thời gian và tiền bạc ra giúp hắn, hắn muốn kiện Tưởng Hồng Mai lên tòa cũng khó.
Sự việc kéo dài hơn mười năm, nay Tưởng Lâu đã lớn, đã qua giai đoạn cực kỳ cần số tiền ấy rồi. Vậy nên hiện giờ nhìn phán quyết đến muộn cùng đống tiền "từ trên trời rơi xuống", Tưởng Lâu chẳng những không cảm động mà còn cười ra nước mắt.
Hắn cười xong lại cảm thấy trống rỗng vô cùng.
Vì sao không đến sớm hơn một chút? Dù chỉ sớm hơn hai năm hay một năm cũng được, nhân lúc trong lòng hắn vẫn còn sót lại chút ít mong chờ đáng thẹn.
Phải chăng tật xấu thâm căn cố đế của con người đã định trước phải đến lúc tai vạ ập tới mới thấy hối hận, mới nghĩ trăm phương nghìn kế để vãn hồi?
Lẽ nào trong từ điển của họ không có từ "quá muộn" sao?
Trước khi tắt nguồn, Tưởng Lâu lướt lên tin nhắn với Vương Nghiên.
Cuộc trò chuyện gần nhất diễn ra vào hôm kia, Tưởng Lâu hỏi cô bạn còn cần bao lâu, cô bạn trả lời: Thứ tư tuần sau.
Rồi cô bạn hỏi: Bao giờ cho tớ mật khẩu?
Tưởng Lâu: Hôm đó cho cậu.
Vương Nghiên: Rốt cuộc là gì mà bí ẩn vậy
Tưởng Lâu không trả lời.
"Thứ tư tuần sau" tức là ngày kia.
Ngày kia, tất thảy sẽ quay về như ban đầu.
Trở lại vạch xuất phát, cũng là kết thúc cuối cùng.
Tưởng Lâu thở hắt ra. Sắp giải thoát rồi, nhưng vì sao hắn hoàn toàn không nhẹ nhõm như gỡ được gánh nặng?
Vẫn còn một lúc nữa mới vào học, Tưởng Lâu chống cằm chợp mắt giây lát.
Giữa ý thức hỗn loạn, hắn trông thấy một con bướm vẫy đôi cánh tả tơi bay càng lúc càng xa tầm mắt hắn.
Một nguồn sức mạnh nào đó thôi thúc hắn đuổi theo, thử tóm lấy con bướm bị thương, nhưng rành rành bướm bay rất chậm mà hắn không sao đuổi kịp, thậm chí còn chẳng thể chạm tới viền cánh tàn tạ của nó.
Tưởng Lâu tỉnh dậy vì nghe thấy tiếng ầm ĩ.
Hình như ngoài kia có chuyện gì đó, học sinh nghỉ trưa trong lớp đều chạy đi hóng vui, kể cả học sinh giỏi của lớp chọn cũng bám vào cửa sổ nhìn ra.
Tưởng Lâu bị làm ồn không còn lòng dạ ngủ tiếp bèn đi ra đứng trên hành lang, nhìn về hướng cổng Đông như mọi người. Chỉ thấy đám đông xúm lại bên vệ đường ngoài cổng trường cùng một chiếc xe màu đen đỗ giữa đường, có vẻ xảy ra tai nạn giao thông.
Có học sinh lớp bên bật loa ngoài, học sinh ở đầu kia điện thoại đang ở trong đám đông dưới đó.
"Mày bảo tụi đầu gấu hay lảng vảng gần trường mình á?"
"Ừ, tao thấy tụi nó vào cửa hàng bách hóa mới mở dồn cái cậu bị xe tông chạy ra ngoài, băng qua đường đi về trường."
"Chẳng lẽ có xích mích với nhau? Biết cậu bạn ấy là ai không, học trường mình hả?"
"Học sinh trường mình, tao từng thấy cậu ấy lúc chạy bộ, lớp A5 thì phải..."
"Thế cậu ấy ổn không, đừng bảo bị xe tông thật nhé?"
"Bị tông thật mà, tao ở ngoài nhìn không rõ, dù sao dưới đất nhiều máu lắm, máu chảy thành sông cũng..."
Chưa nghe xong cũng chưa kịp chờ đại não đưa ra phán đoán lý trí, Tưởng Lâu đã quay đầu chạy xuống tầng.
Hắn sải bước dài ba bậc làm một, trên đường gặp bạn học quen biết lên tiếng chào hỏi cũng không rảnh để ý, sau giờ trưa oi nóng yên ả, hắn mải miết chạy cuốn theo cả gió rít gào.
Hắn không biết mình lao một mạch vài trăm mét từ tòa nhà dạy học đến hiện trường tai nạn bằng cách nào, cũng không quan tâm phép lịch sự mà ngang ngược rẽ đám đông, dùng cả tay lẫn chân chen vào trong.
Xe cấp cứu đã đến, nhân viên y tế thực hiện biện pháp giảm xóc quanh vùng đầu người bị thương rồi khiêng lên.
Tưởng Lâu tận mắt nhìn thấy bên trong áo đồng phục xanh trắng của người bị thương là sơ mi kẻ ca-rô.
Không phải hoodie trắng.
Hôm nay Lê Đường mặc hoodie trắng bên trong áo đồng phục.
Tiếng ong ong trong tai dần im bặt, Tưởng Lâu nghe thấy có người gọi tên mình.
"Tưởng Lâu?"
Người đó là Lê Đường, cậu đứng ngoài đám đông nhìn hắn bằng ánh mắt ngạc nhiên, như thể không hiểu vì sao hắn lại ở đây và bày ra nét mặt chật vật tới vậy.
Mà Tưởng Lâu như mất hết năm giác quan, không nhìn thấy mặt người khác, bỏ ngoài tai những tạp âm không quan trọng. Vừa nãy chạy nhanh quá khiến hắn kiệt sức, chỉ còn lại chút đỉnh đủ để hắn đi sang.
Rồi hắn dang tay ôm Lê Đường vào lòng.
Hắn mấp máy môi, gần như thở dài: "... Không phải hoodie trắng."
May sao không phải hoodie trắng.
May sao không phải cậu.
Một ngày bất ổn trôi qua, Tưởng Lâu không cho Lê Đường đưa về mà tạm biệt nhau ở bên đường.
Taxi đến nhưng Lê Đường vẫn không yên tâm, vịn cửa xe chốc chốc lại ngoái đầu như sợ lỡ một ánh mắt là Tưởng Lâu sẽ ngất xỉu.
Tưởng Lâu đành cười với cậu: "Về nhà thì gọi cho anh."
Cuối cùng cũng tiễn được cậu đi, chưa đến cổng nhà Lê Đường đã gọi điện: "Anh mau về nhà ngủ một giấc, em không làm phiền anh nữa."
Tưởng Lâu nói "được".
"Thế... Mai gặp nhé?" Lê Đường dè dặt hỏi dò.
"Ừm." Tưởng Lâu đáp: "Mai gặp."
Về đến nhà, Tưởng Lâu quay người đóng chặt cửa. Hắn ngồi trong gian phòng tối tăm chật hẹp nhìn đèn con thỏ treo trước cửa sổ, chỉ ngồi im không làm bất cứ việc gì.
Mãi đến khi mặt trời nhô lên khỏi đường chân trời, ánh sáng yếu ớt phản chiếu nơi đáy mắt bị che phủ bởi nắng mai nhàn nhạt, Tưởng Lâu cầm điện thoại gửi một tin nhắn Wechat.
Không cần phát nữa, đồ để hôm nay tôi đi lấy.
Trong xó xỉnh yên tĩnh không ai trông thấy, Tưởng Lâu đã đưa ra quyết định.
Một quyết định dù có dùng "khó khăn" hay "quan trọng" cũng không đủ hình dung.
Tuy rằng bất kể nhìn kiểu gì cũng có vẻ là hắn thiếu kiên định, lật đổ mọi bước đệm đồng thời cắt đứt toàn bộ kíp nổ chỉ sau một đêm.
Vẫn là tật xấu thâm căn cố đế của con người, không tự mình trải qua thì nào có thể đồng cảm sâu sắc.
Cũng như trước ngày hôm nay hắn vẫn luôn mù quáng cho rằng mình có thể chấp nhận mất mát ở mức độ ấy.
Thời gian quay trở lại một đêm mùa thu năm ngoái, trong lúc chờ đợi con mồi tự chui đầu vào lưới, Tưởng Lâu nhàn rỗi bèn trêu đùa một con kiến đang bò trên bàn gỗ mục nát bằng cách nhỏ sáp nến chặn nó lại.
Bây giờ mới đột ngột nhận ra, thực chất giây phút hắn nhìn con kiến chẳng kịp vùng vẫy đã giơ tay chịu chói là hắn đang soi gương nhìn chính mình.
Ngụ ngôn cũng chỉ là câu chuyện con người hư cấu dựa theo ý kiến chủ quan, ở trong đời thật, rắn tỉnh lại trong lòng bàn tay ấm áp của bác nông dân không những sẽ không cắn mà còn dụi thân thiết, coi sự xuất hiện của bác nông dân là xuân về hoa nở.
Tiếp tục nhớ lại chuyện xảy ra vào mấy tiếng trước, Tưởng Lâu nhếch môi tự cười mình.
Tai trái của hắn bị điếc, đôi lúc tiếng nói chuyện gần trong gang tấc cũng không nghe rõ, vậy mà khi hắn tưởng sắp mất đi một người thì bên tai lại nghe thấy âm thanh cả thế giới đang ầm ầm sụp đổ.
Dệt Kén