Công Ngọc
Chương 43: Quả Hồng
137@-"Ánh trăng thưa thớt, gió sông tăm tối cũng có mấy phần không chân thực."
...
Cuối thu trong vắt, giá rau quả mấy nay tăng lên như nước như thuyền, con đường vận chuyển vào trong cung lại chưa từng bị trì hoãn.
Sau bữa tối, Lâm Kinh Phác ăn uống no đủ, chờ sắc trời sầm xuống rồi mới leo lên kiệu, đi ra khỏi cung, tới một vùng chợ dân sinh phía Đông Nam thành.
Y mặc trường bào có tay áo lớn, đốt đèn đi dọc theo con sông, chỉ như người cao hứng mà đi, gió to thổi thân hình gầy như tờ giấy. Tới một đoạn đường thưa thớt, y mới thoáng cảnh giác thêm mấy phần, khom lưng chui vào một chiếc thuyền bồng không đáng chú ý.
Hôm nay Tào Vấn Thanh còn mang người đến.
Người kia thấy Lâm Kinh Phác liền muốn đứng lên hành đại lễ, lại quên mất mình vẫn còn đang ngồi trong thuyền bồng, đụng mạnh phải đỉnh thuyền đến "ôi chao" một tiếng, mũ quan rơi mất, thân thuyền cũng lay động một trận.
"Phùng đại nhân không cần đa lễ." Lâm Kinh Phác cúi người nhặt cái mũ quan màu nâu kia lên, phủi sạch rồi trả lại cho ông.
Người này khiến y đã khắc sâu ấn tượng, chính là quan chức mới tới của Hộ Bộ, ngày ấy say rượu phơi chân gây chuyện trước mặt sứ đoàn Bắc Cảnh, Phùng Ngọa.
Phùng Ngọa cười hì hì, nhận lấy mũ quan rồi đặt mông ngồi xuống: "Cảm ơn Nhị gia."
Tào Vấn Thanh sai người chèo thuyền đánh lái, châm thêm một cốc đèn rồi vững giọng nói: "Hẳn là Nhị gia còn chưa biết, vị Phùng Tử Bính này trước đây là mưu sĩ nổi danh Lâm Châu, từng là người dưới trướng ba huynh đệ Ngô Chúc, Ngô Nhai, Ngô Cừ phía Nam, còn dâng lên không ít kế sách hiếm thấy. Sau này có chức vị trong Đại Khải rồi, người cũng sẽ dốc hết toàn lực, vì Nhị gia mà mưu tính."
"Trước đây ta đã nghe qua đại danh của Tử Bính tiên sinh." Lâm Kinh Phác hơi kinh ngạc, bèn cung kính chắp tay: "Chỉ là xấu hổ, chẳng biết tiên sinh họ Phùng."
"Chà, người trong thời loạn đều là anh hùng hào kiệt, tiểu nhân chỉ là kẻ thô bỉ, Nhị gia có chưa từng nghe cũng chẳng oán một lời..."
Phùng Ngọa phóng khoáng bất kham, khoát tay nói: "Ba chữ Phùng Tử Bính này cũng là chấp niệm, là "người điên tự đắc" mà thôi. Bọn họ đều gọi thẳng tên họ hoặc tên chữ của ta, chỉ có những kẻ muốn mắng sau lưng ta mới niệm đến cái tên này."
Đi tới cạnh một tửu lâu bên sông, bầu không khí tăm tối trong thuyền bất giác sáng lên vài phần, mành mỏng lay động theo từng cơn sóng. Lâm Kinh Phác không khỏi nở nụ cười, y cũng rất thưởng thức phần dí dỏm này của Phùng Ngọa.
"Nghe nói mấy năm trước, Phùng tiên sinh từng trị nạn úng và dịch bệnh phía Nam, còn chủ trì tu chỉnh đường lối địa phận, rất có hiệu quả. Chỉ bằng tài trí của tiên sinh, hai mươi năm trước đã có thể vào triều Đại Ân làm kẻ sĩ, chẳng biết vì sao đến Bác Học khoa năm nay mới xuất đầu lộ diện, dự thi lần đầu?"
Lông mày Phùng Ngọa thưa thớt, thành đào bát tự cũng chẳng rõ ràng, chỉ chắp tay cười nói: "Thời còn niên thiếu vốn là hàn sĩ ngông cuồng, bổng lộc quan lớn làm sao lọt vào mắt xanh. Phí hoài năm tháng nửa cuộc đời, phí đến nỗi tóc tai cũng bạc trắng cả rồi. Nếu không phải lão đại trong nhà muốn đính hôn cùng cô nương nhà người ta, thu thập chẳng đủ tiền biếu, vợ ta cũng sẽ không thúc ta đến bái đình làm công ăn lương, thà rằng không đề cập đến cũng được..."
"Có thể phí hoài năm tháng, ngược lại cũng là chuyện may mắn." Lâm Kinh Phác mỉm cười nhìn sóng nước lăn tăn, có mấy phần thất thần.
Sa sút kia cũng chỉ là nháy mắt, y phục hồi tinh thần, nhẹ giọng nói với Tào Vấn Thanh: "Tào tướng quân, có thể thu xếp thỏa đáng cho A Đạt không?"
Tào Vấn Thanh trầm vai, nói: "Mấy ngày trước, Nhai Tân đã khởi hành đi về phía Nam. Đã xem xét tới việc đưa đứa bé kia tới bên cạnh Ngũ lão, sửa lại tên cho nó theo lời Nhị gia, gọi Trúc Sinh. Có điều việc này liên quan đến hoàng tự chính thống, dù sao đứa nhỏ này cũng là do công chúa Bội Loan và Vương dị tộc Cách Kho sinh ra, nghe nói mấy vị đại nhân đều không đồng ý để đứa bé này đổi thành họ Lâm."
"Tên họ cũ đã biến mất trên thảo nguyên, dù không phải họ Lâm cũng không gấp."
Đuôi lông mày Lâm Kinh Phác hơi rũ xuống, dường như thoáng phủ một mảnh u sầu lên đáy nước, thấy sóng gió thổi cho nhộn nhạo cả lên rồi mới chậm rãi nói: "Trúc Sinh không phải họ Lâm, càng có thể sống tự do tự tại hơn một chút."
Trúc Sinh Trúc Sinh, ngạo nghễ đứng giữa sương lạnh đón lấy cuộc sống mới, hà tất phải đeo họ Lâm lên mà chuốc lấy khổ.
Đêm đã khuya, bốn phía càng ít thuyền, yên tĩnh một mảnh, chỉ có vài con chim kinh sợ rơi lên mui thuyền cũng dần say sưa rũ đầu mà ngủ.
Ba người trong thuyền bồng phảng phất lại càng thêm sốt ruột.
Tào Vấn Thanh nín thở, nói: "Ngũ lão vừa thấy Trúc Sinh, ắt sẽ hiểu Nhị gia cũng chẳng ngờ được cái chết của công chúa. Nếu Nhị gia vẫn lo lắng chuyện chư thần phía Nam sẽ sinh lòng hiềm khích, lão thần có thể viết một phong thư nói rõ sự tình trước sau với Ngũ lão."
"Lời ấy của Tào tướng quân sai rồi."
Phùng Ngọa cuộn chân lại, cười một tiếng rồi thở dài: "Hiểu là một chuyện, tiêu tan hiềm khích lại là một chuyện khác. Quân Vương đánh giá phẩm bậc của thần tử, thần tử cũng sẽ y theo tình thế mà phỏng đoán tâm ý chủ thượng. Lúc này, Tào tướng quân tuyệt đối chẳng nên tùy tiện ra mặt..."
"Lời ấy nghĩa là sao?"
"Nước cờ này của Hoàng Đế Đại Khải và công chúa Bội Loan đâu chỉ đơn giản là muốn khiến Nhị gia và Ngũ lão sinh lòng hiềm khích." Phùng Ngọa vừa nói vừa cởi giày: "Hắn còn muốn nhân cơ hội này phân chia thế lực Lâm Ân ra hai miền Nam Bắc, Ngũ lão ở phía Nam, Tào tướng quân phía Bắc."
Lông mày Tào Vấn Thanh nhăn lại, không vui nói: "Dù ta và Ngũ lão thân phân hai miền Nam Bắc, đều là làm việc vì Đại Ân, hà cớ gì phải phân chia làm hai đảng tách biệt?"
Lâm Kinh Phác mân mê tách trà, yên lặng lắng nghe, tâm tư phát chìm.
Phùng Ngọa tự mình mang rượu, sau khi uống mấy ngụm thân thể cũng ấm dần lên, triệt để nói thẳng ra: "Dù Ân triều vong, Hoàng Đế và chính quyền đều vẫn còn, miễn cưỡng tính là triều đình, thần tử trong triều cũng chẳng tránh được chuyện đấu đá lẫn nhau, bởi vậy mới có thuật Đế Vương. Tào tướng quân ngủ đông tại Nghiệp Kinh bảy năm có thừa, vốn ít qua lại với phía Nam, bọn họ đã có thói quen xem lời Ngũ lão như thiên lôi, chỉ đâu đánh đó. Nói cách khác, nếu Ngũ Lão muốn phát lệnh khiến Thẩm Nhai Tân ở lại phía Nam, y chắc chắn sẽ buông tay không làm. Bây giờ Nhị gia ở lại Nghiệp Kinh, càng qua lại thân mật với Tào tướng quân, chư thần phía Nam lại cách xa ngàn dặm, ngày đêm không thấy Quân chủ, bị ép án binh bất động, vì vậy chỉ cần Nghiệp Kinh có gió thổi cỏ lay, một khi chí lớn chẳng gặp nhau, ắt sẽ khó tránh khỏi hoảng loạn. Sơn hà vạn dặm chẳng thắng được lòng người cách trở, đây chính là nhân chi thường tình."
Ngụy Dịch lợi dụng chính điểm ấy. Hắn cũng là Đế Vương, am hiểu sâu sắc tai hại khi quyền thế mất cân bằng.
Dư đảng Lâm Ân vốn là bốn bề thọ địch, đã bị triều đình Đại Khải đuổi bắt, đâu còn chịu nổi bên trong bất hòa.
"Cái chết của công chúa Bội Loan chỉ là kíp nổ. Nếu như không kịp ngăn chặn mâu thuẫn sâu xa, e là âm mưu của Ngụy Dịch sẽ thực hiện được." Phùng Ngọa nói: "Quốc gia sụp đổ, Đại Ân chẳng còn Hoàng đô, mới khiến hai miền Nam Bắc khó có thể cân nhắc, đây là không thể tránh khỏi mầm họa."
Lâm Kinh Phác nghiêng đầu không nói, trà trên tay đã nguội lạnh. Hôm nay y ăn mặc đơn bạc, không khỏi rùng mình.
"Tử Bính tiên sinh đã nói như vậy, e là lúc này viết thư gửi về phía Nam sẽ chẳng thích hợp." Tào Vấn Thanh cau mày nói.
"Vô cùng không thích hợp." Ngữ khí Phùng Ngọa nặng đi mấy phần: "Thứ cho bỉ nhân nói thẳng, việc này liên quan đến hoàng tự, liên quan đến thế cuộc Nam Bắc Đại Ân, cũng liên quan đến quan hệ của Nhị gia và hạ thần, phải xử trí thật thận trọng. Coi như Tào tướng quân có cầu xin thay Nhị gia cũng chưa chắc bọn họ sẽ cảm kích, trái lại còn dễ dàng phân ra giới hạn rõ ràng thành "Nam đảng", "Bắc đảng", ắt thành mượn cớ."
Phùng Ngọa nói không sai. Lâm Bội Loan chết rồi, phía Nam bỗng dưng cắt đứt tin tức vãng lai qua lại. Lâm Kinh Phác luôn cảm thấy phản ứng của á phụ sẽ không đến nỗi này, nhưng đáy lòng lại lo sợ bất an, luôn thấy chính mình đã sơ hở, bất cẩn ở một bước nào rồi.
Chiêu này của Ngụy Dịch thực sự quá hung tàn ác độc, khiến Lâm Kinh Phác sinh ra một phần tâm thái mệt mỏi ưu phiền.
Có điều, Ngụy Dịch cũng từng vì y mà sinh ra ưu phiền như thế. Nghĩ tới đây, Lâm Kinh Phác không khỏi cười lạnh, nhìn ánh trăng thưa thớt, gió sông tăm tối cũng có mấy phần không chân thực.
Tào Vấn Thanh: "Nhị gia, Nhai Tân đã thu xếp đưa Trúc Sinh về phía Nam, ít ngày nữa sẽ hồi Nghiệp Kinh. Rốt cuộc chiều gió của chư thần phía Nam ra làm sao, đến lúc ấy dò hỏi y là biết được."
Tâm tư Lâm Kinh Phác chưa xác định, thuyền bồng đột nhiên lay động một chút.
Thẩm Huyền đeo túi, xách theo cung tên vén mành thuyền mà vào, sắc mặt cấp thiết.
Tào Vấn Thanh thấy Thẩm Huyền xuất hiện vốn đã vô cùng kinh ngạc, vỗ tay lúng túng cười vài tiếng: "Thấy không, vừa nói y đã về..."
Nếu tính đúng ngày, ít nhất hai ngày nữa Thẩm Huyền mới hồi kinh. Nếu y đã xuất hiện ở đây, nhất định là một đường liều mạng mới quay về được.
Thẩm Huyền có chút chật vật, áo quần mặt mày đều nhăn nheo lầy lội, cung đeo ngược trên lưng, hơi thở còn chưa bình ổn lại.
Y thấy Lâm Kinh Phác ở đây, lập tức móc một phong mật hàm từ bên hông ra, chưa tới trước mặt người sau: "Nhị, gia."
Lâm Kinh Phác cau mày nhận lấy, mở ra nhìn.
"Nhị gia, đây là tin của Ngũ lão? Bên trên viết cái gì?" Phùng Ngọa thấy đầu ngón tay Lâm Kinh Phác đã bấm đến trắng bệch, cũng vô cùng sốt ruột.
Cuống họng Lâm Kinh Phác nguội lạnh, nói không nên lời, đưa tin cho bọn họ xem.
Tào Vấn Thanh nhìn lướt qua, vô cùng chấn động: "Mười ngày trước Lâm Châu, Duẫn Châu sinh nạn hồng thủy. Ngày thu hoạch mùa vụ còn chưa tới, hoa màu trong ruộng đều đã bị úng hỏng, tính mạng hơn vạn bách tính vô cùng đáng lo! Bây giờ hồng thủy đã lan đến một vùng Giang Nam Tam Quận, không biết tại sao thứ sử Lâm Châu và thứ sử Duẫn Châu lại giấu giếm tình hình tai nạn, phong tỏa tin tức, không chịu báo lên triều đình. Chuyện này..."
Chẳng trách mấy nay phía Nam không có tin tức, Ngũ Tu Hiền và một đám người kia sinh tử khó lường, còn đang vội vàng trị nạn hồng thủy.
Đây là chuyện liên quan đến hơn vạn mạng người. Đầu răng Lâm Kinh Phác run lên, đứng ngồi không yên, muốn lên bờ hồi cung.
Phùng Ngọa còn thảnh thơi ngồi nghĩ, vội vàng tới mũi thuyền ngăn y lại: "Nhị gia chậm đã! Bỉ nhân đã từng trị thủy, biết bốn phương Giang Nam Tam Quận có đường thủy lưu thông, coi như có đại hồng thủy đổ đến, thật sự cũng không trôi người được. Còn Lâm Châu và Duẫn Châu vẫn chịu sự quản chế của triều đình Đại Khải, nếu thật sự như trong thư này nói, đây là đại sự thiên hạ, chỉ là tại sao hai cái "gai" của triều đình kia lại dám phong tỏa tin tức dễ dàng đến thế, e là việc này còn có ẩn tình!"
Lâm Kinh Phác cau chặt mày, ngẩng đầu nhìn trăng sáng trốn dưới mây đen.
...
Sáng sớm hôm nay, Ngụy Dịch cũng mon men ra khỏi cung. Trời còn chưa sáng hẳn, lúc này mới là thời điểm Nam thị náo nhiệt nhất trong ngày.
Ngụy Dịch chú ý tới mấy con thuyền đối diện đường sông, lắc ngọc bội trên eo, tản mạn không mục đích giữa phố xá tấp nập.
"Đại nương, hồng này bán thế nào?" Hắn nhấc một quả hồng lên.
"Hồng này mới hái, bán cho người khác năm mươi văn một cân." Đại nương bán hồng không nhịn được quan sát hắn vài lần, cười nịnh nói: "Tiểu ca anh tuấn đến thế này, có thể giảm cho ngươi hai văn."
Thường Nhạc đang định lấy bạc ra trả tiền.
Ngụy Dịch giơ tay ngăn lại, thả quả hồng xuống, nổi lên hứng thú muốn cò kè mặc cả với nàng: "Đại nương, ngươi làm ăn thế này là không được tử tế, năm mươi văn tiền mua được cả một con gà rừng đấy."
Đại nương thấy hắn không biết phân biệt, lập tức thay đổi sắc mặt: "Vừa nhìn đã biết tiểu ca chẳng thường ra chợ chọn đồ, hẳn việc trong nhà đều do nương tử một tay lo liệu?"
Ngụy Dịch nghe nàng trào phúng, còn rất yên tâm thoải mái.
"Sinh ý khó vời, Nghiệp Kinh nào có vườn trái cây, đều là do vận chuyển từ bên ngoài vào cả, mấy ngày mới được một quầy. Nhà ta có thể coi là bán rẻ rồi, ngươi đến quầy mấy nhà khác mà xem năm mươi văn có thể mua được mấy quả hồng?"
Lời còn chưa dứt, một chuỗi tiền đồng chỉnh tề rơi vào tay đại nương kia.
Lâm Kinh Phác chọn mấy quả hồng căng đầy, lười biếng tiện tay ném vào ngực Ngụy Dịch: "Không đắt, ta mời ngươi ăn..."
Công Ngọc
...
Cuối thu trong vắt, giá rau quả mấy nay tăng lên như nước như thuyền, con đường vận chuyển vào trong cung lại chưa từng bị trì hoãn.
Sau bữa tối, Lâm Kinh Phác ăn uống no đủ, chờ sắc trời sầm xuống rồi mới leo lên kiệu, đi ra khỏi cung, tới một vùng chợ dân sinh phía Đông Nam thành.
Y mặc trường bào có tay áo lớn, đốt đèn đi dọc theo con sông, chỉ như người cao hứng mà đi, gió to thổi thân hình gầy như tờ giấy. Tới một đoạn đường thưa thớt, y mới thoáng cảnh giác thêm mấy phần, khom lưng chui vào một chiếc thuyền bồng không đáng chú ý.
Hôm nay Tào Vấn Thanh còn mang người đến.
Người kia thấy Lâm Kinh Phác liền muốn đứng lên hành đại lễ, lại quên mất mình vẫn còn đang ngồi trong thuyền bồng, đụng mạnh phải đỉnh thuyền đến "ôi chao" một tiếng, mũ quan rơi mất, thân thuyền cũng lay động một trận.
"Phùng đại nhân không cần đa lễ." Lâm Kinh Phác cúi người nhặt cái mũ quan màu nâu kia lên, phủi sạch rồi trả lại cho ông.
Người này khiến y đã khắc sâu ấn tượng, chính là quan chức mới tới của Hộ Bộ, ngày ấy say rượu phơi chân gây chuyện trước mặt sứ đoàn Bắc Cảnh, Phùng Ngọa.
Phùng Ngọa cười hì hì, nhận lấy mũ quan rồi đặt mông ngồi xuống: "Cảm ơn Nhị gia."
Tào Vấn Thanh sai người chèo thuyền đánh lái, châm thêm một cốc đèn rồi vững giọng nói: "Hẳn là Nhị gia còn chưa biết, vị Phùng Tử Bính này trước đây là mưu sĩ nổi danh Lâm Châu, từng là người dưới trướng ba huynh đệ Ngô Chúc, Ngô Nhai, Ngô Cừ phía Nam, còn dâng lên không ít kế sách hiếm thấy. Sau này có chức vị trong Đại Khải rồi, người cũng sẽ dốc hết toàn lực, vì Nhị gia mà mưu tính."
"Trước đây ta đã nghe qua đại danh của Tử Bính tiên sinh." Lâm Kinh Phác hơi kinh ngạc, bèn cung kính chắp tay: "Chỉ là xấu hổ, chẳng biết tiên sinh họ Phùng."
"Chà, người trong thời loạn đều là anh hùng hào kiệt, tiểu nhân chỉ là kẻ thô bỉ, Nhị gia có chưa từng nghe cũng chẳng oán một lời..."
Phùng Ngọa phóng khoáng bất kham, khoát tay nói: "Ba chữ Phùng Tử Bính này cũng là chấp niệm, là "người điên tự đắc" mà thôi. Bọn họ đều gọi thẳng tên họ hoặc tên chữ của ta, chỉ có những kẻ muốn mắng sau lưng ta mới niệm đến cái tên này."
Đi tới cạnh một tửu lâu bên sông, bầu không khí tăm tối trong thuyền bất giác sáng lên vài phần, mành mỏng lay động theo từng cơn sóng. Lâm Kinh Phác không khỏi nở nụ cười, y cũng rất thưởng thức phần dí dỏm này của Phùng Ngọa.
"Nghe nói mấy năm trước, Phùng tiên sinh từng trị nạn úng và dịch bệnh phía Nam, còn chủ trì tu chỉnh đường lối địa phận, rất có hiệu quả. Chỉ bằng tài trí của tiên sinh, hai mươi năm trước đã có thể vào triều Đại Ân làm kẻ sĩ, chẳng biết vì sao đến Bác Học khoa năm nay mới xuất đầu lộ diện, dự thi lần đầu?"
Lông mày Phùng Ngọa thưa thớt, thành đào bát tự cũng chẳng rõ ràng, chỉ chắp tay cười nói: "Thời còn niên thiếu vốn là hàn sĩ ngông cuồng, bổng lộc quan lớn làm sao lọt vào mắt xanh. Phí hoài năm tháng nửa cuộc đời, phí đến nỗi tóc tai cũng bạc trắng cả rồi. Nếu không phải lão đại trong nhà muốn đính hôn cùng cô nương nhà người ta, thu thập chẳng đủ tiền biếu, vợ ta cũng sẽ không thúc ta đến bái đình làm công ăn lương, thà rằng không đề cập đến cũng được..."
"Có thể phí hoài năm tháng, ngược lại cũng là chuyện may mắn." Lâm Kinh Phác mỉm cười nhìn sóng nước lăn tăn, có mấy phần thất thần.
Sa sút kia cũng chỉ là nháy mắt, y phục hồi tinh thần, nhẹ giọng nói với Tào Vấn Thanh: "Tào tướng quân, có thể thu xếp thỏa đáng cho A Đạt không?"
Tào Vấn Thanh trầm vai, nói: "Mấy ngày trước, Nhai Tân đã khởi hành đi về phía Nam. Đã xem xét tới việc đưa đứa bé kia tới bên cạnh Ngũ lão, sửa lại tên cho nó theo lời Nhị gia, gọi Trúc Sinh. Có điều việc này liên quan đến hoàng tự chính thống, dù sao đứa nhỏ này cũng là do công chúa Bội Loan và Vương dị tộc Cách Kho sinh ra, nghe nói mấy vị đại nhân đều không đồng ý để đứa bé này đổi thành họ Lâm."
"Tên họ cũ đã biến mất trên thảo nguyên, dù không phải họ Lâm cũng không gấp."
Đuôi lông mày Lâm Kinh Phác hơi rũ xuống, dường như thoáng phủ một mảnh u sầu lên đáy nước, thấy sóng gió thổi cho nhộn nhạo cả lên rồi mới chậm rãi nói: "Trúc Sinh không phải họ Lâm, càng có thể sống tự do tự tại hơn một chút."
Trúc Sinh Trúc Sinh, ngạo nghễ đứng giữa sương lạnh đón lấy cuộc sống mới, hà tất phải đeo họ Lâm lên mà chuốc lấy khổ.
Đêm đã khuya, bốn phía càng ít thuyền, yên tĩnh một mảnh, chỉ có vài con chim kinh sợ rơi lên mui thuyền cũng dần say sưa rũ đầu mà ngủ.
Ba người trong thuyền bồng phảng phất lại càng thêm sốt ruột.
Tào Vấn Thanh nín thở, nói: "Ngũ lão vừa thấy Trúc Sinh, ắt sẽ hiểu Nhị gia cũng chẳng ngờ được cái chết của công chúa. Nếu Nhị gia vẫn lo lắng chuyện chư thần phía Nam sẽ sinh lòng hiềm khích, lão thần có thể viết một phong thư nói rõ sự tình trước sau với Ngũ lão."
"Lời ấy của Tào tướng quân sai rồi."
Phùng Ngọa cuộn chân lại, cười một tiếng rồi thở dài: "Hiểu là một chuyện, tiêu tan hiềm khích lại là một chuyện khác. Quân Vương đánh giá phẩm bậc của thần tử, thần tử cũng sẽ y theo tình thế mà phỏng đoán tâm ý chủ thượng. Lúc này, Tào tướng quân tuyệt đối chẳng nên tùy tiện ra mặt..."
"Lời ấy nghĩa là sao?"
"Nước cờ này của Hoàng Đế Đại Khải và công chúa Bội Loan đâu chỉ đơn giản là muốn khiến Nhị gia và Ngũ lão sinh lòng hiềm khích." Phùng Ngọa vừa nói vừa cởi giày: "Hắn còn muốn nhân cơ hội này phân chia thế lực Lâm Ân ra hai miền Nam Bắc, Ngũ lão ở phía Nam, Tào tướng quân phía Bắc."
Lông mày Tào Vấn Thanh nhăn lại, không vui nói: "Dù ta và Ngũ lão thân phân hai miền Nam Bắc, đều là làm việc vì Đại Ân, hà cớ gì phải phân chia làm hai đảng tách biệt?"
Lâm Kinh Phác mân mê tách trà, yên lặng lắng nghe, tâm tư phát chìm.
Phùng Ngọa tự mình mang rượu, sau khi uống mấy ngụm thân thể cũng ấm dần lên, triệt để nói thẳng ra: "Dù Ân triều vong, Hoàng Đế và chính quyền đều vẫn còn, miễn cưỡng tính là triều đình, thần tử trong triều cũng chẳng tránh được chuyện đấu đá lẫn nhau, bởi vậy mới có thuật Đế Vương. Tào tướng quân ngủ đông tại Nghiệp Kinh bảy năm có thừa, vốn ít qua lại với phía Nam, bọn họ đã có thói quen xem lời Ngũ lão như thiên lôi, chỉ đâu đánh đó. Nói cách khác, nếu Ngũ Lão muốn phát lệnh khiến Thẩm Nhai Tân ở lại phía Nam, y chắc chắn sẽ buông tay không làm. Bây giờ Nhị gia ở lại Nghiệp Kinh, càng qua lại thân mật với Tào tướng quân, chư thần phía Nam lại cách xa ngàn dặm, ngày đêm không thấy Quân chủ, bị ép án binh bất động, vì vậy chỉ cần Nghiệp Kinh có gió thổi cỏ lay, một khi chí lớn chẳng gặp nhau, ắt sẽ khó tránh khỏi hoảng loạn. Sơn hà vạn dặm chẳng thắng được lòng người cách trở, đây chính là nhân chi thường tình."
Ngụy Dịch lợi dụng chính điểm ấy. Hắn cũng là Đế Vương, am hiểu sâu sắc tai hại khi quyền thế mất cân bằng.
Dư đảng Lâm Ân vốn là bốn bề thọ địch, đã bị triều đình Đại Khải đuổi bắt, đâu còn chịu nổi bên trong bất hòa.
"Cái chết của công chúa Bội Loan chỉ là kíp nổ. Nếu như không kịp ngăn chặn mâu thuẫn sâu xa, e là âm mưu của Ngụy Dịch sẽ thực hiện được." Phùng Ngọa nói: "Quốc gia sụp đổ, Đại Ân chẳng còn Hoàng đô, mới khiến hai miền Nam Bắc khó có thể cân nhắc, đây là không thể tránh khỏi mầm họa."
Lâm Kinh Phác nghiêng đầu không nói, trà trên tay đã nguội lạnh. Hôm nay y ăn mặc đơn bạc, không khỏi rùng mình.
"Tử Bính tiên sinh đã nói như vậy, e là lúc này viết thư gửi về phía Nam sẽ chẳng thích hợp." Tào Vấn Thanh cau mày nói.
"Vô cùng không thích hợp." Ngữ khí Phùng Ngọa nặng đi mấy phần: "Thứ cho bỉ nhân nói thẳng, việc này liên quan đến hoàng tự, liên quan đến thế cuộc Nam Bắc Đại Ân, cũng liên quan đến quan hệ của Nhị gia và hạ thần, phải xử trí thật thận trọng. Coi như Tào tướng quân có cầu xin thay Nhị gia cũng chưa chắc bọn họ sẽ cảm kích, trái lại còn dễ dàng phân ra giới hạn rõ ràng thành "Nam đảng", "Bắc đảng", ắt thành mượn cớ."
Phùng Ngọa nói không sai. Lâm Bội Loan chết rồi, phía Nam bỗng dưng cắt đứt tin tức vãng lai qua lại. Lâm Kinh Phác luôn cảm thấy phản ứng của á phụ sẽ không đến nỗi này, nhưng đáy lòng lại lo sợ bất an, luôn thấy chính mình đã sơ hở, bất cẩn ở một bước nào rồi.
Chiêu này của Ngụy Dịch thực sự quá hung tàn ác độc, khiến Lâm Kinh Phác sinh ra một phần tâm thái mệt mỏi ưu phiền.
Có điều, Ngụy Dịch cũng từng vì y mà sinh ra ưu phiền như thế. Nghĩ tới đây, Lâm Kinh Phác không khỏi cười lạnh, nhìn ánh trăng thưa thớt, gió sông tăm tối cũng có mấy phần không chân thực.
Tào Vấn Thanh: "Nhị gia, Nhai Tân đã thu xếp đưa Trúc Sinh về phía Nam, ít ngày nữa sẽ hồi Nghiệp Kinh. Rốt cuộc chiều gió của chư thần phía Nam ra làm sao, đến lúc ấy dò hỏi y là biết được."
Tâm tư Lâm Kinh Phác chưa xác định, thuyền bồng đột nhiên lay động một chút.
Thẩm Huyền đeo túi, xách theo cung tên vén mành thuyền mà vào, sắc mặt cấp thiết.
Tào Vấn Thanh thấy Thẩm Huyền xuất hiện vốn đã vô cùng kinh ngạc, vỗ tay lúng túng cười vài tiếng: "Thấy không, vừa nói y đã về..."
Nếu tính đúng ngày, ít nhất hai ngày nữa Thẩm Huyền mới hồi kinh. Nếu y đã xuất hiện ở đây, nhất định là một đường liều mạng mới quay về được.
Thẩm Huyền có chút chật vật, áo quần mặt mày đều nhăn nheo lầy lội, cung đeo ngược trên lưng, hơi thở còn chưa bình ổn lại.
Y thấy Lâm Kinh Phác ở đây, lập tức móc một phong mật hàm từ bên hông ra, chưa tới trước mặt người sau: "Nhị, gia."
Lâm Kinh Phác cau mày nhận lấy, mở ra nhìn.
"Nhị gia, đây là tin của Ngũ lão? Bên trên viết cái gì?" Phùng Ngọa thấy đầu ngón tay Lâm Kinh Phác đã bấm đến trắng bệch, cũng vô cùng sốt ruột.
Cuống họng Lâm Kinh Phác nguội lạnh, nói không nên lời, đưa tin cho bọn họ xem.
Tào Vấn Thanh nhìn lướt qua, vô cùng chấn động: "Mười ngày trước Lâm Châu, Duẫn Châu sinh nạn hồng thủy. Ngày thu hoạch mùa vụ còn chưa tới, hoa màu trong ruộng đều đã bị úng hỏng, tính mạng hơn vạn bách tính vô cùng đáng lo! Bây giờ hồng thủy đã lan đến một vùng Giang Nam Tam Quận, không biết tại sao thứ sử Lâm Châu và thứ sử Duẫn Châu lại giấu giếm tình hình tai nạn, phong tỏa tin tức, không chịu báo lên triều đình. Chuyện này..."
Chẳng trách mấy nay phía Nam không có tin tức, Ngũ Tu Hiền và một đám người kia sinh tử khó lường, còn đang vội vàng trị nạn hồng thủy.
Đây là chuyện liên quan đến hơn vạn mạng người. Đầu răng Lâm Kinh Phác run lên, đứng ngồi không yên, muốn lên bờ hồi cung.
Phùng Ngọa còn thảnh thơi ngồi nghĩ, vội vàng tới mũi thuyền ngăn y lại: "Nhị gia chậm đã! Bỉ nhân đã từng trị thủy, biết bốn phương Giang Nam Tam Quận có đường thủy lưu thông, coi như có đại hồng thủy đổ đến, thật sự cũng không trôi người được. Còn Lâm Châu và Duẫn Châu vẫn chịu sự quản chế của triều đình Đại Khải, nếu thật sự như trong thư này nói, đây là đại sự thiên hạ, chỉ là tại sao hai cái "gai" của triều đình kia lại dám phong tỏa tin tức dễ dàng đến thế, e là việc này còn có ẩn tình!"
Lâm Kinh Phác cau chặt mày, ngẩng đầu nhìn trăng sáng trốn dưới mây đen.
...
Sáng sớm hôm nay, Ngụy Dịch cũng mon men ra khỏi cung. Trời còn chưa sáng hẳn, lúc này mới là thời điểm Nam thị náo nhiệt nhất trong ngày.
Ngụy Dịch chú ý tới mấy con thuyền đối diện đường sông, lắc ngọc bội trên eo, tản mạn không mục đích giữa phố xá tấp nập.
"Đại nương, hồng này bán thế nào?" Hắn nhấc một quả hồng lên.
"Hồng này mới hái, bán cho người khác năm mươi văn một cân." Đại nương bán hồng không nhịn được quan sát hắn vài lần, cười nịnh nói: "Tiểu ca anh tuấn đến thế này, có thể giảm cho ngươi hai văn."
Thường Nhạc đang định lấy bạc ra trả tiền.
Ngụy Dịch giơ tay ngăn lại, thả quả hồng xuống, nổi lên hứng thú muốn cò kè mặc cả với nàng: "Đại nương, ngươi làm ăn thế này là không được tử tế, năm mươi văn tiền mua được cả một con gà rừng đấy."
Đại nương thấy hắn không biết phân biệt, lập tức thay đổi sắc mặt: "Vừa nhìn đã biết tiểu ca chẳng thường ra chợ chọn đồ, hẳn việc trong nhà đều do nương tử một tay lo liệu?"
Ngụy Dịch nghe nàng trào phúng, còn rất yên tâm thoải mái.
"Sinh ý khó vời, Nghiệp Kinh nào có vườn trái cây, đều là do vận chuyển từ bên ngoài vào cả, mấy ngày mới được một quầy. Nhà ta có thể coi là bán rẻ rồi, ngươi đến quầy mấy nhà khác mà xem năm mươi văn có thể mua được mấy quả hồng?"
Lời còn chưa dứt, một chuỗi tiền đồng chỉnh tề rơi vào tay đại nương kia.
Lâm Kinh Phác chọn mấy quả hồng căng đầy, lười biếng tiện tay ném vào ngực Ngụy Dịch: "Không đắt, ta mời ngươi ăn..."
Công Ngọc
Đánh giá:
Truyện Công Ngọc
Story
Chương 43: Quả Hồng
10.0/10 từ 44 lượt.